Wiki - KEONHACAI COPA

Windows 2.0

Windows 2.0x
Một phiên bản của hệ điều hành Microsoft Windows
Logo của các phiên bản Microsoft Windows 2.0x
Ảnh chụp màn hình Microsoft Windows 2.0
Nhà phát triểnMicrosoft
Họ hệ điều hànhMicrosoft Windows
Kiểu mã nguồnMã nguồn đóng
Phát hành
cho nhà sản xuất
9 tháng 12 năm 1987; 36 năm trước (1987-12-09)
Phiên bản
mới nhất
2.03 / 9 tháng 12 năm 1987; 36 năm trước (1987-12-09)
Giấy phépPhần mềm thương mại
Sản phẩm trướcWindows 1.0x (1985)
Sản phẩm sauWindows 2.1x (1988)
Trạng thái hỗ trợ
Không còn được hỗ trợ từ 31 tháng 12 năm 2001

Windows 2.0 là một bản phát hành lớn của Microsoft Windows, họ hệ điều hành đồ họa dành cho máy tính cá nhân được phát triển bởi Microsoft. Nó được phát hành tới các nhà sản xuất vào ngày 9 tháng 12 năm 1987, kế nhiệm phiên bản Windows 1.0.

Sản phẩm này bao gồm hai biến thể khác nhau: một phiên bản cơ sở dành cho chế độ thực trên bộ xử lý 8086, và một phiên bản nâng cao có tên là Windows/386 dành cho chế độ bảo vệ trên bộ xử lý i386. Khác với hệ thống tiền nhiệm, Windows 2.0 cho phép người dùng xếp chồng và thay đổi kích cỡ các cửa sổ, đồng thời cũng giới thiệu các tính năng mới như các biểu tượng trên màn hình desktop, các phím tắt và hỗ trợ đồ họa VGA 16 màu. Đây cũng là phiên bản đầu tiên có sự xuất hiện của Microsoft WordExcel.

Với những cải tiến so với phiên bản tiền nhiệm, Windows 2.0 kể từ khi được phát hành đã góp phần thúc đẩy doanh số cũng như độ phổ biến của Microsoft Windows, mặc dù nó vẫn được coi là sản phẩm của một dự án còn đang dang dở. Sau khi Windows 2.0 được phát hành cùng tính năng chồng xếp cửa sổ, Apple Inc. đã nộp đơn kiện Microsoft vào tháng 3 năm 1988 với cáo buộc vi phạm bản quyền do Apple nắm giữ; tuy nhiên vụ kiện cuối cùng đã kết thúc với kết quả có lợi cho Microsoft. Phiên bản kế nhiệm sau đó là Windows 2.1 được phát hành vào tháng 5 năm 1988. Microsoft đã kết thúc hỗ trợ cho Windows 2.0 từ ngày 31 tháng 12 năm 2001.

Các bản phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Windows 2.0 được phát hành với hai biến thể có tên gọi và nền tảng CPU hỗ trợ khác nhau.[1][2] Phiên bản cơ sở hỗ trợ chế độ 8086 trên vi xử lý 80386.[3] Nó vẫn có thể hoạt động đầy đủ trên bộ xử lý 8088 hoặc 8086, nhưng sẽ không thể tận dụng vùng nhớ cao trên bộ xử lý 8086;[4][5] tuy nhiên, bộ nhớ mở rộng vẫn có thể được sử dụng.[6][7] Mẫu máy tính PS/2 Model 25 của IBM được cài đặt sẵn Windows với bộ xử lý 8086, cùng với tùy chọn bán kèm một "bộ DOS 4.00 và Windows" dành cho thị trường giáo dục.[8][9] Khi Windows 2.1 được ra mắt vào năm 1988, phiên bản cơ sở được đổi tên thành Windows/286.[4]

