Wiki - KEONHACAI COPA

Vĩnh Yên

Vĩnh Yên
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Vĩnh Yên
Biểu trưng
Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhVĩnh Phúc
Trụ sở UBNDĐường Lê Lợi, phường Tích Sơn
Phân chia hành chính8 phường, 1 xã
Thành lập1899
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2014
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Minh Sơn
Bí thư Thành ủyPhạm Hoàng Anh
Địa lý
Tọa độ: 21°18′45″B 105°35′46″Đ / 21,312424°B 105,596017°Đ / 21.312424; 105.596017
MapBản đồ thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Yên trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Yên
Vĩnh Yên
Vị trí thành phố Vĩnh Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích50,39 km²[1]
Dân số (2024)
Tổng cộng250.128 người
Thành thị241.028 người
Nông thôn9.100 người
Mật độ4.963 người/km²
Dân tộcChủ yếu là người Kinh
Khác
Mã hành chính243[2]
Biển số xe88-B1
Websitevinhyen.vinhphuc.gov.vn

Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de TassignyTrận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951).

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Vĩnh Yên nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:

Thành phố Vĩnh Yên có diện tích 50,39 km² và 123.353 nhân khẩu (năm 2021). Cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía tây, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía đông bắc và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Định Trung, Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và xã Thanh Trù.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị Vĩnh Yên hiện nay được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1899.

Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống.

Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương 210 đến năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau đó thuộc Quận Phong Châu.

Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIIIXIV thuộc huyện Tam Dương, Trấn Tuyên Quang thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây. Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây.

Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên.

Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu

Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên.

Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh PhúcPhú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú, bao gồm 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô Quyền và Tích Sơn.[3] Tuy nhiên, thị xã không phải là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú, mà tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì.

Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên.[4]

Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc.[5]

Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau[6]:

  • Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương.
  • Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp.
  • Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra).
  • Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trùthị trấn Tam Đảo.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo mới tái lập[7]. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 50,08 km², dân số trên 100.000 người.

Ngày 23 tháng 11 năm 2004, chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang.[8]

Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[9] Thành phố Vĩnh Yên có 7 phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và 2 xã: Định Trung, Khai Quang.

Ngày 23 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[10]

Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển xã Định Trung thành phường Định Trung.[11]

Thành phố Vĩnh Yên có 8 phường và 1 xã như hiện nay.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Vĩnh Yên
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)31.433.136.337.941.141.439.239.036.734.433.931.541,4
Trung bình cao °C (°F)19.820.523.327.531.733.033.132.431.629.225.722.327,5
Trung bình ngày, °C (°F)16.617.520.324.127.628.929.228.627.625.021.718.223,8
Trung bình thấp, °C (°F)14.415.618.421.824.626.026.225.924.822.218.715.521,2
Thấp kỉ lục, °C (°F)3.75.07.713.216.320.421.121.817.413.18.94.43,7
Giáng thủy mm (inch)21
(0.83)
24
(0.94)
39
(1.54)
101
(3.98)
177
(6.97)
252
(9.92)
252
(9.92)
298
(11.73)
185
(7.28)
135
(5.31)
54
(2.13)
17
(0.67)
1.555
(61,22)
Độ ẩm80.782.384.784.580.881.081.383.581.880.378.878.281,5
Số ngày giáng thủy TB10.511.515.114.214.615.316.917.113.010.17.85.3151,3
Số giờ nắng trung bình hàng tháng715154971891772021911931761441261.670
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[12]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

  • Với quyết tâm xây dựng thành phố Vĩnh Yên hiện đại, là nơi hội tụ - phồn vinh, kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) thành phố đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dịch vụ - thương mại; giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 21,89%. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm 52,42% (năm 2013 còn 43,2%), thương mại - dịch vụ chiếm 45,11% (năm 2013 tăng lên 55,1%), nông - lâm - thủy sản chiếm 2,47% (năm 2013 giảm còn 1,7%); GDP bình quân đầu người ước đạt 2.914 USD (năm 2013 đạt gần 4.100 USD); thu ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt trên 1.900 tỷ đồng. Giá trị sản xuất giá cố định năm 2013 đạt 10.590,89 tỷ đồng, tăng 14,39% so với năm 2012. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, thành phố đã tập trung phát triển các cụm kinh tế nằm ở các xã, phường Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ.vvv
  • Tổng giá trị sản xuất tăng 17,7%; giá trị gia tăng tăng 18,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ tăng 23,2%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,8%; Nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,9% so cùng kỳ. GrDP đạt 4.019 USD/ng. Thu ngân sách 2.200 tỷ đồng.  
  • Hiện thành phố có khu công nghiệp (KCN) Khai Quang và cụm công nghiệp Lai Sơn. KCN Khai Quang với quy mô diện tích 262 ha đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy và mở rộng thêm. KCN bao gồm các xí nghiệp sản xuất dệt may; cơ khí chính xác; điện tử; điện lạnh; thiết bị; phụ tùng xe máy, ô tô; khuôn kim loại và phi kim...
  • Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thành phố, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu du lịch sinh thái cao cấp Sông Hồng - Thủ Đô, Khu dịch vụ Trại Ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Đầm Vạc, khu đô thị Vinaconex Xuân Mai, khu đô thị Phúc Sơn Luxury Villas, khu du lịch Bắc đầm Vạc…

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

+ Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế,công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.

