Wiki - KEONHACAI COPA

Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai

Cách mạng Cộng sản Trung Quốc
Một phần của Quốc-Cộng nội chiến

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm dinh Tổng thống ở Nam Kinh tháng 4 năm 1949
Thời gian1945–1950
Địa điểm
Kết quả

Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến thắng, tiếp quản Trung Hoa đại lục

Tham chiến

Đảng Cộng sản

Dân quân Cộng sản

 Trung Hoa Dân Quốc

Quốc dân Cách mạng quân

Sau năm 1947:
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

 Trung Quốc sau ngày 1 tháng 10 năm 1949
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn)

Sau năm 1947:
Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc

 Đài Loan
Chỉ huy và lãnh đạo

Mao Trạch Đông Chủ tịch

Chu Đức Tổng tư lệnh
Đài Loan Tưởng Giới Thạch Đặc cấp Thượng tướng
Lực lượng
900,000 (1945)
1,270,000 (9/1945)[1]
2,800,000 (6/1948)
4,000,000 (6/1949)
5,700,000 (1945)
4,300,000 (7/1946)
3,650,000 (6/1948)
1,490,000 (6/1949)
Thương vong và tổn thất
250.000 trong 3 chiến dịch lớn
Toàn cuộc chiến: 1.300.000 chết, bị thương hoặc bị bắt (Tử trận 260.000, mất tích hoặc đầu hàng 190.000 người, 850.000 người bị thương)
1,5 triệu trong 3 chiến dịch lớn[2]
Toàn cuộc chiến: Khoảng 8.071.000 chết, bị thương, đầu hàng hoặc bị bắt (chết hoặc bị thương 1.711.000, bắt làm tù binh 4.587.000 người, đầu hàng 634.000 người, đào ngũ 847.000)

Nội chiến Quốc-Cộng lần thứ 2 (tiếng Trung: 第二次国共内战); 1945–1950 là cuộc chiến giữa Trung Quốc Cộng sản ĐảngTrung Quốc Quốc dân Đảng nhằm tranh chấp quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục.

Trước và sau khi kết thúc Chiến tranh kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược, các cuộc xung đột đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng. Cả hai phe Quốc dân và Cộng sản bắt đầu đàm phán tại Trùng Khánh và tổ chức hội nghị hiệp thương chính trị. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán nhanh chóng bị phá vỡ và cuộc nội chiến nổ ra.

Trong những thời gian đầu của cuộc chiến, quân đội Quốc dân có được những lợi thế toàn diện. Họ nắm giữ hầu hết các trung tâm kinh tế của đất nước, có quân số đông gấp 6 lần đối phương. Quốc dân đảng đánh chiếm các vị trí chiến lược như Trương Gia KhẩuDiên An do Đảng Cộng sản kiểm soát. Tuy nhiên, đến đầu năm 1947, với các chính sách hợp lý như cải cách ruộng đất, quân Giải phóng Nhân dân đã giành được sự ủng hộ lớn của người dân, họ bắt đầu một cuộc phản công từng phần để chống lại Quốc dân đảng. Trong khi đó, Quốc dân đảng thì ngày càng suy yếu do các chính sách gây mất lòng dân, nạn tham nhũng, chia sẽ nội bộ. Vào giữa năm 1947, sau khi tiến vào trọng điểm tiến công, Đảng Cộng sản đã nắm quyền chủ động cuộc chiến và chiến tranh đã đảo ngược. Quân Giải phóng Nhân dân trong các Chiến dịch Liêu Ninh-Thẩm Dương, Chiến dịch Hoài Hải, Chiến dịch Bình Tân thắng lợi, một cách nhanh chóng đánh bại quân Quốc dân, vượt sông Dương Tử, và kiểm soát hầu hết các vùng của Trung Quốc, tại Bắc Kinh vào ngày 1/10/1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Vào tháng 6/1950, sau khi các trận chiến quy mô lớn giữa hai bên kết thúc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã loại bỏ tàn dư của Trung Hoa Dân Quốc, còn sót lại trong quân đội và người dân Trung Quốc thông qua diệt trộm cướptrấn áp phản cách mạng. Từ những năm 1950, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngăn cách bởi eo biển Đài Loan, vẫn đối đầu với nhau. Cho đến nay, mặc dù cuộc nội chiến đã chấm dứt, căng thẳng quân sự xảy ra khi tình hình chính trị ở cả hai bên thay đổi.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu chính thức và sử liệu giáo khoa chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi cuộc chiến là Chiến tranh Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (tiếng Trung: 中国人民解放战争), gọi tắt là Chiến tranh Giải phóng, hoặc Nội chiến Cách mạng lần thứ 3 (tiếng Trung: 第三次国内革命战争). Còn tài liệu tương đương của Trung Quốc Quốc dân đảng và chính quyền Trung Hoa Dân quốc thì coi đây là cuộc nổi loạn của "phỉ quân" Trung Hoa Cộng sản đảng chống lại Nhà nước chính thống Trung ương, nên gọi là Kham loạn chiến tranh (tiếng Trung: 戡乱战争) (chiến tranh chống phản loạn) hoặc Chiến tranh kháng Cộng. Cộng đồng quốc tế gọi chung là Nội chiến Quốc-Cộng lần thứ 2. Cộng đồng học giả tiếng Anh gọi chung là Nội chiến Trung Quốc lần thứ 2 (China Civil War).

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cả Cộng sản đảngQuốc dân đảng đã có những bất đồng sâu sắc, từng dẫn đến Nội chiến lần thứ nhất. Khi Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, hai bên tạm gác những xung đột để cùng hợp tác chống lại kẻ thù chung, dù sự hợp tác rất hạn chế, mỗi bên đều tìm cơ hội để tiêu diệt bên kia. Khi thời điểm quân Nhật chuẩn bị thua trận, kẻ thù chung của cả hai phe Cộng sản đảngQuốc dân đảng sắp biến mất, thì mâu thuẫn trong quá khứ của 2 bên bắt đầu xuất hiện trở lại.

Trong Chiến tranh Trung-Nhật, chính phủ Trung Hoa dân quốc tấn công quân Nhật trực tiếp từ khu vực phía Đông vùng hạ lưu sông Tùng Hoa cho đến Tây Nam Trung Quốc. Vì vậy trước khi quân Nhật đầu hàng, quân chủ lực Quốc dân quân tập trung hầu hết ở khu vực này. Ngoài ra, ở khu vực phía nam sông Trường Giang, tuyến đường sắt Quảng Châu - Hán Khẩu (Việt Hán lộ) về phía Đông có lực lượng địa phương Quốc dân quân thuộc Đệ tam Chiến khu bảo vệ. Ở khu vực Hoa BắcĐông Bắc, về danh nghĩa vẫn thuộc chính phủ Trung Hoa dân quốc kiểm soát, nhưng thực chất quyền kiểm soát thuộc chính phủ Uông Tinh Vệ thân Nhật.

Còn từ phía bắc sông Trường Giang và khu vực từ tuyến đường sắt Bắc Bình - Hán Khẩu (Bình Hán lộ) về phía đông không có lực lượng chính quy của chính phủ Trung Hoa dân quốc. Phía Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến tranh sử dụng chiến tranh du kích và tác chiến ở nông thôn, tổ chức phong trào chống Nhật Bản ở khu vực nông thôn trong khu vực chiếm đóng của Nhật Bản. Vì vậy, đến tháng 4 năm 1945, Đảng Cộng sản kiểm soát hầu hết các vùng nông thôn Bắc Trung Quốc, tổng dân số khoảng 95.5 triệu và xây dựng một chính quyền và quân đội riêng đối đầu lại chính quyền và quân đội Quốc dân Đảng.

Kể từ khi Quốc dân Đảng nắm chính phủ, quân Đồng Minh luôn coi đây là đại diện hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc. Chính phủ Mỹ về giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai cũng lo ngại về sự mạnh lên và ngày càng mở rộng của Phong trào Cộng sản, vì vậy chính phủ Trung Hoa dân quốc nhận được hỗ trợ trực tiếp của Mỹ ngày càng nhiều hơn trong chiến tranh. Ngoài ra, trước khi quân Nhật đầu hàng, chính phủ Trung Hoa dân quốc và Liên Xô đã ký cam kết về sự độc lập của Ngoại Mông và các cam kết liên quan đến lợi ích của Liên Xô tại khu vực Đông Bắc, để bảm đảm Liên Xô không hỗ trợ cho phía Đảng Cộng sản. Trong nước, chính phủ Trung Hoa dân quốc nhiều lần nhấn mạnh tính chính danh của chính phủ hợp pháp trong quá trình tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật.

Yếu tố trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

ngày 5 tháng 5 năm 1946 Quốc Dân chính phủ về Nam Kinh

Khi chiến tranh sắp kết thúc, hai Đảng tranh thủ chính trị, chủ động tìm kiếm hòa bình. Từ ngày 14 đến 23 tháng 8, Tưởng Giới Thạch gửi 3 điện mời Mao Trạch Đông tới Trùng Khánh để thảo luận vấn đề về tương lai đất nước. Ngày 25 tháng 8, phía Đảng Cộng sản ra phát biểu "Tuyên bố về tình hình chính trị hiện tại" (tiếng Trung: 对目前时局宣言; Hán-Việt: Đối mục tiền thì cục tuyên ngôn), yêu cầu chính phủ Trung Hoa dân quốc thừa nhận chính quyền dân bầu khu giải phóng, quân đội, đảng phái hợp pháp; triệu tập hội nghị các đảng phái thành lập chính phủ chung và chủ trương chính trị. Ngày 26, Mao Trạch Đông chính thức tham gia đàm phán hòa bình tại Trùng Khánh. Mặc dù cả hai bên đều tìm kiếm sự hòa bình, nhưng bất đồng vẫn còn,dẫn tới xung đột.

Ngay từ ngày 11 tháng 8 năm 1945, lãnh đạo chính phủ Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch nhận được tin quân Nhật chuẩn bị đầu hàng, đã yêu cầu Quốc dân quân "tích cực thúc đẩy" tái chiếm các khu vực kiểm soát của quân Nhật, đồng thời ngăn cảnh phía Đảng Cộng sản mở rộng vùng kiểm soát đang nằm trong tay quân Nhật và chính quyền Uông Tinh Vệ bằng mệnh lệnh "ở yên đợi lệnh". Phía Đảng Cộng sản từ chối lệnh "ở yên đợi lệnh" và yêu cầu Giải phóng quân phản công trên diện rộng, cố gắng mở rộng kiểm soát ở các vùng nông thôn rộng lớn, thậm chí ở một vài đô thị quan trọng.

tháng 9 năm 1945,Quân đội của Đảng Cộng sản mở chiến dịch Thượng đẳng

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng Hirohito phát biểu chấm dứt chiến tranh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng quân Đồng Minh tại Viễn Đông MacArthur ra chỉ thị, ngoài khu vực Đông Bắc (bấy giờ do Liên Xô kiểm soát), toàn bộ Trung Hoa đại lục, Đài Loan và vùng Đông Dương thuộc Pháp từ vĩ độ 16 trở lên sẽ do phía Quốc dân quân chịu trách nhiệm tiếp nhận việc đầu hàng của quân Nhật.

Phía Đảng Cộng sản lập tức phản đối quyết liệt. Chu Đức, Tư lệnh Giải phóng quân gửi thư đến đại sứ các nước Anh, Liên Xô, Hoa Kỳ tuyên bố phản đối quyết định việc tiếp nhận đầu hàng và giải giáp quân Nhật do một mình chính phủ Trung Hoa dân quốc thực hiện, đồng thời cáo buộc Tưởng Giới Thạch là "lãnh đạo phát xít", "chuyên quyền", "kẻ phản bội", "kích động cuộc nội chiến". Phía Đảng Cộng sản yêu cầu được quyền tiếp nhận đầu hàng và giải giáp quân Nhật ở các vùng Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Nam, nhưng bị bác bỏ.

Ngày 21 tháng 8, chính phủ Trung Hoa dân quốc tổ chức lễ tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản, kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, tại các khu vực do Đảng Cộng sản kiểm soát, chính quyền Cộng sản địa phương tổ chức tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, không tuân theo quy định của Đồng Minh, dẫn tới sự xung đột giữa 2 bên Quốc-Cộng tại khu vực Đông Bắc và phía Bắc.

