Wiki - KEONHACAI COPA

Phạm Thị Ngọc Trinh

Nghệ sĩ ưu tú
Ngọc Trinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Thị Ngọc Trinh
Ngày sinh
25 tháng 5, 1977 (47 tuổi)
Nơi sinh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên, Nhà sản xuất sân khấu
Gia đình
Chồng
Kim Se Hyuk
(cưới 2009⁠–⁠2014)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động2004 - nay
Trường pháiPhim truyền hình
Vai diễnVy trong Mùi ngò gai
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròĐạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất
Năm hoạt động1990 - nay
Đào tạoNghệ thuật Sân khấu 2
Thể loạiHài, Chính kịch
Vai diễnXàng trong Trái tim nhảy múa
Giải thưởng
Giải Mai Vàng 2007
Diễn viên
Giải Mai Vàng 2015
Đạo diễn

Phạm Thị Ngọc Trinh (thường gọi là Ngọc Trinh) sinh ngày 25 tháng 5 năm 1977, là nữ diễn viên kịch nói, truyền hình và là đạo diễn kiêm nhà sản xuất sân khấu kịch Việt Nam, bà được biết đến với vai diễn Vy trong bộ phim truyền hình Mùi ngò gai và vai diễn Xàng trong vở kịch Trái tim nhảy múa.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thị Ngọc Trinh sinh ngày 25 tháng 5 năm 1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong một gia đình bình dân không có truyền thống nghệ thuật, cha của bà là người Campuchia,[1][2] bà còn có một em gái. Yêu thích cải lương từ nhỏ và thần tượng Tài Linh, Ngọc Huyền, khi đang học lớp 11 và biết trường Nghệ Thuật Sân Khấu II tuyển sinh, Ngọc Trinh lén gia đình đi đăng ký với mong ước sau này sẽ được hóa thanh thành tiểu thư hay công chúa trên sân khấu cải lương. Nhưng vì lịch học cải lương trùng lặp với lịch học văn hóa nên bà chuyển sang học kịch nói.[3][2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1994, khi nhận được kết quả trúng tuyển diễn viên kịch nói khóa 15, Ngọc Trinh mới báo với gia đình, bà vừa theo học văn hóa vừa học kich tại trường Nghệ Thuật Sân Khấu II.[4] Năm học thứ hai, bà được NSƯT Bạch Lan - bấy giờ là giám đốc Đoàn kịch trẻ Thành phố - mời về đoàn đóng một số vai chính trong các vở Hoài Thu của tôi, Nữ Sinh, Hoa Thiên Lý trên cao.[2][3] Những tưởng đã có được nơi làm việc ổn định, nhưng năm 1997, Ngọc Trinh tốt nghiệp ra trường cũng là lúc Đoàn kịch bị giải thể. Dù có chút kinh nghiệm biểu diễn nhưng bà lúc này vẫn là một diễn viên mới ra trường nên không có nhiều cơ hội. Khi có ý định từ bỏ nghệ thuật để làm công việc khác thì cũng là thời điểm Sân khấu 135 Hai Bà Trưng của Phước Sang phát triển mạnh, đang chiêu mộ nhiều sinh viên và diễn viên trẻ. Ngọc Trinh xin vào đây và bắt đầu sự nghiệp từ những vai quần chúng. Sân khấu 5B khi dựng vở Ngôi nhà của chúng ta, đạo diễn của vở kịch là nghệ sĩ Hồng Vân đã chọn Ngọc Trinh đóng vai Bích Hồng thay cho diễn viên Hồng Đào - mới sang Mỹ định cư. Thời gian này, Ngọc Trinh vừa diễn chính kịch tại sân khấu 5B, vừa diễn hài ở sân khấu 135 Hai Bà Trưng.[3][2] Ngọc Trinh liên tiếp đạt được các giải thưởng cá nhân trong các năm 1998-1999.

