Wiki - KEONHACAI COPA

Giải Cánh diều 2007

Giải Cánh Diều 2007
Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 19
← Giải Cánh diều 2006
(2007) 
·
Lần 6 (2008)· Giải Cánh diều 2008
(2009) →
Địa điểmThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thành lập2002
Sáng lậpHội điện ảnh Việt Nam
Giải thưởng36
Đạo diễnĐinh Anh Dũng
Dẫn chương trìnhHồng Ánh
Minh Quân
Ngày tổ chức9 tháng 3 năm 2008
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Giải Cánh Diều 2007 là lần thứ 6 giải Cánh Diều được tổ chức và là lần đầu tiên sự kiện này diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ trao giải diễn ra tối 9 tháng 3 năm 2008.[1] Trước đấy, Hội Điện ảnh Việt Nam còn tổ chức hệ thống Giải Cánh diều dành riêng cho dạng phim ngắn diễn ra vào cuối năm 2007.[2]

Sự kiện lần này được bảo trợ bởi Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.[3] Với tiêu chí đề cao hiệu quả tìm tòi, sáng tạo, kỹ năng chuyên nghiệp của nghệ sĩ và tác động tích cực của tác phẩm đối với công chúng.[4] Đêm trao giải được đạo diễn bới Đinh Anh Dũng,[5] buổi lễ được xã hội hóa và do Công ty truyền thông Mekong dàn dựng.[6][7]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Điện ảnh Việt Nam bắt đầu nhận tác phẩm đăng ký dự thi từ ngày 14 đến 31 tháng 1, riêng thời hạn nhận phim truyện nhựa kéo dài đến ngày 20 tháng 2 năm 2008.[4]

Lễ trao giải[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ trao giải và bế mạc được tổ chức vào tối ngày 9 tháng 3 năm 2008 tại Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[8] Chương trình được truyền hình trực tiếp chính trên kênh VTV3, dẫn chương trình trong lễ trao giải là MC Minh Quân và diễn viên Hồng Ánh; cùng với các tiết mục biểu diễn của Đức Tuấn, Đoan Trang, Hoàng Bách, Ngô Thanh Vân, nhóm Năm dòng kẻ, Vũ đoàn ABC và một dàn nhạc giao hưởng gồm 24 nhạc công.[1][9]

Ban giám khảo đã trao tổng cộng 4 giải Cánh diều vàng cho tập thể, 13 giải thưởng cá nhân xuất sắc, 12 giải Cánh diều bạc và 16 giải khuyến khích.[10]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Điện ảnh Việt Nam cũng nhân lễ trao giải năm nay vinh danh những đóng góp của NSND Trà Giang đối với điện ảnh nước nhà.[8]

Sự kiện bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

Sau lễ trao giải là buổi họp báo tổng kết vào sáng ngày 10 tháng 3, các đạo diễn của những tác phẩm giành giải đến đông đủ, tuy nhiên Ban giáo khảo hạng mục phim điện ảnh lại vắng mặt.[11] Buổi tọa đàm "Đề tài, nhân vật và các xu hướng thể hiện trong sáng tác điện ảnh Việt Nam đương đại” được tổ chức vào sáng ngày 3 tháng 3, tại khách sạn Kim Đô.[12]

Cơ cấu và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu của Giải gồm: Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và Giải Khuyến khích trao cho 8 hạng mục phim; giải thưởng cho công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình điện ảnh - truyền hình xuất sắc. Giải Báo chí trao cho phim truyện nhựa xuất sắc nhất trong năm, do đại diện các báo là thành viên Câu lạc bộ Báo chí - phê bình điện ảnh bình chọn; giải thưởng này có trị giá 20 triệu đồng do Vidotour tài trợ.[13] Giải này độc lập với Ban giám khảo phim truyện nhựa.[3] Hạng mục phim truyện điện ảnh và phim truyền hình ngắn tập đều có 11 đề cử; phim truyền hình dài tập có 8 đề cử,[14][15] phim tài liệu nhựa có 6 đề cử, phim khoa học video có 12 đề cử, phim tài liệu video có 32 đề cử và phim hoạt hình có 4 đề cử.[9][16] Cùng với đó là các đề cử cho cá nhân tham gia sản xuất các bộ phim.