Việc chuyển giao chính quyền ngay lập tức giữa chính phủ Trung Hoa dân quốc và phía Nhật Bản thực sự gặp nhiều khó khăn, vì vậy chính phủ Trung Hoa dân quốc đã sử dụng quân đội của chính quyền Uông Tinh Vệ vào công tác "duy trì trị an". Ngày 23 tháng 8, Tổng tư lệnh Lục quân Quốc dân quân Hà Ứng Khâm đã gửi thư cho Tư lệnh Chi Na phái khiển quân là tướng Okamura Yasuji, yêu cầu quân Nhật phải duy trì các vùng lãnh thổ chiếm đóng, đảm bảo giao thông trong khi chờ Quốc dân quân đến tiếp quản chuyển giao, kể cả tại các khu vực mới bị lực lượng Giải phóng quân chiếm giữ. Bấy giờ, tính đến ngày 26 tháng 8, lực lượng Giải phóng quân đã "chiếm được 59 thành phố và nhiều vùng nông thôn rộng lớn". Quân đội Nhật theo lệnh của chính phủ Trung Hoa dân quốc, đã phản công và đến cuối tháng 9 tái chiếm lại được 20 thành phố. Xung đột cũng bùng nổ khi Quốc dân quân và Giải phóng quân giao tranh trực tiếp tại Sơn TâyBắc Bình.

Tháng 9 năm 1945, các lãnh đạo Đảng Cộng sản quyết định từ bỏ khu vực kiểm soát từ Bình Hán lộ về phía Đông, chính thức đưa ra phương châm "hướng Bắc phát triển, hướng Nam phòng ngự", rút bớt lực lượng từ Giang Nam tiến lên Giang Bắc, dốc sức phát triển căn cứ địa ở Hoa Bắc và Đông Bắc.

Bát lộ quân (quân đội Cộng sản trong biên chế quân Quốc Dân) thuộc quân đội Đông Bắc do tướng Vạn Nghị, Lữ Chính Thao, Trương Học Tư, Quân khu Cách mạng Kí Nhiệt Liêu do Lý Vận Xương tiến quân vào Đông Bắc chuẩn bị tiếp nhận đầu hàng của Nhật Bản. Ngày 30 tháng 8, Bát lộ quân phối hợp với quân đội Liên Xô đánh chiếm Sơn Hải Quan. Tằng Khắc Lâm là đội quân tiên phong ở Đông Bắc đã tiếp nhận lượng lớn vũ khí và thành viên. Hoàng Khắc Thành thuộc Tân Tứ quân Sư đoàn 3.3 vạn quân bắt đầu ở phía Bắc từ tháng 9 tiến vào Đông Bắc vào tháng 11. Đồng thời La Vinh Hoàn dẫn quân từ Sơn Đông với khoảng 6 vạn tiến lên Đông Bắc tái chiếm các vùng đảo thuộc khu vực. Khu vực phía Nam Vương Chấn cũng đưa Lữ đoàn 359 lên Đông Bắc. Trước sau đạt được khoảng 10 vạn quân. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thành lập Cục Đông Bắc, và hơn 20 cán bộ cấp cao được gửi đến đây.

Chính quyền Quốc Dân yêu cầu quân đội Nhật Bản, "ngụy quân, ngụy quyền" phải "duy trì trật tự an ninh ở địa phương"... ở nhiều nơi, những tên "Hán gian" và quân đội của Chính quyền thân phát xít Nhật trước kia nay trở lại thành quan quân của Quốc Dân, gây ra sự bất mãn lan rộng. Sau khi kết thúc chiến tranh, tại một số nơi Quốc Dân đảng gây ra tình trạng tham nhũng dẫn tới sự bất mãn lớn trong nhân dân. Thời gian ấy trong dân gian có nhiều câu như "Đẳng trung ương, phán trung ương, trung ương lai liễu cảnh tao ương" (chờ trung ương, đợi trung ương, trung ương gây tai họa) "Tiếp thu thành liễu kiếp thu". Quốc Dân đảng trong thời kỳ này còn gây ra sự cố 28 tháng 2 (hay còn được gọi sự kiện 228) gây ra thảm sát nghiêm trọng trên đảo Đài Loan.

Nửa cuối năm 1945,xảy ra các cuộc xung đột giữa Quốc - Cộng, danh sách xung đột chủ yếu Quốc Cộng:

  • Chiến dịch Thượng đẳng - 10/9-12/10
  • Chiến dịch Tân Phổ - 15/10-14/12
  • Chiến dịch Bình Tuy - 18/10-14/12
  • Chiến dịch Bình Hán - 24/10-2/11
  • Chiến dịch Sơn Hải Quan - 15/11

Yếu tố Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng hai năm 1945 tại Hội nghị Yalta Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh ra quyết định để giảm chi phí chiến tranh cho Hoa Kỳ, không cần sự đồng ý của chính phủ Trung Hoa dân quốc, đã chấp thuận cho Liên Xô thuê cảng Đại LiênLữ Thuận Khẩu và sử dụng tuyến đường sắt Đông Thanh và Nam Mãn thuộc khu vực Đông Bắc.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945 Quốc Dân Đảng và Liên Xô ký "Trung-Xô hữu hảo đồng minh hiệp ước", trong đó Trung Quốc đồng ý cho Ngoại Mông trưng cầu dân ý về vấn đề tương lai, đồng thời Liên Xô không tham gia hỗ trợ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào cuối tháng 12 theo tuyên bố Potsdam, bộ trưởng 3 nước Anh, Liên Xô, Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp tại Moskva. Về Trung Quốc, ba nước đã nhất trí rằng Trung Quốc nên thành lập một chính phủ dân chủ thống nhất, Chính phủ cần có sự tham gia rộng rãi, và chiến tranh dân sự cần ngừng bắn. Ba nước đồng ý sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đã nói rằng quân đội Liên Xô đóng quân ở phía đông bắc đã hoàn tất việc giải giáp quân Nhật và cho hồi hương; nên chính phủ Trung Quốc yêu cầu việc rút quân đội Liên Xô đóng quân ở vùng Đông Bắc sẽ được hoãn lại đến tháng 2 năm 1946. Ngoại trưởng Mỹ lưu ý rằng nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ ở miền Bắc Trung Quốc là việc thực hiện các giải trừ quân bị và hồi hương quân Nhật. Sau khi quân đội Trung Quốc có thể độc lập và tự chịu trách nhiệm, quân đội Mỹ sẽ rút quân ngay lập tức.

Hiệp thương chính trị và hòa giải quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thế chiến thứ hai, cả hai phe Quốc - Cộng đều chuẩn bị cho một cuộc nội chiến mới. Liên Xô và Mỹ đều không muốn xảy ra nội chiến có thể kéo hai đại cường vào. Harry Truman và Joseph Stalin gây sức ép buộc Mao và Tưởng gặp nhau ở Trùng Khánh. Truman gửi George Marshall tới Trung Quốc ngày 20/12/1945 để dàn xếp ngừng bắn giữa hai phe Quốc - Cộng tiến đến thành lập chính phủ liên hiệp.[3]

Tháng 8 năm 1945 Mao Trạch Đông cùng đoàn đại biểu đến Trùng Khánh tham gia hội nghị tương lai Trung Quốc với Tưởng Giới Thạch. Đàm phán chủ yếu của Đảng Cộng sản là Chu Ân LaiVương Nhược Phi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là Vương Thế Kiệt, Trương Quần, Trương Trị Trung, Thiệu Lực Tử tham gia tiến hành. Diên An đề xuất chiến lược mới với Liên Xô "phía bắc phát triển,phía nam phòng ngự", hy vọng Moskva hỗ trợ các khu vực Đông Trung Quốc, Hoa Bắc, Đông Bắc và khu vực giáp Liên Xô thành lập các căn cứ đấu tranh chính trị. Hai bên Quốc Cộng đã đi đến ký Hiệp định Song Thập (10-10-1945), trong đó quy định những biện pháp bảo vệ hoà bình ở trong nước, xác định việc triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị. Hiệp định ghi rõ: "kiên quyết tránh nội chiến, lấy hoà bình, dân chủ, đoàn kết, thống nhất làm cơ sở, xây dựng nước Trung Hoa mới độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

Tháng 1 năm 1946, Hội nghị Chính trị Hiệp thương được triển khai tại Trùng Khánh với các đại biểu của Quốc, Cộng và Đảng Dân Minh (Đảng Đồng minh dân chủ), đảng Thanh niên, và nhân sĩ không đảng phái. Hội nghị diễn ra rất gay gắt giữa 3 lực lượng và 3 đường lối chính trị khác nhau, tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của Đảng Cộng sản và áp lực đấu tranh của nhân dân, Hội nghị đã thông qua 5 Nghị quyết về Tổ chức Chính phủ, Quốc hội, Cương lĩnh hòa bình xây dựng đất nước, Dự thảo hiến pháp và vấn đề quân sự. Thỏa thuận quy định chính phủ sau cải tổ thành Ủy ban Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cơ quan hành pháp tối cao, quy định Quốc Dân Đảng chiếm một nửa số Ủy viên, một nửa số còn lại do các Đảng phái và người có tài tổ chức thành, tu chính cần có 2/3 số Ủy viên tán thành; áp dụng theo thỏa thuận, Đảng Cộng sản thảo luận làm cơ sở cho "Cương lĩnh hòa bình kiến quốc", nhất trí thực hiện đường lối hòa bình dân chủ theo hiến pháp; nhất trí đồng ý tổ chức lại quân đội Quốc Cộng, thực hiện Quốc hữu hóa quân đội. Ngày 25 tháng 2 Quốc Cộng đạt thỏa thuận song phương về việc tổ chức lại quân đội; Ngày 6 tháng 3 Mao Trạch Đông đề xuất phục viên làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu giải ngũ 1/3, giai đoạn 2 giải ngũ 1/3. Tại thời điểm đó Đảng Cộng sản có 1.300.000 quân, sau 2 giai đoạn giải ngũ còn 40 vạn. Do xuất ngũ quá nhiều quân nên Đảng Cộng sản rơi vào tình thế nguy hiểm.

Đầu tháng 1 năm 1946 dưới sự trung gian của Marshall, Quốc Cộng đạt được lệnh đình chiến tháng 1, để chuẩn bị cho Hội nghị Chính trị hiệp thương. Tháng 2 Quốc Cộng quyết định phương án chỉnh sửa thống nhất quân Quốc Cộng và Quân đội Quốc gia, nghị quyết về vấn đề quân sự quy định phải dựa vào chế độ dân chủ, cải cách chế độ quân sự và tổ chức lại quân đội, thực hiện sự phân lập giữa quân đội và đảng phái, sự phân trị giữa quân đội và nhân dân.

Liên Xô rút quân khỏi khu vực Đông Bắc, Quốc Dân đảng gây ra xung đột tại khu vực này. 1 tháng 3 năm 1946 Liên Xô cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc biết họ sắp rút quân, 6 tháng 4, Đảng Cộng sản tiến hành chiếm lĩnh Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ và một số trung tâm đô thị khác. Hoa Kỳ hỗ trợ vận chuyển vũ khí trang thiết bị và nhân lực cho Quốc Dân lên vùng Đông Bắc, quân Trung Hoa Dân Quốc tấn công Đảng Cộng sản, gây suy giảm tình hình cho phía Đảng Cộng sản tại khu vực Đông Bắc. Vào lúc đó sau khi quân đội Liên Xô rút được vài tiếng, Đảng Cộng sản liền cho quân tiếp quản được Trường Xuân vào 8 tháng 4. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho rằng đã có vi phạm trong "lệnh đình chiến 1 tháng", vào tháng 4 toàn tuyến khu vực Đông Bắc Trường Xuân xảy ra xung đột với quy mô lớn. Lâm Bưu đưa 30 vạn quân dự bị tập trung tại khu Tứ Bình và khu vực phụ cận để ngăn chặn bước tiến Quốc Quân. Đỗ Duật Minh của Quốc quân chuyển đến xem xét tình hình, đầu tháng 5 bắt đầu phát động phản công tại Đông Bắc. 3 tháng 5 Quốc quân chiếm được Bản Khê, chiến đấu 1 dải khu Tứ Bình. 19 tháng 5 chiếm được Tứ Bình, sau chiến dịch thứ 2 Tứ Bình, Lâm Bưu bị trọng thương tại trụ sở, Quốc quân truy kích tới bờ sông Tùng Hoa. 23 tháng 5 Quốc quân chiếm Trường Xuân, 28 tháng 5 chiếm Cát Lâm, 5 tháng 6 uy hiếp Cáp Nhĩ Tân. Marshall nỗ lực với Tưởng Giới Thạch đạt thỏa thuận "lệnh đình chiến tháng 6" (ngày 6 tháng 6), đồng ý Đông Bắc ngưng chiến trong 15 ngày sau đó mở rộng 8 ngày. Trong thời gian ngưng chiến, Tưởng yêu cầu Đảng Cộng sản phải rút khỏi Tô Bắc (Giang Tô), đường sắt Tế Nam, Thừa Đức, Cổ Bắc Khẩu trấn (thuộc Bắc Kinh), và Cáp Nhĩ Tân. Đảng Cộng sản phản bác cự tuyệt.