Từ năm 2000 đến 2004, bà là diễn viên của Sân khấu kịch Idecaf.[5] Năm 2004, Ngọc Trinh chuyển về sân khấu Trần Cao Vân do các thầy của chị là Minh NhíQuốc Thảo sáng lập. Trong năm này Ngọc Trinh tham gia bộ phim truyền hình Lẵng hoa tình yêu và bắt đầu bén duyên với nhà sản xuất Kim Se Hyuk, người sau này là chồng của bà.[5] Gần trọn năm 2005, cùng các thành viên của sân khấu Trần Cao Vân nghỉ diễn và tập trung hết cho việc ra mắt sân khấu mới, nhưng vì gặp nhiều trục trặc về thủ tục hành chính nên khi vừa ra mắt chừng ba tháng thì sân khấu bị đóng cửa.[6][3] Ngọc Trinh cùng Lê Giang, Huy Cường, Thái Minh Nhiên lập Nhóm hài Lê Giang - Ngọc Trinh và nhận được các lời mời biểu diễn.[3][2] Ngoài diễn kịch sân khấu, Ngọc Trinh còn tham gia các vở kịch trên truyền hình, đóng phim dài tập và làm người dãn chương trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[7] Năm 2006, bà được nhận vai chính trong phim truyền dài tập Mùi ngò gai, bộ phim là bước ngoạt thành công trong sự nghiệp của bà, vì sức khỏe không cho phép nên Ngọc Trinh chỉ tham gia được hai phần đầu của bộ phim.[8][9] Trong thời gian điều trị bệnh, mọi vai diễn trên phim và sân khấu của Ngọc Trinh được giao cho Hồng Ánh.[10] Khi sức khỏe bình phục, bà nhận được lời mời tham gia bộ phim dài tập Hoa cỏ dại của hãng phim Minh Phương.[11] Năm 2007, Ngọc Trinh giành giải Mai Vàng hạng mục Diễn viên hài cho vai Xàng trong vở kịch Trái tim nhảy múa.

Từ năm 2009, Ngọc Trinh về làm diễn viên tại Sân khấu Thế Giới Trẻ, bà bắt đầu diễn nhiều dạng vai hơn, trong đó phải kể đến vai Bé Ba trong vở Đời Như Ý, một nhân vật có hai tính cách cả bi và hài,[3] trong năm này, Ngọc Trinh lần đầu đóng vai trò "bầu show" khi biên dịch và dàn dựng vở Kẻ nói dối đa tình dựa theo kịch bản của Hàn Quốc.[12] Năm 2011 và 2012, Ngọc Trinh cùng chồng là đạo diễn Kim Sea Hyuk mở các buổi triễn lãm những bức tranh 3D được họ đưa về từ Hàn Quốc.[13][14] Năm 2011, Ngọc Trinh học thêm chuyên ngành Đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, Ngọc Trinh đạt Huy chương vàng Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vai bé Ba trong vở Đời Như Ý của đạo diễn Bùi Quốc Bảo.[15] Năm 2013, Bà được kết nạp thành hội viên Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.[16] Năm 2014, Ngọc Trinh nhận thấy Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh thưa thớt xuất diễn trong khi mình đang cần điểm diễn, bà đàm phán Giám đốc Nhà hát lúc bấy giờ là nghệ sĩ Trần Khánh Hoàng để được thuê sân khấu để diễn mỗi ba ngày hằng tuần.[15] Bà lập ra mắt nhóm kịch xã hội với những gương mặt trẻ biểu diễn các vở Chỉ có thể là yêu, Kẻ nói dối đa tình, 49 ngày yêu tại Nhà hát kịch Thành phố, khi Khánh Hoàng nghỉ việc vì lý do bệnh tật, ông Trần Quý Bình tạm thời thay thế điều hành Nhà hát và hủy bỏ hợp đồng với nhóm của Ngọc Trinh.[17][18] Nghệ sĩ Khánh Hoàng và Ngọc Trinh thỏa thuận miệng nhau về việc dàn dựng và biểu diễn các vở kịch theo phương thức xã hội hóa. Kinh phí 100% do Ngọc Trinh bỏ ra, lợi nhuận sẽ được chia cho hai bên. Những rắc rối này dẫn đến vụ kiện kéo dài 4 năm, Ngọc Trinh khởi kiện đòi bồi thường hơn 546 triệu đồng.[19] Tòa án sơ thẩm ra phán quyết Nhà hát kịch Thành phố phải bồi thường 233 triệu đồng, nhưng cả bên nguyên đơn lẫn bị đơn đều kháng cáo. Ngọc Trinh chấp nhận khoản bồi thường mà tòa sơ thẩm tuyên, nhưng đại diện Nhà hát kịch không chấp nhận với lý do họ không có kinh phí và muốn bồi thường bằng cách hỗ trợ 52 suất diễn cho nhóm kịch của Ngọc Trinh. Phán quyết cuối cùng vào năm 2018 do Tòa án phúc thầm đưa ra buộc Nhà hát Kịch thành phố phải thanh toán cho 233 triệu đồng chi phí đầu tư có hóa đơn của Ngọc Trinh.[20]

