Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 79

Tech News: 2022-31[sửa | sửa mã nguồn]

21:21, ngày 1 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Cuộc thi chụp ảnh cho Wiki Commons[sửa | sửa mã nguồn]

Mời các bạn quan tâm cho ý kiến về cuộc thi này ở meta:Talk:Vietnam Wikimedians User Group.  A l p h a m a  Thảo luận 11:45, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu nên được sửa lại để phù hợp với quy định mới trong WP:C7. – Là tôi Cần cố gắng hơn 13:51, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đã chỉnh sửa. Không phản đối một bảo trì viên khác xem xét chỉnh lại câu từ cho đúng văn phong nếu xét thấy là cần thiết. ✠ Tân-Vương  18:29, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-32[sửa | sửa mã nguồn]

19:49, ngày 8 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Triển khai thanh đầu trang dính và thử nghiệm A/B[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Chào mọi người, tôi xin phép thông báo là thanh đầu trang dính sẽ chính thức được triển khai tại Wikipedia tiếng Việt từ Thứ 2 ngày 15/8 tuần sau.

Nói ngắn gọn thì thanh đầu trang dính là 1 cái thanh ở đầu trang mà khi bạn cuộn chuột xuống thì thanh đó sẽ dính ở trên cùng màn hình, trên thanh có các công cụ tiện lợi như Tên bài, Ngôn ngữ, Sửa đổi, Xem lịch sử, Menu người dùng... và bạn sẽ không cần phải cuộn ngược lên đầu trang để truy cập những tiện ích này nữa.

Hơn nữa, nhóm cũng sẽ triển khai một thứ gọi là thử nghiệm người dùng A/B (A/B test), theo đó (nếu tôi nhớ không nhầm thì) trong vòng 2 tuần đầu tiên, những người dùng đã đăng nhập sẽ được chia thành 3 nhóm:

  • 1/3 - sẽ không thấy thanh đầu trang dính
  • 1/3 - sẽ thấy thanh đầu trang dính kèm thêm nút sửa đổi (Sửa đổi Trực quan)
  • 1/3 - sẽ thấy thanh đầu trang dính không kèm thêm nút sửa đổi

Tôi sẽ xác nhận lại vấn đề này, nếu có gì thay đổi tôi sẽ báo lại. Ping Flyplanevn27 vì bạn đã hỏi. – Tiểu Phương 話そう! 02:16, ngày 9 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

cái thanh này giống Wikibook — Dr. Voirloup💬 04:55, ngày 9 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Giống fr.wiki hơn – PA802 (thảo luận) 04:58, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thanh đầu trang dính có font không giống font đề mục, có ai sửa được trên common.css không? – My Things 00:43, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Nhờ bạn sử lại trong MediaWiki:Common.css Nhac Ny Talk to me ♥ 04:54, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Ok, tôi sẽ xem lại. Tự nhiên giờ mới thấy cái này. P.T.Đ (thảo luận) 15:53, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Trên wikibooks cũng như thế nhỉ – My Things 14:05, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đã sửa. P.T.Đ (thảo luận) 14:40, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chào mọi người, tôi có nhập về một script có thể hỗ trợ các thành viên khá nhiều trong việc thêm, bớt và thực hiện các tác vụ sửa danh sách đen về spam. Mọi người có thể xem tại Thành viên:NgocAnMaster/Gadget-SBHandler.js. Vì chưa được tối ưu hóa cho wiki tiếng Việt nên nhờ các bạn thử sử dụng script này và cho ý kiến tại đây. Xin cảm ơn. Anster (thảo luận) 14:10, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bổ sung thêm là hướng dẫn về nó có thể xem tại m:User:Erwin/SBHandler. Công cụ này mới được dịch một chút ở đây và có thể chưa hoàn thiện, tôi sẽ cải thiện sau. Anster (thảo luận) 14:11, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bên mình có danh sách đen theo tháng và danh sách đen dài hạn, có thể xem Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/LinkReport.js nên khác một chút bên en, bạn nên có thể xem xét với bản mẫu {{spam}} – My Things 15:45, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Thingofme: Cái đó khác bạn ơi, cái LinkReport.js mà các bạn hay dùng chỉ để báo cáo liên kết rác chứ không phải là để sửa danh sách đen. SBHandler là công cụ chỉ có bảo quản viên mới dùng được vì nó hỗ trợ họ trong việc sửa danh sách đen về spam (spam-blacklist), bởi vậy hai công cụ này khác nhau bạn ạ. Anster (thảo luận) 04:45, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi chút, công cụ LinkReport.js vẫn có khả năng sửa danh sách đen. Anster (thảo luận) 04:51, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bên mình không yêu cầu kiểu bên en vì mình thường báo cáo lên WP:TNCBQV mà. – My Things 09:13, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Wikipedia:Yêu cầu thay đổi danh sách đen về spam, trang này gần như chết yểu rồi. – My Things 01:43, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Để rảnh thì sắp xếp lại. P.T.Đ (thảo luận) 16:03, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ "lingua franca" có thể dịch sang tiếng Việt là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh có thuật ngữ "lingua franca" chỉ ngôn ngữ mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ dùng để giao tiếp với nhau. Tại một số bài trện Wiki tiếng Việt có đề cập đến khái niệm lingua franca, thuật ngữ "lingua franca" vẫn chưa có tên dịch tiếng Việt. Cách dịch sang tiếng Việt duy nhất tôi biết là "ngôn ngữ bắc cầu", có lẽ là phỏng dịch từ tên gọi "bridge language", một cách gọi khác của "lingua franca". Ngoài "ngôn ngữ bắc cầu" không biết có còn cách dịch nào khác nữa hay không. – Judspug (thảo luận) 19:26, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

