Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách tỉnh cũ của Việt Nam

Danh sách này liệt kê các tỉnh thành và đặc khu cũ đã từng tồn tại ở Việt Nam, tính từ năm 1830 đến nay. Có rất nhiều tỉnh bị giải thể nhưng sau đó được tái lập lại một thời gian rồi sau đó lại bị giải thể, vì vậy danh sách này sẽ chỉ liệt kê năm thành lập lần đầu tiên và năm giải thể lần cuối cùng.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tỉnhNăm thành lậpNăm giải thểThuộc địa phận ngày nayChú thích
An Xuyên19561976Cà Mau
Bà Rịa18991956Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai
Bà Rịa - Chợ Lớn19511954Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long Ancó tên gọi Bà Chợ
Ba Xuyên19561975Sóc Trăng, Bạc LiêuDo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập do hợp nhất hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đến năm 1964, phần đất thuộc tỉnh Bạc Liêu trước đây được tách ra để tái lập tỉnh Bạc Liêu, phần còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là tỉnh Ba Xuyên.

Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng.

Bắc Thái19651996Thái Nguyên, Bắc Kạn
Biên Hòa18321975Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Long19561975Bình Phước, Bình Dương
Bình Trị Thiên19751989Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Bình Tuy19561976Bình Thuận
Đặc khu Cam Ranh19651975Khánh Hòa
Cao Lạng19751978Cao Bằng, Lạng Sơn
Cần Thơ18992004TP. Cần Thơ, Hậu Giang
Châu Đốc18991975An Giang, Đồng Tháp
Chợ Lớn18991956Thành phố Hồ Chí Minh, Long An
TP. Chợ Lớn19651931Thành phố Hồ Chí Minh
Chương Thiện19611976Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang
Côn Sơn / Côn Đảo19561974Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàucó tên gọi Cơ sở hành chính Côn Sơn (1965 - 1974)
Cửu Long19751991Vĩnh Long, Trà VinhDo hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Trước đó 2 tỉnh này đã từng hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Trà, tồn tại từ năm 1951 - 1954.
Định Tường18321975Trước năm 1869: Đồng Tháp (phần tả ngạn Sông Tiền), Tiền Giang, Long An (phần hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây)

Từ 1956 - 1975: Tiền Giang

Tỉnh thành lập từ năm 1832. Tỉnh bị mất tên gọi từ năm 1869 (do đổi thành tỉnh Mỹ Tho) sau khi Thực dân Pháp xâm chiếm tỉnh này. Tỉnh được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tái lập lại do hợp nhất hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Đến năm 1963, phần đất thuộc tỉnh Gò Công trước đây được tách ra để tái lập tỉnh Gò Công, phần còn lại gần tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là tỉnh Định Tường.

Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Định Tường mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Mỹ Tho.

Đồng Nai Thượng18991957Lâm Đồng
Gia Định18321975Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giangcó tên gọi Phiên An (1832 - 1835)
Gia Định Ninh19511954Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh
Gia Lai - Kon Tum19751991Gia Lai, Kon Tum
Gò Công18991976Tiền Giang
Hà Bắc19621996Bắc Ninh, Bắc Giang
Hà Đông19021965TP. Hà Nộicó tên gọi Cầu Đơ (1902 - 1904)
Hà Nam Ninh19751991Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Hà Sơn Bình19751991Hòa Bình, TP. Hà Nội
Hà Tây19652008TP. Hà NộiDo hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Từ năm 1975 tỉnh tiếp tục hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 một phần tỉnh Hà Tây (phần lớn là đất tỉnh Sơn Tây cũ) được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Năm 1991 tỉnh Hà Tây được tái lập lại theo địa giới hành chính năm 1965. Năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Hà Tiên18321956Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu
Hà Tuyên19751991Hà Giang, Tuyên Quang
Hải Hưng19681996Hải Dương, Hưng Yên
Hải Ninh19061963Quảng Ninh, Lạng Sơn
Hậu Giang19761991Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng
Hậu Nghĩa19631976Long An, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hoàng Liên Sơn19751991Lào Cai, Yên Bái
Đặc khu Hồng Gai19491955Quảng Ninh
Khu Hồng Quảng19551963Quảng Ninh, TP. Hải Phòng
Hưng Hóa18311891Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Yên BáiTên gọi Hưng Hóa tiếp tục tồn tại đến năm 1903 thì được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. [1]
Kiến An18881962TP. Hải Phòngcó tên gọi Phù Liễn (1902 - 1906)
Kiến Hòa19561975Bến Tre (trừ huyện Chợ Lách)Do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đổi tên từ tỉnh Bến Tre.

Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Kiến Hòa mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre.

Kiến Phong19561976Phần tả ngạn sông Tiền của tỉnh Đồng ThápNguyên là đất thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường thời nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc đất đai được chia lại cho các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc.

Khi mới thành lập tỉnh có tên là tỉnh Phong Thạnh.

Năm 1956, chính quyền cách mạng cũng thành lập tỉnh Kiến Phong như chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đến năm 1974 thì giải thể.

Kiến Tường19561976Vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An (các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường) và một phần nhỏ của tỉnh Tiền GiangNguyên là quận Mộc Hóa tách ra từ tỉnh Tân An.

Khi mới thành lập tỉnh có tên là tỉnh Mộc Hoá.

Năm 1957, chính quyền cách mạng cũng thành lập tỉnh Kiến Tường như chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đến năm 1976 thì giải thể, hợp nhất với tỉnh Long An, một phần tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới.

Lâm Viên19161957Lâm Đồng
Long Châu Hà19501976An Giang, Kiên Giang
Long Châu Hậu19471950An Giang[2]
Long Châu Sa19511954An Giang, Đồng Tháp[3]
Long Châu Tiền19471976Đồng Tháp, An Giang[4]
Long Khánh19561975Đồng Nai
Long Xuyên18991956An Giang, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp
Lục Nam18891891Bắc Giang
Minh Hải19751996Cà Mau, Bạc LiêuDo hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Khi mới thành lập tỉnh lấy tên là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, nhưng tên gọi này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Mỹ Tho18991976Tiền Giang, Bến Trecó tên gọi Tân Mỹ Gò (1951 - 1954)
Nam Hà19651996Nam Định, Hà Nam
Nghệ Tĩnh19751991Nghệ An, Hà Tĩnh
Nghĩa Bình19751989Quảng Ngãi, Bình Định
Nghĩa Lộ19621975Yên Bái
Phan Rang19011913Ninh Thuận
Phong Dinh19561976TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng
Phú Bổn19621975Gia Lai, Đắk Lắk
Phú Khánh19751989Phú Yên, Khánh Hòa
Đặc khu Phú Quốc19561975Kiên Giang
Phúc Yên19011950Vĩnh Phúc, TP. Hà Nộicó tên gọi Phù Lỗ (1901 - 1904)
Phước Long19561975Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng
Phước Thành19591965Bình Dương, Bình Phước
Phước Tuy19561975Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa
Pleiku19321976Gia Lai
Quảng Đức19591976Đắk Nông, Đắk Lắk
Quảng Nam - Đà Nẵng19751996Quảng Nam, TP. Đà Nẵng
Quảng Tín19621976Quảng Nam
Quảng Yên18311955Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, TP. Hải Phòng
Rạch Giá18991976Kiên Giang, Bạc Liêu
Sa Đéc18991976Đồng Tháp
TP. Sài Gòn1931Thành phố Hồ Chí Minh
Đô thành Sài Gòn19311976Thành phố Hồ Chí Minhcó tên gọi Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn (1931 - 1956)
Sông Bé19761996Bình Dương, Bình PhướcDo hợp nhất 2 tỉnh Thủ Dầu Một (chính là tỉnh Bình Dương của Việt Nam Cộng hoà) và Bình Phước. Khi mới thành lập tỉnh lấy tên là tỉnh Bình Thủ, nhưng tên gọi này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Sơn Tây18311965TP. Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Tam Cần19561956Trà Vinh, Vĩnh Long
Tân An18991956Phần hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An
Tân Bình19441945Thành phố Hồ Chí Minh
Khu tự trị Tây Bắc19551975Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ)Trong giai đoạn từ 1955 - 1963, khu tự trị có tên Khu tự trị Thái - Mèo, không chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh tồn tại trước đó là Sơn La, Lai Châu bị giải thể. Từ năm 1963 được đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời thành lập 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ trực thuộc khu tự trị.
Thủ Biên19511961Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Dầu Một18991956Bình Dương, Bình Phước
Thuận Hải19751989Ninh Thuận, Bình Thuận
Thừa Thiên18311975Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị
Tuyên Đức19581976Lâm Đồng
Khu tự trị Tháitrước thế kỷ 171954Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên BáiBan đầu được kiểm soát bởi Xiêm La
Khu tự trị Việt Bắc19561975Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang
Vĩnh Bình19561976Trà Vinh (trước năm 1968 bao gồm thêm 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long)Do chính quyền Việt Nam Cộng hoà đổi tên từ tỉnh Trà Vinh.

Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Vĩnh Bình mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.

Đặc khu Vĩnh Linh19541976Quảng Trị
Vĩnh Phú19681996Vĩnh Phúc, Phú Thọ
Đặc khu Quân sự Quảng Ninh19791989Quảng NinhNăm 1978, Quảng Ninh cũng như nhiều nơi ở miền Bắc nước ta các phần tử phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau dựng lên "Sự kiện người Hoa" nhằm kích động, dụ dỗ, đe dọa, cưỡng ép người Hoa bỏ về Trung Quốc để phá rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại nền kinh tế, gây tình hình không ổn định, hòng cản bước tiến của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt bước sang năm 1979, tình hình biên giới phía Bắc ngày càng diễn biến phức tạp và ngày 17 tháng 02 năm 1979 cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc đã nổ ra.

Trước tình hình đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ngày 19 tháng 4 năm 1979 chấp hành Nghị quyết số 790 của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 77 thành lập Đặc khu Quân sự Quảng Ninh. Đặc khu bao gồm một số đơn vị chủ lực của các binh chủng đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của 6 Quân khu thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh cùng với bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ của 12 huyện, thị xã trong tỉnh và tự vệ của các công ty, xí nghiệp ngành than.

Vĩnh Trà19511954Vĩnh Long, Trà VinhTỉnh do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập nhưng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa công nhận.
Vĩnh Yên18991950Vĩnh Phúc (trừ thành phố Phúc Yên)
Vũng Tàu (Cap Saint Jacques)18951976Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuVũng Tàu đã nhiều lần được tách ra thành đơn vị hành chính cấp tỉnh riêng nhưng sau đó lại được nhập trở lại vào tỉnh Bà Rịa / Phước Tuy:
  • Thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques, tồn tại từ năm 1895 - 1899
  • Tỉnh Cap Saint Jacques, tồn tại từ năm 1929 - 1934
  • Tỉnh Vũng Tàu (bao gồm cả huyện Cần Giờ), tồn tại từ năm 1947 - 1952
  • Đặc khu Vũng Tàu (hay Thị xã Vũng Tàu), đơn vị hành chính trực thuộc trung ương của Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ năm 1964 - 1975
Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo19791991Thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Ghi chú (1): Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi các tỉnh Nam Phần do chính quyền Việt Nam Cộng hoà đặt ra mà vẫn gọi các tỉnh theo tên cũ trước năm 1956.
  • ^ Ghi chú (2): Tỉnh do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập nhưng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa công nhận.
  • ^ Ghi chú (3): Sau khi thực dân Pháp cắt phần lớn đất đai để thành lập các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, địa bàn tỉnh Hưng Hóa chỉ còn lại 2 huyện Tam Nông và Thanh Thủy. Từ năm 1891, nhiều châu, huyện của các tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La được chuyển về tỉnh Hưng Hóa. Đến năm 1903, tỉnh được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Ngày nay tỉnh Phú Thọ xem năm 1891 là năm thành lập tỉnh, vì thế tỉnh Hưng Hóa trên thực tế đã bị giải thể kể từ năm 1891.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_t%E1%BB%89nh_c%C5%A9_c%E1%BB%A7a_Vi%E1%BB%87t_Nam