Tháng 3 năm 1946, phiên họp thứ 2 Đảng Quốc Dân khóa 6 về sửa đổi Hiến pháp đã kịch liệt phản đối Đảng Cộng sản. Trùng Khánh - Nam Kinh Quốc Cộng đồng ý đàm phán, đồng thời xung đột vẫn tiếp diễn, 2 bên ảnh hưởng tới nhau. Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động công khai tại khu vực quản lý, tại Trung Khánh phát hành báo "Tân hoa Nhật báo", vì thế Quốc quân công khai bùng phát quyết liệt. Tổng thống Truman, Marshall hạ lệnh từ 29 tháng 7 năm 1946 tới 26 tháng 5 năm 1947, Hoa Kỳ chính thức cấm vận vũ khí Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Sau khi kết thúc chiến tranh, tướng Albert Coady Wedemeyer đã tố cáo với Quốc hội Hoa Kỳ, năm 1947 Tổng thống Truman đã quyết định ngừng huấn luyện quân sự cho quân đội Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, thực thi cấm vận vũ khí, các nhà báo phương Tây đồng ý với chính sách Hoa Kỳ đồng thời phê bình và chỉ trích Quốc Dân Đảng. Tinh thần binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc giảm sút, dẫn tới sự thất bại của quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Tại Hạ viện, Hạ Nghị sĩ John F. Kennedy chỉ trích Tổng thống Harry Truman và các nhà ngoại giao Mỹ đã để cho Trung Quốc rơi vào tay Mao Trạch Đông. Tháng 8/1949, Bộ Ngoại giao công bố Sách trắng Trung Hoa cho rằng chính Tưởng Giới Thạch đã để mất nước do chế độ của Tưởng tham ô, độc tài, bỏ qua lời khuyên của Mỹ, đưa tướng tá bất tài nắm quân đội.[3]

Quốc Dân đảng tấn công toàn diện, Giải phóng Quân phòng ngự toàn diện[sửa | sửa mã nguồn]

Phân cấp hành chính Trung Hoa Dân Quốc

Hoa Kỳ dàn xếp được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ ngày 10/1/1946. Hai phe quốc - cộng cũng đồng ý về nguyên tắc rằng quân đội của Đảng cộng sản sẽ sáp nhập vào quân đội quốc gia, tiến hành hiệp thương chính trị. Tướng Marshall quay về Washington ngày 13/3/1946 để báo cáo cho Tổng thống Mỹ Truman. Nhưng Marshall vừa đi, Tưởng Giới Thạch đã phản bội thỏa thuận và ra lệnh tấn công, hy vọng hủy diệt quân của Đảng Cộng sản ở Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân. Đến tháng 5, Đảng Cộng sản phải rút quân ra khỏi Trường Xuân, chạy về Cáp Nhĩ Tân.

Đúng lúc này, tướng George Marshall phải trở lại Trung Quốc, lại ép Tưởng ngừng bắn từ ngày 7/6. Dẫu vậy, Tưởng Giới Thạch và tùy tùng tin rằng việc đánh bại Đảng cộng sản chỉ là vấn đề sớm muộn nên bỏ ngoài tai đề nghị của Mỹ. Đến lúc này, giải pháp thượng lượng của Mỹ chẳng còn ý nghĩa trên thực tế.

Chính phủ Trung Hoa dân quốc ngày 26 tháng 6 năm 1946 đã ra lệnh tấn công toàn diện vào khu vực giải phóng. Ngay sau khi hiệp ước đình chiến hết hiệu lực, Quốc quân dưới sự chỉ huy của Lưu TrĩTrình Tiềm, lấy 200.000 quân làm ưu thế tấn công Hồ Bắc, Hà Nam khu vực giáp Tuyên Hoa Điếm bao vây 60.000 quân Trung nguyên Giải phóng của Lý Tiên Niệm, Lý Tiên Niệm đưa quân đội phá vòng vây

Tháng 7, đàm phán Quốc Cộng bị đình trệ tại Tô Bắc, Quốc quân bảo vệ ngoại vi Nam Kinh, phía Tô Trung và Tô Bắc do Tân Tứ quân đồn trú phát động tiến công. Quốc quân 5 Sư đoàn chỉnh biên cộng 15 lữ đoàn ước khoảng 120.000 quân, mưu tính từ Nam Thông, Thái Châu 1 mặt trận tiến công giải phóng khu Tô Trung. Giải phóng quân bắt đầu chiến dịch Tô Trung, hay còn gọi "Thất chiến thất tiệp". Túc Dụ, Đàm Chấn Lâm chỉ huy 19 đoàn ước khoảng 3 vạn quân,từ 13 tháng 7 tới 27 tháng 8, liên tục giành thắng lợi. Trong nửa tháng, tiêu diệt 6 lữ đoàn Quốc quân và 5 đại đội cảnh vệ, tổng 5 vạn quân. Quân của Túc Dụ đã tiêu diệt sư đoàn số 69 của Quốc quân. Quốc quân chiếm toàn bộ Tô Bắc, áp sát Giải phóng quân tại Lũng Hải tuyến.

Tại Sơn Tây, Giải phóng quân phát lệnh tiến công vào cuối tháng 7. 20 tháng 7, Giải phóng quân bao vây tấn công Đại Đồng, tại Ứng huyện Quốc quân phản kích, không vượt qua được. Tháng 8, Hạ Long chỉ huy quân Giải phóng bao vây Đại Đồng. Phó Tác Nghĩa toàn lực tăng viện phòng thủ cho Đại Đồng. 14 tháng 9, Phó Tác Nghĩa đưa quân số 35 của Quân Quốc dân Cách mạng thu phục Tập Ninh, phá tan bao vây Đại Đồng. Ngày 11 tháng 10, tập đoàn 36 Quốc quân đột kích chiếm từ tay Đảng Cộng sản Trung Quốc thành phố Trương Gia Khẩu, trung tâm của vùng Hoa Bắc.

Tại Sơn Đông, ngày 10 tháng 8 quân của Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình đột kích Lũng Hải tuyến, chiếm Nãng Sơn, Lan Phong và hàng trăm km đường sắt, sau đó Quốc quân điều quân phản công với số lượng lớn. Đầu tháng 9, Giải phóng quân rút lui đồng thời tại Định Đào tiêu diệt 3 sư đoàn chỉnh biên của Quốc quân, song Quốc quân vẫn nguyên vẹn thế tấn công. Tại Tây Nam địa khu, tuyến Đông Lỗ, Quốc quân tiến triển khá thành công, tại Tấn Nam địa khu quân của Hồ Tông Nam bị chặn, lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn chỉnh biên số 1 bị quân của Trần Canh tiêu diệt. Cuối tháng 10, Quốc quân chiếm 25 huyện thành hoàn thành tuyến tác chiến Nam Hoa Bắc, Giải phóng quân bị áp chế phía bắc sông Hoàng Hà. Ngày 1 tháng 11, Quốc quân rút Yên Đài, chiếm Lỗ Nam. Giải phòng quân rút để Quốc quân tưởng đã thắng lợi. Tuy nhiên Giải phóng quân không thực sự giảm số lượng mà tiếp tục phản công.

Sau khi Quốc quân chiếm Trương Gia Khẩu, Đảng Cộng sản và Dân Minh yêu cầu truy cứu trách nhiệm phá hoại hòa bình của Quốc Dân Đảng. Giữa tháng 10 năm 1946 triệu tập Quốc dân Đại hội lập hiến (tiếng Trung: 制憲國民大會) trước Đại hội Chu Ân Lai tuyên bố "Quốc dân Đại hội một ngày nào đó triệu tập, nó phải ở Diên An".

Ngày 15 tháng 11 Đại hội Quốc dân tổ chức tại Nam Kinh, là Đại hội gồm nhiều đảng phái tham dự, Quốc Dân Đảng, Đảng Cộng sản, Đảng Dân Minh, Dân Xã Đảng (Đảng Dân chủ Xã hội), Thanh niên Đảng và một số thành phần khác. Trong thời gian này chính phủ Trung Hoa dân quốc ban hành lệnh ngừng bắn, nhưng vẫn đặt quân đội trong tư thế chiến đấu. Từ tháng 12 năm 1946, Quân Giải phóng Nhân dân Đông Bắc phát động tấn công, Đảng Cộng sản tuyên bố tới tháng 4 năm 1947 tiêu diệt được 4 vạn quân Quốc dân và chiếm được 11 thành thị.

Năm 1946 sau khi Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc được lập, Chính phủ Trung Hoa dân quốc yêu cầu Marshall kêu gọi Đảng Cộng sản đàm phán bàn tròn lần thứ 3. Đảng Cộng sản cho rằng lời kêu gọi của Quốc dân không có thành ý, đại biểu Đảng Cộng sản tại Nam Kinh Lục Định Nhất trả lời "Xóa bỏ Hiến pháp ngụy quyền và khôi phục vị trí quân sự ngày 31/1/1946, tán thành khôi phục và đàm phán là tối thiểu". Đảng Cộng sản cho rằng Quốc Dân Đảng đang tìm cách đổ lỗi cho Đảng Cộng sản. Còn Chính phủ Trung Hoa dân quốc cho rằng "Chính phủ chúng tôi bất đắc dĩ buộc phải huy động, tham gia chống nổi loạn, đó là sự thực lịch sử". Tháng 1 năm 1947, Quốc quân tiến vào Lỗ Nam do chủ nhiệm Từ Châu Tiết Nhạc chỉ huy khi đó Trần Nghị đang chỉ huy quân Giải phóng tại Lỗ Nam.

Tại chiến trường phía Đông Bắc, quân của Lâm BưuLa Vinh Hoàn chiếm ưu thế, được tranh bị tốt vũ khí từ các cuộc tấn công. Mùa hè năm 1947, Quốc quân tuy liên tục giành thắng lợi tại các Địa, nhưng tại phòng địa Đông Bắc do rộng lớn nên thiếu hụt lượng lớn binh lực. Giao thông bị Quân giải phóng phá hủy, nên bị đưa vào thế bị động. Cuối tháng 2 cùng năm, Lâm Bưu vượt sông Tùng Hoa xâm lấn Giang Nam, đầu tháng 5 phát động tiến công ác liệt, ngày 17 chiếm được Hoài Đức, ngày 21 chiếm đồn Công Chủ, Vĩnh Cát, Trường Xuân, Tứ Bình Nhai lâm vào thế bị bao vây.

Cuối tháng 2 năm 1947, đại diện Đảng Cộng sản tại Nam Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh bị trục xuất. Đảng Cộng sản đưa đại biểu di tản đến hết ngày 5/3 và dừng tờ "Tân hoa nhật báo" tại Trùng Khánh. Từ tháng 7 năm 1946 tới tháng 2 năm 1947, sau 8 tháng chiến đấu, quân Quốc dân đảng bị tiêu diệt 66 sư đoàn, mất 71 vạn quân, bị tổn thất nghiêm trọng.

Quốc dân đảng tiến công trọng điểm, Giải phóng quân phản công cục bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 3, Quốc quân gồm 20 vạn tại Tây An, chủ nhiệm Hồ Tông Nam chỉ huy chia làm các cánh quân Lạc Xuyên, Nghi Xuyên tấn công Diên An. Giải phóng quân điều động 5.000 lính, bằng mìn và tường lũy kháng cự kiên cường. Ngày 19, Quốc quân tiến tới Diên An, Quốc quân giết và làm bị thương 16.000 quân Giải phóng, bắt hơn 10.000 làm tù binh. Trung ương Đảng Cộng sản chủ động rút quân khỏi Diên An, Bành Đức Hoài chỉ huy gần 20.000 quân dã chiến Tây Bắc tiến hành chiến tranh du kích tại cao nguyên Thiểm Bắc, bước đầu giành thắng lợi chiếm được Thanh Hóa Biêm, Dương Mã Hà, Sa Gia Điếm (Thiểm Tây).

Tại phía nam Sơn Đông, Hác Bằng Cử thống lĩnh 20.000 quân Giải phóng quy hàng Quốc quân. Đầu tháng 4 tại tuyến đường sắt Tân Phổ đoạn từ Từ Châu tới Tế Nam được thông thương, Quốc quân bao vây Trần Nghị tại núi Nghi Mông. Cố Chúc Đồng thống lĩnh 60.000 quân tấn công. Do Quốc quân sử dụng chiến thuật tiến chắc, quân đội khống chế phạm vi những nơi chiếm đóng, vì vậy chiến thuật du kích của quân Giải phóng không được hiệu quả. Nhưng Túc Dụ đề xuất lấy Quân Giải phóng tại Sơn Đông làm chủ lực quyết chiến tiêu diệt chiến thuật của Quốc quân. Tại trận chiến Mạnh Lương, sư đoàn 74 chỉnh biên của Quốc quân bị đánh bại, sư đoàn trưởng Trương Linh Phủ tử trận.

Đầu tháng 5, Hồ Tông Nam đã chiến đấu được 3 tháng, nhưng mục tiêu tiêu diệt Trung ương Đảng Cộng sản chưa đạt được.