"Ngôn ngữ cầu nối" nữa. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 01:02, ngày 11 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ngôn ngữ cầu nối là bridge language. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:50, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể viết trong bài Lingua franca để cho mọi người hiểu. – Dorakyula (thảo luận) 04:18, ngày 13 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thực ra thì "lingua franca" nghĩa đen là "Ngôn ngữ của người Frank". –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:29, ngày 13 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình thấy tiếng Hoa dịch là 通用語 (thông dụng ngữ), dịch sang tiếng Việt thành "tiếng thông dụng" cũng khá thoát ý. thảo luận quên ký tên này là của Dotruonggiahy12 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 22:11, ngày 14 tháng 9 năm 2022‎ (UTC).[trả lời]
"Thoát ý" và cũng "thoát nghĩa" luôn, người biết tiếng Việt sẽ không hiểu nội hàm khái niệm nếu dịch thế này đâu, còn bên tiếng Trung họ dịch như vậy thì đó là chuyện của bên đấy, không phải chữ nào bên họ mà "phiên âm" sang tiếng Việt thì cũng có nghĩa tương tự như trong tiếng Việt đâu. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:11, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
"Thông dụng ngữ" có thể bị diễn giải tiếng thông dụng. "Thông dụng" thì trái nghĩa với "ít dùng". Nhưng nội hàm của lingua franca không chỉ nằm ở độ phổ biến của nó (có nhiều người nói), mà còn ở chỗ được những người nói ngôn ngữ khác sử dụng để giao tiếp.
Nếu có một đề xuất để dịch lingua franca qua tiếng Việt, thì mình nghĩ có thể dịch là "thông ngữ". "Thông" vừa có nghĩa là qua lại (như thông suốt), vừa có nghĩa là chung (thông lệ, thông xưng), "ngữ" là tiếng nói. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:50, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Có thể dùng "ngôn ngữ bắc cầu", đặc biệt trong trường hợp dùng ngôn ngữ thứ 3.
A = C; B = C
Suy ra A = B (trong này, A, B là ngôn ngữ của hai đối tượng giao tiếp, còn C đóng vai trò như là lingua franca) – 2001:EE0:4101:1C6E:DCF:8007:F8D3:D151 (thảo luận) 07:27, ngày 29 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Delay of the 2022 Wikimedia Foundation Board of Trustees election[sửa | sửa mã nguồn]

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hi all,

I am reaching out to you today with an update about the timing of the voting for the Board of Trustees election.

As many of you are already aware, this year we are offering an Election Compass to help voters identify the alignment of candidates on some key topics. Several candidates requested an extension of the character limitation on their responses expanding on their positions, and the Elections Committee felt their reasoning was consistent with the goals of a fair and equitable election process.

To ensure that the longer statements can be translated in time for the election, the Elections Committee and Board Selection Task Force decided to delay the opening of the Board of Trustees election by one week - a time proposed as ideal by staff working to support the election.

Although it is not expected that everyone will want to use the Election Compass to inform their voting decision, the Elections Committee felt it was more appropriate to open the voting period with essential translations for community members across languages to use if they wish to make this important decision.

The voting will open on August 23 at 00:00 UTC and close on September 6 at 23:59 UTC.

Best regards,

Matanya, on behalf of the Elections Committee

RamzyM (WMF) 12:22, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-33[sửa | sửa mã nguồn]

21:08, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)

A/B test for "subscribe" button finished[sửa | sửa mã nguồn]

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

The new [theo dõi] button helps people.  New editors get more answers. They get answers faster. You can read more about the test at mw:Talk pages project/Notifications#12 August 2022.

