Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Thước

Nghệ sĩ nhân dân
Nguyễn Thước
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1953 (70–71 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2012)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1990 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim tài liệu
Tác phẩmĐất lạnh
Cỏ xanh im lặng
Không chỉ là thương hiệu
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2022)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1993
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1996
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1999
Quay phim xuất sắc

Nguyễn Thước (sinh năm 1953) là một đạo diễn phim tài liệu Việt Nam nổi tiếng, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001 và Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2012. Năm 2022, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho 3 bộ phim Đất lạnh, Cỏ xanh im lặngKhông chỉ là thương hiệu.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thước sinh năm 1953 tại Hà Nội. Năm 1982, ông tốt nghiệp khóa quay phim của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Trong những năm theo học tại trường, ông thường xuyên theo học tập các đạo diễn làm phim truyện. Tuy nhiên đến khi ra trường, ông lại chọn về làm việc tại Hãng phim Tài liệu khoa học và Trung ương.[1]

Trong khi nhiều bạn cùng trang lứa đã dần dần có danh tiếng thì Nguyễn Thước vẫn chưa có thành tích nổi bật. Cho đến năm 1993, ông giành giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam nhờ bộ phim tài liệu Dòng sông ánh sáng thực hiện cùng đạo diễn Lê Mạnh Thích. Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Thước tham gia khóa học nâng cao dành cho các nhà làm phim trẻ do Chính phủ Pháp tài trợ và được đạo diễn người Mỹ Robert Kramer (en) trực tiếp giảng dạy.[2] Sau đó, ông đã được Robert Kramer chọn phụ quay cho bộ phim Điểm xuất phát (tiếng Pháp: Point de départ).[3] Năm 1999, ông tốt nghiệp khóa đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.[4]

Năm 2011, Nguyễn Thước từng nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho 3 tác phẩm Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân @Chất xám. Tuy nhiên hồ sơ lần này đã nhận phải sự không đồng tình từ một số đồng tác giả của các tác phẩm này, trong đó có hai nhà biên kịch Phan Thanh Tú và Phan Huyền Thư.[5][6] Hai nhà biên kịch cho rằng Nguyễn Thước nộp hồ sơ xin xét tặng giải thưởng với tư cách "tác giả" của những bộ phim này là không hợp lý khi chỉ nhà biên kịch và tác giả lời bình mới được xem là "tác giả sáng tác của lĩnh vực văn học nghệ thuật" cho các bộ phim và đã gửi thư kiến nghị lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Thước đã phản đối ý kiến này, bởi đã có sự thay đổi trong quy định xét tặng giải thưởng kể từ năm 2005 khi đạo diễn các bộ phim cũng được xét giải thưởng với tư cách đồng tác giả một cách độc lập với các biên kịch. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng đưa ra ý kiến tương tự.[7] Thứ trưởng Bộ Văn hóa là Lê Khánh Hải đã khẳng định đạo diễn Nguyễn Thước có quyền nộp hồ sơ xét tặng giải thưởng với tư cách đạo diễn; tuy nhiên vì không có sự đồng thuận của các tác giả khác mà Nguyễn Thước không có tên trong danh sách xét duyệt hồ sơ lần này.[8]

Năm 2022, ông chính thức được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho 3 bộ phim tài liệu bao gồm Đất lạnh, Cỏ xanh im lặngKhông chỉ là thương hiệu.[9] Đồng thời trong đợt trao thưởng này, anh trai ông là nhà văn Nguyễn Văn Thọ cũng nhận được giải thưởng này.[10]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimĐạo diễnGhi chúNguồn
1990Dòng sông ánh sángNSND Lê Mạnh Thích[11]
1993Hà Nội có cầu Long Biên[12]
1995Chìm nổi sông hươngNSND Lê Mạnh Thích[13]
1996Cuộc hội ngộ sau 30 năm[14]
1998Trở lại Ngư ThủyPhim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương 1998[15]
XẩmBùi Thạc ChuyênPhim tài liệu video[16]
2001Chốn quêNguyễn Sỹ ChungPhim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương 2001[17]
2009Hồ Chí Minh – nhìn từ thế kỷ XXINguyễn Anh Tuấn[18]

Đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimBiên kịchGhi chúNguồn
2001Niềm tin thế kỷPhim chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 9[19]
2002Sự nhọc nhằn của cátPhan Thanh Tú
2003Những công dân @Phan Huyền Thư
2004Lúc sương tan[20]
Những người cùng thế hệDương Trung Quốc[21][22][23]
200560 năm Thanh tra Việt NamTrí Phổ[24]
Ngày cuối cùng của chiến tranhĐào Thanh Tùng[25][26][27]
2006Không chỉ là thương hiệuThái Hòa[28]
2007Chất xám[29]
2008Đất lạnh[30]
Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh gửi lạiĐào Trọng KhánhVề Lưu Quang VũXuân Quỳnh, còn có tên Ngọn lửa trong gương[31][32][33]
2011Từ Thác Bà tới Sơn La[34]
Nếu chỉ còn một ngày được sống[35]
2013Bản đồ tư duy - một hành trình kết nốiPhạm Hoài Thương[36]
2014Cỏ xanh im lặngLê Thị Thiện Đoan[37][38]

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
Vai trò quay phim
1993Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10Quay phim xuất sắc cho phim tài liệuDòng sông ánh sángĐoạt giải
1996Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11Chìm nổi sông hươngĐoạt giải[39]
1999Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12Trở lại Ngư Thủy, Concert, XẩmĐoạt giải
Vai trò đạo diễn
2003Giải Cánh diều 2002Phim tài liệu xuất sắcSự nhọc nhằn của cátCánh diều bạc
2004Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Bông sen bạc[40]
Những công dân @Đề cử[41]
Giải Cánh diều 2003Cánh diều bạc
2006Giải Cánh diều 2005Ngày cuối cùng của chiến tranhĐề cử[42]
2007Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15Không chỉ là thương hiệuBằng khen
Giải Cánh diều 2006Cánh diều bạc[43][44]
2008Giải Cánh diều 2007Chất xámCánh diều vàng[45][46][47]
2009Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16Đất lạnhBông sen vàng[48]
Giải Cánh diều 2008Cánh diều bạc[49]
Giải Báo chí quốc gia năm 2008Giải khuyến khích[50][51]
2010Giải Báo chí quốc gia năm 2009Ông Mười KhôiGiải C[52]
2015Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19Cỏ xanh im lặngBông sen bạc