Tại Địa khu Hoa Bắc,quân Quốc quân không còn, Nhiếp Vinh Trăn thành lập Ban Dã chiến tiêu diệt,với nhiệm vụ cơ động tác chiến. Kể từ tháng 5/1947, Quân Giải phóng do Từ Hướng Tiến, Bành Đức Hoài bắt đầu bao vây Thái Nguyên, chủ tịch chính phủ tỉnh Sơn Tây Diêm Tích Sơn cố thủ.

Tháng 6, Quốc quân tiếp tục tấn công từ hướng bắc Lỗ Nam, Quốc quân tiếp tục uy hiếp.

Ngày 6/6,Giải phóng quân tiến công bao vây Nhiệt Hà, Xích Phong. Ngày 16/6 Quốc quân buộc phải bỏ tỉnh An Đông. Quân Giải phóng bắt đầu bao vây Liêu Ninh, Thẩm Dương. Từ tháng 6 tới tháng 7 bao vây Tứ Bình.

Ngày 18/6, Hồ Liễu chỉ huy sư đoàn chỉnh biên số 11 chiếm trụ sở Đảng Cộng sản chi bộ Sơn Đông tại trấn Nam Ma. Quân của Lưu Bá ThừaĐặng Tiểu Bình (gọi tắt quân Lưu Đặng) tại Lỗ Tây tiến công, Quốc quân bị ép tới phải gọi viện binh, Trần Nghị, Túc Dụ thừa thắng tấn công Nam Ma trấn nhưng do trời mưa to, đạn dược ẩm ướt, cuộc tiến công gặp khó khăn. Đồng thời Quốc quân tái điều binh tập hợp phá vòng vây, do tình thế nguy hiểm và tránh thương vong quân của Trần Nghị và Túc Dụ lui quân rút về Huệ Dân phía bắc sông Hoàng Hà.

Bắt đầu từ mùa hè năm 1947, quân Giải phóng lấy lại ưu thế, bắt đầu tiến công trở lại. Ngày 30/6, Tư pháp viện Trung Hoa Dân Quốc, viện Kiểm sát Chính phủ Trung Hoa dân quốc ra lệnh bắt Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Ngày 31/7, Đảng Cộng sản chính thức sử dụng tên Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Sau 1 năm chiến đấu, quân Giải phóng Nhân dân đã đánh tan Quốc quân, cơ bản đập tan những cuộc tiến công trọng điểm. Tổng số quân của Quốc quân giảm từ 4.300.000 vào tháng 6/1946 xuống còn 3.730.000, tinh thần binh sĩ giảm sút và số lớn đầu hàng, 113 lữ đoàn bị tiêu diệt, quân tác chiến cơ động chỉ còn lại khá ít. Sau 1 năm, quân Giải phóng tăng từ 1.270.000 lên 1.950.000 người và quân chính quy phát triển gần 1 triệu.

Giải phóng quân tiến công chiến lược và Quốc quân phòng ngự trọng điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tại khu vực Trung Nguyên, ngày 30 tháng 6, quân Lưu Đặng vượt Hoàng Hà vào ban đêm, phát động chiến dịch Lỗ Tây Nam (Tây nam tỉnh Sơn Đông), đây là chiến dịch mở màn cho giai đoạn tiến công chiến lược của Giải phóng quân. Sau khi vượt sông Giải phóng quân bao vây Sư đoàn 55 Quốc quân Chỉnh biên tại Vận Thành, đồng thời quân Trần Túc tấn công Quốc quân từ phía Nam. Tấn công Phí Huyện, uy hiếp Duyện Châu. Đồng thời đại quân Lưu Đặng tấn công chiếm được Vận Thành, Tào Huyện, Tịnh Tương Dương Sơn nơi tập hợp quân của sư đoàn 66 quân chỉnh biên Quốc quân. Cuối tháng 7 bao vây tiêu diệt quân chỉnh biên 66 của Quốc quân tại Dương Sơn. Tháng 8 Quốc quân loại bỏ tuyến đường sắt Giao Tế (vịnh Giao Châu - Tế Nam) khỏi Giải phóng quân.

Tháng 8, quân Lưu Đặng bao vây tấn công Quốc quân tại phía nam Trung Nguyên, tiến công vào khu vực Quốc quân suy yếu. Ngày 19/8 toàn quân vượt khu vực lũ lụt sông Hoàng Hà. Ngày 22 tháng 8, quân Giải phóng tại Hoa Trung do Trần Canh chỉ huy từ phía tây Hà Nam như Tây An, Mẫn Trì, Thiểm Huyện vượt sông Hoàng Hà, núi Ngưu Sơn, tấn công vây hãm Tung Huyện, Lạc Ninh, Đăng Phong, Lâm Nhữ, Lỗ Sơn, Phương Thành gặp Quốc quân bao vây tiêu diệt, cuối cùng phải lui về phía Bắc Hoàng Hà. Ngày 23 tháng 8 tấn công mạnh sông Nhữ. Ngày 26 tháng 8 thừa lúc sông Hoài gây ngập lụt, Giải phóng quân vượt sông tiến vào Đại Biệt Sơn và là chìa khóa chiến lược. Truy kích Quốc quân nhân nước sông Hoài dâng lên ngăn chặn lên phía bắc sông Hoài Đồng thời binh đoàn của Trần Canh, Tạ Phú Trị tại Mao Tân vượt sông tấn công Lạc Dương. Tháng 8 Mao Trạch Đông ra chỉ thị, quân Trần Túc vượt Hoàng Hà, phát động tiến công.

Ngày 14 tháng 9 năm 1947, Quốc quân bị đẩy lùi về hướng tây. Rạng sáng, sư đoàn 50 Quốc quân bị đơn vị số 8 và sư đoàn độc lập số 1 đánh bại tại Lê Thụ Câu môn và buộc phải rút lui. Sư đoàn độc lập số 1 đã không truy kích sư đoàn 50 quốc quân mà tấn công sư đoàn 22 đang đồn trú phía trước, tiêu diệt Quốc quân tại giữa Dương Gia Trưởng Tử và Cựu môn. Sư đoàn 60 Quốc quân đồn trú gần đó ngay lập tức rút lui sau khi nghe tin 2 sư đoàn thất thủ, Giải phóng quân truy kích không kịp rút quân về phía tây tập hợp lực lượng. Trong khi củng cố đơn vị quân số 9 sắp xếp chỉn chu tại Kim Khê và Dương Gia Trưởng Tử gia cố lực lượng sẵn sàng ứng chiến với quân Quốc Dân đảng.

Ngày 17 tháng 9 năm 1947, Quân đoàn 49 Quốc quân tấn công Kiến Xương từ Cẩm Châu. Khi Quân đoàn 49 tấn công Dương Gia Trưởng Tử, đơn vị số 8 và sư đoàn độc lập số 1 đang bao vây tại đó. Quốc quân gửi ra 2 lữ đoàn bao gồm 6 trung đoàn củng cố Quân đoàn 49, nhưng đơn vị đó bị sư đoàn 24 của đơn vị số 8 và sư đoàn 26 của đơn vị số 9 chặn lại tại Hồng Loa Hiện phía tây Kim Khê và khu vực Lão Biên, tây bắc Kim Khê. Ngày 22 tháng 9, Quân đoàn 49 phá vòng vây rút lui về phía nam, nhưng sau đó bị tiêu diệt hoàn toàn tại Lão Biên. Đảng Cộng sản ra lệnh cho đơn vị tiền tuyến số 2 phá hủy đường sắt từ Cẩm Châu tới Sơn Hải Quan, phá hủy thành công giảm đáng kể năng lực vận tải của Quốc quân.

Những thất bại liên tục buộc Trần Thành đưa quân đoàn chỉnh biên số 6 từ Thiết Lĩnh đề củng cố Cẩm Châu, để lại 2 khu vực Từ Bình và Thiết Lĩnh dễ bị tấn công. Giải phóng quân lợi dụng tình hình ấy đưa 3 đơn vị tổng cộng 8 sư đoàn tấn công Tây Phong, Xương Đồ, Khai Nguyên và tiêu diệt quân đoàn 53 Quốc quân.

Ba chiến dịch quyết chiến chiến lược[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch Liêu Thẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch Hoài Hải[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch Bình Tân[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa đông năm 1948, cán cân quân sự chuyển sang quân Giải phóng. Dã chiến quân đệ tứ do Lâm BưuLa Vinh Hoàn tiến vào đồng bằng Hoa Bắc sau khi kết thúc chiến dịch Liêu Thẩm. Phó Tác Nghĩa và chính phủ Trung Hoa dân quốc đảng quyết định rút bỏ khỏi Thừa Đức, Bảo Định, Sơn Hải QuanTần Hoàng Đảo về Bắc Bình, Thiên TânTrương Gia Khẩu. Quốc Dân đảng hy vọng vào sức mạnh của mình và củng cố Từ Châu. Các lựa chọn khác là rút tới tỉnh Tuy Viễn.

Trong việc chuẩn bị chiến dịch lực lượng Giải phóng quân đã đưa Dã chiến quân đệ nhất hướng tới Thái Nguyên. Cuộc tấn công vào Hohhot do Dã chiến quân đệ tam được triển khai từ huyện Tế Ninh hướng tới Bắc Bình.

Ngày 29/11/1948 Quân giải phóng phát động tấn công Trương Gia Khẩu. Phó Tác Nghĩa ngay lập tức cho quân đoàn 35 tại Bắc Bình và quân đoàn 104 tại Hoài Lai củng cố bảo vệ Trương Gia Khẩu. Ngày 2/12, tập đoàn quân của Đảng Cộng sản tiến về hướng Trác Lộc. Dã chiến quân đệ tứ chiếm Mật Vân ngày 5/12 về tiếp tục hướng về Hoài Lai. Dã chiến quân đệ nhị hướng tới Trác Lộc. Bắc Bình có nguy cơ thất thủ, Phó Tác Nghĩa đưa quân đoàn 35 từ Trương Gia Khẩu và ra lệnh cho quân đoàn 104 từ Hoài Lai bảo vệ Bắc Bình.

Quân đoàn 35 quốc quân bị bao vây bởi giải phóng quân tại Tân Bảo An khi đang rút về Bắc Bình. Ngay lập tức quân tiếp viện được gửi tới Bắc Bình nhằm hy vọng phá vòng vây cho quân đoàn 35. Tuy nhiên quân tiếp viện bị quân Giải phóng tiêu diệt chưa kịp tới thành phố. Sau đó quân giải phóng phát động tấn công Tân Bảo An để tiêu diện quân đoàn 35 quốc quân ngày 21/12 và chiếm được thị trấn với tối hôm sau. Tư lệnh Quách Cảnh Vân tự sát, phần còn lại của quốc quân rút về Trương Gia Khẩu.

Sau khi chiếm Trương Gia Khẩu và Tân Bảo An, quân Giải phóng chỉnh đốn lực lượng quanh khu vực Thiên Tân bắt đầu từ 2/1/1949. Sau khi chiến dịch Hoài Hải kết thúc vào 10/1 quân giải phóng phát động tấn công vào Thiên Tân ngày 14/1. Thành phố bị chiếm sau 29 tiếng giao tranh, và quân đoàn 62 và 86 của Quốc Dân tổng cộng 130000 quân thuộc 10 sư đoàn bị tiêu diệt. Tư lệnh Quốc dân đảng Trần Trưởng Tiệp bị bắt. Lực lượng còn lại của Quốc dân gồm quân đoàn 17 và 5 sư đoàn khác thuộc quân đoàn 87 rút về phía nam Đường Cô bằng đường biển.

Sau sự thất bại tại Thiên Tân, các lực lượng còn lại của Quốc dân tại Bắc Bình bị cô lập. Phó Tác Nghĩa quyết định thương lượng hòa bình vào ngày 21/1. Ngay tuần sau hơn 260.000 quân Quốc dân rút khỏi thành phố và đầu hàng ngay lập tức. Vào ngày 31/1 Dã chiến đệ tứ quân tiến vào Bắc Bình, kết thúc chiến dịch Bình Tân.

Sau khi chiếm được Bắc Kinh, kinh đô biểu tượng của phong kiến Trung Hoa, quân Giải phóng Trung Hoa tổ chức duyệt binh. Một nhà quan sát người Mỹ tại đó nhận ra phần lớn các thiết bị quân sự hạng nặng trong cuộc duyệt binh như xe tăng, xe jeep... là các vũ khí cũ do Mỹ sản xuất trong Đệ nhị thế chiến. Đây là những vũ khí cũ mà trước đó người Mỹ viện trợ cho quân đội Tưởng Giới Thạch trong Đệ nhị thế chiến và chiến tranh Trung - Nhật để chống lại phát xít Nhật, và khi rút chạy Quốc quân đã vứt bỏ lại và các vũ khí này trở thành chiến lợi phẩm của Hồng quân Trung Quốc.

Hồng quân chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần lớn các trường hợp, vùng nông thôn xung quanh thành thị đã nằm dưới tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ rất lâu trước đó, sự ủng hộ của người dân địa phương tạo điều kiện cho họ tiến công một cách dễ dàng.

