Wiki - KEONHACAI COPA

Kinh đá Phòng Sơn

Lối vào phòng dưới đất của chùa Vân Cư Phòng Sơn, nơi cất giữ những bản kinh bằng đá của hai triều đại LiêuKim.

Kinh đá Phòng Sơn (chữ Hán: 房山石經, Phòng Sơn thạch kinh), tên đầy đủ là Bản khắc đá Đại tạng kinh Phật giáo của chùa Vân Cư Phòng Sơn (房山云居寺石刻佛教大藏经, Phòng Sơn Vân Cư tự Thạch khắc Phật giáo Đại tạng kinh), là tên gọi của các bản khắc Đại tạng kinh Phật giáo bằng đá được lưu trữ tại chùa Vân Cư, núi Thạch Kinh, huyện Phòng Sơn, Bắc Kinh. Các bản kinh khắc đá này được thực hiện qua nhiều triều đại, bắt đầu từ thời nhà Tùy, trải qua các đời Đường, Liêu, Kim, cho đến tận cuối thời nhà Minh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo, trải qua hai đời Bắc Ngụy Thái Vũ ĐếBắc Chu Vũ Đế, hai lần bị bức hại. Để bảo tồn kinh văn cho đời sau, Sa-môn Tĩnh Uyển đã kế thừa tâm nguyện cuối cùng của sư phụ Huệ Tư, bắt đầu cho thực hiện việc khắc kinh trên bia đá từ thời nhà Tùy[1] [2], được bảo trợ bởi Dạng Mẫn Hoàng hậu và em trai bà là Tiêu Vũ.[3]

Năm Trinh Quán thứ 5 (631), khắc xong bộ Niết-bàn kinh[4], năm Trinh Quán thứ 13 (639), Tĩnh Uyển viên tịch, các đệ tử tiếp tục việc khắc kinh[5], trong đó Huyền Đạo khắc bốn tập “Đại phẩm Bát-nhã kinh”, “Lăng-già-a-bạt-đa-la bảo kinh”, “Tư-ích Phạm thiên sở vấn kinh” và “Phật địa kinh”. Trong thời Khai Nguyên, Huệ Tiêm, đệ tử đời thứ tư của Tĩnh Uyển, được sự giúp đỡ của Công chúa Kim Tiên, em gái thứ tám của Đường Huyền Tông[6], đã bắt đầu xây dựng động Lôi Âm (còn gọi là Thạch Kinh đường), mở 2 cửa động đầu tiên (nay là động Nhất, động Nhì), đến cuối thời Đường đã khắc hơn 4.000 tảng kinh đá và được lưu trữ trong chín động đá, chia thành tầng trên và tầng dưới.

Trong chiến loạn thời Ngũ đại, việc khắc kinh đá bị đình đốn. Vào thời nhà Liêu, Hàn Thiệu Phương, Thứ sử Trác Châu, từng đếm số lượng kinh đá được giấu trong các hang động, bao gồm 360 tấm bia, nhưng không kiểm tra tất cả các cửa động[7]. Dưới thời nhà Kim, năm Thiên Hội thứ 10 (1132), Trương Huyền Trưng, Tri châu Trác châu, đã cho khắc "Phật ấn tam vị kinh". Năm Thiện Hội thứ 14, tăng nhân Kiến Tung của chùa Viên Phúc Yên Kinh đã khắc "Đại đô vuơng kinh".

Không có bản kinh đá nào được khắc vào thời nhà Nguyên. Vào năm Chí Chính nguyên niên (1341), Huệ Nguyệt, một nhà sư từ Cao Ly, từ Ngũ Đài sơn đến thăm Thạch Kinh sơn, thấy cửa đá của Hoa Nghiêm đường (động Lôi Âm) bị phá hủy, ông đã quyên góp tiền để sửa chữa cửa động.[8]

Thời nhà Minh, Minh Thái Tổ từng cử Diêu Quảng Hiếu thị sát núi Thạch Kinh. Thời Sùng Trinh, Ngô Hưng Chân kiến nghị Cát Nhất Long, Phùng Thuyên, Lý Đằng Phương, Đổng Kỳ Xương, Hoàng Nhữ Hanh, Vương Tư Nhậm, Triệu Kỳ Mỹ... cùng tiếp tục khắc kinh đá, và mở một động nhỏ bên trái động Lôi Âm, gọi là động Bảo Tạng, dùng để chứa các bản kinh đá được khắc ở am Thạch Đăng Bắc Kinh đưa về núi Thạch Kinh để cất giữ.

