Wiki - KEONHACAI COPA

Quốc hội (Bhutan)

Quốc hội Bhutan

རྒྱལ་ཡོངས་ཚོགས་འདུ་
Dạng
Mô hình
Hạ viện của Nghị viện Bhutan
Lãnh đạo
Chủ tịch
Wangchuk NamgyelDNT
Từ 07 tháng 11, 2018
Phó Chủ tịch
Tshencho WangdiDNT
Từ 07 tháng 11, 2018
Lãnh đạo phe Chính phủ
Lotay Tshering
Thủ tướng BhutanDNT
Từ 07 tháng 11, 2018
Lãnh đạo phe Đối lập
Dorji WangdiDPT
Từ 07 tháng 11, 2018
Cơ cấu
Số ghế47
2018 Assemblee nationale du Bhoutan.svg
Chính đảngChính phủ (33)
  •      DNT (33)

Đối lập (14)

  •      DPT (14)
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuBầu cử hai vòng
Bầu cử vừa qua15 tháng 9 và 18 tháng 10, 2018
Trụ sở
Gyelyong Tshokhang, Thimphu
Trang web
Trang web Quốc hội Bhutan
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Bhutan

Quốc hội Bhutan là hạ nghị viện với 47 thành viên do nhân dân bầu lên, thuộc hệ thống Nghị viện lưỡng viện Bhutan[a] (bao gồm Quốc vươngHội đồng Quốc gia). Hạ viện Bhutan có nhiều quyền lực hơn so với Thượng viện Bhutan.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội Bhutan được thành lập dựa trên một sắc lệnh do đức vua Jigme Dorji Wangchuck ban hành vào năm 1953 và là một nghị viện đơn nhất trong cơ cấu tổ chức nhà nước dân chủ do ông lập ra. Vào năm 1971, đức vua Jigme Dorji Wangchuck cho phép Quốc hội phế truất Quốc vương đương nhiệm bằng một nghị quyết do ⅔ tổng số đại biểu Quốc hội tán thành và thông qua. Thủ tục trên được giữ lại trong Hiến pháp 2008 của Bhutan, bên cạnh đó còn bổ sung trường hợp thông qua nghị quyết chấp thuận cho Quốc vương đương nhiệm thoái vị tự nguyện bằng một nghị quyết do ¾ tổng số đại biểu Nghị viện và nhân dân cả nước thông qua.[1]

Hệ thống đầu phiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Các đại biểu Hạ viện được bầu lên bởi nhân dân tại các khu vực bầu cử nơi họ đại diện. Trong kỳ bầu cử đầu tiên, cử tri cả nước sẽ bỏ phiếu cho các đảng chính trị. Tại kỳ bầu cử thứ hai, hai đảng chính trị có số phiếu bầu cao nhất sẽ cử các đảng viên của mình để đại diện cho 47 khu vực bầu cử trên khắp cả nước. Một đảng viên sẽ trở thành đại biểu Hạ viện của một khu vực bầu cử khi họ nhận được số phiếu cao nhất trong kỳ bầu cử tại khu vực bầu cử nơi họ đại diện.[2]

Danh sách Chủ tịch Hạ viện Bhutan[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các đời Chủ tịch Hạ viện Bhutan[3]

TênChấp chínhRời nhiệm sở
Dasho Kesang Dawa19531955
Dasho Thinley Dorji19561963
Dasho Tamji Jagar19641965
Nidup Yanglop19661968
Dasho Kesang Dawa19691971
Dasho Shingkhar Lam19711974
Nidup Yanglop19741977
Dasho Tamji Jagar19771988
Lyonpo Sangye Penjor19881989
Dasho Passang Dorji19891997
Lyonpo Kinzang Dorji19972000
Dasho Ugyen Dorji20002007
Lyonpo Jigme Tshultim20082013
Lyonpo Jigme Zangpo20132018
Lyonpo Wangchuk Namgyel2018

Khu vực bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách 47 khu vực bầu cử Quốc hội Bhutan tính tới năm 2017:

HuyệnKhu vực bầu cửHuyệnKhu vực bầu cử
BumthangChhoekhor TangSamdrup JongkharDewathang Gomdar
Chhumig UraJomotshangkha Martshala
ChhukhaPhuentshoglingSamtseDophuchen Tading
Bongo ChapchhaPhuentshogpelri Samtse
DaganaDrukjeygang TsezaTashichhoeling
Lhamoi Dzingkha TashidingUgyentse Yoeseltse
GasaKhamaed LunanaSarpangGelegphu
Khatoed LayaShompangkha
HaaBji Kar Tshog UesuThimphuNorth Thimphu
SombaykhaSouth Thimphu
LhuentseGangzur MinjeyTrashigangBartsham Shongphu
Maenbi TsaenkharKanglung Samkhar Udzorong
MongarDramedtse NgatshangRadhi Sakteng
Kengkhar WeringlaThrimshing
MonggarWamrong
ParoDokar SharpaTrashi YangtseBomdeling Jamkhar
Lamgong WangchangKhamdang Ramjar
Pema GatshelKhar YurungTrongsaDraagteng Langthil
Nanong ShumarNubi Tangsibji
NganglamTsirangKilkhorthang Mendrelgang
PunakhaKabisa TalogSergithang Tsirang Toed
Lingmukha ToedwangWangdue PhodrangAthang Thedtsho
ZhemgangBardo TrongNyishog Saephu
Panbang

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội hiện tại là Quốc hội khóa 2 của Bhutan sau Hiến pháp 2008, được bầu vào ngày 13 tháng 7 năm 2013.

Các ủy ban[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội hiện nay có 10 ủy ban thường trực và con số này có thể thay đổi. Hai ủy ban được thành lập sớm nhất là Ủy ban Lập pháp và Ủy ban Tài chính Công vào năm 2003 và năm 2004. 8 ủy ban khác được tổ chức lại tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa II sau khi thực hiện nền dân chủ nghị viện. Các ủy ban và chức năng của chúng được quy định bởi Luật Quốc hội năm 2008 và Quy tắc nghị sự của Quốc hội năm 1997.[4]

  • Ủy ban Lập pháp
  • Ủy ban Tài chính Công (Ủy ban Hỗn hợp)
  • Ủy ban Đối ngoại
  • Ủy ban Văn hóa & Xã hội
  • Ủy ban Nhân quyền
  • Ủy ban Quản trị tốt
  • Ủy ban Phát triển Đô thị và Môi trường
  • Ủy ban Phụ nữ, Trẻ em và Thanh niên
  • Ủy ban Phát triển Kinh tế và Khu vực Tư nhân
  • Ủy ban Hoạt động của Nghị sĩ
  • Ủy ban Tài chính

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ sau đây gọi tắt Quốc hội Bhutan là "Hạ viện", Hội đồng Quốc gia Bhutan là "Thượng viện" và Nghị viện Bhutan là "Quốc hội".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Constitution of Bhutan” [Hiến pháp Bhutan] (PDF) (bằng tiếng Anh). Điều 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Electoral system IPU
  3. ^ Past Speakers National Assembly of Bhutan.
  4. ^ “Committees: List of Committees”. National Assembly of Bhutan.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_(Bhutan)