Biến thể còn lại với tên gọi Windows/386 đã xuất hiện sớm nhất từ tháng 9 năm 1987,[10] trước cả thời điểm phát hành Windows 2.0 vào tháng 12 năm 1987.[11][12] Đây là biến thể nâng cao hơn so với phiên bản cơ sở.[13][14] Windows/386 sử dụng một hạt nhân chạy trong chế độ bảo vệ; phía trên nhân là GUI và các ứng dụng, chạy dưới dạng một tác vụ trong chế độ 8086 ảo.[15][16]:p.2 Biến thể này có khả năng thực hiện đa nhiệm ưu tiên đầy đủ,[7][16]:p.2 và cho phép một vài chương trình MS-DOS chạy song song trong chế độ CPU "8086 ảo", thay vì phải tạm ngừng các ứng dụng chạy nền.[17] Ngoại trừ một vài kilobyte phí tổn, mỗi ứng dụng DOS có thể dùng bất kỳ vùng nhớ thấp nào có sẵn trước khi Windows bắt đầu chạy.[18] Windows/386 còn cung cấp khả năng giả lập EMS,[19] sử dụng những tính năng quản lý bộ nhớ trên bộ xử lý i386 để khiến phần RAM trên 640k hoạt động như một bộ nhớ phân băng (banked memory) được nhiều ứng dụng DOS phổ biến sử dụng, thứ mà trước đây chỉ có thể được bổ sung thông qua các loại card rời.[19] Windows/386 không hỗ trợ bộ nhớ ảo dựa trên ổ đĩa, do đó các chương trình DOS phải được lưu trữ bên trong phần bộ nhớ vật lý có sẵn.[20] Người dùng có thể chạy nhiều ứng dụng hơn trên phiên bản 386.[21]

Cả hai phiên bản trên đều không hoạt động với các trình quản lý bộ nhớ DOS như CEMM hoặc QEMM, hay cả với những bộ mở rộng DOS có chức năng quản lý bộ nhớ mở rộng riêng và cũng chạy trong chế độ bảo vệ.[22] Vấn đề này được giải quyết ở phiên bản 3.0, với khả năng tương thích với Virtual Control Program Interface (VCPI) trong "chế độ tiêu chuẩn" và DOS Protected Mode Interface (DPMI) trong chế độ "386 nâng cao".[23][24] Microsoft đã kết thúc hỗ trợ cho Windows 2.0 vào ngày 31 tháng 12 năm 2001.[25][26]

Tính năng[sửa | sửa mã nguồn]

Aldus Pagemaker 3.0 trên Windows 2.0

Không giống như phiên bản trước đó, Windows 2.0 cho phép người dùng xếp chồng và thay đổi kích thước các cửa sổ ứng dụng.[27][28] Nó cũng giới thiệu các tính năng mới như các biểu tượng trên màn hình desktop, các phím tắt, cùng với hai thuật ngữ "minimize" (cực tiểu hóa) và "maximize" (cực đại hóa), khác với những thuật ngữ "iconize" (biểu tượng hóa) và "zoom" (phóng to) trong Windows 1.0.[29] Khả năng hỗ trợ đồ họa VGA 16 màu, bộ nhớ EMS, cùng với các chức năng mới của CPU i386 trong một số phiên bản cũng được bổ sung trong Windows 2.0.[30] Windows 2.0 là phiên bản Windows cuối cùng có thể chạy trên đĩa mềm.[31]

Windows 2.0 đi kèm với 15 chương trình,[32] đồng thời cũng giới thiệu hai phần mềm văn phòng mới dựa trên GUI là Microsoft WordExcel nhằm cạnh tranh với các đối thủ WordPerfectLotus 1-2-3 đang chiếm lĩnh thị trường lúc đó.[27] Các phần mềm khác như Aldus PagemakerCorelDRAW cũng được phát triển cho Windows 2.0.[33][27] Đây cũng là phiên bản Windows đầu tiên tích hợp Control Panel và các tập tin thông tin chương trình.[34][35]

Những chức năng của Windows API chủ yếu được xử lý bởi KERNEL.EXE, USER.EXE và GDI.EXE. Các trình điều khiển thiết bị (ngoại trừ driver cho máy in) cùng với những tập tin trên được chương trình cài đặt Windows kết hợp lại thành hai tập tin WIN200.BIN và WIN200.OVL.[36](tr507-508) Các tập tin hệ thống WINOLDAP.MOD và WINOLDAP.GRB được dùng để chạy những chương trình MS-DOS.[36](tr509)

