Wiki - KEONHACAI COPA

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Conservatory of Ho Chi Minh City
Ho Chi Minh Conservatory of Music
Địa chỉ
Map
112 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1
,,
Tọa độ10°46′27,1″B 106°41′42,3″Đ / 10,76667°B 106,68333°Đ / 10.76667; 106.68333
Thông tin
Tên cũTrường Quốc gia Âm nhạc
Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ
LoạiĐại học nghệ thuật hệ công lập
Thành lập12 tháng 4 năm 1956; 67 năm trước (1956-04-12)
Giám đốcHoàng Ngọc Long[1]
Websitehcmcons.vn
Thông tin khác
Viết tắtHCMCONS
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng danh dựNguyễn Mỹ Hạnh
Huỳnh Thị Thu Hiền
[2]

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh là một học viện chuyên ngành chuyên đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành âm nhạc từ trình độ trung cấp đến bậc tiến sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có trụ sở tại đường Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong ba trường dạy nhạc hàng đầu tại Việt Nam (hai trường còn lại là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt NamHọc viện Âm nhạc Huế.)

Trường mang tên gọi như hiện nay từ năm 1982 trên cơ sở tách phân khoa âm nhạc từ Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ cũ của Việt Nam Cộng hòa, nguyên thủy là Trường Quốc gia Âm nhạc lập năm 1956.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa tọa lạc ở số 112 đường Nguyễn Du, Quận 1, Sài Gòn. Trong số những người sáng lập có nhạc sĩ Hùng Lân.[3] Mục đích của Trường là giảng dạy những bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam như trình tấu nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Giáo trình cũng được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điển Tây phương và nhạc pháp dưới sự vận động của giám đốc Nguyễn Phụng.[4] Khi khai giảng lần đầu Trường có 150 sinh viên ghi danh dưới tên Trường Quốc gia Âm nhạc.

Năm 1960 trường mới chính thức đổi tên thành Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ sau khi mở thêm phân khoa kịch nghệ tăng cường thêm các bộ môn cải lương, hát bội, và thoại kịch.[5]

Đến năm 1982, trường được đổi tên thành Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và mang tên này đến ngày nay.

Giám đốc qua các thời kì[6][7][sửa | sửa mã nguồn]

Thời gianTên
1956 - 1970Nguyễn Phụng
1970 - 1975Nghiêm Phú Phi
1975 - 1997Quang Hải
1997 - 2000Ca Lê Thuần
2000 - 2006Hoàng Cương
2006 - 2016Văn Thị Minh Hương
2016 - 2019Tạ Quang Đông
2020 - nayHoàng Ngọc Long
Một góc Nhạc viện TP. HCM
Một góc nhạc viện TP. Hồ Chí Minh

Phó Giám đốc qua các thời kì[8][9][sửa | sửa mã nguồn]

Thời gianTên
1975 - 1982Cửu Long
Trần Tấn Lộc
1976 - 1992Trần Thị Nguyệt Anh
1982 - 1993Trần Thanh Cao
1989 - 1996Phạm Minh Tuấn
1993 - 1999Nguyễn Bích Ngọc
1996 - 2006Đào Thái
2000 - 2006Hoàng Cương
2002 - 2005Phạm Minh Thu
2004 - 2015Phạm Vũ Thành
2006 - 2012Phạm Ngọc Doanh
2006 - 2016Nguyễn Thị Mỹ Liêm
2014 - 2020Tạ Minh Tâm
2020 - nayNguyễn Mỹ Hạnh
2021 - nayHuỳnh Thị Thu Hiền

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bậc đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hiện đào tạo 7 ngành bậc đại học với 36 chuyên ngành khác nhau, gồm:

  • Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
  • Âm nhạc học.
  • Sáng tác âm nhạc.
  • Chỉ huy âm nhạc.
  • Dây
  • Piano.
  • Biểu diễn nhạc cụ phương Tây.
  • Thanh nhạc.
  • Sư phạm âm nhạc[10]

Bậc thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Biểu diễn: Nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc, Nhạc cụ truyền thống, Chỉ huy Giao hưởng, Chỉ huy Hợp xướng, Sáng tác.
  • Phương pháp giảng dạy chuyên ngành âm nhạc: Nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc, Nhạc cụ truyền thống, Chỉ huy Giao hưởng, Chỉ huy Hợp xướng.
  • Âm nhạc học.
  • Lý luận và Phương pháp giảng dạy âm nhạc.

Bậc Tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Âm nhạc học.

Nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ năm 2001 đến nay, trường hiện đã thực hiện được 55 công trình nghiên cứu khoa học. Trường hiện đã phát hành được 13 số tạp chí khoa học với tên tựa đề là "ÂM NHẠC HỌC".[11] Đã phát hành 12 quyển sách với nhiều chuyên đề, từ lịch sử âm nhạc Việt Nam cho đến các quyển giáo trình dùng để giảng dạy tại các trường đại học khác.

Thành tích[12][sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng I, II và III; Huân chương Độc lập hạng II và III. Nhiều thế hệ giảng viên của trường đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú. Nhiều Giáo sư của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh được mời làm giám khảo cho các cuộc thi âm nhạc quốc tế trên thế giới. Nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên đoạt các giải thưởng cao trong và ngoài nước, qua đó đã tạo uy tín về chất lượng đào tạo nghệ thuật âm nhạc trong cả nước cũng như khu vực và thế giới.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lãnh đạo đương nhiệm Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Lãnh đạo đương nhiệm Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ "Nhạc sĩ Hùng Lân"
  4. ^ “Nhạc sĩ Đoàn Anh Tuấn”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ “Năm Châu cuộc đời như sân khấu”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ “Lãnh đạo tiền nhiệm Nhạc viện TP. HCM”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ “Lãnh đạo đương nhiệm Nhạc viện TP. HCM”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “Lãnh đạo tiền nhiệm Nhạc viện TP. HCM”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Lãnh đạo đương nhiệm Nhạc viện TP. HCM”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ Khoa riêng nằm bên đường Lý Tự Trọng
  11. ^ “Thư mời viết bài Nội san Âm nhạc học số 13”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  12. ^ “Nhạc viện TP. HCM”. hcmcons.vn. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_vi%E1%BB%87n_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh