Wiki - KEONHACAI COPA

NhacSo.net

NhacSo.net
Loại website
Âm nhạc kỹ thuật số
Mạng xã hội
Có sẵn bằngtiếng Việt
Giải thể3 tháng 10 năm 2016
Quốc gia khởi đầu Việt Nam
Chủ sở hữuFPT Online (2005–2014) FPT Telecom (2014–2016)
Nhà sáng lậpPhùng Tiến Công
Yêu cầu đăng kýBắt buộc
Bắt đầu hoạt động3 tháng 6 năm 2005

NhacSo.net là một dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số ra mắt lần đầu vào năm 2005, được coi là một trong những trang web âm nhạc trực tuyến đầu tiên và lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hoạt động.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

NhacSo.net chính thức ra mắt lần đầu vào ngày 3 tháng 6 năm 2005, dưới sự quản lý của FPT Online.[1] Đến đầu 2011, phiên bản mạng xã hội 2.0 của trang web được phát hành.[2] Sau khi thuộc về quản lý của FPT Telecom vào năm 2014,[2] ứng dụng NhacSo.net đã ra mắt vào tháng 4 năm sau.[3] Ngày 3 tháng 10 năm 2016, NhacSo.net chính thức dừng hoạt động.[1][2][3]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Được coi là trang web âm nhạc có bản quyền đầu tiên ở Việt Nam,[4] tại thời điểm hoạt động, NhacSo.net đã nhanh chóng trở thành một trong những trang web âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam.[4][5] Có thời điểm trang web sở hữu lượng người dùng cao nhất so với các trang tương tự.[2] Tuy nhiên, từ sau những năm thập niên 2000, số lượng người truy cập trang web đã suy giảm,[6][7] được cho là vì chậm cải tiến trong tính năng sử dụng và không có đổi mới về công nghệ theo xu hướng hiện thời,[8] dù đã trải qua hai lần nâng cấp vào 2011 và 2015 và buộc phải dừng hoạt động sau đó vào năm 2016 để thay đổi mô hình hoạt động.[8]

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

NhacSo.net từng gặp phải nhiều bê bối về vi phạm bản quyền âm nhạc. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2008, Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế đã có văn bản gửi công ty chủ quản tại thời điểm là FPT Online về việc đưa các bản nhạc quốc tế lên trang web mà chưa có sự cho phép trước về bản quyền.[9] Ngày 21 tháng 11 năm 2013, cùng với hai trang web khác, NhacSo.net bị Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) gửi công văn đến Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchBộ Thông tin và Truyền thông cũng như Cục bản quyền tác giả Việt Nam về hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của hiệp hội sau khi hợp đồng về quyền sử dụng các tác phẩm trên đã kết thúc và không được gia hạn kể từ tháng 7.[10][11] Đại diện của NhacSo.net sau đó cho biết đã rút nhạc từ kho của RIAV xuống từ lâu vì các điều khoản trong hợp đồng do bên trung gian được ủy quyền là VNG đưa ra không thích hợp và việc đơn vị sở hữu những bản nhạc trên không có phản hồi gì về số bài hát còn tồn tại trên trang web.[12] Bản thân NhacSo.net cũng từng có tranh chấp với RIAV về việc sở hữu bản quyền những bài hát do các hãng băng đĩa trong nước ghi âm.[7]

Trước đó vào năm 2011, NhacSo.net và bảy trang web âm nhạc khác đã bị ca sĩ Thái Thùy Linh gửi công văn cảnh cáo nhiều lần vì tự ý đăng trái phép những ca khúc trong album "Bộ đội" khiến cho doanh thu của album bị lỗ.[13][14] Cũng vào tháng 4 năm 2007, trang web vướng phải chỉ trích vì lợi dụng ngày mất của Trịnh Công Sơn để tạo buổi giao lưu trực tuyến với người đã khuất thông qua nhà ngoại cảmPhan Thị Bích Hằng và sau đó bất ngờ thông báo hủy bỏ, được cho là nhằm thu hút người truy cập trang.[15]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Emily (4 tháng 10 năm 2016). “Nhacso.net chính thức đóng cửa ngày hôm nay - Tạm biệt nơi lưu giữ những ký ức âm nhạc”. GameSao. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d Tố Nga (5 tháng 10 năm 2016). “FPT Telecom chính thức 'khai tử' nhacSO.net”. Tạp chí Đầu tư Tài chính. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b Thành Luân (4 tháng 10 năm 2016). “Dịch vụ nhạc trực tuyến nhacso.net chính thức đóng cửa”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ a b Hoài Phương, Tiến Vũ, FBNV, Kiều Nhi, Bảo Suzu (2 tháng 9 năm 2020). “Nhạc số Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Cơ hội nào cho goMusic tham gia thị trường nhạc trực tuyến?”. ictnews.vietnamnet.vn. VietNamNet. 24 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Thế Phương (4 tháng 10 năm 2016). “FPT Telecom chính thức đóng cửa nhacSO.net”. ictnews.vietnamnet.vn. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ a b “Những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số”. VnExpress. ictnews.vietnamnet.vn. 20 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ a b Xuân Lan (4 tháng 10 năm 2016). “NhacSo.net phải đóng cửa vì chậm đổi mới”. Tạp chí điện tử Viettimes. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ H.Hà (28 tháng 8 năm 2008). “IFPI kiện nhacso.net vi phạm bản quyền âm nhạc”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ M.Khuê (21 tháng 11 năm 2013). “24H, FPT Online, Nhaccuatui bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ T.Thúy (22 tháng 11 năm 2013). “3 website nghe nhạc lớn bị tố vi phạm bản quyền nhạc số”. Báo Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Quỳnh Nguyễn (23 tháng 11 năm 2013). “Bản quyền nhạc số đến hồi gay cấn”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Thế Phương (19 tháng 8 năm 2012). “Điểm mặt những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số”. Người lao động. ictnews.vietnamnet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Hoàng Lân (13 tháng 10 năm 2011). “Thái Thùy Linh quyết tâm "đòi nợ" 8 trang web vi phạm bản quyền”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Đỗ Trọng (4 tháng 4 năm 2007). “Nhacso.net xúc phạm linh hồn người quá cố?”. Dân trí. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/NhacSo.net