Đầu năm 1949, do tình hình thay đổi, để đáp ứng yêu cầu đàm phán hòa bình, Tưởng Giới Thạch tuyên bố ngày 21/1 sẽ từ chức, do Phó Tổng thống Lý Tông Nhân đảm nhận chức vụ Quyền Tổng thống. Ngày 5/2 Hành chính viện chuyển về văn phòng Quảng Châu. Nam Kinh chỉ còn lại văn phòng Đại Tổng thống. Ngày 1/4 Trương Trị bay tới Bắc Bình. 9 giờ sáng ngày 5/4 Hội nghị "Hòa đàm" trừ bị khai mạc. Đảng Cộng sản thông qua thương lượng trên cơ sở "Dự thảo Hiệp định hòa bình trong nước". Ngày 15/4 Hội nghị hòa đàm lần thứ 2 khai mạc, Chu Ân Lai sửa đổi một số điều trong hiệp định (là lần sửa đổi cuối cùng) "Hiệp định hòa bình trong nước", Trương Trị phải ký trước 20/4, cho dù bất kể chiến tranh hay hòa bình, quân Giải phóng không vượt quá sông Trường Giang. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản cũng quy định thời hạn, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc nhận định: "Một số tướng Quốc Dân Đảng cao cấp bị liệt vào tội phạm chiến tranh, và Chính phủ Trung Hoa dân quốc trong mọi khả năng không thể chấp thuận".

Ngày 20/4 Ủy ban thường vụ Trung ương Quốc Dân Đảng Trung Quốc phát biểu tuyên bố lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc "Hiệp định hòa bình trong nước" bóp méo sự thật. Ngày 21/4 Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc Mao Trạch Đông và Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Chu Đức ban lệnh Tổng tấn công, sau đó quân của Lâm Bưu, Bành Đức Hoài cùng một số đơn vị khác, áp sát Vũ HánTây An.

Quân Giải phóng huy động 1 triệu quân vượt sông Trường Giang, "chiến dịch độ giang" (vượt sông) bắt đầu. Ngày 22/4, quân của Lưu Bá Thừa chiếm Vu Hồ. Ngày 23/4 quân Giải phóng chiếm Nam Kinh, sự cai trị của Quốc dân đảng trong 22 năm đã kết thúc.

Tiếp đó Giải phóng quân truy kích tàn quân của Quốc quân. Thủ đô của Quốc dân đảng là Nam Kinh đã mất, Tưởng Giới Thạch đã bỏ chạy nên lực lượng Quốc dân đảng ở khắp nơi mất hết tinh thần chiến đấu và tan vỡ hàng loạt.

Cùng ngày Quốc quân rút khỏi Nam Kinh, Lý Tông Nhân bay tới Quế Lâm. Lý Tông Nhân nhất quyết không tới Quảng Đông xử lý công việc. Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy tổ chức phòng tuyến Hoa Nam. Ngày 24/4 thành phố Thái Nguyên bị đánh phá, Quốc quân thất bại thảm hại,nhà cửa bị tàn phá hoàn toàn, người bị thương vong vô số. Cuối tháng 4, Lâm Bưu tiến quân hướng về Vũ Hán.

Ngày 4/5/1949, quân của Trần Nghị vây hãm Hàng Châu. Ngày 8/5 quân của Bành Đức Hoài vây hãm Lan Châu, cùng ngày Lý Tông Nhân tới Quảng Châu, Trưởng quan Quân chính (Bộ trưởng Quốc phòng) Trung Hoa Bạch Sùng Hy dời văn phòng về Hành Dương. Ngày 16/5-17/5 Giải phóng quân tương kế diệu kế chiếm 3 trấn của Vũ Hán. Ngày 20/5 Hồ Tông Nam của Quốc quân rút khỏi Tây An. Các khu vực phía đông Cam Túc hoàn toàn do Giải phóng quân chiếm đóng. Ngày 21/5 quân của Lưu Bá Thừa vây hãm Nam Xương.

Ngày 12 tháng 5, Quân giải phóng của Trần Nghị cũng bắt đầu tiến công Thượng Hải. Quân Giải phóng bị thương vong gần 60.000 quân. Đến ngày 27/5, Thượng Hải hoàn toàn thất thủ, tướng Quốc dân đảng Thương Ân Bá cùng 5 vạn tàn quân tháo chạy, hơn 15 vạn quân Quốc dân đảng bị tiêu diệt, đầu hàng hoặc bị bắt. Tới ngày 27/5, Quốc quân chủ động rút toàn bộ về Chu Sơn, Đài Loan. Cùng ngày, quân Mỹ đồn trú tại Thanh Đảo rút quân toàn bộ.

Ngày 2/6 Quân Giải phóng chiếm Thanh Đảo. Ngày 3/6 Thái Nguyên bị vây hãm,Thanh Đảo mất giá trị quân sự, là thành trì bị cô lập tại Hoa Bắc,phòng thủ không dễ dành. Quốc quân tư động rút lui, toàn bộ quân dân vật tư rút về Đài Loan, Giải phóng quân chiếm được toàn bộ Hoa Bắc. Ngày 16/7 quân của Lâm Bưu chiếm Nghi Xương. Ngày 26/7 chiếm được Chu Châu. Ngày 29/7 chiếm được Thường Đức. Cuối tháng 7 năm 200.000 quân Giải phóng vào Cam Túc.

Ngày 1/8/1949, Chủ tịch Chính phủ Hồ Nam, Tư lệnh binh đoàn số 1 Quốc quân Trần Minh Nhân và Chủ nhiệm văn phòng Trường Sa Trình Tiềm đầu hàng Đảng Cộng sản. Ngày 4/8 Trình Tiềm và Trần Minh Nhân tuyên bố tham gia vào Đảng Cộng sản. Ngày 5/8, Chính phủ ra lệnh cho Hoàng Kiệt làm Chủ tịch Chính phủ Hồ Nam, rút quân khỏi Trường Sa tập trung quân tại Hành Dương và vùng phụ cận. Ngày 16/8 Đệ nhị quân dã chiến chiếm Cống Châu. Ngày 17/8 Giải phóng quân do Trần Nghị chỉ huy bao vây Phúc Châu. Chính phủ Trung Hoa dân quốc ra lệnh cho Thang Ân Bá làm chủ trì quân chính Phúc Kiến, Thang ra lệnh cho quân chủ lực tập trung tại Hạ Môn. Ngày 24/8 Tưởng Giới Thạch bay tới Trùng Khánh, chủ trì Hội nghị nhân viên quân chính Tây Nam.

Ngày 2/9/1949 Giải phóng quân chiếm Tây Ninh. Tháng 9, Giải phóng quân mở chiến dịch Hành Bảo (diễn ra tại Hành DươngBảo Khánh), chiến dịch Quảng Tây tiêu diệt được quân chủ lực của Bạch Sùng Hy. Ngày 20/9 Giải phóng quân chia làm 3 tấn công Hạ Môn,thương vong vô số.Ngày 21/9 Chủ tịch Chính phủ Tuy Viễn Đổng Kì Võ ra thông điệp đầu hàng Đảng Cộng sản.Ngày 25-26/9 Tổng tư lệnh Cảnh bị Tân Cương Đào Trĩ Nhạc và Chủ tịch Chính phủ Tân Cương Bào Nhĩ Hán tiếp nhận đề xuất 8 điều kiện hòa bình của Đảng Cộng sản, tướng lĩnh và binh sĩ hơn 70.000 tại Địch Hoa đồng ý về với Đảng Cộng sản, Tân Cương thuộc về Đảng Cộng sản mà không tốn 1 viên đạn. Ngày 28/9 Đệ nhất quân dã chiến chiếm Ngân Xuyên. Đệ nhất quân dã chiến chiếm được 4 tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Thanh Hải.

Ngày 5/10/1949, quân Giải phóng chiếm Thiều Quan. Ngày 8/10 chiếm Hành Dương. Ngày 12/10 Chính phủ Trung Hoa dân quốc tuyên bố rời Chính phủ về Trùng Khánh, Chính phủ Quảng Đông chuyển tới đảo Hải Nam. Ngày 13/10 rút khỏi Quảng Châu, đến tháng 10 quân Giải phóng chiếm Quảng Đông. Ngày 17/10 Quốc quân rút khỏi Hạ Môn, tập trung quân cố thủ Kim Môn. Trần Nghị đưa hải quân chiếm Hạ Môn.

Ngày 23/10, Giải phóng quân phát lệnh tác chiến tiến quân Tứ Xuyên, Quý Châu. Ngày 25/10 Binh đoàn số 10 Giải phóng quân chuẩn bị tấn công Kim Môn, quân số lên tới 20.000 quân, khi đó Lý Lương Vinh chỉ huy binh đoàn 22 dã chiến phòng thủ gồm 20.000 quân.

Ngày 1/11/1949, Giải phóng quân triển khai chiến dịch Tây Nam, từ Hồ Bắc Hồ Nam tiến quân về phía Tây Nam. Cùng ngày Lý Tông Nhân thấy tình hình xấu đi, bay từ Trùng Khánh về Côn Minh. Ngày 3/11 Đệ tam quân dã chiến đổ bộ lên Quần đảo Chu Sơn, Chiết Giang nhưng chiến dịch đổ bộ lên đảo thất bại, Quốc quân giành thắng lợi trụ vững trên đảo. Ngày 14/11 Tưởng Giới Thạch từ Đài Loan bay tới Trùng Khánh, trở lại Chính phủ. Cùng ngày,quân Giải phóng chiếm Quế Lâm. Ngày 15/11 chiếm Quý Dương. Ngày 20/11 Lý Tông Nhân dời khỏi Hồng Kông. Ngày 30/11 Giải phóng quân tấn công Trùng Khánh. Cùng ngày, Giải phóng quân chiếm Nam Ninh. Chính phủ Trung Hoa dân quốc rời về Thành Đô. Bạch Sùng Hy dời trụ sở về Hải Khẩu. Hoàng Kiệt dẫn tàn quân rút vào Việt Nam.

Ngày 7/12 Chính phủ Trung Hoa dân quốc quyết định chuyển về Đài Bắc (Đài Loan), thiết lập căn cứ tại Tây Xương, đặt Bộ Tư lệnh tại Thành Đô. Ngày 10/12 Chủ tịch Chính phủ Tứ Xuyên Lưu Văn Huy, Đặng Tích Hầu, Chủ tịch Chính phủ Vân Nam Lư Hán đầu hàng Đảng Cộng sản tại Bành Châu, Côn Minh. Giải phóng quân tiến vào Vân Nam, Tứ Xuyên một cách hòa bình. Ngày 16/12, Giải phóng quân chiếm lĩnh Lạc Sơn phía nam Tứ Xuyên. Ngày 18/12 chiếm lĩnh Kiếm Các. Lưu Văn Huy chiếm lĩnh Nhã An chặn đường rút của Quốc quân. Thành Đô bị bao vây lo lắng, ngày 26/12 Quốc quân rút quân. Hồ Tông Nam chuyển trụ sở về Tây Xương tiếp tục chiến đấu. Ngày 27/12 Quân Giải phóng chiếm được Thành Đô, chiến dịch Tây Nam kết thúc, Giải phóng quân tiêu diệt được hơn 900.000 Quốc quân, Chính phủ Trung Hoa dân quốc tại đại lục và tập đoàn quân chủ lực chính thức bị tiêu diệt. Ngày 28/12, sau chiến dịch Tân Độ Khẩu, Sư đoàn 181 quân Giải phóng từ Phù Giang chiếm Tam Đài, ngay lập tức chiếm Miên Dương.

Ngày 27/3/1950, Giải phóng quân tiến vào Tây Xương, sau 4 tháng chiến dịch Tây Xương kết thúc. Ngày 5/3 Đệ tứ quân dã chiến bắt đầu chiến dịch Hải Nam, bằng thuyền gỗ quân Giải phóng vượt eo Quỳnh Châu đổ bộ lên Hải Nam, tới 1/5 chiếm được đảo Hải Nam. Sau khi đổ bộ lên đảo các chiến dịch quy mô lớn gần như kết thúc.

Thống nhất Trung Hoa lục địa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong gần 4 năm Quân Giải phóng đã tiêu diệt được hơn 8 triêu quân Quốc quân, giành thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, để thống nhất Trung Hoa lục địa thì vẫn còn phải chiến đấu với những lực lượng quân phiệt cát cứ tại các lãnh thổ phía tây (Tây Tạng, Tân Cương).

Tại Tân Cương, Đệ Nhị Cộng hòa Turkestan tồn tại từ năm 1944 đến 1949 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Nước cộng hòa này giải thể ngày 23/10/1949 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Tân Cương.

