Wiki - KEONHACAI COPA

Dư âm

"Dư âm"
Bản nhạc "Dư âm" do nhà Nhà xuất bản Lúa Vàng ấn hành năm 1952
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạiNhạc tiền chiến
Sáng tácNguyễn Văn Tý

"Dư âm" là một bài hát thuộc dòng nhạc tiền chiến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác vào năm 1950.[a][2] Nhạc phẩm được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ này.

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nguồn cảm hứng sáng tác "Dư âm" là khi ông đến thăm nhà một người bạn ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhà bạn ông có hai người con gái, người chị khoảng 20 tuổi, còn người em tên Hằng 16 tuổi. Gia đình này muốn tác hợp nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với người chị nhưng ông đã "để ý" đến người em với "đôi mắt đen láy... đã gởi gắm cho tôi tất cả những gì say đắm nhất".[3] Rồi ông bị ngăn cấm tình cảm không cho qua lại với người em vì cô còn nhỏ tuổi. Thời điểm này ông là Trưởng đoàn Văn công thuộc Sư đoàn 304, về đến đơn vị nhớ lại hình ảnh cô em ôm đàn rồi khẽ hát, ông sáng tác "Dư âm" và hoàn thành trong đêm.[1][4] Tám năm sau trong một chuyến đi công tác ở Vĩnh Yên, Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại Hằng lúc này cô đã lập gia đình.[3][5]

Trước năm 1975, bài hát bị cấm ở miền Bắc trong nhiều năm nhưng lại phổ biến ở miền Nam. Đài Phát thanh Sài Gòn mỗi ngày đều nhận được thư yêu cầu phát bài "Dư âm".[4][6] Cũng vì sự nổi tiếng của bài hát này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị đơn vị phê bình và kiểm điểm vì sáng tác bài hát có yếu tố ủy mị không phù hợp với binh sĩ thời đó.[5][7][8] Ông còn đi khắp nơi để "bài xích" bài hát do mình sáng tác.[4] Năm 1988, ông sáng tác "Dư âm 2" mang tên "Một ánh sao trời" dành tặng một người phụ nữ.[7][9]

"Dư âm" được coi là nhạc phẩm tiền chiến duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.[9] Sau đó, ông sáng tác một số bài hát nhạc đỏ như "Bài ca phụ nữ Việt Nam", "Chim hót trên đồng đay", "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Tiễn anh lên đường"... Năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật với loạt ca khúc: "Mẹ yêu con", "Vượt trùng dương", "Bài ca năm tấn", "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" và "Dáng đứng Bến Tre".[2][1]

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

"Dư âm" là ca khúc chính trong bộ phim Kiếp hoa công chiếu năm 1953 được Kim ChungKim Xuân thể hiện.[5][10] Ca khúc còn được một số ca sĩ thể hiện thành công như Tuấn Ngọc, Tùng Dương, Khánh LyÁnh Tuyết.[1] Năm 2018, Lan Anh thực hiện liveshow đầu tiên của cô mang tên "Ánh trăng tình yêu" diễn ra tại Nhà hát Lớn. Liveshow gồm 4 phần cùng những nhạc phẩm trữ tình như "Hương xưa", "Dư âm", "Bóng chiều xưa".[11] Năm 2022, Phương Mỹ Chi trở lại với dự án Chi? gồm năm MV nhằm làm mới những tình khúc kinh điển trong đó có "Dư âm".[12] Cùng năm nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh hòa tấu nhạc phẩm này trong CD Cô đơn do anh thực hiện trong khoảng ba năm.[13] Trong chương trình Người kể chuyện tình mùa 6, thí sinh Thạch Thảo chọn nhạc phẩm "Dư âm" để thể hiện.[14] "Dư âm" được nhạc sĩ Đức Trí dùng làm nhạc nền trong một phân cảnh phim Người tình của đạo diễn Lưu Huỳnh.[1] Ca từ trong nhạc phẩm cũng là nguồn cảm hứng để nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn trình làng bộ sưu tập "Hẹn em" gồm 80 thiết kế chia làm 2 phần bao gồm trang phục ứng dụng và áo cưới.[15]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo VnExpress, dù ra đời sau bảy thập niên "Dư âm" vẫn có sức sống lâu bền và được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc lãng mạn thập niên 1940.[1] Còn báo VTC News cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có nhiều sáng tác nhưng được nhiều khán giả yêu thích và biết đến vẫn là "Dư âm" với "giai điệu tha thiết, ca từ trau chuốt".[9] Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá, "Dư âm" sáng tác từ mối tình trong sáng khiến người nghe như tìm thấy chính mình trong ca khúc.[1] Tác giả Tuấn Khanh của RFA thì nhận xét "Dư âm" là một nhạc phẩm viết về tình yêu đôi lứa nhưng được coi là "bài hát phá bĩnh, khiến trai gái có thể mềm lòng, không đủ sức chiến đấu".[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Có nguồn ghi sáng tác năm 1949.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g Hà Thu (24 tháng 2 năm 2022). 'Dư âm' - khúc tình đơn phương”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b Vương Tâm (22 tháng 3 năm 2012). “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Dư âm một thời và những "nốt trầm". Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b Nguyễn Tý (28 tháng 12 năm 2019). “Cô gái trong Dư âm làm nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thương nhớ là ai?”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ a b c Thy Nga (16 tháng 11 năm 2008). “Câu chuyện về nhạc phẩm "Dư âm". Đài Á Châu Tự do. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ a b c Niệm Quân (26 tháng 12 năm 2020). “Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) – Bài tình ca bất hủ sống cùng năm tháng”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ a b Tuấn Khanh (27 tháng 12 năm 2019). “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm”. Đài Á Châu Tự do. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ a b “Những người yêu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý”. VnExpress, Lao Động. 31 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Tiểu Vũ (26 tháng 12 năm 2019). “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả ca khúc 'Dư âm' qua đời ở tuổi 94”. Một Thế Giới. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ a b c Chu Nguyên (27 tháng 12 năm 2019). “Nghe lại 'Dư âm' - bản tình ca được công chúng yêu thích của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Trần Trung Sáng (10 tháng 3 năm 2014). "Kiếp hoa" ngày ấy”. Công an Thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Hoàng Lân (1 tháng 10 năm 2018). “Ca sĩ Lan Anh thực hiện liveshow "Ánh trăng tình yêu". Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Thành Lâm (24 tháng 10 năm 2022). “Trong 1 tháng, Phương Mỹ Chi ra mắt 5 MV”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  13. ^ Ngọc Anh (7 tháng 12 năm 2022). “Nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh phát hành đĩa than và CD 'Cô đơn'. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Thạch Anh (15 tháng 7 năm 2022). “Danh ca Thái Châu say mê trước nữ ca sĩ xinh đẹp hát nhạc Nguyễn Văn Tý”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Hoài Phương (30 tháng 9 năm 2022). “Thanh Hằng, Minh Tú, Ngọc Châu 'có hẹn' với Adrian Anh Tuấn trong bộ sưu tập mới”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0_%C3%A2m