Wiki - KEONHACAI COPA

Cao Minh (ca sĩ)

Cao Minh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Cao Minh
Ngày sinh
12 tháng 3, 1961 (63 tuổi)
Nơi sinh
Long An, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhCao Minh
Năm hoạt động1978 - nay
Ca khúc
  • Tiểu đoàn 307
  • Bài ca người lính
  • Anh vẫn hành quân
  • Bến xuân

Cao Minh (sinh ngày 12 tháng 3 năm 1961), tên khai sinh là Nguyễn Cao Minh là một ca sĩ nhạc đỏ, nhạc tiền chiến, dân ca người Việt.[1] Anh được mệnh danh là giọng ca "vàng" hát về Hồ Chí Minh.[2].

Thời thơ ấu[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Minh sinh ra ở Long An nhưng lớn lên ở Tây Ninh, xuất thân trong một gia đình gốc nông dân. Ngay từ nhỏ anh đã bộc lộ năng khiếu và yêu thích đặc biệt về âm nhạc.[3] Anh từng lấy máng lợn cùng những chiếc loa của máy phát thanhắc quy máy cày để làm một chiếc đàn bầu, thời gian sau anh sang Trảng Bàng để học cách chơi đàn với nghệ nhân Hai Lùn.[1][3]

Cũng vì đam mê âm nhạc, nên ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của anh, anh từng thi trượt cả lớp 6, lớp 10 lẫn lớp 12.[3] Cha của anh ngăn cấm anh học nhạc cho nên Cao Minh không cho gia đình biết về một số thành công ban đầu của anh trong sự nghiệp âm nhạc.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1978, Cao Minh đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình tỉnh Tây Ninh.[1] Sau khi thi rớt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1979, anh xin vào phụ việc ở đoàn văn công tỉnh Tây Ninh, sau đó vào học ở khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Năm 1988, Cao Minh đoạt giải nhất Concour quốc gia lần thứ nhất,[3][4] đoạt giải Người hát hay nhất về đề tài Hồ Chí Minh với ca khúc "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người" của Trần Kiết Trường[2], đồng thời đoạt luôn giải Người hát dân ca hay nhất.[1] Những ca khúc tiền chiến, trữ tình hay nhạc đỏ mà Cao Minh đã thể hiện thành công như Bến Xuân, Đôi Mắt người Sơn Tây, Hòn vọng phu, Dấu chân phía trước, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, Tiểu đoàn 307[1], anh còn tham gia đóng trong phim "Con khỉ mồ côi""Ngọn nến Hoàng cung" của hãng TFS.[2]

Từ đầu thập niên 2000, Cao Minh bỏ tiền xây dựng một khu đất 20 ha ở Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai để xây dựng và kinh doanh một khu du lịch sinh thái lấy tên là KDL Sinh thái Cao Minh.[5][6]

Từ năm 2019, Cao Minh bắt tay xây dựng địa điểm du lịch mới là *Đảo Cao Minh trên hồ Trị An, cũng thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và dành phần lớn thời gian của mình ở đây để lao động làm du lịch,và ca hát.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Minh lập gia đình với Văn Thị Minh Hương, nguyên Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1988. Hai người có một con gái sinh năm 1998 [7].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Ngọc Quý (3 tháng 3 năm 2008). “http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/GhiChepVietNam/2008/3/C5BC35068DB16D76/”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c Ban Mê. “Ca sĩ Cao Minh - Hát mãi tên người”.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c d e f “Cao Minh - từ ca sĩ thành cư sĩ”. 22/5/2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Những cuộc chơi "không đụng hàng"
  5. ^ Thủy Linh (19/07/2009). “Làm du lịch như ca sĩ Cao Minh”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Ca sĩ Cao Minh: "Âm nhạc là đạo, lao động là tu tâm"[liên kết hỏng]
  7. ^ Nguyễn Thiện (16 tháng 10 năm 2011). “Giám đốc Nhạc viện TP.HCM - Tiến sĩ Văn Thị Minh Hương: "Tôi bất lực và hãnh diện về chồng mình". Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (trang thông tin điện tử). Truy cập 31 tháng 3 năm 2013.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Minh_(ca_s%C4%A9)