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc An (1 tháng 7 năm 2021). “Phim tài liệu "nhà nước": Đừng ỷ vào bao cấp!”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Thành Nguyễn (22 tháng 12 năm 2017). “Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thước: Phim tài liệu là lẽ sống”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ “Le mouvement de le main, le geste répété”. Positif. Nouvelles éditions Opta. 395–400: 34. 1994. ISSN 0048-4911. OCLC 1116010065. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Huyền Nga (23 tháng 8 năm 2014). “Thay đổi là nhu cầu tự thân của người trẻ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ Hoàng Vy (19 tháng 7 năm 2011). “Hồ sơ của đạo diễn Nguyễn Thước quá đuối?”. Báo VietnamNet. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Hiền Hương (8 tháng 7 năm 2011). “Tranh cãi về giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ "Đạo diễn Nguyễn Thước phù hợp xét Giải thưởng Nhà nước". Báo Công an Nhân dân điện tử. 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Tuyết Minh (11 tháng 8 năm 2011). “Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh & Giải thưởng Nhà nước năm 2011: Hội đồng cấp Nhà nước chính thức tiếp nhận 782 hồ sơ xét tặng”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Hạnh Lê; Hà Phương (12 tháng 12 năm 2022). “NSND Nguyễn Thước: "Làm phim tài liệu như được nạp thêm vốn sống". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Thiên Điểu (1 tháng 12 năm 2022). “Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được truy tặng Giải thưởng Nhà nước”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 67.
  12. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 431.
  13. ^ Thu Hà (30 tháng 3 năm 2008). “Nguyễn Thước: Phim tài liệu cho tôi giá trị cuộc sống”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ Thiên Lam (20 tháng 2 năm 2019). “Những ngày phim Y tế tại Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ Quỳnh An; Trinh Nguyễn (9 tháng 6 năm 2013). “Viết sử thi bằng phim tài liệu”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ Bình Nguyên Trang (28 tháng 6 năm 2011). “Đạo diễn Nguyễn Thước: Nhiều ý tưởng bắt đầu từ một bài báo”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “Phim Chốn quê đoạt giải nhất tại Liên hoan Phim châu Á-Thái Bình Dương”. Người Lao Động. 22 tháng 10 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ “Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn: Tâm huyết với phim Hồ Chí Minh nhìn từ thế kỷ XXI”. Báo Nhân Dân. 19 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 104.
  20. ^ “Từ triển lãm "Điểm hội tụ" ở Hàn Quốc: Khát vọng trao đổi văn hóa của thành phố trẻ”. Báo Nhân Dân. 13 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  21. ^ “Ra mắt phim "Những người cùng thế hệ": Bài ca về người Hà Nội, tình yêu Hà Nội”. Báo Nhân Dân. 9 tháng 10 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  22. ^ “Chiếu miễn phí phim tài liệu đặc sắc nhân dịp Quốc khánh 2/9”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 27 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  23. ^ “Phim tài liệu Việt Nam: Những khoảnh khắc mang đậm bản chất cuộc sống”. Báo Nhân Dân. 15 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  24. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 739.
  25. ^ Ngọc Diệp (29 tháng 4 năm 2019). “Ngày cuối cùng của chiến tranh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  26. ^ Nguyễn Thước (29 tháng 4 năm 2020). “Tôi làm phim "Ngày cuối cùng của chiến tranh". Báo Quân đội nhân dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  27. ^ Võ Hà Linh (27 tháng 4 năm 2006). “Phim mới: Ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  28. ^ Hoàng Định (19 tháng 3 năm 2007). “Tiếp cận thực tế theo hướng hiện đại”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  29. ^ “Đạo diễn Nguyễn Thước: Mỗi bộ phim là một khám phá”. Báo Nhân Dân. 13 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  30. ^ Đỗ Quyên (23 tháng 6 năm 2011). “Liên hoan phim tài liệu quốc tế lần thứ ba tại Việt Nam: Gần hơn nữa với khán giả Việt”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  31. ^ Thanh Hằng (20 tháng 8 năm 2008). “Phim tài liệu về Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  32. ^ Gia Hoàng (5 tháng 8 năm 2008). “Ngọn lửa trong gương - bộ phim về cuộc đời nhà thơ Lưu Quang Vũ”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  33. ^ Tuyết Loan (19 tháng 8 năm 2008). “Ra mắt bộ phim về Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  34. ^ Phan Thanh Vũ (5 tháng 1 năm 2011). “Những bộ phim mừng Đảng, mừng Xuân”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  35. ^ Ngô Hương Sen (5 tháng 9 năm 2011). “NSƯT - Đạo diễn Nguyễn Thước: Nếu chỉ còn một ngày được sống”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  36. ^ S.H (11 tháng 7 năm 2013). “Xem phim tài liệu về "bản đồ tư duy". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  37. ^ Tuyết Loan (3 tháng 6 năm 2014). “Liên hoan phim tài liệu châu Âu – Việt Nam: Tròn 5 năm những lăng kính cuộc sống”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  38. ^ Hoàng Thành (20 tháng 7 năm 2014). “Hấp dẫn khi đề tài gần với công chúng”. Báo Quân đội nhân dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  39. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 681.
  40. ^ H.L.Anh (8 tháng 11 năm 2004). “Kết thúc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 14: Người đàn bà mộng du đoạt Bông sen vàng”. Người Lao Động. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  41. ^ “Trước thềm Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14: Những tín hiệu mới”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). 3 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  42. ^ “Phim tranh giải Cánh diều Vàng 2005: "Ngày cuối cùng của chiến tranh". Báo Nhân Dân. 8 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  43. ^ Hồng Minh (5 tháng 5 năm 2007). “Hà Nội, Hà Nội và Áo lụa Hà Đông cùng nhận giải Cánh diều vàng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  44. ^ Dương Thị (6 tháng 5 năm 2007). “Hà Nội Hà Nội, Áo lụa Hà Đông: Cánh diều Vàng 2006”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  45. ^ Minh Nhật (9 tháng 3 năm 2008). “Trao giải Cánh diều vàng 2007: Mất mùa vàng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  46. ^ Nhiêu Huy (10 tháng 3 năm 2008). “Phương Thanh giành giải Cánh diều vàng 2007”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  47. ^ PVH (26 tháng 3 năm 2008). “Làm gì để khán giả đến với phim tài liệu?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  48. ^ Thảo Duyên (2 tháng 3 năm 2010). “Người có duyên với giải thưởng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  49. ^ Ngọc Trần (2 tháng 3 năm 2009). “Phim nhựa lại lỗi hẹn với Cánh Diều Vàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  50. ^ “Danh sách tác giả - tác phẩm đoạt Giải Báo chí quốc gia năm 2008”. Báo Nhân Dân. 21 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  51. ^ “Trao giải báo chí toàn quốc lần thứ hai”. Báo Nhân Dân. 22 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  52. ^ “Danh sách tác giả - tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia năm 2009”. Báo Nhân Dân. 15 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%C6%B0%E1%BB%9Bc