IBM đã chấp thuận đưa GUI của Windows lên OS/2 với tên gọi Presentation Manager; hai công ty cũng tuyên bố rằng Presentation Manager và Windows 2.0 sẽ gần như tương đồng nhau.[37]

Yêu cầu hệ thống[sửa | sửa mã nguồn]

Yêu cầu hệ thống chính thức cho Windows 2.0 bao gồm:

Yêu cầu hệ thống tối thiểu
Windows 2.01[3][38]Windows 2.03[38][39]
CPUBộ xử lý 80286 hoặc 80386
RAM512 KB bộ nhớ
Lưu trữ2 ổ đĩa mềm hai mặt hoặc 1 ổ đĩa cứng
VideoAdapter EGA hoặc VGA
Hệ điều hànhMS-DOS 3.0 trở lên
ChuộtKhuyến khích sử dụng một thiết bị trỏ tương thích với Microsoft

Windows 2.0 phụ thuộc vào hệ thống DOS và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên bị hạn chế còn tối đa 1 MB do phải chạy trong chế độ thực.[35]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Windows 2.0 được coi là một cải thiện nhỏ so với phiên bản tiền nhiệm, nhưng vẫn còn là một sản phẩm chưa hoàn chỉnh.[27][40] Với những cải tiến này, mức độ phổ biến của Microsoft Windows đã tăng lên và giao diện của nó được đánh giá là dễ quản lý hơn.[41] Stewart Alsop II đã dự đoán vào tháng 1 năm 1988 rằng: "Bất kỳ sự chuyển đổi sang môi trường đồ họa nào trên những chiếc máy kiểu IBM sẽ đều diễn ra chậm chạp đến phát bực và chỉ xuất phát từ những yếu tố của thị trường", bởi GUI của Windows còn tồn tại "những thiếu sót nghiêm trọng" và người dùng buộc phải chuyển sang DOS để thực hiện nhiều tác vụ.[37] CNET thì đánh giá rằng Windows 2.0 "không tốt hơn mấy so với Windows 1.0".[42] Tạp chí BYTE liệt kê phiên bản Windows/386 trong danh sách giành Giải thưởng BYTE năm 1989, đánh giá rằng đây là một "đối thủ cạnh tranh đáng gờm của OS/2" bởi nó đã "tận dụng được sức mạnh của bộ xử lý 80386".[43]

Môi trường điều hành này được bán với giá 99 USD.[44] Doanh số của Microsoft Windows đạt 1 triệu bản vào năm 1988, và tới tháng 1 năm 1990 thì con số này đã lên tới gần 2 triệu bản, mặc dù Windows 2.0 không phải là phiên bản được sử dụng rộng rãi.[45][46] Phiên bản tiếp theo là Windows 2.1, được phát hành tại Hoa KỳCanada vào tháng 5 năm 1988.[47]

