Wiki - KEONHACAI COPA

Wilhelm Friedemann Bach

Wilhelm Friedemann Bach
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
22 tháng 11, 1710
Nơi sinh
Weimar
Mất
Ngày mất
1 tháng 7, 1784
Nơi mất
Berlin
An nghỉCông viên nhà thờ Luisenstadt
Giới tínhnam
Quốc tịchĐế quốc La Mã Thần thánh
Tôn giáoGiáo hội Luther
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nghệ sĩ dương cầm
Gia đình
Bố
Johann Sebastian Bach
Mẹ
Maria Barbara Bach
Anh chị em
Carl Philipp Emanuel Bach, Johann Christian Bach, Johann Christoph Friedrich Bach, Johann Christoph Bach
Hôn nhân
Dorothea Elisabeth Georgi
Thầy giáoJohann Gottlieb Graun
Học sinhSara Levy
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1773 – 1784
Đào tạoTrường Thomas ở Leipzig, Đại học Leipzig
Trào lưunhạc cổ điển
Thể loạinhạc cổ điển
Nhạc cụphong cầm
Wilhelm Friedemann Bach

Wilhelm Friedemann Bach (sinh năm 1710 tại Weimar, mất năm 1784 tại Berlin) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Đức. Ông là con trai trưởng của nhà soạn nhạc vĩ đại Johann Sebastian Bach. Wilhelm Friedemann Bach cùng với nhiều người em của mình thuộc thời kỳ âm nhạc Cổ điển.

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Wilhelm Friedemann Bach theo học ngành luật tại Đại học Tổng hợp Leipzig (điểm này giống với nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng, như Handel đã đi học luật tại theo ý cha mình[1], hay Tchaikovsky cũng đi học luật cũng bời ý kiến của bậc sinh thành[2]. Đây là điều giống nhau rất thú vị ở nhiều nhà soạn nhạc), còn về phần âm nhạc, Wilhelm được chính người cha Johann Sebastian dạy dỗ. Để có bài tập cho đứa xon của mình, Johann Sebastian đã phải sáng tác những bản invention, những bản prelude và các tác phẩm đàn phím khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1733 đến năm 1736, Wilhelm Friedemann Bach trở thành nghệ sĩ đàn organ cho Nhà thờ Dresden. Đứa con này của Johann Sebastian cũng là một nghệ sĩ đàn organ xuất sắc chẳng kém gì cha mình đến nỗi nhiều người đương thời coi ông là một trong những người chơi nhạc cụ này lỗi lạc nhất. Trong khi đó, Wilhelm Friedemann Bach cúng cho ra đời nhiều bản concertosonata cho đàn phím. Năm 1746, Bach chuyển về làm việc tại Halle. 18 năm sau, ông chuyển ra hoạt động độc lập và không nhận chức trách nào thường xuyên nữa. Trong lúc đó, ông vẫn sáng tác và biểu diễn. 20 năm cuối đời có lẽ là những năm khốn khó nhất của đứa con đầu lòng của Johann Sebastian Bach. Túng thiếu, khó khăn, đó là những gì chúng ta có thể nói về 20 năm này. Để kiếm sống, Wilhelm Friedemann Bach đã phải cầm cố, bán nhiều tác phẩm của người cha để lại. Thậm chí, ông còn sử dụng tên tuổi của người cha quá cố để gán vào những tác phẩm do chính mình sáng tác ra.

Wilhelm Friedemann Bach là một con người có thực tài về âm nhạc, cả về sáng tác cũng như biểu diễn, nhưng ông lại là người sống lang bạt[2].

Phong cách sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Wilhelm Friedemann Bach có những bản Fantasia đi trước thời đại, biết kết hợp khoa học đối vị cổ xưa với cảm hứng lãng mạn, thậm chí mang cả phong cách của chủ nghĩa ấn tượng, những phong cách đã nảy nở trong nền âm nhạc cổ điển thể kỷ XIX. Friedemann Bach có những đóng góp không nhỏ và không thua kém gì đứa em Carl Philipp Emanuel trong việc định hình những hình thức hiện đại của các thể loại sonataconcerto. Những tác phẩm của người con cả của Johann Sebastian Bach tuy được ít người biết tới như những tác phẩm của người cha vĩ đại, nhưng đã toát lên một tính cách rất mạnh mẽ, tính cách ấy được thể hiện rõ ràng nhất bởi đứa con này của Bach vĩ đại nếu ta đem so sánh âm nhạc của những đứa con của "chàng trai khổng lồ của âm nhạc phương Tây"[2].

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

1 vở opera, chín bản giao hưởng, 21 bản cantata, năm bản concerto cho pianodan nhạc giao hưởng, các bản trio-sonata, bản sonata cho 2 cây đàn violin, chín bản sonata, 10 bản fantasia cùng rất nhiều bản fuga, choral-prelude[2].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “George Frideric Handel – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ a b c d Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007.
  • Borysenko, Elena. The Cantatas of Wilhelm Friedemann Bach. Thesis (Ph.D.) Eastman School of Music, University of Rochester, 1981. In 2 volumes. ("Vol. II... consists primarily of selected movements from the cantatas of W.F. Bach, followed by translations of the texts of these movements and a critical commentary.")
  • Falck, Martin. Wilhelm Friedemann Bach; Sein Leben und seine Werke, mit thematischem Verzeichnis seiner Kompositionen und zwei Bildern. Leipzig: C. F. Kahnt, 1919.
  • Helm, Eugene. "Wilhelm Friedemann Bach", in Christoph Wolff et al., The New Grove Bach Family. NY: Norton, 1983 (ISBN 0-393-30088-9), pp. 238–50.
  • Kahmann, Ulrich. Wilhelm Friedemann Bach. Der unterschätzte Sohn. Bielefeld: Aisthesis, 2010.
  • WF Bach - the neglected son Biography, major works and recommended recordings. Gramophone, April 2010
  • Schulenberg, David. The Music of Wilhelm Friedemann Bach. Rochester: University of Rochester Press, 2010.
  • Daniel Hensel: Wilhelm Friedemann Bach. Epigone oder Originalgenie, verquere Erscheinung oder großer Komponist?; Stuttgart: ibidem, April 2011, ISBN 978-3-8382-0178-8

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wilhelm_Friedemann_Bach