Có 7 Ban giám khảo thẩm định cho các hạng mục phim, công trình, các tác giả và người làm phim dự giải.[17] Phim truyện điện ảnh đạt giải vàng phải có điểm số trung bình từ 9,1 đến 10, giải bạc từ 8,1 đến 9,0 và giải khuyến khích từ 7,1 đến 8,0.[18]

Những tranh cãi về bộ phim Mười được chọn vào để cử khi thành phần chính sản xuất bộ phim là người Hàn Quốc, đại diện Ban tổ chức cho biết khi so với bộ phim đạt giải Cánh diều vàng năm trước là Hà Nội - Hà Nội, thì cả hai phim có lượng người nước ngoài tham gia sản xuất là ngang nhau nên Mười được Ban Tổ chức cho vào đề cử. Một ngoại lệ khác là phim Sài Gòn tình ca được sản xuất năm 2005, nhưng lần đầu được công chiếu tại Việt Nam và chưa từng tham gia các giải thưởng trong nước nên cũng được đặc cách vào đề cử.[19]

Phim truyện nhựa[12]
Đạo diễn - NSND Huy ThànhTrưởng ban
Đạo diễn - NSND Khải Hưng
Nhà văn Lê Văn Thảo
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
Nhà quay phim Nguyễn K’Linh
Họa sĩ Lê Trường Tiếu
Nhạc sĩ Bảo Chấn
Diễn viên Đỗ Hải Yến
Kỹ sư âm thanh Nguyễn Thọ Hà
Phim tài liệu nhựa
Đặng Xuân HảiTrưởng ban[9]

Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện điện ảnh
PhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
MườiKim Tae-kyeongKim Tae-kyeonCJ Entertainment; Hãng phim Phước Sang
Nụ hôn thần chếtNguyễn Quang DũngNguyễn Quang DũngHãng Thiên Ngân, HK Film; Phương Nam Phim
Trái tim bé bỏngNguyễn Thanh VânNguyễn Quang LậpHãng phim truyện Việt Nam
Rừng đenVương ĐứcLê Ngọc LinhTựa đề cũ: Người vớt củi[19]
Em muốn làm người nổi tiếngNguyễn Đức ViệtHà Anh ThuHãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
Sài Gòn tình caRingo Lê Quang VinhRingo Lê Quang VinhCelluloid Dragon Pictures; Hãng phim Giải Phóng[9]
Giá mua một thượng đếHồ Ngọc XumChâu ThổHãng phim Giải Phóng
Hoài vũ trắngĐào Duy PhúcĐặng Thu HàHãng phim truyện I
Chớp mắt cùng số phậnBành Mai Phương, Nguyễn Quỳnh Trang, Hà Anh ThuLê Ngọc Linh
Vũ điệu tử thầnBùi Tuấn DũngBùi Tuấn DũngHãng phim truyện Việt Nam
Duyên trần thoát tụcLê Cung BắcPhạm Thùy NhânSenafilm
Nam diễn viên chính xuất sắc
Đề cửVai diễnPhimChú thích
Johnny Trí NguyễnThần chết DuNụ hôn thần chết[20]
Hứa Vĩ VănDanhSài Gòn tình ca
Võ Thành TâmTrung úy KhánhHoài vũ trắng
Bình MinhSangVũ điệu tử thần
Nguyễn Phi HùngDuyên trần thoát tục
Thạch Kim LongHoàiRừng đen
Thiện TùngLâm ThànhChớp mắt cùng số phận[21]
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Đề cửVai diễnPhimChú thích
Thanh HằngAnNụ hôn thần chết[20]
Việt TrinhGiá mua một thượng đếDuyên trần thoát tục
Thanh ThúyHằng NgaVũ điệu tử thần
Khánh HuyềnMỹ LinhHoài vũ trắng
Kiều TrinhRừng đen
Lan HàMaiTrái tim bé bỏng
Hồng Kim HạnhEm muốn làm người nổi tiếng[21]
Đan Lê
Ngô Thanh VânSài Gòn tình ca
  • Phim tài liệu nhựa:[22] Những hy sinh thầm lặng, Bức tượng đài vĩnh cửu, Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Đất đẻ,...

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng mục phim truyện điện ảnh Trái tim bé bỏngNụ hôn thần chết cùng giành giải Cánh diều Bạc với kết quả chênh nhau 0.1 điểm.[23] Vì số điểm của Trái tim bé bỏng cao hơn nên hạng mục này được phân ra giải "Cánh diều Bạc 1" và "Cánh diều Bạc 2".[13]

GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngKhông trao giải
Cánh diều Bạc 1Trái tim bé bỏngNguyễn Thanh VânNguyễn Quang LậpHãng phim truyện Việt Nam
Cánh diều Bạc 2Nụ hôn thần chếtNguyễn Quang DũngNguyễn Quang DũngHãng Thiên Ngân, HK Film; Phương Nam Film
Giải Báo chí bình chọnTrái tim bé bỏngNguyễn Thanh VânNguyễn Quang LậpHãng phim truyện Việt Nam
Khuyến khíchRừng đenVương ĐứcLê Ngọc Linh
Em muốn làm người nổi tiếngNguyễn Đức ViệtHà Anh ThuHãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
Giải dành cho cá nhân
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Nam diễn viên chínhKhông trao giải
Nữ diễn viên chínhĐỗ Nguyễn Lan HàTrái tim bé bỏng
Nam diễn viên phụTrần Văn DuốngRừng đen
Nữ diễn viên phụPhương ThanhNụ hôn thần chết
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnNguyễn Thanh VânTrái tim bé bỏng
Biên kịchNguyễn Quang DũngNụ hôn thần chết
Quay phimPark Jae HongMười
Thiết kế âm thanhKim Do Hyun
Nhạc sĩNguyễn Quốc TrungTrái tim bé bỏng
Họa sĩMã Phi HảiNụ hôn thần chết