Văn vật[sửa | sửa mã nguồn]

Tại động thứ 5 của động Lôi Âm (còn gọi là Thạch Kinh đường hay Hoa Nghiêm đường), có khắc "Pháp hoa kinh", "Thắng-man kinh", v.v., được công nhận là tác phẩm của Tĩnh Uyển.[9]

"Phòng Sơn thạch kinh" có chứa "Thích giáo tối thượng thừa bí mật tạng Đà-la-ni tập", chứa tổng cộng 724 câu thần chú. Đây là một kinh điển đã thất lạc của Kim cương thừa.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 刘侗于奕正的《帝京景物略》:“北齐南岳慧思大师,虑东土藏教有毁灭时,发愿刻石藏,闭封岩壑中。座下静琬法师承师咐嘱,自隋大业迄唐贞观《大涅槃经》成。”
  2. ^ 天庆七年(公元 1117 年),《大辽燕京涿州范阳县白带山石经云居寺释迦佛舍利塔记》载:“案诸传记并起寺碑,原其此寺始自北齐(公元 550—577年),迄至隋代,有幽州智泉寺沙门智苑,……发心磨莹贞石镌造大藏经,以备法灭。
  3. ^ 唐臨冥报记》云:“幽州沙门智苑(静琬)精炼有学识。隋大业中,发心造石经藏之,以备法灭。既而于幽州北山,凿石为室,即磨四壁而以写经;又取方石别更磨写,藏储室内。每一室满,即以石塞门,用铁锢之。时隋炀帝幸涿郡,内史侍郎萧瑀,皇后之同母弟也,性笃信佛法,以其事白后,后施绢千匹、及馀钱物,以助成之,瑀亦施绢五百匹。朝野闻之,争共舍施,故苑得遂其功。”唐臨自注:“殿中丞相李玄奖(一作奘)、大理丞采宣明等,皆为临说云尔。临以十九年从车驾幽州,问乡人,亦同云尔。而以军事不得(往)云。”
  4. ^ 《寰宇访碑录》引元和四年(809年),幽州节度使刘济撰《涿鹿山石经堂记》记静琬刻石经之事:“济封内山川,有涿鹿山石经者,始自北齐。至隋,沙门静琬,睹层峰灵迹,因发愿造十二部石经,至国朝贞观五年,涅槃经成。”
  5. ^ 辽代赵遵仁撰《续镌成四大部经记》说:“(静琬)以唐贞观十三年奄化归真,门人导公继焉;导公没,有仪公继焉;仪公没,有暹公继焉;暹公没,有法公继焉。自琬至法,凡五代焉,不绝其志。”
  6. ^ 王守泰撰《山顶石浮图后记》记载:“大唐开元十八年,金仙长公主为奏圣上,赐大唐新旧译经四千余卷,充幽府范阳县为石经本。又奏,范阳县东南五十里,上伐村赵襄子淀中麦田庄,并果园一所,及环山林麓,东接房南岭,南逼他山,西止白带山口,北限大山分水界,并永充供给山门所用。”
  7. ^ 赵遵仁《续镌成四大部经成就碑记》
  8. ^ 贾志道:《重修华严堂经本记》
  9. ^ 清查礼的《游莎题、上方二山日札》中说:“石经洞宽广如殿,中供石佛,四壁皆碑石叠砌,即隋静琬法师所刻佛经也。字画端好,有楷法,无一笔残缺。”

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_%C4%91%C3%A1_Ph%C3%B2ng_S%C6%A1n