Ngày 26 tháng 10 năm 1951, bộ đội tiên phong của Quân Giải phóng tiến vào Lhasa

Từ 6/10-24/10/1950, Quân Giải phóng phát động chiến dịch Qamdo. Giải phóng quân Hạ Long, Bành Đức Hoài, Trần Canh chia quân từ Tây Khang, Thanh Hải, Vân Nam tiến vào Tây Tạng. Ngày 19/10 chiếm được trung tâm chính trị kinh tế Qamdo phía Đông Tây Tạng, tiêu diệt được hơn chục nghìn quân Tây Tạng. Giải phóng quân mở rộng đường tiến vào Tây Tạng.

Tháng 2/1951, Tây Tạng cử Ngapoi Ngawang Jigme làm đoàn đại biểu tới Bắc Kinh cùng Lý Duy Hán đại diện Chính phủ Nhân dân Trung ương đàm phán. Ngày 23/5/1951 Đoàn đại biểu tại Bắc Kinh đã ký "Hiệp ước thông báo biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ địa phương Tây Tạng". Ngày 1/12 Giải phóng quân do Trương Quốc Hoa, Phạm Minh tham gia lực lượng tại Lhasa, tới tháng 2 chiếm GyangzêXigazê. Đảng Cộng sản tuyên bố giải phóng hòa bình Tây Tạng.

Cho tới đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Trung Quốc đại lục, trừ đảo Đài Loan vẫn thuộc Quốc dân đảng, kết thúc 40 năm chiến tranh phân liệt tại Trung Quốc kể từ khi nhà Thanh sụp đổ.

Thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:China, Mao (2).jpg
Mao Trạch Đông tại Thiên An Môn, Bắc Kinh tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung HoaChính phủ Nhân dân Trung ương

Quân Giải phóng Nhân dân tiếp tục tiến công trên toàn Quốc, đồng thời Hội nghị Chính trị Hiệp thương được diễn ra từ ngày 21-30/9/1949 tại Bắc Bình, tham gia Hội nghị gồm Đảng Cộng sản, Đảng Dân Minh và các đảng phái chính trị dân chủ. Hội nghị thông qua Hiến pháp tạm thời, đồng thời chuẩn bị công tác thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Bắc Bình được đổi tên thành Bắc Kinh và được chọn làm thủ đô. Hội nghị thống nhất Quốc hiệu,không sử dụng tên Trung Hoa Dân Quốc làm tên mới,sử dụng Quốc hiệu mới là Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa là tên của Nhà nước mới. Xác định ngày 1/10/1949 làm ngày cử hành nghi thức thành lập nước.

2 giờ chiều ngày 1/10/1949, cử hành hội nghị thứ nhất Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,theo "Cương lĩnh Cộng đồng Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc", Mao Trạch Đông trở thành Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương, Phó Chủ tịch bao gồm Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh, Cao Cương, Lý Tế Thâm, Trương Lan; Chu Ân Lai trở thành Tổng lý Chính vụ viện Chính phủ Nhân dân Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chu Đức đảm nhiệm chức vụ Tổng Tư lệnh quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

3 giờ chiều, nghi lễ thành lập chính thức bắt đầu. 30 vạn người dân đã tập hợp tại Quảng trường Thiên An Môn, mang cờ hoa, đèn lồng đủ màu sắc. 3 giờ chiều, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo chủ yếu bước lên lễ đài trên lầu thành Thiên An Môn. Mao Trạch Đông nghiêm trang tuyên bố: "Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính phủ nhân dân Trung ương thành lập! Từ nay, nhân dân Trung Quốc đã vùng lên!". Trong âm thanh của bài Quốc ca “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”, quốc kỳ là lá cờ đỏ năm sao được kéo lên đỉnh cột cờ, 54 khẩu pháo nhất tề bắn 28 loạt, tuyên cáo sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 9/10 Hội nghị thứ nhất Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa nhất khai mạc. Mã Tự Luân và Lâm Bá Cừ đề nghị lấy ngày 1/10 là ngày Quốc khánh, Mao Trạch Đông tán thành.

Ngày 2/12 Chính phủ Nhân dân Trung ương quyết định "Thông báo quyết định Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm là ngày Quốc khánh.

Mặt trận thứ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Cải cách ruộng đất[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn này, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dựa vào Hiến pháp để lấy lòng người dân, đối đầu với Đảng Cộng sản. Tháng 4/1947 Chính phủ lâm thời chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp thông qua Nghị quyết của Hội nghị Chính trị Hiệp thương để sửa đổi, kết thúc chế độ độc Đảng, tiến hành cho phép các Đảng phái tham gia Chính phủ. Từ 21-23/11/1947 Quốc Dân Đảng tổ chức bầu cử lần đầu tiên Đại hội Quốc dân lần thứ 1, 3045 đại biểu trúng cử. Tháng 3/1948 Hội nghị thứ nhất Đại hội Quốc dân lần thứ 1 (Quốc hội khóa 1) được tiến hành để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Tháng 5, Chính phủ Trung Hoa dân quốc chính thức hoạt động.

Tháng 10/1945 Chính phủ Trung Hoa dân quốc công bố biện pháp giảm tô. Năm 1946 công bố "Luật Đất đai" Chính phủ mua đất từ các chủ sở hữu cung cấp cho người nghèo, đạt được đất cho dân cày. Năm 1948 Lập pháp Viện thông qua "Chương trình cải cách ruộng đất" quán triệt mục tiêu đất cho dân cày. Đến năm 1949 Chính phủ hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất, dự kiến tới năm 1952 hoàn thành cơ bản mục tiêu đất cho dân cày. Đối với vùng chiếm đóng của Đảng Cộng sản để cải cách ruộng đất, tháng 10 năm 1946 Hành chính viện công bố "Biện pháp xử lý ruộng đất tại khu vực bình định", Đảng Cộng sản phải trả lại ruộng đất cho Chính phủ, Quốc quân chiếm sau, ruộng đất địa chủ không được quy hoàn toàn về nông dân. Do Đảng Cộng sản tiến hành chống lại chính sách, địa chủ và dân quân tham gia Quốc dân sau khi về quê, thực tế các địa chủ dùng mọi thủ đoạn để tránh tổn thất.

Đảng Cộng sản trong thời kỳ kháng chiến ra chính sách giảm tô, giảm tức, ban bố "Luật Đất đai Trung Quốc". Chính sách cơ bản chia ruộng đất phù hợp với bần nông, trung nông, phù nông và địa chủ. Địa chủ và phù nông bị thu, địa chủ bị phê bình đấu tố do đã bóc lột làm cho bần nông và điền nông nghèo đói. Năm 1947, cải cách ruộng đất vào thời kỳ cao trào, thu đất đai của trung nông lại tiếp tục phân chia. Do đó nông thôn xuất hiện tình trạng khủng bố, báo cáo được gửi từ Tấn Tuy "Đa phần quần chúng hoảng loạn, sản xuất ngưng trệ, cộng với thảm họa tọa tình trạng nghiêm trọng. Phú nông, địa chủ chạy trốn, ngay đối với bần nông cũng bỏ chạy". Đến những bần nông cũng bị tịch thu ruộng đất. "Người dân dùng muối nước để chết, và dùng lửa để thiêu". Lòng người hoảng loạn.

Sau báo cáo, ngày 25/12/1947 Mao Trạch Đông tại Thiểm Bắc đã ra chỉ thị triển khai để báo cáo với Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản, đề xuất phương châm cải cách ruộng đất "Bần nông liên hợp với trung nông tiêu diệt địa chủ giai cấp và quy tắc phú nông để đánh đổ chế độ phong kiến và bán phong kiến", nhấn mạnh "Kiên quyết duy trì đoàn kết trung nông, không gây tổn hại lợi ích trung nông", "cho dù phát sinh 1 hộ trung nông thành địa chủ, cũng phải xem xét sửa đổi toàn bộ". Sau đó Trung ương Đảng Cộng sản và Mao Trạch Đông đầu năm 1948 liên tục ban hành chỉ thị, yêu cầu duy trì các chính sách không gây bất lợi với trung nông, cho trung nông sở hữu cao hơn chút ít. Phân ra thứ bậc tân phú nông và cựu phú nông, xem xét của cải của tân phú nông đãi ngộ cho trung nông. Yêu cầu được khoán của các địa phương trong cải cách ruộng đất cho địa chủ và phú nông là 10% dân cư. Sau sửa chữa năm 1948, cải cách ruộng đất trở lại bình thường và có trật tự.

Cải cách Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến nổ ra, thâm hụt ngân sách Chính phủ Trung Hoa dân quốc gia tăng, buộc phải in thêm tiền dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao. Lượng vàng bị giảm sút đáng kể. Tháng 8/1948 Chính phủ phát hành "Kim viên khoán" trên danh nghĩa quy đổi ra vàng không giới hạn. Kim Viên Khoán được tung ra nhằm mục đích thu hút lượng vàng của người dân, thu đổi ngoại tệ. Do không có sự giới hạn cho sự quy đổi dẫn tới siêu lạm phát, nền kinh tế rơi vào hỗn loạn. Tới tháng 7/1949, 1 tỷ kim viên khoán cũng không đổi lấy được 1 USD, trong khi đó tháng 10/1948 1 tỷ kim viên bản tương đương 15 triệu lượng vàng. Tuy nhiên do tính toàn của Tưởng Giới Thạch về nguy cơ đại lục sẽ rơi vào tay của Đảng Cộng sản nên đã chuyển toàn bộ số vàng quy đổi được ra Đài Loan. Tưởng Giới Thạch đã vận chuyển hơn 40 triệu lượng vàng, trong đó có 14 triệu lượng về lại đại lục, trong đó khoảng 5 triệu lượng vàng được sử dụng cho quân đội, khoảng 6 triệu được chi tiêu cho chính phủ Trung Hoa dân quốc Đảng. Số vàng được cất giữ tại Đài Loan vào khoảng 35 triệu lượng, tương đương với 80 triệu quân dân mỗi người được chia 50 USD. Một phần số vàng này được dùng để hỗ trợ việc phát hành Tân Đài Tệ

Quân Giải phóng ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường, để phát triển kinh tế cần có một đồng tiền thống nhất chung. Tháng 4/1947 Trung ương Đảng Cộng sản thành lập "ban kinh tế Hoa Bắc" do Đổng Tất Võ làm chủ nhiệm, với nhiệm vụ tái thống nhất kinh tế tại vùng giải phóng và ra đồng tiền chung. Tháng 10/1947 thành lập Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lâm thời. Ngày 1/12/1948 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được chính thức thành lập tại Thạch Gia Trang, Hà Bắc, đồng thời phát hành tờ Nhân dân tệ.

Biểu tình sinh viên[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng Cộng sản Trung Quốc tại sau tuyền tuyến thông qua hoạt động bí mật của Đảng viên, kích động biểu tình trong tầng lớp sinh viên, đặc biệt tháng 5/1947 tại Thượng Hải, Nam Kinh sinh viên Đại học xuống đường tuần hành "Chống nạn đói, chống nội chiến", cuộc tuần hành của sinh viên đã bị quân đội đàn áp đẫm máu. Đảng Dân chủ Đồng minh Trung Quốc, đảng phái hỗ trợ Đảng Cộng sản vào tháng 10/1947 trước khi bị cấm đã phối hợp với Đảng Cộng sản tích cực tuần hành biểu tình cùng sinh viên đấu tranh. Ngày 15/8/1948 Bộ Giáo dục Chính phủ Trung Hoa dân quốc thống kê "học sinh sinh viên trong vòng 1 năm đã biểu tình tuần hành 109 lần, trì hoãn việc học tập 506 ngày, biểu tình trên 18 thành phố quan trọng".