+ Thành phố là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). 

+ Đường vành đai 5 của chùm đô thị Hà Nội nối Vĩnh Yên với Sơn Tây - Xuân Mai - Hoà Lạc đi về phía Nam theo đường Hồ Chí Minh và đi Sông Công - Bắc Giang, Phả Lại, Hải Dương, Hưng Yên...

+ Thành phố có tuyến cao tốc qua sân bay Quốc tế Nội Bài ra cảng nước sâu Cái Lân. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách Vĩnh Yên 25 km rất thuận lợi. 

+ Thành phố có tuyến đường sắt Vĩnh YênLào Cai; Vĩnh Yên – Hà Nội; Vĩnh Yên – Đông AnhThái Nguyên đi qua, tương lai sẽ kết nối với hệ thống đường xuyên Á.

Giao thông đối nội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Các tuyến Quốc lộ 2A, 2B, 2C, đường vành đai nối, Vĩnh Yên - Yên Lạc nối trung tâm thành phố với các huyện thị trong tỉnh tạo nên một hệ thống giao thông liên hoàn thông suốt.
  • Các tuyến xe bus 01, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 đi các huyện, thị, thành trong tỉnh.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Vĩnh Yên nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa - Côn Minh.

Từ Vĩnh Yên cũng có thể qua Sơn Tây - Ba Vì - Làng văn hoá dân tộc và khu di tích Chùa Hương.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới. Do vậy, đến nay hầu hết các cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh cũng như của khu vực.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hiện nay bao gồm:

- Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Bệnh xá Công an tỉnh, bệnh viện Quân y 109 với tổng số 217 giường.

- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, với tổng số 1.030 giường.

- Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện Đa khoa Tp.Vĩnh Yên, với tổng số 90 giường; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Y học cổ truyền.

- Ngoài ra còn có Y tế tuyến phường, xã và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác như Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, Y cao Hà Nội.....

Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường. Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 535 giường  (chiếm 40% tổng số giường bệnh toàn thành phố)

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường đại học, cao đẳng, TCCN[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
  • Học viện Kỹ thuật quân sự
  • Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp
  • Trường Hạ sĩ quan Tăng - Thiết giáp
  • Cao đẳng Vĩnh Phúc
  • Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc
  • Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc

Các trường THPT, TT GDTX[sửa | sửa mã nguồn]

  • THPT chuyên Vĩnh Phúc
  • THPT Trần Phú
  • THPT Vĩnh Yên
  • THPT Liên Bảo(THPT Dân lập Vĩnh Yên)
  • THPT Kim Ngọc
  • THPT Nguyễn Thái Học

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Tép dầu đầm Vạc[sửa | sửa mã nguồn]

Đầm Vạc, nơi sản sinh ra loại tép được tán tụng "Cỗ chín lợn, mười trâu/ Cũng không bằng tép dầu Đầm Vạc". Đầm Vạc là một đầm nước tự nhiên rất lớn nằm ở trung tâm Thành phố Vĩnh Yên. Diện tích mặt nước đầm rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m. Đầm Vạc là nơi cung cấp một lượng lớn hải sản cho người dân Vĩnh Yên và quanh vùng, trong đó có món tép dầu, có người viết là "giầu", và giải thích rằng tép giầu đầm Vạc khi rán và kho khô nó có màu sắc và hình dáng giống cái bã giầu - bã trầu, các bà các chị ở nông thôn sau khi ăn giầu vứt bỏ.

Con tép dầu đầm Vạc có chiều dài của từ 5 –7 cm, chiều ngang chừng 1 cm. Mùa thu hoạch tép dầu từ tháng 8 – 10, khi đó, bụng tép chứa đầy trứng nên ăn rất ngon. Tép dầu đầm Vạc xương ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi. Các cụ ngày xưa đã có câu ca để tán tụng về món ăn dân dã này, rằng "đặc sản tép dầu đầm Vạc" còn ngon hơn cả thịt trâu, thịt lợn.

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn thành phố hiện có 82 công trình di tích (khu vực nội thành có 65 công trình; khu vực ngoại thành có 17 công trình).

- Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – Phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – P. Tích Sơn).

- Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 11 công trình.

Các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc du lịch tâm linh, v.v... đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với của nhân dân thành phố nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến như Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày 25/1/1963.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nghị định số 146/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú và việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  4. ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  5. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  6. ^ Nghị định 72/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  7. ^ Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  8. ^ Nghị định 193/2004/NĐ-CP về việc thành lập phường Khai Quang thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  9. ^ Nghị định 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
  10. ^ Công nhận TP Vĩnh Yên là đô thị loại II
  11. ^ “Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
  12. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Y%C3%AAn