Wiki - KEONHACAI COPA

NhacCuaTui

NhacCuaTui
Ảnh chụp màn hình
Loại doanh nghiệpCông nghệ
Loại website
Âm nhạc kỹ thuật số
Mạng xã hội
Có sẵn bằngtiếng Việt
Thành lập2007
Trụ sởThành phố Hồ Chí Minh
Quốc gia khởi đầu Việt Nam
Chủ sở hữuNCT Corporation
Nhà sáng lậpNhan Thế Luân
Websitewww.nhaccuatui.com
Yêu cầu đăng kýTùy chọn
Số người dùng36,2 triệu (tính đến năm 2020)
Bắt đầu hoạt động5 tháng 8 năm 2007; 16 năm trước (2007-08-05)

NhacCuaTui là một dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số thành lập từ năm 2007, được xem là một trong những trang web âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

NhacCuaTui chính thức ra mắt lần đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 2007 với ý tưởng ban đầu là nơi để chia sẻ những bài hát yêu thích của bản thân.[1][2][3] Sau đó cùng năm, công ty NCT Corporation được thành lập và đi vào hoạt động.[2] Năm 2011, ứng dụng NhacCuaTui hỗ trợ trên các hệ điều hành như iOSAndroid cũng như phiên bản WAP của trang web đã được phát hành.[4]

Tính năng[sửa | sửa mã nguồn]

Các tính năng của NhacCuaTui hiện nay bao gồm nghe nhạc miễn phí chất lượng cao 320 Kbps, tải nhạc, tải video, tạo danh sách nhạc cá nhân, hẹn giờ tắt nhạc, công cụ nhận dạng bài hát và Equalizer.[5][6][7][8]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với Zing MP3, NhacCuaTui được coi là một trong những trang web âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam.Trang web cũng là đơn vị phát hành nhạc trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam.[3] Theo một thống kê vào năm 2020, NhacCuaTui sở hữu tổng cộng 36,2 triệu người đăng ký tài khoản, trong đó có 13 triệu người dùng thường xuyên.[9]

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2013, NhacCuaTui cùng với hai trang web khác đã bị Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) gửi công văn đến Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchBộ Thông tin và Truyền thông cũng như Cục bản quyền tác giả Việt Nam về hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của hiệp hội sau khi hợp đồng về quyền sử dụng các tác phẩm trên đã kết thúc và không được gia hạn kể từ tháng 7.[10][11][12] Đại diện của NhacCuaTui sau đó cho biết đã rút nhạc từ kho của RIAV xuống từ lâu vì các điều khoản trong hợp đồng do bên trung gian được ủy quyền là VNG đưa ra không thích hợp, cũng như việc đơn vị sở hữu những bản nhạc trên không có phản hồi gì về số bài hát còn tồn tại trên trang web.[13] Trước đó vào năm 2011, NhacCuaTui và bảy trang web âm nhạc khác từng bị ca sĩ Thái Thùy Linh gửi công văn cảnh cáo nhiều lần vì tự ý đăng trái phép những ca khúc trong album "Bộ đội" khiến cho doanh thu của album bị lỗ.[14][15]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thùy Dương (2 tháng 8 năm 2017). “NhacCuaTui - 10 năm một chặng đường”. NhacCuaTui. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Thanh Bình (28 tháng 10 năm 2011). “CEO Nhaccuatui khởi nghiệp với 10 USD”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b Quỳnh Nguyễn (23 tháng 8 năm 2019). “Nhan Thế Luân: Mong mỗi trái tim người Việt đều có NhacCuaTui”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ “NhacCuaTui ra mắt Wapsite và ứng dụng NhacCuaTui version 3.0”. NhacCuaTui. 28 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ “NhacCuaTui ra mắt tính năng 'Nhận Dạng Bài Hát'. NhacCuaTui. 5 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ “[FAQs] Các tính năng cơ bản tại NhacCuaTui.com”. NhacCuaTui. 13 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Trung Thanh (21 tháng 10 năm 2019). “Trải nghiệm những tính năng mới trên app NhạcCuaTui”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Trâm Anh (3 tháng 10 năm 2019). “Khám phá những tính năng siêu thú vị trên app NhacCuaTui”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Hà Linh (31 tháng 5 năm 2020). “Mạng xã hội trong nước có hơn 33,5 triệu người dùng”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ M.Khuê (21 tháng 11 năm 2013). “24H, FPT Online, Nhaccuatui bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ T.Thúy (22 tháng 11 năm 2013). “3 website nghe nhạc lớn bị tố vi phạm bản quyền nhạc số”. Báo Đầu tư. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Bùi Tuyết (22 tháng 11 năm 2013). “3 "ông lớn" nhạc trực tuyến bị "tố" vi phạm bản quyền âm nhạc”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Quỳnh Nguyễn (23 tháng 11 năm 2013). “Bản quyền nhạc số đến hồi gay cấn”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Thế Phương (19 tháng 8 năm 2012). “Điểm mặt những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số”. Người lao động. ictnews.vietnamnet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Hoàng Lân (13 tháng 10 năm 2011). “Thái Thùy Linh quyết tâm "đòi nợ" 8 trang web vi phạm bản quyền”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/NhacCuaTui