Danh sách các cuộc biểu tình lớn của học sinh sinh viên từ cuối năm 1946-10/1949

Các cuộc biểu tình lớn của học sinh sinh viên từ cuối năm 1946-10/1949
Thời gianĐịa điểmNguyên nhânHoàn cảnhGhi chú
tháng 12/1946Bắc BìnhNữ sinh Đại học Bắc Kinh Trầm Sùng Án bị 1 binh sĩ người Mỹ cưỡng hiếpVận động trên toàn quốc chống Hoa KỳĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 5/1947Nam KinhGiá cả tăng cao, học phí đại học công lập tự phát không theo quy địnhVận động trên toàn quốc chống đói nghèo chống nội chiếnĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 5/1947Vũ HánGiá cả tăng cao, học phí đại học công lập tự phát không theo quy địnhHọc sinh và quân cảnh xung độtĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 10/1947Hàng ChâuHọc sinh Đại học Chiết Giang tham dự Hội bí mật của Đảng Cộng sản bị chết bất thường trong nhà laoCác trường Đại học toàn quốc kháng nghị Chính phủ về vụ thảm sát sinh viênĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 1/1948Thượng HảiHọc sinh Đồng Tể bầu cử Hội đồng tự trị bị Ban Giám hiệu đuổi họcHọc sinh Đại học Đồng Tể kiến nghị Phó Thị trưởng Chính phủĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 3/1948Bắc BìnhChính phủ Trung Hoa dân quốc điều tra niêm phong các tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản tại Đại học Hoa BắcHơn 1 vạn sinh viên đốt lửa trại tại Quảng trường Dân chủ-
tháng 4/1948Bắc BìnhChính phủ Trung Hoa dân quốc truy bắt học sinh Hoa Bắc500 sinh viên kiến nghị tại trụ sở Chính phủ Bắc BìnhĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 6/1948Thượng HảiChính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ kinh tế Nhật BảnTại Thượng Hải hơn 1 vạn sinh viên tuần hành thị uy kiến nghị Hoa Kỳ không hỗ trợ Nhật Bản, Đại học Thiên Tân, Bắc Dương cự tuyệt không nhận viện trợ từ Hoa Kỳ-
tháng 7/1948Bắc BìnhHội nghị tham mưu Bắc Bình quyết định kiểm tra tư cách nhập học của học sinh Đông Bắc lưu vong tại Đại học Bắc Bình4000 học sinh kiến nghị Lý Tông Nhân-
tháng 7/1948Bắc BìnhChính phủ và học sinh đối đầu, 8 học sinh thiệt mạng1 vạn học sinh tới nhà Lý Tông Nhân kiến nghịĐảng Cộng sản lãnh đạo

Tình báo và tuyên truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, Đảng Cộng sản có đội ngũ tình báo trong Chính phủ Trung Hoa dân quốc như Lưu Phỉ, Hùng Hướng Huy, Quách Nhữ Côn cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho sách lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra con gái của Phó Tác NghĩaPhó Đông Cúc là nữ tình báo trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thống kê thương vong[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hoa Dân Quốc Quốc quân[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu thống kê của Quân Giải phóng Nhân dân, tổng số quân Quốc quân bị tiêu diệt là 5542470 quân chính quy, 2528880 quân không chính quy. Tổng ước đạt hơn 8 triệu quân. Số quân bị tiêu diệt theo thời gian:

  • Giai đoạn 1 (7/1946-6/1947): Quốc quân bị thương vong 426000 người, bắt làm tù binh 677000 người, nổi dậy 17000 người. Tổng 1120000 người
  • Giai đoạn 2 (7/1947-6/1948): Quốc quân bị thương vong 540000 người, bắt làm tù binh 953000 người, nổi dậy 28000 người. Tổng 1521000 người
  • Giai đoạn 3 (7/1948-6/1949): Quốc quân bị thương vong 572000 người, bắt làm tù binh 1834000 người,đầu hàng 243000 người, nổi dậy 131000 người, cải biên 271000. Tổng 3050000 người
  • Giai đoạn 4 (7/1949-6/1950): Quốc quân bị thương vong 173000 người, bắt làm tù binh 1123000 người,đầu hàng 391000 người, nổi dậy 671000 người, cải biên 22000. Tổng 2380000 người

Tổng kết Quốc quân bị thương vong 1711000, bắt làm tù binh 4587000, đầu hàng 634000, nổi dậy 847000, cải biên 293000. Tổng 8071520.

Quân Giải phóng Nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Giải phòng Nhân dân: Tử trận 260000 người, mất tích và đầu hàng 190000 người, 850000 người bị thương. Tổng số thương vong 1300000 người (bao gồm dân quân tiến tuyến)[4]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Di tản[sửa | sửa mã nguồn]

Trước và sau cuộc Nội chiến, nhiều người Trung Quốc đã di tản khỏi Trung Quốc đại lục để tránh chiến tranh. Các điểm đến thường là Hong Kong thuộc Anh, Đài Loan, Hoa Kỳ. Trong số ấy có Hồ Thích, Kim Dung và Đường Đức Cương.

Quan hệ quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc Nội chiến, Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách với Trung Quốc. Tổng thống Truman phát biểu ngày 5/1/1950 sẽ không bảo vệ Đài Loan, chỉ hỗ trợ kinh tế cho Đài Loan. Sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Hạm đội 7 Hoa Kỳ tiến vào eo biển Đài Loan, và sau đó thiết lập bảo vệ Đài Loan khỏi Đảng Cộng sản. Trung Quốc Đại lục tham gia phe Liên Xô, tiền hành cuộc đối đầu Đông-Tây.

Phân vùng 2 bên[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kết thúc Nội chiến, Trung Quốc lục địa tạm thời ổn định, nhưng tại Tây Nam và một số hòn đảo tại Đông Nam vẫn có các cuộc xung đột lẻ tẻ.

Sau khi giải phóng Thành Đô, quân Giải phóng Trung Quốc không thể tấn công quy mô lớn các trận chiến du kích của tàn dư còn lại của Quốc quân. Sư đoàn 93 Quốc quân rút về phía biên giới Thái Miến khu vực đang khủng hoảng. Năm 1954 Miến Điện yêu cầu Đài Loan rút quân ra Liên Hợp Quốc. Số quân đóng tại Miến Điện được đưa về Đài Loan, số quân còn lại vẫn đóng tại Bắc Thái. Do Thái Lan khi ấy chống Cộng sản nên đã cấp Quốc tịch Thái Lan cho số quân ấy.

Phúc Kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Phúc Kiến khu vực giáp với eo biển Đài Loan. Là khu vực đối đầu trực tiếp của cả hai bên. Những năm 1950-1970 tập trung quân sự, kinh tế giảm sút. Sau những năm 1980, mối quan hệ 2 bên thay đổi, với sự mở cửa của kinh tế Trung Quốc, Phúc Kiến bắt đầu phát triển.

Nguyên nhân thắng lợi của Đảng Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc dân đảng bắt đầu cuộc chiến với ưu thế áp đảo toàn diện:

  • Về địa vị và tính chính thống, Quốc dân đảng có biểu tượng Tôn Trung Sơn trong tay, là người được coi là quốc phụ của nước Trung Quốc mới. Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến vua chúa hàng ngàn năm và khai sinh chính thể cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, chấm dứt sự bức hiếp từ các quốc gia phương Tây, lần đầu tiên các nước phương Tây coi Trung Quốc là một quốc gia ngang hàng với mình trong đàm phán và thương lượng. Trung Hoa Dân Quốc khi ấy cũng là thể chế duy nhất được cộng đồng quốc tế công nhận và được phe Đồng Minh ủy quyền giải giới quân đội phát xít Nhật (trong khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mãi đến năm 1949 mới được thành lập). Trung Hoa Dân Quốc còn từng dẹp loạn quân phiệt, gắn liền với tên tuổi của Tưởng Giới Thạch với tư cách là học trò Tôn Trung Sơn và là người kế tục chức vị của ông. Là lực lượng ra đời sau, phần lớn lực lượng Đảng cộng sản vốn là những người Bolshevik và cánh tả thuộc Quốc dân đảng, về sau do bất đồng với Tưởng nên tách ra, dần hình thành một chính đảng khác là Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Được cộng đồng quốc tế ủng hộ, Trung Hoa dân quốc là nhà nước Trung Quốc duy nhất trong Liên Hợp Quốc cho đến khi bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế sau này. Được Liên Xô và Mỹ giúp đỡ và viện trợ để chống Nhật trong Thế chiến 2, cùng với nguồn nhân lực và tài chính dồi dào, kiểm soát phần lớn lãnh thổ và dân chúng, quân đội Cách Mạng Quốc Dân của Quốc dân đảng chiếm ưu thế lớn về trang bị và hỏa lực so với quân đội của Đảng Cộng sản. Được ủy nhiệm giải giáp quân Nhật, Quốc dân quân cũng chiếm được phần lớn chiến lợi phẩm của Nhật và sau đó còn được Mỹ giao lại phần lớn quân nhu vũ khí của Nhật.
  • Quân đội Trung Hoa Dân Quốc với sự góp quân của nhiều lực lượng quân phiệt, là quân đội thường trực đông thứ hai trên thế giới. Quân đội của Đảng Cộng sản khi chống Nhật cũng phải hoạt động dưới danh nghĩa của Quốc dân đảng và Trung Hoa dân quốc để hiệu lệnh. Lực lượng vũ trang như Tân Tứ quân và Bát lộ quân phải hoạt động dưới danh nghĩa của Quân đội cách mạng quốc dân để tham chiến. Sau chiến tranh Trung-Nhật, mặc dù bị tổn thất đáng kể do là lực lượng chủ lực đánh trận địa chiến trực tiếp, tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực chống lại các đơn vị tinh binh thiện chiến của Nhật (trong khi đó Giải phóng quân chủ yếu đánh du kích chống Nhật), tương quan lực lượng vẫn nghiêng rất nhiều về phía Quốc dân đảng. Quân đội Tưởng Giới Thạch vẫn còn trong tay hơn 5,7 triệu quân, đông gấp 6 lần số quân của Đảng Cộng sản. Trong tay họ còn có nhiều trang bị hiện đại của Liên Xô, Mỹ, Nhật từ Thế chiến 2.
  • Năm 1945, Quốc dân đảng kiểm soát hầu hết các thành phố và các khu công nghiệp của Trung Quốc, nên có khả năng tuyển quân và sản xuất vũ khí đạn dược vượt xa so với Đảng Cộng sản.

Với các ưu thế áp đảo này, về lý thuyết, Quốc dân đảng sẽ nhanh chóng giành thắng lợi. Nhưng trong thực tế, chiến cuộc càng kéo dài thì tình thế càng chuyển sang có lợi cho phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cuối cùng thì Quốc dân đảng thất bại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả này, gồm các nguyên nhân chính như sau:

Chính sách hợp lý của Đảng Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng Cộng sản thi hành chính sách cải cách ruộng đất, hứa hẹn ở vùng nông thôn với những nông dân cùng khổ và không có ruộng đất rằng nếu họ chiến đấu cho Đảng Cộng sản, họ sẽ giành được ruộng đất từ tay giới địa chủ.[5] Chính sách này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có được sự ủng hộ của nông dân và nguồn nhân lực hùng hậu để sử dụng trong chiến đấu cũng như vận tải tiếp tế, dù trước đó có bị tổn thất nặng nề trong các chiến dịch quân sự chống Nhật. Ví dụ, trong chiến dịch Hoài Hải họ đã có thể huy động tới 5.430.000 nông dân phục vụ vận tải, giúp họ chiến đấu chống lại quân chính quy Quốc dân đảng.[6] Phần lớn người dân, nhất là ở nông thôn, sẵn sàng ủng hộ Mao Trạch Đông, không ít người đã hỗ trợ lương thực hoặc gia nhập quân đội của Mao Trạch Đông để chống lại Quốc dân đảng.

Trong chiến tranh Trung-Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến tranh. Lực lượng chủ lực của họ tăng lên gần 1 triệu quân, còn lực lượng dân quân tăng lên 2 triệu người. Vùng kiểm soát gồm 19 khu, chiếm tới 1/4 lãnh thổ Trung Quốc và 1/3 dân số - gồm nhiều thành phố và thị trấn quan trọng. Sau khi đánh bại quân Nhật, Liên Xô trao lại toàn bố số vũ khí thu được từ quân Nhật cho Đảng Cộng sản. Khi Liên Xô rút đi, vùng Đông Bắc Trung Quốc không có người kiểm soát, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã biết chớp thời cơ để tiếp quản nhiều thành phố[7]

Tính kỷ luật, mức độ trung thành, tinh thần dũng cảm, tín niệm chính trị, tác phong hoạt động và trình độ chuyên môn về chính trị, quân sự của Đảng cộng sản đều mạnh hơn hẳn so với Quốc dân đảng. Tinh thần tác chiến của quân nhân Đảng cộng sản cũng cao hơn quân nhân Quốc quân, vốn thường xảy ra các tiêu cực trong quân ngũ, cũng như các vụ đào ngũ và bỏ chạy giữa trận tiền. Chiến tranh càng kéo dài thì ngày càng nhiều tướng tài của Quốc dân đảng phản biến, nổi dậy, hoặc thay đổi lập trường, cung cấp tình báo và đầu quân cho phía Đảng Cộng sản. Ngoài tài thao lược quân sự của các tướng lĩnh Đảng cộng sản, tài lãnh đạo chính trị cơ biến quyền mưu của lãnh tụ Mao Trạch Đông cũng là một trong những ưu thế lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngoài công tác dân vận thì công tác địch vận, binh vận của Mao Trạch Đông và các đồng chí là xuất sắc và đóng góp to lớn cho sự chiến thắng của họ. Đảng Cộng sản Trung Hoa chia Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch thành "phái tiến bộ" và "phái phản động", đối với phái tiến bộ thì phải tận lực dùng đại nghĩa dân tộc để "xách phản", còn đối với phái phản động thì phải tận lực tiêu diệt. Về sau những quan chức Quốc Dân Đảng thức thời đều quy hàng Đảng Cộng sản. Sau cuộc chiến, thống kê cho thấy hơn 50% vũ khí và nhân sự (lãnh đạo, binh lính) đều từng phục vụ trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng và Quốc quân, trong đó hơn 20% đảng viên đã từng là đảng viên Quốc Dân Đảng hoặc đã từng có thời kỳ có hai thẻ đảng (lưỡng đảng tịch) cùng lúc. Cho thấy rằng có rất nhiều lợi thế của Quốc Dân Đảng (quân đông, tướng nhiều, vũ khí tốt) rốt cục đều trở thành phục vụ cho Đảng Cộng sản thay vì chính họ.

