Wiki - KEONHACAI COPA

Dòng họ Đặng ở Lương Xá

Dòng họ Đặng ở Lương Xá là một dòng họ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, định cư ở thôn Lương Xá thuộc tỉnh Hà Tây từ khoảng thế kỷ 15.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng họ Đặng ở Lương Xá là một chi của họ Đặng định cư lâu đời ở thôn Lương Xá huyện Chương Đức, về sau thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Người được xem là thủy tổ của chi này là Đặng Huấn, cha của Đặng Thị Ngọc Dao. Về sau, Ngọc Dao được gả làm thứ phi của chúa Trịnh Tùng, lại sinh ra Trịnh Tráng nối ngôi chúa Trịnh. Bản thân Đặng Huấn và con cháu của ông đã từng trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh lâu dài giữa chúa Trịnh và nhà Mạc, góp công vào việc lập nên và củng cố chính quyền Lê Trịnh lúc bấy giờ. Trong những năm Đức Long thơi vua Lê Thần Tông, Thanh Đô vương Trịnh Tráng nhớ đến công lao của các công thần bèn cho phối hưởng 4 người vào cung miếu của 4 trấn, trong đó có Đặng Huấn.[1]

Bên cạnh công huân là yếu tố thân thích từ ban đầu, gia tộc họ Đặng liên tục nắm giữa quân đội nhà Trịnh, nhiều thế hệ nhậm chức quan lớn trong triều đình Lê Trịnh, có người được phong chức tước.[2] Trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có ghi lại một câu tục ngữ được truyền tụng trong dân gian cuối thời Lê trung hưng là "Đánh giặc họ Hàm, làm quan họ Đặng". Trong đó "Đánh giặc họ Hàm" là nói về dòng dõi danh tướng Đinh Văn Tả ở Hàm Giang, Cẩm Giàng, Hải Dương, có nhiều tướng nổi tiếng về chỉ huy thủy quân và đánh thủy chiến. Còn "làm quan họ Đặng" chính là nói về dòng dõi Đặng Huấn, với các con cháu đều được phong công, phong hầu, nhiều người làm trấn thủ các tỉnh lớn, có người làm đến Bồi tụng, nhiều đời thông gia với chúa Trịnh, quyền uy nhất mực một thời.[1]

Họ Đặng Lương Xá tiếp tục phát triển cho đến giữa thế kỷ 18 thì bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của chính quyền Lê Trịnh khi phong trào Tây Sơn quật khởi, lần lượt đánh đổ hai tập đoàn cát cứ ở hai miền là chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Ngay trong thời kỳ này, dòng họ Đặng xuất hiện một danh tướng là Đặng Tiến Đông lập nhiều công lớn, được hoàng đế nhà Tây Sơn là Quang Trung trọng dụng, truy tặng cho tổ tiên. Dòng họ Đặng của được phục hồi từ đây. Sau khi nhà Tây Sơn suy thoái, Nguyễn Ánh bắt đầu nổi dậy giành chính quyền, dòng họ Đặng lại xuất hiện Đặng Trần Thường theo phò tá Nguyễn Ánh, làm đến chức Thượng thư rồi Phó Tổng trấn Bắc thành.[3]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có nhiều bộ gia phả về dòng họ Đặng ở Lương Xá được ghi chép lại bởi con cháu trong họ, nhưng lại có sự khác nhau khá lớn về nguồn gốc tổ tiên của dòng họ này. Theo Đặng gia phả ký tục biên do Đặng Đình Quỳnh viết vào năm 1763[4]Đặng gia phổ hệ toàn chính thực lục do danh tướng Đặng Tiến Đông biên soạn vào khoảng những năm 1790[5] dưới thời Tây Sơn thì chi họ Đặng này vốn gốc họ Trần, là hậu duệ của các vua nhà Trần. Theo hai bộ gia phả, chi họ Đặng này tương truyền là hậu duệ của Trần Hưng Đạo, tổ tiên là Trần Văn Huy (tên thật là Trần Nguyên Trừng, hiệu Đặng Hiên) từng đỗ tiến sĩ thời Tiền Lê năm 1442. Con cháu ông đã lấy chữ tên hiệu của ông làm họ, đổi từ họ Trần sang họ Đặng.[6] Trần Văn Huy có 3 người con trai lần lượt là Thượng thư Trần Cận, Trần Nguyên Trạch (sau đổi thành Đặng Công Du) – tổ tiên của An Xuyên bá Đặng Công Toản dưới triều Mạc, và Trần Lâm. Theo Đặng Tiến Đông thì dòng họ này là hậu duệ của người con trai út Trần Lâm với Đặng Huấn là cháu đời thứ 5.[7]

