Wiki - KEONHACAI COPA

Bảo Quốc

Nghệ sĩ Ưu tú
Bảo Quốc
NSƯT Bảo Quốc tại nhà riêng.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lư Bảo Quốc
Ngày sinh
11 tháng 9, 1949 (74 tuổi)
Nơi sinh
Tây Ninh, Quốc gia Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Hoa Kỳ
Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên hài
Diễn viên kịch
Diễn viên điện ảnh
Nghệ sĩ cải lương
Gia đình
Bố mẹ
Lư Hòa Nghĩa (cha)
Nguyễn Thị Thơ (mẹ)
Hôn nhân
Nguyễn Ngọc Thu Thủy
Con cái
Hồng Loan
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Sự nghiệp nghệ thuật
Thể loạiphim hành động
Giải thưởngXem phần Các giải thưởng
Website

Bảo Quốc (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1949) là một diễn viên hài kịch và cải lương của miền Nam Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên đầy đủ là Lư Bảo Quốc, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1949 tại xã Thái Hiệp Thạnh, Tây Ninh (nay thuộc phường 1, thành phố Tây Ninh). Là con thứ 6 trong một gia đình có 10 người con, cha là ông Lư Hòa Nghĩa, tức Năm Nghĩa (1911-1959), một nghệ sĩ cải lương có tiếng tại miền Nam thời bấy giờ, mẹ là bà Nguyễn Thị Thơ (1920-1988), thường được gọi với cái tên "bầu Thơ", chủ đoàn cải lương Thanh Minh, một trong 5 đoàn hát nổi tiếng nhất Sài Gòn thời kỳ những năm 1950–1972. Bảo Quốc còn một người chị cùng mẹ khác cha là nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời NSƯT Thanh Nga.

Gia đình NSƯT Bảo Quốc còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:

Ngoài những người làm nghệ thuật thì ông còn có một đứa con trai cả tên là Hòa Thanh (có vợ là Ngọc Bích). Hòa Thanh và Ngọc Bích (đã ly hôn) là cha mẹ của diễn viên hài Gia Bảo.

Một số vai diễn tiêu biểu của ông như: vai Chương Hầu trong vở "Tiếng trống Mê Linh", vai chính của vở hài kịch "Con ma nhà họ Hứa", vai Bùi Kiệm trong vở "Kiều Nguyệt Nga", vai Hai Xiên trong vở "Bàn thờ Tổ một cô đào", vai Y xì ke trong "Bóng tối và ánh sáng"... Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1991.[1]

Vợ chồng nghệ sĩ Bảo Quốc (bên trái) và diễn viên Đại Nghĩa.

Ngày 6 tháng 2 năm 2015, khi 65 tuổi ông đã có cháu cố đầy tháng.[2] Hiện nay, cả gia đình ông định cư tại Little Saigon, Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Cải lương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bên cầu dệt lụa (vai Tất Đạo)
  • Tiếng trống Mê Linh (vai Chương Hầu)
  • Thái hậu Dương Vân Nga (vai Đinh Lăng)
  • Trạng Quỳnh (diễn chung với Minh Phụng, Linh Huệ)
  • Giữa chốn bụi hồng
  • Kiều Nguyệt Nga
  • Bàn thờ Tổ một cô đào
  • Bóng tối và ánh sáng (vai Y xì ke)
  • Mục Liên tìm mẹ
  • Người đẹp giữa rừng khuya
  • Lan và Điệp (vai Bếp Sặc)
  • Nửa đời hương phấn (vai Chú Năm Xe Rác)
  • Rồi 30 năm sau

Hài đã đóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sui gia đại chiến
  • Taxi may mắn
  • Về quê ăn Tết
  • Câu chuyện đầu xuân
  • Nghệ thuật buôn bán
  • Lò võ dỏm
  • 5 chàng kép già
  • Chuyện ba cái bánh
  • Cá độ
  • Mướn chồng
  • Vô tình
  • Ly miêu hoán chúa
  • Đi đêm có ngày gặp ma
  • Chuyện Trạng
  • Trạng chết, chúa băng hà
  • Nỗi oan Thị Mầu
  • Ăn mày tìm con
  • Đường lên đỉnh G
  • Món quà tất niên
  • Những đứa con ngỗ nghịch
  • Chí khí tuổi già

Kịch đã đóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cưới dùm
  • Con ma nhà họ Hứa
  • Cánh đồng gió
  • Làm người ai làm thế
  • Cậu Tèo về nước
  • Sự lừa dối đáng yêu

Phim đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Liveshow[sửa | sửa mã nguồn]

  • 50 năm vui cười cùng sân khấu (2009)
  • 52 năm góp với nhân gian một tiếng cười (2011)

Trình diễn trên sân khấu hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Paris By Night[sửa | sửa mã nguồn]

STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Hài kịch "Ông Táo Chầu Trời" (Nguyễn Ngọc Ngạn)Việt Hương, Thúy Nga, Hoài Tâm, Duy Trường, Nguyên KhoaParis By Night 1102014

Trung tâm Vân Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Hài kịch "Nhuệ Khí Tuổi Già"Ngọc Giàu, Kim Tử LongVân Sơn 422009
2Hài kịch "12 con giáp"Vân SơnVân Sơn 43

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy chương vàng giải Thanh Tâm 1967
  • Danh hài được yêu thích nhất năm 1976
  • Đệ Nhất Danh Hài, báo Sân khấu bình chọn năm 1991
  • Từ 1991 đến 2001 vẫn được bầu chọn là Đệ Nhất Danh Hài của báo Sân khấu tổ chức
  • Giải Cù Nèo Vàng năm 1996 do báo Tuổi Trẻ Cười tổ chức
  • Đoạt Giải Mai Vàng trong 4 năm liên tiếp 1993–1996 do báo Người Lao động tổ chức
  • Giải Tôn Vinh Nghệ sĩ trong Gala Cười năm 2003
  • Huy chương vàng Vai phụ xuất sắc năm 1979 tại Hải Phòng
  • Giải Mai Vàng năm 2006

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc: Cánh chim nghệ thuật vẫn mong ước được bay cao[liên kết hỏng], Cải lương Việt Nam.
  2. ^ “Vợ chồng nghệ sĩ Bảo Quốc mừng đầy tháng chắt”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 20 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo Quốc hát bài Gặp Nhau Làm Ngơ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, song ca với nghệ sĩ Hồng Nga trong cuốn video Gặp May, thu hình vào tết Đinh Sửu năm 1997:

Nhớ khi xưa lạ nhau, chung một đường kẻ trước, người sau. Chàng lặng đi theo nàng, hát vu vơ mấy câu nhạc tình. Nàng làm như vô tình, gái đoan trinh dễ đâu làm quen. Lối đi qua nhà em nghe nồng nàn mùi Dạ Lý thật thơm (đó).

Khi đêm sang đom dóm đong đưa, giờ nàng đã ngáy chưa? Đi lang thang khuya lắc khuya lơ, đèn nhà ai tắt sớm. Mang suy tư thao thức đêm mưa, chàng ngồi viết (một) đống thơ. Hai hôm sau mới dám trao thơ, nàng nhận nhưng làm thinh.

Nhớ khi xưa còn thơ, tuy thương thầm nhìn nhau cứ lặng câm (như là hến đó). Chuyện tình yêu ban đầu, mấy ai may mắn chung nhịp cầu. Nàng đội hoa theo chồng, nước mắt tôi rớt bên dòng sông. Đã không như là mơ, nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ (nhé).

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_Qu%E1%BB%91c