Sự yếu kém của Quốc dân đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chiến lược tiêu cực của quân Quốc Dân đảng trong thời kỳ chống Nhật đã gây mất lòng dân và gián tiếp tăng sức mạnh cho Đảng Cộng sản. Tiêu biểu là Sự kiện phá đê Hoa Viên Khẩu, quân Quốc dân đảng phá đê sông Hoàng Hà để ngăn quân Nhật, nhưng đã khiến 500.000 dân thường thiệt mạng vì lũ lụt. Vụ phá đê đã trở thành tiêu điểm để Đảng Cộng sản tuyên truyền về sự tàn nhẫn, yếu kém, coi thường sinh mạng nhân dân của Quốc dân đảng. Khu vực bị ngập lụt đã trở thành một khu tuyển dụng màu mỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ đã thực hiện cứu trợ và tận dụng sự thù hận của những người dân sống sót đối với Quốc Dân đảng để vận động nhân dân gia nhập hàng ngũ của mình. Vào thập niên 1940, khu vực này đã phát triển thành một căn cứ du kích quan trọng gọi là Căn cứ địa Dự Hoàn Tô (chữ Hán: 豫皖苏, bính âm: Yuwansu).

Các nhóm tư bản trong chính quyền Quốc dân đảng chiếm lĩnh hầu hết các nhà băng, nhà máy, cơ sở thương mại trước kia bị Nhật chiếm.[7] Họ cũng tăng cường binh lực, tích trữ vật liệu chiến tranh, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới với Đảng Cộng sản. Những hành động chuẩn bị vội vã và khắc nghiệt đó khiến cho đời sống dân chúng trở nên khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tới 37,5% tại Thượng Hải.[7] Tư bản quan liêu đứng đầu là "4 họ" lớn (Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Khổng Tưởng Hi, Trần Lập Phu đại diện) đã chiếm đoạt hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp, của cải. Đến tháng 5/1946, "4 họ" này đã chiếm trên 80% tổng số tư bản sản nghiệp trong toàn quốc, nắm 2/3 số ngân hàng (2446/3489 ngân hàng) cả nước và số tài sản của "4 họ" trị giá 20 tỷ USD (theo thời giá lúc bấy giờ). Sự khó khăn và bất bình đẳng về kinh tế khiến Quốc dân đảng đánh mất sự ủng hộ của dân chúng.

Nạn lạm phát và giá lương thực thực phẩm tăng vọt. Các cải cách của Quốc dân đảng cũng thất bại bởi nạn tham nhũng, các quan chức Quốc dân đảng thường không quan tâm đến đời sống nhân dân địa phương, và thường ủng hộ giới địa chủ trong việc đánh thuế. Thời gian ấy trong dân gian có nhiều câu như "Đẳng trung ương, phán trung ương, trung ương lai liễu cảnh tao ương" (chờ trung ương, đợi trung ương, trung ương gây tai họa). Năm 1947, Quốc dân đảng ban hành một đạo luật buộc tất cả đàn ông có khả năng chiến đấu trong vùng họ kiểm soát đều cũng phải phục vụ trong quân đội. Các viên sĩ quan tham nhũng thường bán cho lái buôn phần gạo được cung cấp cho đơn vị của mình, gần 1/5 số lính mới đã chết vì đói ngay trong thời gian huấn luyện. Do bị đối xử tồi tệ, gần một nửa số lính mới đã trốn ra khỏi các trại huấn luyện, tinh thần chiến đấu của binh sĩ cũng xuống rất thấp, chẳng mấy ai muốn liều mạng bảo vệ một chế độ tham nhũng tới mức đó.

Quốc dân đảng chủ yếu nhận được sự ủng hộ từ các tướng lĩnh quân phiệt, bang hội xã hội đen, tầng lớp thương buôn lớn và giai cấp tư sản tài phiệt, địa chủ hào phú. Song sự cộng tác miễn cưỡng có tính chất tạm thời để chống lại kẻ thù chung này vốn luôn lỏng lẻo và chưa bao giờ tín nhiệm lẫn nhau. Quốc dân đảng thường chia rẽ, đấu tranh bè phái, tranh giành quyền lực. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch chưa bao giờ có đủ tư cách lãnh đạo đối với các thế lực lớn mạnh nhưng hỗn tạp này. Bản thân Quốc Dân Đảng vốn đã là một hỗn hợp lỏng lẻo vụ lợi, không có lý tưởng sâu đậm. Họ là sự kết hợp của các thành phần vào đảng để mưu lợi cá nhân, để trả thù quân Nhật, vì yêu nước muốn bảo vệ quốc gia trước sự xâm lược của người Nhật, hoặc đơn giản vì bị bắt đi lính. Họ không có một lý tưởng rõ ràng và niềm tin chính trị mạnh mẽ như đối phương. Do đó, khi đã chứng kiến trực tiếp sự thối nát của Quốc Dân Đảng, sự trỗi dậy lớn mạnh dần lên của Đảng Cộng sản, họ thấy được xu thế chính trị tất bại của Tưởng và tất thắng của Đảng Cộng sản, nên tâm trí dễ dao động, lòng trung thành dễ lung lay.

Tưởng Giới Thạch thực hiện các chính sách bài Cộng cực đoan như khủng bố trắng, thảm sát Thượng Hải, hành quyết và thanh lọc hoàn toàn người cộng sản và thân cộng ra khỏi Quốc dân đảng, đi ngược lại hoàn toàn với quốc sách chiến lược của cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đề ra là "liên Nga, dung Cộng, phù trợ công nông", đồng thời áp dụng chính sách nghị hòa và thoái lui với quân Nhật để tập trung diệt Cộng. Như vậy thì Quốc dân đảng dưới thời Tưởng cũng dần mất đi tính chính danh của mình về phía Đảng cộng sản. Sự cực đoan của Tưởng đã tạo cơ sở cho Đảng Cộng sản tuyên truyền rộng rãi tố cáo sự phản bội của ông đối với tâm nguyện của Tôn Trung Sơn, phản bội lại sự nghiệp của thầy. Từ đó Quốc Dân Đảng tuy có được sự ủng hộ lỏng lẻo đầy vụ lợi của các nhóm quân phiệt và bang hội giang hồ, song lại đánh mất sự ủng hộ của quảng đại quần chúng lương thiện và giới bình dân lao động tay chân bình thường đông đảo trong xã hội, nhất là lực lượng nông dân ở nông thôn. Ban đầu, giới sĩ phu trí thức khoa bảng ở thành thị ít ai biết đến hay chú ý đến Đảng Cộng sản, nhưng dần về sau Đảng Cộng sản dần chiếm được cảm tình và sự ủng hộ rộng rãi của giới trí thức thành thị. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng được ủng hộ rộng rãi là nhờ các đường lối chính trị chính xác hợp tình hợp lý, các khẩu hiệu hợp lòng dân và theo sát thực tế thời sự, như "Đoàn kết toàn quốc chống Nhật", "Công bằng bình đẳng cho công nông lao động", "Xóa bỏ cái cũ, xây dựng một nước Trung Hoa mới". Quốc Dân Đảng chỉ tuyên truyền khẩu hiệu "đuổi Nhật, diệt Cộng", trong khi đó Đảng Cộng sản tuyên truyền khẩu hiệu "xây dựng một xã hội mới", hứa hẹn về một xã hội tốt đẹp hơn, một tương lai tươi sáng hơn, với mục tiêu dân giàu nước mạnh và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dần dần Đảng Cộng sản được nhân dân coi là phe chính nghĩa còn Quốc dân đảng bị coi là phe phi nghĩa trong mắt quần chúng và cả nội bộ Quốc Dân đảng, nhờ đó Đảng Cộng sản thu hút được người tốt, người tài, còn với Quốc Dân Đảng thì nổi lên một làn sóng "bỏ đảng theo Cộng", những người tốt, ưu tú, có tinh thần ái quốc, có tâm có tài trong Quốc Dân Đảng đều chuyển sang trận doanh của bên Đảng Cộng sản. Với sự thoái hóa biến chất của mình, Quốc Dân Đảng không còn thu hút được những hạt nhân tốt và sự ủng hộ rộng rãi trong xã hội Trung Quốc như thời Tôn Dật Tiên nữa. Họ chỉ còn thu hút được những thành phần cơ hội chính trị và quan chức tham nhũng, hai hàng, hoặc thông đồng với xã hội đen. Những thành phần này đi theo Quốc dân đảng chỉ đơn giản là vì mưu lợi cho bản thân, chứ không phải vì lý tưởng chính trị cách mạng cao cả hay chính nghĩa quốc dân. Phong trào "bỏ đảng theo Cộng" dâng lên mạnh mẽ trong nội bộ Trung Hoa Dân Quốc, từ quan đến lính, dẫn đến tình trạng đầu hàng, phản biến, nổi dậy, bỏ đảng, thay cờ, làm gián điệp, hoặc tự cướp lẫn nhau rồi bỏ trốn ra hải ngoại, gây nên cuộc khủng hoảng niềm tin to lớn trong Quốc dân đảng.

Tháng 7/1947, George Marshall cử Tướng Albert Wedemeyer sang Trung Quốc thu thập tin tức từ chính quyền và dân chúng. Trong báo cáo gửi tổng thống Truman, Wedemeyer yêu cầu Tưởng phải cải tổ chính trị, nhưng cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ủng hộ quân sự và kinh tế. Báo cáo tới tay Truman nhưng ông bỏ qua nó và cho rằng đề nghị của Wedemeyer là thiếu thực tiễn khi muốn Mỹ ủng hộ chính quyền tham ô, bất tài, trong lúc châu Âu mới là ưu tiên của Mỹ lúc đó. Vào thời điểm cuối cuộc chiến, Tưởng Giới Thạch sai vợ là Tống Mỹ Linh sang Washington cầu viện khẩn cấp nhưng bị chính phủ Mỹ đối xử lạnh nhạt và từ chối. Một trong những lý do là vì người Mỹ nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung lúc ấy đã quá chán nản và thiếu đi sự tôn trọng đối với một chính đảng tha hóa, bê bối, hỗn tạp và hỗn loạn như Quốc dân đảng thời Tưởng Giới Thạch. Đến tháng 12/1948, phía Mỹ đã kết luận rằng chẳng đáng để cứu chế độ Tưởng Giới Thạch, Đại sứ Mỹ John Leighton Stuart cho rằng Tưởng để mất lòng dân, và nếu cứ cố duy trì, Mỹ có thể "bị tố cáo vi phạm nguyên tắc dân chủ về quyền tự quyết khi giúp đỡ chế độ độc tài không đại diện cho ý chí của dân chúng"[3].

Tựu trung lại, nhân tố chủ yếu làm nên thắng lợi của Đảng Cộng sản là khả năng vận động, sự ủng hộ của dân chúng dành cho họ cao hơn hẳn đối thủ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong chiến tranh, còn quân đông đất rộng chỉ là nhân tố thứ yếu. Lịch sử Trung Quốc cho thấy "lòng dân" luôn là nhân tố chủ chốt quyết định thành bại: một triều đại mục nát, mất lòng dân thì dù quân đông đất rộng cũng phải sụp đổ và bị thay thế bởi triều đại mới, cuộc chiến này cũng không ngoại lệ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://news.sohu[liên kết hỏng]. Com/20081024/n260231630.shtml
  2. ^ Michael Lynch (2010). The Chinese Civil War 1945-49. Osprey Publishing. tr. 91. ISBN 978-1-84176-671-3. Com/books?id=rkJYue5dCJgC&pg=PA91 Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c Nội chiến Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch để mất ủng hộ của Mỹ, BBC Tiếng Việt, 5 tháng 7 2019
  4. ^ 《Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân Chiến sử giản biên》Nhà xuất bản Quân Giải phòng năm 1983
  5. ^ Ray Huang, cong dalishi jiaodu du Jiang Jieshi riji (Reading Chiang Kai-shek's diary from a macro-history perspective), Chinatimes Publishing Press, Taipei, 1994, p. 441-3
  6. ^ Lung Ying-tai, dajiang dahai 1949, Commonwealth Publishing Press, Taipei, 2009, p.184
  7. ^ a b c Nguyễn Anh Thái (chief author) & Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Ngọc Oanh, Trần Thị Vinh, Đặng Thanh Toán, Đỗ Thanh Bình (2002). Lịch sử thế giới hiện đại. Ho Chi Minh City: Giáo dục Publisher. tr. 320–322. ISBN 8-934980-11603 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c-C%E1%BB%99ng_n%E1%BB%99i_chi%E1%BA%BFn_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_hai