Tuy nhiên theo Đặng tộc Đại tông phả do Yến Quận công Đặng Tiến Thự viết năm 1683 dưới triều Lê, được tục biên năm 1686 và 1745 bởi Ứng Quận công Đặng Đình Tướng và Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn,[8] thì dòng họ này vốn là hậu duệ của Đặng Dung, một tướng lĩnh của nhà Hậu Trần. Cũng theo Đặng tộc Đại tông phả thì Đặng Huấn là người cùng dòng dõi với một số nhân vật nổi tiếng như thượng thư Đặng Minh Khiêm của nhà Lê sơ và thám hoa Đặng Thì Thố dưới triều nhà Mạc.[9][10]

Bên cạnh gia phả của Đặng Đình Quỳnh và Đặng Tiến Đông thì còn một thuyết khác về nguồn gốc họ Trần của tộc này. Năm 1511, cháu nội của Thượng thư Trần Cận là Trần Tuân khởi binh chống nhà Lê nhưng thất bại, con cháu họ Trần đã di tản khắp nơi trong đó là làng Lương Xá và đổi sang họ Đặng để tránh họa. Cũng có thuyết cho rằng Đặng Huấn là chính là hậu duệ trực hệ của Đặng Tuân. Tuy nhiên, thuyết này không chị bị con cháu họ Đặng hiện nay đang phản đối kịch liệt mà còn mâu thuẫn với một số tài liệu khác. Theo cuốn Văn hóa Huế trong gia đình và họ tộc thế kỷ XVII-XIX, Đặng Huấn "không liên quan gì đến" phả hệ của Đặng Tuân.[11] Còn Nguyễn Văn Thanh và Đinh Công Vĩ đã phản bác quan điểm Đặng Huấn là cháu nhiều đời của Đặng Tuân.[12]

Thủy tổ[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy tổ của dòng họ Đặng Lương Xá này là danh tướng Đặng Huấn, một đại thần thời Lê Trung hưng. Đặng Huấn vốn là cháu rể của Nam đạo tướng Thái tể Phụng quốc công Lê Bá Ly, đại thần của triều Mạc. Bản thân ông cũng từng được triều Mạc phong tước . Năm 1549, Mạc Tuyên Tông nghe lời xúi của cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao mà muốn bắt Bá Ly. Bá Ly liền đem gia đình và thuộc tướng vào Thanh Hóa hàng vua Lê.[13] Đặng Huấn được Trịnh Kiểm để ý, phong làm Khổng Lý hầu, sau thăng lên tước Nghĩa Quận công. Năm 1579, Đặng Huấn đem quân chặn đánh quân Mạc ở Thái Đường, huyện Vĩnh Lộc. Quân Mạc bị phá tan, hơn nghìn người bị chém, Mạc Kính Điển thua lớn phải rút quân, Đặng Huấn được luận công phong làm Tả đô đốc, thự phủ sự ở Tây quân, chức Thái phó. Ông qua đời vào năm 1583, được truy tặng chức Nam quân đô đốc, Chưởng phủ sự thái úy, thụy là Cương Chính.