Năm 2019, Ngọc Trinh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[17] Bà là giảng viên nghệ thuật trường Đại học Văn Lang, vừa lớp Diễn viên kịch điện ảnh truyền hình và thỉnh giảng tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM và các trung tâm đào tạo diễn viên khác.[21]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian học tại trường Nghệ Thuật Sân Khấu II, lớp của Ngọc Trinh do diễn viên Công Ninh làm chủ nhiệm, sau khi vở Nữ Sinh được công diễn, hai người cũng chính thức công khai tình cảm,[22] được sự đồng ý của hai đình, họ đã có dự định kết hôn nhưng không thực hiện được, mối tình của họ tình kéo dài 10 năm, tới năm 2005 họ chia tay.[23][24]

Tháng 12 năm 2009, Ngọc Trinh kết hôn với đạo diễn, nhà sản xuất truyền hình người Hàn Quốc Kim Se Hyuk.[25] Bà từng qua Hàn sinh sống cùng chồng một thời gian, rồi về ở hẳn Việt Nam, hai người không có con cái và sau đó ly hôn năm 2017.[26]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Vở diễnVai diễn / Vai tròSân khấu / Nhà sản xuấtChú thích
Hoài Thu của tôiHoài ThuĐoàn kịch Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh[3]
Nữ SinhThục
Hoa Thiên Lý trên caoThiên Lý
Tôi là ai?Nhục Thị Thanh Nhã
Ngôi nhà của chúng taBích Hồng5B Võ Văn Tần
Ngôi nhà của những linh hồnHạnh
Bàn tay của trờiHoa
Phương thuốc thần kỳCông chúa
Tiếng giày đêmSen[27]
Kẻ nói dối đa tìnhMai Trinh (dàn dựng)[12]
Chuyện chúng mìnhAnh ThưKịch truyền hình - HTV[7]
Ai mất mất aiChủ quán
Trái tim nhảy múaXàng[3]
Đời như ýBé Ba
Xóm nhỏ Sài GònBé HaiSân khấu IDECAF
Bí mật nhà xácMai
Hãy yêu nhau đi
Trạng QuỳnhTiểu thư[7]
Tin ở hoa hồngNhà hát Tuổi trẻ Hà Nội[28]
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy TinhMỵ Châu
Mua chồng 30 vạnTuyết Lan[29]
Ra Giêng anh cưới emRồi
Trọn đời bên emLý Hải[30]
Đi tìm con cá lặnA hoàn
Búp bê không biết khócMiên[31]
Am khuyaTiểu LiênNhà hát Thế Giới Trẻ
Mưa bóng mâyBà Vy[31]
Hồn Trương Ba, da hàng thịtBé Lài
Công chúa sao hỏaSân khấu kịch Hồng Vân
Cũng cần có nhauNgười vợSân khấu Trần Cao Vân
Bí mật Cẩm tú đàiHoàng hậu Khiết ChâuSân khấu Quốc Thảo
Chuyện của Dung(đạo diễn)Đoàn Cải lương Long An
Bất ngờ chưa bà già?HằngNhà Văn hóa Thanh niên[31]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămChương trìnhVai diễn / vai tròGhi chúChú thích
2005Ai nhanh hơn?(dẫn chương trình)[7]
2005Lẵng hoa tình yêuThảoTập: Bà Tư bán rau[32]
2006Ai là ai?(dẫn chương trình)[6]
Mùi ngò gai (phần 1+2)Vy
2008Khu vườn bí ẩnDì Tư[33]
2009Hoa cỏ dại[11]
2010Người đẹp lỡ thìTam Lang
2016Giấc mơ phát tàiTươi
Siêu nhí tranh tài(giám khảo khách mời)Bán kết 1
2017Khẩu vị vị ngôi sao(khách mời)
Giấc mơ 30 giây[34]
Chung cư ảo diệu
Tình yêu tên cướp
2018Cuộc chiến mỹ vịKhách mờiTập 21
2018Tiệm tóc tình yêuTuyềnSitcom
Nè biết gì chưa 888
Tài tử miệt vườn(đạo diễn)
2020Xin chào hạnh phúcTập: Một lần làm thiếu gia[35]
2021Đứa em thừa kếLan
Đố ba biết mẹ đang nghĩ gìBà My
Nữ hoàng LivestreamLucy