Thank you for participating in this test.  Because this tool helps people, the Editing team will enable this tool for everyone soon.  If you do not like it, you can turn it off "Bật theo dõi chủ đề" or "Tự động theo dõi chủ đề" in Special:Preferences#mw-prefsection-editing-discussion.

Thank you for your support with this test.  I hope you will like the new tool. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:09, ngày 16 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề thông báo[sửa | sửa mã nguồn]

Sau wiki được thử nghiệm "thanh đầu trang dính và thử nghiệm A/B" Thì những người mà Ping hoặc Tag mình, thì mình không thể nhận được thông luôn đó, Các bạn có thể xem Thảo luận Thành viên:NKSTTSSHNVN#Hi Mình có nói chuyện với bạn NKSTTSSHNVN Đến khi bạn ấy trả lời lại mình và có Ping mình vào nhưng tài khoản của mình không hiện thông báo. Xem tại đây nhé, mong lỗi này có thể khắc phục được vì cái này ảnh hưởng tới mình rất nhiều. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 13:40, ngày 19 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Meiko21 mình ping bạn nhận được không...? – Tiểu Phương 話そう! 01:44, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Ok, mình đã nhận được thông báo, và các thông báo từ hôm qua nó đã đẩy lên phần thông báo rồi bạn. Mình nghĩ nó đã hết lỗi rồi, xin lỗi đã gây phiền cho bản thân bạn và cộng đồng. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 01:52, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Mình vừa dùng tài khoản phụ dùng để Ping mình, đến khi vào đăng nhập vào tài khoản mình chả thấy có hiện thông báo. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 02:30, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Meiko21 Bạn vẫn chưa nhận được ping...? – Tiểu Phương 話そう! 03:20, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Mời bạn xem Video ạ. Video có hơi giật Lag. Mong bạn có xem hết ạ. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:35, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Meiko21 Hihi theo mình thấy từ video thì lỗi là do bạn chưa ký tên lúc ping đó. Trích Bản mẫu:Trả lời: "Thông báo sẽ thành công chỉ khi bạn ký tên vào bài đăng của mình trong cùng lần sửa đổi mà bạn sử dụng bản mẫu này". Bạn thử lại xem~ – Tiểu Phương 話そう! 14:57, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Ok bạn, mình đã thử và nó hiện thông báo rồi. Nhưng mà 16 giờ trước bạn có Ping mình và ký tên rồi thì mình không nhận được thông báo. Nhưng đến khi mình thử lại ở nick phụ thì khi nó hiện thông báo lên, thì nó mới hiện lại thông báo bạn đã gửi hôm qua đến mình :))) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 07:21, ngày 22 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Meiko21 Hic bó tay... Có thể tạm thời nó cũng chưa ổn định một chút, bạn thông cảm. – Tiểu Phương 話そう! 08:07, ngày 22 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chào mọi người, mời mọi người tham gia thảo luận đổi tên ở trang này. Xin cảm ơn. :) –  Băng Tỏa  21:04, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: 2022-34[sửa | sửa mã nguồn]

00:11, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Các thay đổi về mặt trực quan sẽ tới với Vector 2022[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt: Đây là một bản cập nhật đối với dự án Cải thiện phiên bản máy tính.

Nhóm đã tiến hành hoàn thiện về mặt trực quan giao diện Vector 2022. Nhóm muốn tạo nên những thay đổi đáng kể, và nhóm mong muốn nhận được sự cộng tác của các bạn.

Trong vòng hai năm qua, nhóm đã thực hiện nhiều thay đổi về mặt cấu trúc đối với giao diện. Nhóm đã chuyển nhiều tính năng khác nhau tới vị trí mới. Tiếp đó, nhóm đã tập trung chuyển sang việc cản thiện thiết kế trực quan - Tức là về màu sắc, hình nền, kích thước font - bề ngoài tổng quan giúp cho website trở nên dễ phân biệt (xem nhiệm vụ chính trên Phabricator). Nếu có thể làm tốt phần này, tất cả các tính năng sẽ hoạt động tốt hơn, và trang sẽ gọn gàng cũng như dễ tiếp cận hơn cho những nhóm người dùng khác nhau.