Dòng trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng trưởng của dòng họ được truyền thừa bởi các "tông tử", tức con trai nối dõi, thường là con đích do chính thất sinh ra mà không nhất thiết là con trưởng. Nghĩa Quốc công Đặng Huấn có 2 con trai là Hà Quận công Đặng Tiến Vinh và Thụy Khê hầu Đặng Thế Kỵ. Đặng Thế Kỵ không có con trai, Đặng Tiến Vinh lại vừa là con trai trưởng vừa là con đích do phu nhân họ Lê sinh ra, vì vậy mà trở thành người nối dõi. Chánh thất của Đặng Tiến Vinh là phu nhân họ Đỗ sinh được 4 người con trai nhưng con trai cả là Triều Lương hầu Đặng Sức mất sớm, con thứ là Thái tể Doanh Quận công Đặng Thế Tài trở thành người nối dõi.

Doanh Quận công có tất cả 8 người con trai trong đó con trai trưởng là Tần Quận công Đặng Tiến Quyền do phu nhân họ Nguyễn sinh ra.[14] Phu nhân họ Nguyễn là cháu gái của Thái tể Lỵ Quốc công, con gái của Giao Quận công, vốn là chính thất nhưng sau khi Đặng Thế Tài cưới quận chúa Ngọc Thác, con gái của chúa Trịnh Tráng, thì Quận chúa trở thành chính thất. Con trai do quận chúa sinh ra là Yên Quận công Đặng Tiến Thự vốn là con trai thứ hai cũng trở thành đích trưởng tử thừa kế dòng dõi.[15] Tiến Thự có tất cả 14 người con trai,[16] trong đó người con cả vốn là Lai Quận công Đặng Tiến Sở nhưng cũng không được thừa kế dòng dõi khi Tiến Thự cưới quận chúa Ngọc Thuyên, con gái của chúa Trịnh Tạc, và sinh ra Gia Quận công Đặng Tiến Lân.

9 đời dòng trưởng của chi họ Đặng ở Lương Xá và một nhân vật tham gia biên soạn gia phả gia tộc (được tô màu ):[17]

Nghĩa Quốc công
Đặng Huấn
Hà Quận công
Đặng Tiến Vinh
Doanh Quận công
Đặng Thế Tài
Liêm Quận công
Đặng Thế Khoa
Yên Quận công
Đặng Tiến Thự
Lai Quận công
Đặng Tiến Sở
Ứng Quận công
Đặng Đình Tướng
Dận Quận công
Đặng Tiến Miên
Côn Hải hầu
Đặng Đình Chử
Hiển Trung hầu
Đặng Đình Quỳnh
Đông Lĩnh hầu
Đặng Tiến Đông
Điều Trung hầu
Đặng Đình Chất
Xuyền Thái bá
Thường Hiến Hầu
Đặng Trần Thường

Một số nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Phối ngẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, trong Đặng gia phả hệ do Ngô Thế Long dịch còn ghi nhận quận chúa Trịnh Thị Ngọc Dung, con gái út của Tấn Quang vương Trịnh Bính là vợ của Tự Lộc hầu Đặng Tiến Tự.[49] Tuy nhiên cả Trịnh gia chính phả và nghiên cứu của Phạm Đình Hải đều chép con gái kế út của Tấn Quang Vương là Trịnh Thị Ngọc Dung kết hôn với Hậu Thọ hầu Trịnh Quyền, còn con gái út là Trịnh Thị Ngọc Nghiên/Nhiêu.[46][29]

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là phả hệ (không đầy đủ) của 9 đời tổ tiên dòng họ Đặng ở Lương Xá bắt đầu từ Nghĩa Quốc công Đặng Huấn và kết thúc ở Thường Hiến hầu Đặng Trần Thường, chỉ nhắc đến những nhân vật có tước vị.

Nghĩa Quốc công
Đặng Huấn
Thái tôn Thái phi
Đặng Thị Ngọc Giao
Hà Quận công
Đặng Tiến Vinh
Thụy Khê hầu
Đặng Thế Kỵ
Doanh Quận công
Đặng Thế Tài
Khâm Quận công
Đặng Thế Khanh
Liêm Quận công
Đặng Thế Khoa
Điện Lộc hầu
Đặng Thế Tông
Lan Xuyên hầu
Đặng Thế Khiêm
Tuấn Đằng hầu
Đặng Thế Năng
Yên Quận công
Đặng Tiến Thự
Thọ Lộc hầu
Đặng Thế Trinh
Thụy Lộc hầu
Đặng Thế Xứng
Trương Tiến hầu
Đặng Tiến Dụng
Vân Quận công
Đặng Tiến Bá
Doãn Lộc hầu
Đặng Đình Lữ
Gia Quận công
Đặng Tiến Lân
Lai Quận công
Đặng Tiến Sở
Ứng Quận công
Đặng Đình Tướng
Dận Quận công
Đặng Tiến Miên
Kế Quận công
Đặng Đình Luân
Dật Hải hầu
Đặng Đình Khôi
Côn Hải hầu
Đặng Đình Chử
Nhuận Phái hầu
Đặng Đình Đề
Huân Quận công
Đặng Đình Gián
Thuyên Trung Nam
Đặng Đình Thức
Hiển Trung hầu
Đặng Đình Quỳnh
Giám Trung hầu
Đặng Đình Bao
Điều Trung hầu
Đặng Đình Chất
Hạo Thọ bá
Đặng Đình Hảo
Vịnh Quận công
Đặng Đình Bật
Ký Trung hầu
Đặng Đình Hải
Duật Trung hầu
Đặng Đình Oánh
Cẳn Trung bá
Đặng Đình Tá
Xuyền Thái báTú Cơ bá
Đặng Đình Luận
Thường Hiến hầu
Đặng Trần Thường

Hậu duệ Doanh Quận công[sửa | sửa mã nguồn]

Doanh Quận công
Đặng Thế Tài
Tần Quận công
Tiến Quyền
Quảng Lộc hầu
Tiến Bột
Cẩm Lộc hầu
Tiến Truyền
Hán Thụy hầu
Tiến Tế
Lộc Khê hầu
Tiến Thái
Thiêm Lộc hầu
Tiến Đĩnh
Đặng Lộc hầu
Tiến Sâm
Khải Lộc hầu
Đình Voi

Hậu duệ Yên Quận công[sửa | sửa mã nguồn]

Yên Quận công
Đặng Tiến Thự
Quỳnh Vân hầu Đặng Tiến Tuân
Vĩnh Trung hầu Đặng Đình Bật
Trợ Nghĩa hầu Đặng Đình Trợ
Vinh Quận công
Đặng Đình Trứ
Dận Quận công
Đặng Tiến Miên
Kế Quận công
Đặng Đình Luân
Thành Thọ bá Đặng Đình Bổng
Chất Trung bá Đặng Đình Dự
Phác Trung bá Đặng Đình Phác
Trí Trung hầu Đặng Đình Trí
Vịnh Trung hầu Đặng Đình Bật
Trợ Nghĩa hầu Đặng Đình Trợ
Đông Lĩnh hầu
Đặng Tiến Đông
Tự Trung bá
Đặng Đình Tự
Giám Trung bá Đặng Đình Giám
Điện Trung bá Đặng Đình Tú
Hữu Vũ bá Đặng Đình Hữu

Hậu duệ Khâm Quận công[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Quận công
Đặng Tiến Vinh
Quận chúa
Đặng Thị Ngọc Phúc
Khâm Quận công
Đặng Thế Khanh
Dĩnh Lộc hầu
Đặng Thế Lãng
Tố Quận công
Đặng Thế Công
Vĩnh Thành hầu
Đặng Thế Luận
Diên Lộc hầu
Đặng Thế Huân
Đĩnh Lộc hầu Đặng Thế Phượng
Thắng Lộc hầu Đặng Thế Hoàng
Bình Trung hầu Đặng Thế Lộc
Điền Quận công
Đặng Tiến Thuyên
Tự Lộc hầu
Đặng Tiến Tự
Chấn Trụ hầu
Đặng Tiến Kiệm
Khương Thọ hầu
Đặng Tiến Nhiễm
Triệu Cơ hầu
Đặng Tiến Tá

