Wiki - KEONHACAI COPA

Kinh tế Colombia

Kinh tế Colombia
Tiền tệPeso Colombia
Năm tài chính1 tháng 1 - 31 tháng 12
Tổ chức kinh tếWTO, Unasur
Số liệu thống kê
GDP640,1 tỉ USD; 274.135 tỉ USD theo danh nghĩa (2016)[1]
Tăng trưởng GDP4,6% (2014)
GDP đầu người14,688 USD; 8.076 USD theo danh nghĩa (2017)
GDP theo lĩnh vựcNông nghiệp (9,3%), công nghiệp (38%), dịch vụ (52,7%) (2015)
Lạm phát (CPI)3,66% (2014)
Tỷ lệ nghèo28,5% (2014)
Hệ số Gini58,5 (2011)
Lực lượng lao động24 triệu (2016)
Cơ cấu lao động theo nghềNông nghiệp (6,6%), công nghiệp (37,8%), dịch vụ (55,6%) (2013)
Thất nghiệp9,2% (2014)
Các ngành chínhDệt may, chế biến thực phẩm, dầu mỏ, sản xuất đồ uống, hóa chất, xi măng, vàng, than, ngọc lục bảo, thép, đóng tàu và sản xuất thiết bị gia dụng
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu55 tỉ USD (2014)
Mặt hàng XKDầu mỏ, cà phê, than, niken, ngọc lục bảo, quần áo, chuối, hoa đã cắt, máy tính, tivi, điện thoại, thép, thiết bị gia dụng, hóa chất
Đối tác XK Hoa Kỳ (32.3%)
 Canada (16.2%)
 EU (14.6%)
 Venezuela (6.7%)
 Ecuador (5.1%)
 Peru 4.2%
 Hà Lan 3.7% (2014)[2]
Nhập khẩu56,8 tỉ USD (2014)
Mặt hàng NKthiết bị công nghiệp, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, hoá chất, giấy, nhiên liệu, điện
Đối tác NK Hoa Kỳ (30.6%)
 Trung Quốc (17.9%)
 México (10.6%)
 Brasil (6.4%)
 Đức 4.9%
 Canada 4.6% (2014)[3]
Tài chính công
Nợ công41.9% của GDP – $161 tỉ (2014) (2013)
Thu114,1 tỉ USD (2014)
Chi120,2 tỉ USD (2014)
Viện trợ54 tỉ USD (2014)
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Colombia là một nền kinh tế có mức thu nhập người dân trên mức trung bình, là nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latin. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính của Colombia, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Colombia. Sản xuất chiếm gần 12% kim ngạch xuất khẩu của Colombia, và tăng trưởng với mức trên 10% một năm. Colombia có ngành công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh nhất trên thế giới và có mạng lưới cáp quang dài nhất ở Mỹ Latin. Colombia cũng có một trong những ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới.

Colombia trong thập kỷ qua đã trải qua một sự bùng nổ kinh tế lịch sử bất chấp các vấn đề trong quá khứ. Năm 1990, Colombia là nền kinh tế lớn thứ năm của Mỹ Latin và có GDP bình quân đầu người chỉ có 1500 USD, vào năm 2016, đây là nền kinh tế lớn thứ 4, và lớn thứ 42 trên thế giới. Tính đến năm 2016, GDP (PPP) bình quân đầu người có tăng lên đến hơn 14.000 USD và GDP (PPP) đã tăng từ 120 tỷ USD vào năm 1990 lên gần 700 tỷ USD. Mức độ đói nghèo ở mức cao đến 65% vào năm 1990, nhưng giảm xuống còn dưới 15%. Các ngành công nghiệp hiện đại như đóng tàu, điện tử, ô tô, du lịch, xây dựng và khai thác mỏ, đã tăng trưởng mạnh trong những năm 2000 và thập niên 2010, tuy nhiên, hầu hết hàng xuất khẩu của Colombia vẫn dựa trên hàng hóa. Colombia là nước sản xuất thiết bị điện tử và thiết bị sản xuất trong nước lớn thứ 2 Mỹ Latin chỉ đứng sau Mexico. Người ta ước tính rằng vào năm 2023, Colombia sẽ là quốc gia 20-50 thứ 10 sau Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. Colombia có nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong thế giới phương Tây, và chỉ đứng sau Trung Quốc trên toàn thế giới.[4][5].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ IMF
  2. ^ “Export Partners of Colombia”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ “Import Partners of Colombia”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ “Colombian economy grows 6.4 percent, follows China as fastest growing country”. Curaçao Chronicle. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Passing the baton”. The Economist. Truy cập 24 tháng 2 năm 2015.


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Colombia