Như thường lệ, nhóm đã sử dụng băng-rôn để mời các cộng đồng trợ giúp nhóm trong việc quyết định chính xác cần phải thay đổi những gì và bằng cách nào. Đây là cuộc thử nghiệm nguyên mẫu lần thứ 5. Trong một tháng, đã có hơn 150 người dùng từ 22 cộng đồng trả lời các câu hỏi của nhóm. Nhóm đã phân tích các phản hồi của những người dùng này, và xin ý kiến của các nhà thiết kế có kinh nghiệm. Dựa vào đó, nhóm bắt đầu triển khai các thay đổi. Cụ thể:

  • Hai tuần trước: chúng tôi đã thay đổi màu sắc cho các nút bung menu (ví dụ như nút "Thêm" hoặc "Ngôn ngữ") và các mục menu (ví dụ, lần lượt: "Di chuyển", "liên kết liên wiki") sang màu xanh dương (T312157)
  • Tuần này: Chúng tôi sẽ thay đổi đôi chút sắc thái màu xanh đối với màu của liên kết (T213778)
  • (Không sớm hơn 2 tuần nữa)
    • Chúng tôi sẽ tăng kích thước font chữ từ 14px lên 16px. Để giữ số lượng chữ mỗi dòng vẫn như cũ, chúng tôi sẽ tăng độ rộng phần nội dung từ 960px lên 1040px (T254055). Chúng tôi cũng sẽ đưa ra hướng dẫn cách làm thế nào để giữ các cài đặt hiện tại đối với từng cá nhân.
    • Chúng tôi sẽ đánh dấu mục đang đọc trên mục lục bằng cách in đậm (T314670)
  • Chúng tôi sẽ không thay đổi màu nền và viền cũng như logo.

Bạn nghĩ thứ gì nên được điều chỉnh để những thay đổi này có thể phù hợp với wiki của bạn? Có lẽ một số CSS nên được sửa đổi tại các gadget, script người dùng, bản mẫu, hay các trang trong không gian tên MediaWiki? Chúng tôi sẽ rất vui nếu được biết có bất cứ thứ gì chúng tôi có thể hỗ trợ các bạn. Hãy tham gia cuộc họp giờ hành chính của chúng tôi, hoặc đăng ký nhận bản tin. Xin cảm ơn rất nhiều! Nếu có vấn đề gì về giao diện Vector 2022 xin hãy tag tôi nhé! – Tiểu Phương 話そう! 12:34, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chữ to hơn thì hơi không quen tí, nhưng chắc sẽ tốt cho việc đọc. P.T.Đ (thảo luận) 15:57, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Cho tôi hỏi là Vector 2022 có tùy biến riêng cho một wiki được không? Tại vì thật tiếc cái TOC lại được chọn theo phương án số 2, trong khi phương án 4 và 5 đẹp và trực quan hơn. Bên cạnh đó, khi tăng kích thước font lên 16px tôi muốn độ rộng nội dung vẫn giữ nguyên là 960px, như thế sẽ phù hợp hơn cho wikibooks. – Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 16:08, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đề nghị nhập về Module: Row numbers và Template:Row numbers[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào các anh chị, Xin được nhờ các anh chị nhập Module: Row numbers và Template:Row numbers từ English Wikipedia về đây. Đây là tính năng bổ trợ đánh số dòng tự động khi tạo bảng (table) trong bài viết, giúp việc cập nhật dòng chèn vô giữa bảng được dễ hơn thay vì phải sửa cột "Số thứ tự" một cách thủ công rất dễ sai. Xin cảm ơn nhiều. – GoldenM1975 (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Okie. P.T.Đ (thảo luận) 15:56, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-Wiki.

Xin chào mọi người,

Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu. Dưới đây là một số liên kết cung cấp các thông tin cần thiết cho việc bỏ phiếu:

Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy đến SecurePoll để bỏ phiếu ngay. Bạn có thể bỏ phiếu từ ngày 23 tháng 8 lúc 00:00 UTC đến ngày 6 tháng 9 lúc 23:59 UTC. Để kiểm tra điều kiện bỏ phiếu, xem trang thông tin về điều kiện bỏ phiếu.

Thân ái,

Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào

Thay mặt cho Nhóm Tuyển chọn Hội đồng và Uỷ ban Bầu cử

User:RamzyM (WMF) 16:52, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Interwiki của bài "Tiền công lao động"[sửa | sửa mã nguồn]

Bài "Tiền công lao động" bàn về "tiền công", còn bài ở các ngôn ngữ khác đang link với bài này thì lại là về "Wage labor", nôm na là "Lao động làm công ăn lương". Nội hàm khác nhau hoàn toàn mà phải không nhỉ? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:48, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@MeigyokuThmn: Hmm, mình đồng ý; bài của Vi viết về khái niệm tương đối khác: một cái (wage/tiền công) là một thứ, còn cái còn lại là một hệ thống (wage labour/chế độ làm công ăn lương). Lên trên mạng thì "tiền công lao động" cũng chẳng phải thuật ngữ có nghĩa là "wage labour"/ hệ thống làm công ăn lương (nguồn). Mình nghĩ "tiền công lao động" nên gộp lại chung luôn với bài tiền công. Còn bài về chế độ hay hệ thống làm công ăn lương thì nên viết hẳn bài mới. — MrMisterer (mhm?) 11:08, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ok cảm ơn bạn đã xác nhận 👍, mình vừa mới gỡ ra khỏi thông tin interwiki rồi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 12:48, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại đang có bút chiến giữa mình và bạn @FPI991 về chuyện Hoa hậu Thế giới hay Hoa hậu Hoàn vũ mới là cuộc thi sắc đẹp lớn nhất. Biết rằng Wikipedia chắc chắn sẽ không có nhiều người quan tâm đến các cuộc thi sắc đẹp, nhưng mình vẫn mong các bạn bỏ ra chút thời gian để cho ý kiến về vấn đề này.