Tranh chấp pháp lý với Apple[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 3 năm 1988, Apple Inc. đã đệ đơn kiện MicrosoftHewlett-Packard, với cáo buộc rằng hai công ty này đã vi phạm bản quyền do Apple nắm giữ với sản phẩm Macintosh System Software.[48][49] Apple khẳng định toàn bộ "diện mạo và cảm nhận" của hệ điều hành Macintosh đã được bảo vệ bản quyền, và Windows 2.0 đã vi phạm bản quyền này khi đưa vào hệ thống những biểu tượng tương tự.[50][51][52] Trong số 189 thành phần giao diện người dùng đồ họa mà Apple khởi kiện, tòa đã đưa ra phán quyết có lợi cho Hewlett-Packard và Microsoft đối với 179 thành phần; với 10 thành phần GUI còn lại, tòa cho rằng chúng không thể được bảo vệ bản quyền.[53]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Byte (bằng tiếng Anh). 15. McGraw-Hill. 1990. tr. 131. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Miller, Michael (13 tháng 4 năm 1987). “First Look”. InfoWorld. 9. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 46. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b “Apple Takes on IBM”. PC Magazine. 6 (20). Ziff Davis, Inc. 24 tháng 11 năm 1987. tr. 170. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b “High-Impact Graphics”. PC Magazine. 7 (16). Ziff Davis, Inc. 27 tháng 9 năm 1988. tr. 38. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Patton, Carole; Mace, Scott (4 tháng 7 năm 1988). “Windows Gets More Memory With Upgrade”. Info World. 10. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 1. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Lendino, Jamie (20 tháng 11 năm 2015). “Microsoft Windows turns 30: A brief retrospective”. ExtremeTech. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b Jones, Stephen (9 tháng 11 năm 1987). “Testers laud soon-to-ship Windows/386”. Computerworld. 21. IDG Enterprise. tr. 20. ISSN 0010-4841. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ IBM Personal System 2 and IBM Personal Computer Product Reference. 4. New York: IBM. 1988. tr. 78.
  9. ^ Miller, Michael (17 tháng 8 năm 1987). “First Look”. Info World. 9. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 44. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ Keefe, Patricia (30 tháng 4 năm 1990). “For many, DOS can still do it”. Computerworld. 24. IDG Enterprise. tr. 13. ISSN 0010-4841. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “A History of Windows”. Microsoft. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ Elliott, Susan S. (2011). Across the Divide: Navigating the Digital Revolution as a Woman, Entrepreneur and CEO. Images Publishing. tr. 161. ISBN 978-1864704556. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ Purcaru, Bogdan Ion (2014). Games vs. Hardware. The History of PC video games: The 80's. tr. 415.
  14. ^ Pavlac, Ross (4 tháng 12 năm 1989). “Computer-Aided Software Engineering”. Info World. 11. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 64. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ Chen, Raymond (7 tháng 4 năm 2004). “A very brief anecdote about Windows 3.0”. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ a b Ray Duncan (tháng 9 năm 1987). “Character-Oriented Display Services Using OS/2's VIO Subsystem”. Microsoft Systems Journal. Microsoft: 1–15.
  17. ^ Hall, William (26 tháng 6 năm 1990). “Windows”. PC Magazine. 9. Ziff Davis, Inc. tr. 427. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ Emery Davis, Frederic (1993). The Windows 3.1 Bible. Pennsylvania: Peachpit Press. tr. 644. ISBN 1566090156.
  19. ^ a b Rosch, Winn (30 tháng 5 năm 1989). “Multitasking Without OS/2”. PC Magazine. 8. Ziff Davis, Inc. tr. 340. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ Rosch, Winn (24 tháng 11 năm 1987). “The Taskmasters: Real 386 Operating Environments”. PC Magazine. 6. Ziff Davis, Inc. tr. 170. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ Compton, Jason (tháng 11 năm 2005). “Happy Birthday, Windows!”. Maximum PC. Future US, Inc. tr. 36. ISSN 1522-4279. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ Miller, Michael (26 tháng 3 năm 1990). “OS/2: The Right Stuff?”. Info World. 12. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 54. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ “New EMM386.exe fixes problem receiving NMI in protected mode”. Microsoft Support. 15 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  24. ^ Schulman, Andrew (11 tháng 6 năm 1991). “Windows 3.0: All That Memory, All Those Modes”. PC Magazine. 10. Ziff Davis, Inc. tr. 352. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  25. ^ “Obsolete Products”. Support. Microsoft. 25 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2005.