2023Dưới bóng bình yênBảy Duyên
2023Khi nào ta yêu nhauLành[36]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềVai diễnChú thích
2018Thạch ThảoMẹ Thảo[37]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cá nhân
NămGiải thưởngHạng mụcKết quảVai diễnVở diễnChú thích
1998Liên hoan sân khấu hài toàn quốcDiễn viênHuy chương bạcVợ anh lơ xeVụ án con bò[3][38]
Liên hoan sân khấu Mùa ThuDiễn viên trẻ được yêu thíchBé HaiXóm nhỏ Sài Gòn
1999Giải Tài năng trẻ Thành phố Hồ Chí MinhDiễn viên hài được yêu thíchĐoạt giảiCông chúaPhương thuốc thần kỳ
2007Mai VàngDiễn viên hàiĐoạt giảiXàngTrái tim nhảy múa
2012Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốcDiễn viênHuy chương vàngBé BaĐời như ý
2015Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốcHuy chương vàngSenTiếng giày đêm[27]
2020Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về hình tượng người chiến sĩ công an nhân dânHuy chương vàngMiênBúp bê không biết khóc[35]
2021Liên hoan Kịch nói toàn quốcHuy chương vàngBà VyMưa bóng mây[31]
Giải thưởng cho tác phầm
2015Mai VàngVở diễn sân khấuĐoạt giảiĐạo diễn49 ngày yêu[17]
2015Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốcHuy chương vàngDàn dựngTiếng giày đêm[27]


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phương Trang (24 tháng 9 năm 2005). “Ngọc Trinh - "cô gái Miên". Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b c d e Kim Khánh (31 tháng 5 năm 2014). “Diễn viên Ngọc Trinh: Cảm ơn những ngày khốn khó”. báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g h i Bà Tám (28 tháng 8 năm 2012). “Ngọc Trinh: Sở trường vừa bi vừa hài”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Thanh An (16 tháng 8 năm 2020). “Ngọc Trinh: "Chỉ cần làm nghệ thuật là tôi hạnh phúc". Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ a b Đạt Nhi (31 tháng 8 năm 2019). “Ngọc Trinh 'Mùi ngò gai' nhận danh hiệu NSƯT: Không phải may mắn!”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b Quang Thi - Phương Anh (19 tháng 7 năm 2004). “Quốc Thảo, Minh Nhí "bặt tăm" bên Mỹ: Ở luôn hay về?”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ a b c d Thanh Hiệp (29 tháng 11 năm 2006). “Ngọc Trinh - ấn tượng và độc đáo”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Lê Anh (21 tháng 11 năm 2021). “Dàn diễn viên "Mùi ngò gai" tái hợp sau 15 năm, tiết lộ hậu trường "dở khóc dở cười". Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ Thoại Hà (7 tháng 12 năm 2009). “Vy của "Mùi ngò gai" lên xe hoa”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ V.Q (27 tháng 9 năm 2007). “Hồng Ánh thế chỗ Ngọc Trinh trong Mùi ngò gai”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ a b Hàn Quốc Việt (10 tháng 7 năm 2009). “Ngọc Trinh: Sẽ sớm "khai báo" về người ấy”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ a b Quân Ngọc (1 tháng 4 năm 2009). “Ngọc Trinh đã thành 'bà bầu'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Tiểu Quyên (29 tháng 11 năm 2011). “Ngọc Trinh vui nhộn cùng tranh 3D”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ B.Vân (15 tháng 6 năm 2012). “Ngọc Trinh "quậy tưng" cùng Khương Ngọc, Hoàng Phi”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ a b Hoàng Hoài Hương (29 tháng 6 năm 2015). “Nỗi buồn của Ngọc Trinh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Thanh Hiệp (22 tháng 1 năm 2013). “Ngọc Trinh hạnh phúc gia nhập Hội Sân khấu TPHCM”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ a b c Tâm Giao (27 tháng 8 năm 2019). “Ngọc Trinh, Cát Tường được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ Thanh Hiệp (10 tháng 6 năm 2015). “Ngọc Trinh khẳng định 'làm đến cùng' vụ tố nghệ sĩ Khánh Hoàng”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Tâm Lụa (24 tháng 7 năm 2017). “Nhà hát kịch kháng cáo vụ kiện của diễn viên Ngọc Trinh”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ Tâm Lụa (8 tháng 5 năm 2018). “Ngọc Trinh thắng kiện Nhà hát kịch thành phố”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  21. ^ Tùng Nguyên (26 tháng 8 năm 2022). “Cuộc sống thăng trầm của NSƯT Ngọc Trinh sau 16 năm đóng 'Mùi ngò gai'. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ theo Thời Trang Trẻ (4 tháng 5 năm 2002). “Công Ninh - Ngọc Trinh: Hạnh phúc từ sự đối lập”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ theo Thế Giới Văn Hóa (12 tháng 12 năm 2006). “Ngọc Trinh: 'Chúng tôi có duyên mà không có nợ'. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ nguyenquyen (7 tháng 8 năm 2009). “Ngọc Trinh: Tôi không tin mình là người tốt”. Tạp chí Gia Đình. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ Quân Ngọc (12 tháng 12 năm 2009). “Ngọc Trinh tiết lộ ảnh cưới”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ Lê Công Sơn (19 tháng 4 năm 2018). “Ngọc Trinh chia tay chồng Hàn Quốc”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  27. ^ a b c “Ngọc Trinh thắng lớn cùng vở kịch nói 'Tiếng giày đêm'. Báo Phụ Nữ Việt Nam. 26 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  28. ^ Hải Anh (28 tháng 11 năm 2003). “Thành Lộc và cách tân trong nhạc kịch 'Tin ở hoa hồng'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  29. ^ thanhhiep (17 tháng 12 năm 2011). “Ngọc Trinh khốn khổ vì "quả báo". báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  30. ^ Hà Tùng Long (27 tháng 8 năm 2009). “Ngọc Trinh gặp tai nạn giao thông”. Znews.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  31. ^ a b c d Đông A (28 tháng 1 năm 2023). “NSƯT Ngọc Trinh vẫn nặng lòng cùng sân khấu”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  32. ^ Nguyễn Chương (2 tháng 2 năm 2005). “Lẵng hoa tình yêu, một thể nghiệm vui”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  33. ^ Phương Trang (2 tháng 2 năm 2008). “Ngọc Trinh trở lại vào dịp Tết”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  34. ^ Anh Thư - Hồng Nhi (5 tháng 6 năm 2017). “Ngọc Trinh 'Mùi ngò gai': Tôi và chồng rất muốn có con mà chưa được”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  35. ^ a b Nguyên Vân (18 tháng 11 năm 2020). “Ngọc Trinh 'mùi ngò gai' tái xuất màn ảnh nhỏ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  36. ^ Đông A (23 tháng 9 năm 2023). “NSƯT Ngọc Trinh: "Tôi trân trọng mọi trải nghiệm ở hiện tại!". Báo Phụ nữ Việt Nam Điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  37. ^ Thành Lâm (14 tháng 7 năm 2018). “Ngọc Trinh tiếc nuối thanh xuân”. Báo Phụ Nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  38. ^ Hoàng Kim (3 tháng 11 năm 2013). “Ngọc Trinh 'tự dưng thèm con'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Th%E1%BB%8B_Ng%E1%BB%8Dc_Trinh