Theo quan điểm của mình thì Hoa hậu Thế giới mới là cuộc thi lớn nhất vì những lý do sau:

  • Về quy mô, Hoa hậu Thế giới nhượng quyền cho hơn 100 quốc gia[9] và thường quy tụ hơn 100 người đẹp đến từ nhiều quốc gia tính từ năm 2003 đến nay, đặc biệt năm 2013 quy tụ đến 127 người đẹp. Năm 2021 vẫn có 97 thí sinh dự thi dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hoa hậu Hoàn vũ chỉ quanh quẩn trên dưới 90 thí sinh; Danh sách thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới theo từng năm: [10] Danh sách thí sinh dự thi Hoa hậu Hoàn vũ theo từng năm: [11]
  • Về lịch sử, chắc chắn Hoa hậu Thế giới lâu đời hơn Hoa hậu Hoàn vũ;[12]
  • Hoa hậu Thế giới có nhiều phần thi phụ và lịch trình kéo dài lâu hơn Hoa hậu Hoàn vũ. Vì tự coi mình là một tổ chức từ thiện theo miêu tả trên các nền tảng mạng xã hội, đây là cuộc thi coi trọng mục đích thiện nguyện và tất cả thí sinh đến với cuộc thi đều phải có ít nhất một dự án nhân ái tại quê nhà (như Đỗ Mỹ Linh đã chiến thắng phần thi phụ Hoa hậu Nhân ái vào năm 2017); trong khi Hoa hậu Hoàn vũ có tiêu chí tìm kiếm một người phát ngôn, có tiếng nói để tác động đến sự thay đổi tích cực trên thế giới;[13][14]
  • Sách Kỷ lục Guinness công nhận Hoa hậu Thế giới là cuộc thi sắc đẹp lớn nhất.[15]

–  Khanh ♪ Nguyen 15:09, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Khanh Nguyen Bạn nên dẫn các nguồn mạnh để chứng minh luận điểm của mình, nếu có nguồn so sánh 2 cuộc thi này thì càng tốt. – Tiếng vĩ cầm🎻 15:56, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Mình đã thêm rồi bạn nhé. Khanh ♪ Nguyen 06:00, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Giờ thì tôi nghĩ là những bảo trì viên sẽ có trách nhiệm vào kiểm chứng và đưa ra các biện pháp phù hợp. – Tiếng vĩ cầm🎻 06:04, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Việc đánh giá kiểu này không nằm trong phạm vi của Wikipedia. Nếu có nguồn uy tín thì nêu nó lớn nhất theo ABCXYZ là được, dù là cuộc thi nào. P.T.Đ (thảo luận) 06:49, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Có điều là bài đang bút chiến, BQV vào xem thử xem như nào. – Tiếng vĩ cầm🎻 06:52, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khanh Nguyen, @FPI911: Khi có bất đồng thì trao đổi, thảo luận, không được nữa thì liên hệ các thành viên khác hoặc bảo quản viên để xem xét. Không được phép liên tục lùi sửa làm xấu lịch sử của bài. Nếu cố tình lùi sửa quá 3 lần (quy định 3RR) thì sẽ bị cấm. P.T.Đ (thảo luận) 07:05, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Giới thiệu công cụ đếm sửa đổi nhanh[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người, tôi giới thiệu cho các bạn công cụ MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js từ bên wikidata. Công cụ này giúp các bạn đếm được sửa đổi nhanh của một thành viên trong trang thành viên, thảo luận thành viên và trang đóng góp mà không cần phải mất công đếm sửa đổi hiện tại của họ. Các bạn có thể dùng thử bằng cách chèn đoạn mã

mw.loader.load("//www.wikidata.org/w/index.php?title=MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js&action=raw&ctype=text/javascript"); //[[:wikidata:MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js]]

