Wiki - KEONHACAI COPA

Acetylcysteine

Acetylcysteine
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/əˌstəlˈsɪstin/ and similar (/əˌsɛtəl-, ˌæsɪtəl-, -tn/)
Tên thương mạiAcetadote, Fluimucil, Mucomyst, others
Đồng nghĩaN-acetylcysteine; N-acetyl-L-cysteine; NALC; NAC
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: B2
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngBy mouth, injection, inhalation
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S2 (Chỉ hiệu thuốc)
  • US: OTC (by mouth), Rx-only (IV, inhalation)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng10% (Oral)[2]
Liên kết protein huyết tương50 to 83%[1]
Chuyển hóa dược phẩmGan[1]
Chu kỳ bán rã sinh học5.6 hours[3]
Bài tiếtRenal (30%),[1] faecal (3%)
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.009.545
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC5H9NO3S
Khối lượng phân tử163.195
Mẫu 3D (Jmol)
Sự quay riêng+5° (c = 3% trong nước)[5]
Điểm nóng chảy109 đến 110 °C (228 đến 230 °F) [5]
  (kiểm chứng)

Acetylcysteine, tên khác: N-acetylcysteine (NAC), là một dược phẩm được dùng để điều trị khi dùng quá liều paracetamol (acetaminophen) và để làm tiêu chất nhầy ở những người bị xơ nang hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.[1] Nó có thể được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, qua đường miệng, hoặc hít dưới dạng sương mù. Một số người sử dụng nó như là một chất bổ sung chế độ ăn uống.[6][7]

Các phản ứng phụ thường gặp gồm buồn nôn và nôn khi uống bằng miệng. Đôi khi da có thể bị phát ban và mẩn ngứa hoặc một trong hai dạng. Một loại phản vệ không miễn dịch cũng có thể xảy ra. Chất này dường như an toàn trong thời gian mang thai. Nó hoạt động bằng cách tăng nồng độ glutathione và gắn vào các sản phẩm chuyển hóa mang độc tính của paracetamol.

Acetylcysteine được cấp bằng sáng chế vào năm 1960 và được phép sử dụng vào năm 1968.[8] Chất này nằm trong Danh mục các thuốc thiết yếu của WHO, bao gồm các thuốc hiệu quả và an toàn nhất cho một hệ thống y tế.[9] Nó hiện là một loại thuốc gốc với giá không quá đắt.[10]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng paracetamol quá liều[sửa | sửa mã nguồn]

Acetylcystein được dùng bằng đường tiêm hoặc uống trong điều trị quá liều paracetamol (acetaminophen).[11] Khi uống paracetamol với liều cao, một chất chuyển hóa phụ có tên gọi là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI) được tích trữ lại trong cơ thể. Nó thường được kết hợp với glutathione, nhưng khi vượt quá mức giới hạn, lượng dự trữ glutathione của cơ thể không đủ để khử hoạt tính độc hại của NAPQI. Chất chuyển hóa này sau đó tự do phản ứng với các enzym chính của gan, do đó làm tổn hại các tế bào gan. Điều này có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và thậm chí là tử vong do suy gan cấp tính.

Trong việc điều trị quá liều acetaminophen, acetylcysteine có tác dụng duy trì hoặc phục hồi lại lượng glutathione dự trữ đã cạn kiệt ở gan và tăng cường sự chuyển hóa không gây độc tính của acetaminophen.[12] Những hoạt động này nhằm bảo vệ tế bào gan khỏi độc tính NAPQI. Nó có hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa hoặc giảm nhẹ thương tổn ở gan khi dùng trong vòng 8-10 giờ sau khi sử dụng quá liều. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ độc tính của gan là khoảng 3% khi dùng acetylcysteine trong vòng 10 giờ sau khi dùng quá liều paracetamol.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Acetylcysteine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ Stockley RA (2008). Chronic Obstructive Pulmonary Disease a Practical Guide to Management. Chichester: John Wiley & Sons. tr. 750. ISBN 9780470755280. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “ACETADOTE (acetylcysteine) injection, solution [Cumberland Pharmaceuticals Inc.]”. DailyMed. Cumberland Pharmaceuticals Inc. tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ “L-Cysteine, N-acetyl- - Compound Summary”. PubChem Compound. USA: National Center for Biotechnology Information. ngày 25 tháng 3 năm 2005. Identification. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ a b “N-ACETYL-L-CYSTEINE Product Information” (PDF). Sigma. Sigma-aldrich. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ Talbott, Shawn M. (2012). A Guide to Understanding Dietary Supplements (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 469. ISBN 9781136805707. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “Cysteine”. University of Maryland Medical Center (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ Fischer J, Ganellin CR (2006). Analogue-Based Drug Discovery. Weinheim: Wiley-VCH. tr. 544. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ Baker E (2014). Top 100 drugs: clinical pharmacology and practical prescribing. tr. Acetylcysteine. ISBN 9780702055157. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ Green JL, Heard KJ, Reynolds KM, Albert D (tháng 5 năm 2013). “Oral and Intravenous Acetylcysteine for Treatment of Acetaminophen Toxicity: A Systematic Review and Meta-analysis”. The Western Journal of Emergency Medicine. 14 (3): 218–26. doi:10.5811/westjem.2012.4.6885. PMC 3656701. PMID 23687539.
  12. ^ “Acetadote Package Insert” (PDF). FDA. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Acetylcysteine