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đặng gia phả hệ chép là Trịnh Thị Ngọc Quy.[43]
  2. ^ Đặng gia phả hệ chép là Trịnh Thị Phương Nghiên.[45]
  3. ^ Trong nghiên cứu của Phạm Đình Hải (2012, tr. 97), con gái thứ 4 của Tấn Quang vương là "Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Phát, kết duyên cùng quan Thái bảo Huân Quận công Đặng Đình Đống". Còn Trịnh Gia Chính Phả lại chép con gái thứ 4 của Tấn Quang vương là "Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Anh lấy quan Thái bảo Huân quận công Đặng Đình Gián".
  4. ^ Trong nghiên cứu của Phạm Đình Hải (2012, tr. 97), con gái thứ 11 của Tấn Quang vương là "Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Hoàn, kết duyên cùng Nhuận Phái hầu tên là Đặng Đình Khôi".
  5. ^ Trịnh gia chính phả chép con gái thứ 12 của Tấn Quang vương là "Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Bảng lấy quan Phủ sự Đô chỉ huy sứ Trí sĩ khai phục Hiển trung hầu Đặng Đình Quỳnh".[46]
  6. ^ Đặng gia phả hệ chép là Trịnh Thị Ngọc Lâu.[45]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lê Tiên Long (21 tháng 12 năm 2021). “Đặng Huấn - Danh tướng cự phách thời Lê trung hưng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 13.
  3. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 14.
  4. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 46.
  5. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 50.
  6. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 59.
  7. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 471.
  8. ^ Đặng Duy Phúc (2005), tr. 171.
  9. ^ Hội sử học Thừa Thiên Huế (2005), tr. 540.
  10. ^ Đặng Duy Phúc (2005), tr. 161–163.
  11. ^ Lê Nguyễn Lưu (2011), tr. 125.
  12. ^ Nguyễn Văn Thanh & Đinh Công Vĩ (2002), tr. 64.
  13. ^ Lê Tiên Long (1 tháng 9 năm 2021). “Danh tướng Lê Bá Ly - Công thần bị phụ bạc!”. Báo An ninh thế giới. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 206.
  15. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 217 & 475.
  16. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 378.
  17. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 20.
  18. ^ Trịnh Xuân Tiến (2001), tr. 60.
  19. ^ Lê Trung Vũ (2006), tr. 1079.
  20. ^ Đặng Tiến Đông (2000), tr. 35.
  21. ^ Nguyễn Viết Chức (2004), tr. 437.
  22. ^ a b c d e Phan Huy Chú (1960), tr. 345.
  23. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 173.
  24. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 157.
  25. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 388.
  26. ^ Phạm Thị Hương Lan (2012). “Giới thiệu tấm bia ở từ vũ Đại tư đồ Đặng tướng công làng Lương Xá, huyện Chương Mĩ”. Thông báo Hán Nôm học: 430–435.
  27. ^ a b Ngô Thế Long (2006), tr. 249.
  28. ^ Trịnh Như Tấu (2008), tr. 134–135.
  29. ^ a b c Phạm Đình Hải (2012), tr. 97.
  30. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 424.
  31. ^ a b c Ngô Thế Long (2006), tr. 426.
  32. ^ Đặng Tiến Đông (2000), tr. 371.
  33. ^ Đặng Tiến Đông (2000), tr. 38.
  34. ^ Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Chí & Đinh Khắc Thuân (2011), tr. 334.
  35. ^ Phùng Kim Bảng (2008), tr. 301–303.
  36. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 98.
  37. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 235.
  38. ^ Viện khảo cổ học (2004), tr. 578 & 663.
  39. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 387.
  40. ^ Trịnh Xuân Tiến (2001), tr. 61.
  41. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 95.
  42. ^ Trịnh Như Tấu (2008), tr. 131.
  43. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 417.
  44. ^ a b Trịnh Như Tấu (2008), tr. 134.
  45. ^ a b Ngô Thế Long (2006), tr. 425.
  46. ^ a b c Trịnh Như Tấu (2008), tr. 135.
  47. ^ Bùi Hạnh Cẩn (2002), tr. 27.
  48. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 98.
  49. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 386.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng_h%E1%BB%8D_%C4%90%E1%BA%B7ng_%E1%BB%9F_L%C6%B0%C6%A1ng_X%C3%A1