vào trang Special:MyPage/common.js của các bạn. Mời các bạn dùng thử. Cảm ơn! Anster (thảo luận) 04:39, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hình như cái này tôi thấy trong phần tùy chọn có mục Xtool cũng giúp hiện lên số sửa đổi của một thành viên qua trang thành viên đó tạo rồi. – Tiếng vĩ cầm🎻 04:44, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
... nhưng nếu giả sử bạn tạo trang của thành viên khác thì khi đó số sửa đổi hiện trên Xtools lại là số sửa đổi của bạn. Anster (thảo luận) 04:47, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Cho hỏi mình làm như này đúng chưa nhỉ? Video mình quay :) đúng theo thao tác mà bạn hướng dẫn mình nè. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 11:50, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Meiko21: Xin lỗi, tôi vừa sửa lại cái liên kết đó. Hình như bạn vừa ấn nhầm liên kết Special:MyPage/common,js (không phải common.js) vào cái trang "common,js" của bạn đúng không? Anster (thảo luận) 11:56, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Thảo nào, mình không dùng được. Đêm qua cứ ngồi sửa :)) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 12:02, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE: Không tin bạn thử bật gadget đó cùng Xtools và vào trang này xem sao? (Trang này được tạo bởi Renamed user 2b3g54jkl2). Anster (thảo luận) 04:51, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đúng là gadget bạn giới thiệu sẽ hiện với những trang không tồn tại. – Tiếng vĩ cầm🎻 05:52, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
[ Ngoài lề tí ]: Có vẻ như công cụ hiện miêu tả và tên khác từ Wikidata bị lỗi nên biến mất vài hôm, bây h thì đã hiện lại nhưng lại hiện bên dưới tiêu đề bài viết chứ ko phải dưới chữ "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" như mọi khi. –  Ikid Kaido  05:05, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Navigation popups cũng có con số tổng sửa đổi, nếu không cần chi tiết quá. P.T.Đ (thảo luận) 06:42, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hello all,

In line with the global ban policy, local project communities where the user was active should be informed of the discussion in a prominent public place.

This ban request has been live for about a month now, but proper notification was not made. The ban request will continue for at least a few more weeks, and input is welcome on the RfC page linked in this section heading.

Thank you for your time, Vermont (thảo luận) 02:34, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Noting that the global ban discussion has ended, with consensus in favor of a ban. – Vermont (thảo luận) 21:19, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-35[sửa | sửa mã nguồn]

23:04, ngày 29 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Lời mời tham gia Diễn đàn Chiến lược Phong trào[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người!,

Diễn đàn Chiến lược Phong trào (Diễn đàn CLPT) là một không gian hợp tác đa ngôn ngữ dành cho tất cả các cuộc trò chuyện về việc thực thi Chiến lược Phong trào.

Chúng tôi mong muốn mời tất cả các thành viên Phong trào cùng hợp tác tại Diễn Đàn CLPT. Mục tiêu của diễn đàn là xây dựng việc hợp tác cộng đồng, sử dụng một nền tảng đa ngôn ngữ hòa hợp.

Chiến lược Phong trào là một nỗ lực hợp tác để hình dung và xây dựng tương lai của Phong trào Wikimedia. Bất kỳ ai cũng có thể đóng góp cho Chiến lược Phong trào, từ một nhận xét nhỏ cho tới một dự án toàn thời gian.

Hãy tham gia diễn đàn này bằng tài khoản Wikimedia của bạn, tham gia vào các cuộc trò chuyện và đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ của bạn.

Nhóm Quản trị và Chiến lược Phong trào (QT&CLPT) đã đưa ra đề xuất tổ chức Diễn đàn CLPT vào tháng 5 năm 2022. Đã có một giai đoạn xem xét cộng đồng kéo dài 2 tháng, kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2022. Quá trình xem xét cộng đồng bao gồm một số câu hỏi đã mở ra nhiều cuộc trò chuyện thú vị. Bạn có thể đọc Báo cáo Đánh giá của Cộng đồng.

Chúng tôi mong được gặp bạn tại Diễn đàn CLPT!

Trân trọng,

Nhóm Quản trị và Chiến lược Phong trào

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 16:00, ngày 30 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thay đổi đối với code hình ảnh HTML[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người,

Nhóm Content Transform trực thuộc Tổ chức Wikimedia mong muốn thay đổi code HTML mà Mediawiki tạo ra cho các hình ảnh được nhúng vào bài viết. Thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới thể thức của đoạn mã HTML được tạo ra chứ không ảnh hưởng gì về mặt trực quan. Thay đổi này là cần thiết vì nó là một phần của dự án Hợp nhất Parser (xem thêm thông tin ở hai liên kết đầu bài).