  26. ^ Cowart, Robert (2005). Special edition using Microsoft Windows XP home. Brian Knittel (ấn bản 3). Indianapolis, Ind.: Que. tr. 92. ISBN 0-7897-3279-3. OCLC 56647752. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  27. ^ a b c d “A Brief History of Microsoft Windows”. InformIT. 3 tháng 8 năm 2009. tr. 2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  28. ^ Angus, Jeff; Mace, Scott (6 tháng 4 năm 1987). “IBM Introduces OS/2, DOS 3.3 as New Operating Systems”. Info World. 9. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 2. ISSN 0199-6649. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  29. ^ Mahesh Dabade (1 tháng 9 năm 2015). “History of Windows Operating System”. TechTrickle. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2015.
  30. ^ Molina, Brett (24 tháng 6 năm 2021). “From Windows 1.0 to Windows 10: A history of Microsoft's signature PC software”. USA Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  31. ^ Apple Vs. Microsoft. BookCaps Study Guides. 2012. tr. 20. ISBN 978-1621073208.
  32. ^ “Windows 2.03”. Toasty Tech. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2013.
  33. ^ Shinder, Thomas W. (2003). MCSA/MCSE managing and maintaining a Windows server 2003 environment: exam 70-290 study guide and DVD training. Debra Shinder Littlejohn, Jeffrey A. Martin. [Rockland, Mass.]: Syngress. tr. 5. ISBN 978-0-08-047925-5. OCLC 55664320. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  34. ^ Gibbs, Samuel (2 tháng 10 năm 2014). “From Windows 1 to Windows 10: 29 years of Windows evolution”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.
  35. ^ a b “Windows 1.0 to 10: The changing face of Microsoft's landmark OS”. ZDNet (bằng tiếng Anh). 19 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  36. ^ a b Duncan, Ray (1988). The MS-DOS Encyclopedia. Microsoft Press.
  37. ^ a b Alsop, Stewart II (18 tháng 1 năm 1988). “Microsoft Windows: Eclectism in UI” (PDF). P.C. Letter. 4 (2): 6–7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  38. ^ a b “Windows: what's next”. PC Magazine. 24. Ziff Davis, Inc. 8 tháng 11 năm 2005. tr. 136. ISSN 0888-8507. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  39. ^ “Windows Version History”. Support (ấn bản 4.0). Microsoft. 23 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2006.
  40. ^ Martin, James (20 tháng 11 năm 2013). “Microsoft Windows 1.0, where it all began”. CNET (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  41. ^ O'Regan, Gerard (2016). Introduction to the history of computing: a computing history primer. Switzerland. tr. 220. ISBN 978-3-319-33138-6. OCLC 953036113. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  42. ^ Cooper, Charles. “Windows 1.0: The flop that created an empire”. CNET (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  43. ^ “The BYTE Awards”. BYTE: 327. tháng 1 năm 1989. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  44. ^ Rosenthal, Morton (11 tháng 1 năm 1988). “The raging battle between the spreadsheets”. Computerworld. 22. IDG Enterprise. tr. 33. ISSN 0010-4841. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  45. ^ McCracken, Harry (7 tháng 5 năm 2013). “A Brief History of Windows Sales Figures, 1985-Present”. Time (bằng tiếng Anh). ISSN 0040-781X. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  46. ^ “Definition of Windows 2.0”. PC Magazine (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  47. ^ The Facts on File dictionary of computer science. John Daintith, Edmund Wright, Inc Facts on File. New York: Facts On File. 2006. tr. 240. ISBN 978-1-4381-0939-8. OCLC 234235258. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  48. ^ “March 17: Apple Sues Microsoft for Copyright Infringement”. Computer History Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  49. ^ Keefe, Patricia (5 tháng 2 năm 1990). “Precedents may aid Lotus case”. Computerworld. 24. IDG Enterprise. tr. 144. ISSN 0010-4841. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  50. ^ “Tech Giant Showdown: Microsoft vs. Apple”. NewMac. 5 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  51. ^ Pollack, Andrew; Times, Special To the New York (18 tháng 3 năm 1988). “Apple Sues Microsoft And Hewlett-Packard”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  52. ^ O'Regan, Gerard (2008). A Brief History of Computing. Cork, Ireland: Springer Science & Business Media. tr. 87. doi:10.1007/978-1-4471-2359-0. ISBN 9781848000841. S2CID 11516909. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
  53. ^ Birkinbine, Benjamin J. (2020). Incorporating the digital commons: corporate involvement in free and open source software. London: University of Westminster Press. tr. 56. ISBN 978-1-912656-43-1. OCLC 1155440332.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Windows_2.0