Wiki - KEONHACAI COPA

Lê Bá Ly

Lê Bá Ly (黎伯驪, 1476-1557) là tướng nhà Lê sơnhà Mạcnhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia cuộc chiến tranh Lê-Mạc lần lượt phục vụ cho cả hai phe trong cuộc chiến này.

Lê Bá Ly
黎伯驪
Tướng nhà Lê sơnhà Mạcnhà Lê trung hưng
tại vị1476 - 1557
Kế nhiệmkhông rõ
Thông tin chung
Sinh28 tháng 1 năm 1476
Thanh Hóa , Đại Việt
Mất20 tháng 8, 1557(1557-08-20) (80 tuổi)
Thanh Hóa, Đại Việt
Tước vị
Gia tộcHọ Lê

Dẹp nội loạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lê Bá Ly người làng Cổ Phạm, huyện Đông Sơn, nay thuộc xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Lê Bá Ly là quan võ dưới thời Lê sơ. Khi Nhà Mạc thay nhà Lê (1527), ông tiếp tục phục vụ cho nhà Mạc, được phong tước Phụng quốc công. Nhà Lê Bá Ly ở Thịnh Liệt thuộc huyện Thanh Trì, nay là phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Năm 1546, Mạc Hiến Tông qua đời, con là Phúc Nguyên còn nhỏ lên thay, tức là Mạc Tuyên Tông. Chú Tuyên Tông là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm phụ chính. Tướng Phạm Tử Nghi muốn lập con thứ Mạc Thái Tổ là Hoằng vương Mạc Chính Trung đã trưởng thành nhưng không được nên cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn.

Mạc Kính Điển sai Trần Phỉ đưa Mạc Tuyên Tông sang sông về Dương Kinh, còn mình cùng Nguyễn Kính đánh Tử Nghi nhưng không thắng nổi. Sau đó Kính Điển phải huy động Lê Bá Ly tham chiến. Ông sai con trai quản lý việc trong phủ, mình cùng người con khác là Phổ quận công Lê Khắc Thận truyền hịch cho Quảng quận công Nguyễn Khải Khang cùng các tướng Phú quận công Nguyễn Hữu Mệnh là con Tây quận công Nguyễn Kính, Khổng Toàn hầu và Khang Phụ hầu mấy đạo quân thủy bộ cùng tiến đánh.

Nhờ lực lượng hùng mạnh, Mạc Kính Điển và Lê Bá Ly đánh thắng được Phạm Tử Nghi. Tử Nghi phải mang chạy ra chiếm giữ An Quảng, còn Mạc Chính Trung và Mạc Văn Minh, Mạc Phúc Sơn chạy sang Trung Quốc.

Tình hình tạm yên, Mạc Tuyên Tông được rước về Thăng Long.

Ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1549, Mạc Chính Trung chạy sang Trung Quốc, kể tội đại thần Nguyễn Kính chuyên quyền, đuổi người thừa kế ngôi vị là Chính Trung. Nhà Minh ngờ vực Mạc Tuyên Tông không phải dòng dõi Mạc Thái Tổ nên sai sứ đưa thư sang hỏi.

Lê Bá Ly cùng Mạc Kính Điển hộ vệ Mạc Tuyên Tông lên ải Trấn Nam gặp sứ nhà Minh. Lê Bá Ly được lệnh làm tờ biện bạch và cam kết không nói dối; đồng thời xin được chiếu theo lệ cũ để nhận phong như các đời trước. Quan nhà Minh tại Lưỡng Quảng chấp thuận công nhận Mạc Tuyên Tông[1].

Sau lần hội khám biên giới trở về, Lê Bá Ly được thăng lên chức thái tể.

Bỏ Mạc về Lê[sửa | sửa mã nguồn]

Thái tể Lê Bá Ly quyền thế rất lớn, ông có thông gia với Thư quận công Nguyễn Thiến giữ chức Thượng thư bộ Lại; con trai trưởng là Lê Khắc Thận trấn thủ Sơn Nam và là phò mã nhà Mạc, con trai thứ là Thuần Lương hầu cai quản đội cấm binh một người cháu là Vạn An hầu cũng là phò mã, giữ chức Kim ngô vệ sự; con rể ông là Phái Văn hầu Nguyễn Quyện (con Nguyễn Thiến) giữ vệ Phù Nam, con nuôi Lê Bá Ly là Tả Ngự hầu giữ vệ Cẩm y; một người thông gia khác với Lê Bá Ly là Đổng Giáng hầu Bùi Trụ giữ chức Tán lý quân vụ.

Trong triều khi đó có hai sủng thần là Phạm Quỳnh, Phạm Dao có ơn với nhà Mạc. Vợ Phạm Quỳnh, mẹ Phạm Dao từng là nhũ mẫu của Khiêm vương Mạc Kính Điển. Cha con họ Phạm ghen ghét nhà Lê Bá Ly. Nhân Lê Khắc Thận con ông tuổi trẻ ham chơi và xây cất nhà cửa lộng lẫy, sắm kiệu son lọng vàng, Phạm Quỳnh và Phạm Dao bèn nói với Mạc Kính Điển rằng Khắc Thận có ý phản nghịch. Kính Điển cho rằng nhà Lê Bá Ly là chỗ dựa nên không tin theo.