WMF mong muốn thử nghiệm thay đổi này ở một vài dự án trước (bao gồm cả Wikipedia tiếng Việt), trước khi nó được triển khai mặc định ở tất cả các Wikipedia (trước đó đã được test ở mediawiki.org and office.wikimedia.org). Dù vậy, vẫn có khả năng có một số gadget/script ngừng hoạt động do sự thay đổi này và nhóm mong muốn có thể giúp giải quyết các lỗi phát sinh. Việc triển khai sớm thay đổi này tại Wikipedia tiếng Việt sẽ đảm bảo rằng WMF có thể lưu tâm được tới bất kỳ lỗi nào nảy sinh.

Dưới đây tôi xin phép dịch cụ thể thông điệp của nhóm (sẽ có nhiều thuật ngữ kỹ thuật, nếu dịch sai xin hãy sửa giúp tôi):

Hiện tại Tổ chức Wikimedia đang duy trì hai parser wikitext, parser "legacy" (dịch tạm là parser cũ) tìm thấy ở trong lõi (hiện sử dụng cho duyệt web trên điện thoại và máy tính) và Parsoid (dùng cho Sửa đổi trực quan, Biên dịch nội dung, Công cụ thảo luận, app điện thoại...). Mục tiêu của nhóm Content Transform là giảm xuống chỉ sử dụng một cái, Parsoid.

Ngay từ đầu, Parsoid đã đưa ra các markup đa phương tiện theo một cách khác so với parser cũ. Đầu ra của nó quy củ và dễ tiếp cận hơn, sử dụng các thẻ ngữ nghĩa (semantic tags). Ở đây ý chúng tôi là đầu ra HTML cho wikitext như kiểu [[File:Foo.jpg|left|<p>caption</p>]].

Trước khi chuyển sang sử dụng Parsoid cho việc đọc trên web bằng điện thoại hoặc máy tính, chúng tôi muốn hợp nhất đầu ra cho đa phương tiện giữa hai parser này, để các thay đổi diễn ra chậm rãi hơn và ít gây hỗn loạn trên tổng thể hơn.

Chúng tôi đã triển khai những thay đổi này tới parser cũ và giấu nó sau một flag, wgParserEnableLegacyMediaDOM. Mời xem T314318.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều bài test để đảm bảo rằng không có một sự khác biệt nào về mặt trực quan trong cách mà markup được đưa ra bởi trình duyệt, và rằng các script chạy trên trang, ví dụ như là thư viện hình ảnh hoặc MultimediaViewer, vẫn tiếp tục hoạt động. Và các thay đổi này đã được triển khai tại officewiki và mediawikiwiki hơn nửa năm qua.

Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp một số gadget và script người dùng có thể bị hỏng, hoặc common css không dùng được nữa.

Chúng tôi mong muốn một số cộng đồng sẽ kích hoạt nó ngay bây giờ vì chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề chính và cần xác nhận xem liệu đã đến lúc chúng tôi có thể đặt nó làm mặc định hay chưa. Lợi ích mà các bạn nhận được từ việc triển khai thay đổi này sớm đó là nhóm sẽ có thể giúp đỡ giải quyết các vấn đề nhanh hơn so với sau này khi hàng trăm wiki cùng thay đổi một lúc.