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Ngắn tập / Video
GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngMùa hè rớtPhạm Thanh PhongTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam[1][8]
Cánh diều BạcĐầu bếp và đại giaTrịnh Lê PhongĐỗ Trí HùngHãng phim Đông A[8][24]
Khuyến khíchHọa miPhạm Ngọc ChâuPhạm Thùy NhânTFS[1][25]
Dài tập
GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngHậu họaPhạm Nhuệ GiangĐiện ảnh chiều thứ bảy[1]
Cánh diều BạcCon đường sángPhạm Việt ThanhDuy KhánhCông ty nghe nhìn Hà Nội[1][26]
Cánh diều BạcMa làngNguyễn Hữu PhầnPhạm Ngọc TiếnTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam[1]
Khuyến khíchLuật đờiMai Hồng Phong; Hoàng NhungĐặng Diệu Hương; Trần Phương Lan
Tham gia đề cửVán cờ tình yêuTrần Cảnh ĐônPhan Hồn Nhiên; Vũ Đình GiangM&T Pictures[27]
Thám tử tưTrần Mỹ Hànhóm Thu PhươngTFS
Giải dành cho cá nhân
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnNguyễn Hữu PhầnMa làng

Phim tài liệu nhựa[sửa | sửa mã nguồn]

GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngKhông trao giải
Cánh diều BạcBài ca trên đỉnh Tà LùngTrần PhiHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương[1]
Nguyễn khíchNhững hy sinh thầm lặngPhạm HuyênPhạm Thanh HàĐiện ảnh Quân đội nhân dân

Tài liệu video[sửa | sửa mã nguồn]

GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngChất xámNguyễn ThướcPhan Huyền ThưHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
Cánh diều BạcMẹ, con đã vềPhan Huyền ThưPhan Huyền Thư
Cánh diều BạcCha, mẹ xin lỗi con
Khuyến khíchHọ hy sinh vì Tổ Quốc
Ám ảnh chiến tranh
Để lại mùa xuânĐặng Thái HuyềnTrần Mạnh TâmĐiện ảnh Quân đội nhân dân
Nhớ đảo
Nỗi đau
Đạo diễnPhan Huyền Thư

Phim khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đạo diễn xuất sắc: Nguyễn Hoàng Lâm - Những loài bay ở Côn Đảo
GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngKhu hệ bướm Việt NamNguyễn Hồng QuảngBan Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam[1]
Cánh diều Bạc24 giờ ở Côn ĐảoVũ Hoài Nam
Cánh diều BạcLời nguyện cầuNguyễn Văn HướngNguyễn Văn HướngHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
Khuyến khíchRùa biển ở Việt NamCông Thành ĐứcNguyễn Thu Tuyết
Những loài bay ở Côn ĐảoNguyễn Hoàng Lâm
Nghệ thuật ngụy trang quân sựMai Trung TuyếnNguyễn ĐiềnĐiện ảnh Quân đội nhân dân

Hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

GiảiPhimĐạo diễnBiên kịchSản xuấtChú thích
Cánh diều VàngKhông trao giải
Cánh diều BạcVe vàng và dế lửaPhùng Văn HàLê Trường ĐạiHãng phim Hoạt hình Việt Nam[1]
Cánh diều BạcBước nhảy của châu chấuPhạm Ngọc TuấnĐàm Thùy Dương[1]
Khuyến khíchVào hang kiếnTrần Trọng BìnhNguyễn Toàn Thắng, Phạm Sông Đông[1]

Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không có cánh diều vàng, cánh diều bạc.
  • Giải khuyến khích:[1]
    • Điện ảnh và truyền hình Việt Nam hiện nay - Trần Duy Hinh (Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin)[28]
    • 20 bài học điện ảnh (biên dịch) - Hải Linh và Việt Linh (Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn)[29]

Nhận xét về giải[sửa | sửa mã nguồn]