Phạm Quỳnh và Phạm Dao bèn đi tâu lên Mạc Tuyên Tông. Ngày 12 tháng 2, cha con họ Phạm mang quân bản bộ vây đánh Lê Bá Ly ở trại Hồng Mai vào nửa đêm; đồng thời mang quân vây bắt nhà thông gia Nguyễn Thiến. Tuy nhiên lúc đó Lê Bá Ly trong trại quân chứ không ở Hồng Mai, còn Nguyễn Thiến họp trong triều chưa về, nên quân Phạm Dao không bắt được ai.

Gần qua đêm, trong trại Hồng Mai có người đầy tớ của Bá Ly là Đồi Mồi chạy đi báo. Bá Ly vội tập hợp người nhà và quân sĩ dưới quyền. Sau đó con rể ông là Nguyễn Quyện cùng cháu Vạn An hầu và con nuôi Tả Ngự hầu mỗi người mang 3000 cấm quân đến cứu Lê Bá Ly. Hai bên giao chiến ác liệt. Phạm Quỳnh và Phạm Dao thua chạy. Lê Bá Ly về đóng ở nhà riêng tại Thịnh Liệt. Sáng hôm sau con trưởng Lê Khắc Thận kéo về hội binh.

Lê Bá Ly và các thủ hạ kéo tới chiếm cửa Chu Tước ở kinh thành. Thành Thăng Long náo loạn. Mạc Tuyên Tông vội bỏ chạy sang sông đến Bồ Đề, rồi sai sứ dụ Bá Ly bãi binh. Lê Bá Ly ra điều kiện bắt giải cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao nộp thì mới bãi binh[1].

Mạc Tuyên Tông bèn triệu các tướng ở Sơn Tây là Anh Duệ hầu, Phù Long hầu và Văn Giáp hầu hợp binh đánh Bá Ly. Bá Ly chia quân chống cự, cố thủ rồi viết thư gọi Nguyễn Khải Khang tới cứu viện. Khải Khang sai thủ hạ là Đông Khang hầu đi cứu viện. Các cánh quân Sơn Tây bại trận phải rút lui. Lê Bá Ly tiến quân đến Cấu Hà và yêu cầu vua Mạc giải cha con họ Phạm tới.

Mạc Tuyên Tông không nghe, chạy về phía đông. Lê Bá Ly giận dữ quyết định bỏ Mạc sang hàng Lê. Các người nhà, thông gia và thủ hạ đều đi theo. Lê Bá Ly sai Bùi Trụ mang thư vào Thanh Hóa gặp Lê Trung Tông xin hàng, lại dâng luôn bản đồ địa hình[1].

Tháng 3 năm 1551, Lê Bá Ly cùng thông gia Nguyễn Thiến, các con trai Lê Khắc Thận, Lê Khắc Đôn, các con rể Nguyễn Quyện và Bùi Bỉnh Uyên (cháu Bùi Trụ) cùng 14.000 quân vào Thanh Hóa chính thức theo nhà Lê trung hưng. Năm đó ông 77 tuổi.

Sau khi Lê Bá Ly theo nhà Lê, một số tướng lĩnh khác cũng bỏ nhà Mạc vào nam như Đặng Huấn, Nguyễn Khải Khang và cháu là Nguyễn Hữu Liêu.

Bắc tiến[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1551, Trịnh Kiểm làm tổng chỉ huy, sai Lê Bá Ly và Vũ Văn Mật ra quân tấn công Thăng Long. Trong khi Trịnh Kiểm đến An Lạc, tấn công núi Hy thì Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang và Vũ Văn Mật chia 3 đường tiến đánh Thăng Long. Mạc Tuyên Tông bèn chạy đi Kim Thành, ủy thác Mạc Kính Điển ở lại cầm quân ở Bồ Đề bảo vệ kinh đô.

Từ Bồ Đề về phía bắc, Mạc Kính Điển đắp lũy đất, đặt thuyền chiến, quân thủy và quân bộ xen kẽ nhau, phòng thủ rất nghiêm ngặt[2]. Quân Lê đánh lâu ngày không được, Trịnh Kiểm cùng Lê Bá Ly rút về Thanh Hóa.

Sau khi ổn định tình hình phía bắc, tháng 8 năm 1555, Mạc Kính Điển mang quân tiến công vào Thanh Hóa. Trịnh Kiểm sai Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiến, Lê Khắc Thận cùng mai phục sẵn ở phía nam sông, còn Trịnh Kiểm đích thân đốc suất đại quân mai phục ở phía bắc sông; sai Phạm Đốc đem thủy quân cùng Nguyễn Quyện đem hơn 10 chiếc thuyền chiến chiếm cứ mạn thượng lưu từ sông Hữu Chấp đến sông Kim Bôi.

Trưa hôm sau, thuyền quân Mạc qua Kim Sơn, các đạo quân mai phục đổ ra đánh. Quân Mạc thua chạy. Mạc Kính Điển thua trận, rút quân quay về kinh thành.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 4 năm 1557 thời Lê Anh Tông, Lê Bá Ly mất tại Thanh Hóa, thọ 82 tuổi. Ông được truy tặng tước Nghĩa huân công và tên thụy là Trung Hựu.

Tháng 9 năm đó, sau khi thông gia Nguyễn Thiến mất, con rể ông là Nguyễn Quyện cùng em là Nguyễn Miễn trở về với nhà Mạc.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Đại Việt thông sử, truyện Mạc Phúc Nguyên
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 527
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_B%C3%A1_Ly