Ở hạng mục phim truyện điện ảnh, không có bộ phim nào đạt được mức điểm 9,1 nên không có giải Cánh diều Vàng.[13] Cánh diều Bạc thuộc về Trái tim bé bỏngNụ hôn thần chết với điểm sít sao, nhưng hai bộ phim không được nhận giải một lượt; ban tổ chức cho một phim lên nhận giải trước khiến cơ số khán thắc mắc.[11] Một thành viên Ban giám khảo cho rằng nên gọi tên giải là Giải Cánh diều thay vì Giải Cánh diều Vàng, vì một số lần tổ chức trước đấy cũng không có phim đạt giải Vàng,[13] cũng như một số giải thưởng điện ảnh lớn cũng chỉ có giải Vàng, không có cơ cấu giải Bạc hay Khuyến khích như ở Việt Nam.[30] Đạo diễn của chương trình, ông Đinh Anh Dũng cho rằng cơ cấu giải quá cứng nhắc và dù không có tác phẩm đủ xuất sắc thì một lễ trao giải luôn phải có giải vàng.[7]

Một giám khảo cho rằng cơ cấu giải vẫn mang tính "cào bằng", giải thưởng chia đều giữa tư nhân và nhà nước, đại diện miền Nam và miền Bắc.[30]

Lễ trao giải diễn ra có phần gây gò bó với những người tham gia, một số nghệ sĩ sau khi nhận giải cho biết họ muốn phát biểu hài hước, vui vẻ một chút nhưng không khí buổi lễ quá nghiêm trọng. Là một sự kiện trang trọng nhưng một số nghệ sĩ đạt giải lại xuất hiện với trang phục "tuềnh toàng", dù ban tổ chức có sẵn âu phục cho các nghệ sĩ mượn.[7][11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Trao giải Cánh diều vàng 2007: Mất mùa vàng”. Báo Hưng Yên. 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ “Phương khùng: Phim ngắn hay nhất năm 2007”. Người Lao Động. 24 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ a b “Lễ trao Giải Cánh diều năm 2007 sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b “Lễ trao giải Cánh diều vàng 2007 sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh”. Báo Thái Nguyên. 14 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ “Cánh Diều Vàng 2007: Có gì mới?”. Zing News. 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ “Làm mới Cánh diều vàng!”. Tuổi trẻ Online. 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ a b c “Cánh diều Vàng 2007: Chương trình "nghiêm", nghệ sĩ "nghỉ". Sức khỏe và đời sống. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b c d “Phương Thanh giành giải Cánh diều vàng 2007”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ a b c d “Giải "Cánh diều vàng" 2007: Phim Việt-đà khởi sắc”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ “Giải Cánh diều năm 2007: Không có Cánh diều vàng cho phim truyện nhựa”. Báo Thanh Niên. 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ a b c “Cánh diều Vàng 2007: Vì sao không vui lên được?”. Báo điện tử Tiền Phong. 11 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ a b “Giải thưởng Cánh Diều 2007: Hy vọng sẽ chuyên nghiệp và thiết thực hơn?”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 1 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ a b c d “Cánh diều vàng và cơn mưa giải Bạc”. Báo Thế giới và Việt Nam. 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ “Lấp ló... Cánh diều 2007”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 8 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ “Cánh diều Vàng 2007 cho phim truyện nhựa: Một năm không có "đỉnh". Sức khỏe và đời sống. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ “VietNamNet - Cánh diều vàng 2008: Mới từ việc... bán vé đêm trao giải!”. web.archive.org. 9 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ “Giải thưởng Cánh diều Vàng 2007”. Báo Đại biểu Nhân dân. 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ “Bí ẩn Cánh diều vàng 2007”. Báo Nhân Dân điện tử. 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ a b “VietNamNet - Cánh diều vàng 2007: Những đấu sĩ đã vào cuộc "so găng". web.archive.org. 9 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  20. ^ a b “Cánh diều 2007: "Sao" nào cán đích ?”. Báo Yên Bái. 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ a b “Cánh diều 2007: "Sao" nào đăng quang?”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ “Lịch chiếu phim Mừng 55 năm TL ngành điện ảnh VN và Cánh diều vàng 2007”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ “Trái tim bé bỏng và Nụ hôn thần chết: Bội thu nhưng không tới đích”. Báo Thanh Niên. 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  24. ^ “Ngày Tết với Đầu bếp và đại gia”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 22 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ “PhamThuyNhan”. Gió O. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ 'Con đường sáng' vẽ lại bức tranh tình báo Việt”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ “Cánh diều 2007 chưa gặp gió?”. Người Lao Động. 29 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ “Album: Điện ảnh và Truyền hình Việt Nam hiện nay: Chuyên luận”. 24hinh.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ “Nghĩ về điện ảnh Việt từ 20 bài học điện ảnh”. Tuổi trẻ Online. 12 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ a b “Cánh diều vàng 2007: Nhàn nhạt và cào bằng”. Báo Nông Nghiệp. 11 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_C%C3%A1nh_di%E1%BB%81u_2007