Nếu ai có thắc mắc hoặc phản đối gì thì xin mời nêu ở dưới, nếu không có tôi xin phép coi là đã được đồng ý và sẽ báo tới nhóm để triển khai. Vấn đề này là về mặt kỹ thuật phía sau nên sẽ không ảnh hưởng gì tới trực quan giao diện hết (và rõ ràng là theo hướng tốt). Xin phép tag P.T.Đ vì bạn nắm rõ về mảng này, nếu còn ai khác nắm về mảng này thì nhờ bạn tag. Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 01:44, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Mình thấy có lẽ nên tóm tắt bằng ví dụ html thì sẽ dễ hiểu hơn.
TL;DR một dòng: Đổi mấy tag div, a sang tag ngữ nghĩa là figure, figcaption. Tuân theo semantics web.
Ví dụ, trong wikitext nếu ta viết thế này: [[File:Foo.jpg|left|<p>caption</p>]]
Thì khi render ra html nó sẽ thành thế này:
<div class="floatleft">
   <a href="/wiki/File:Foo.jpg" class="image" title="caption">
      <img alt="caption" src="https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/06/Foo.jpg" decoding="async" width="300" height="197" data-file-width="300" data-file-height="197" />
   </a>
</div>
Theo quan điểm của nhóm Content Transform, html như thế này khá khó làm css style (và từ đó cũng tốn tài nguyên của máy client, tức trình duyệt web, hơn), và vì toàn xài tag div và tag a nên cũng không có tính ngữ nghĩa. (mình không muốn dịch tag là "thẻ" vì dịch thế có thể gây hiểu lầm.)
Nhóm muốn nó render ra html như thế này:
<figure typeof="mw:File" class="mw-default-size mw-halign-left">
   <a href="./File:Foo.jpg" class="mw-file-description" title="caption">
      <img resource="./File:Foo.jpg" src="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3a/Foo.jpg" width="1941" height="220">
   </a>
   <figcaption><p>caption</p></figcaption>
</figure>
Các tag figure, figcaption là các tag ngữ nghĩa của HTML5. Lợi ích là nhìn html dễ hơn, dễ query dễ css hơn, dễ bảo trì, browser có hỗ trợ mạnh về semantics web nên dùng mấy cái này ít tốn sức của máy client, còn tốt cho cả accessibilty. Rủi ro chỉ là browser rất cũ (như IE) sẽ không xem được, và có thể một số công cụ gadget có từ xưa sẽ không chạy được nữa, có thể một số css cũ cũng sẽ không tương thích. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:27, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn MeigyokuThmn đã giải thích tường minh. Nhìn chung thì Parsoid chắc chắn sẽ được WMF chọn làm công nghệ parser chung. Cuộc hỏi han này chỉ mang tính thủ tục là chính. Các gadget/script của viwiki thì có lẽ không dính dáng nhiều lắm, nhưng có thể vẫn có lỗi, việc này phải theo dõi thêm mới rõ được. P.T.Đ (thảo luận) 12:47, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã giải thích hihi, thú thật tôi cũng không tường tận mảng này nên hơi bị ngu khoản giải thích. Nếu sau 1 tuần nữa không ai có ý kiến phản đối thì tôi sẽ liên hệ nhóm để triển khai nha. Cảm ơn bạn một lần nữa. – Tiểu Phương 話そう! 15:58, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Phiền bạn giúp thêm thay đổi này vào đây được không? Để có thể tiến hành thay đổi như đã đề xuất ở cuộc thảo luận này. Cảm ơn bạn. Tiểu Phương 話そう! 12:50, ngày 8 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Sẵn tiện bạn đang active, bạn làm được không nhỉ? Anster (thảo luận) 11:53, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@BluetppNgocAnMaster: Đã thêm. P.T.Đ (thảo luận) 14:18, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Ủa bạn cũng là BQV giao diện à? Hic nhìn vào Thể loại:Bảo quản viên giao diện tưởng mỗi hai người kia. Cảm ơn bạn nhé! – Tiểu Phương 話そう! 03:28, ngày 11 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Này là do không thêm thể loại. :v P.T.Đ (thảo luận) 03:41, ngày 11 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
The change was deployed and is now live on wiki https://gerrit.wikimedia.org/r/c/operations/mediawiki-config/+/844074 Please let us know if it causes any disruption. Thank you Arlolra (thảo luận) 13:44, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Nhờ bạn theo dõi xem, nếu có vấn đề gì thì xin hãy report lại (tôi không rành mảng này lắm huhu). Cảm ơn bạn nhiều. – Tiểu Phương 話そう! 14:07, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Cái này thì tôi không rõ. Việc thay đổi này chủ yếu sẽ gây ảnh hưởng đến việc hiển thị hình ảnh, như khung Hình ảnh chọc lọc 2 ngày qua bị lỗi và tôi đã sửa. Nghĩa là chờ các thành viên report lỗi ở đâu đó rồi mới xử lý, chứ không biết được hết. Dang (thảo luận) 22:02, ngày 21 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Arlolra: The change causes an error on Template:Hình chọn lọc 7, since the template uses "Template:Wiki2021/Hình ảnh chọn lọc/styles.css" style. This style has a CSS selector which conflicts with the change: .main-figure-img > a > img (the change added a new span tag between div.main-figure-img and a tag, so it broke this selector, you can see corresponding DOM nodes by inspecting the "Hình ảnh chọn lọc" box on the Main Page). I fixed this problem by adding a custom class for Template:Hình chọn lọc 7, and changing the selector of "Template:Wiki2021/Hình ảnh chọn lọc/styles.css". Dang (thảo luận) 22:14, ngày 21 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thank you for fixing that template styling.  Yes, selectors that are coupled tightly to the older structure (here using the child combinator) have the potential to be broken.  This is noted in https://phabricator.wikimedia.org/T297447#8242819
I will attempt to develop some queries to search the entire namespace for problematic styles, rather than just waiting for user reports. – Arlolra (thảo luận) 23:40, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Arlolra: Hi Arlolra. I found one more bug, it's here: Lục lạp § Sắc tố và màu sắc lục lạp. The image in the left box need to be stretched to the max width (and max height) of the box, like before the change has been applied. I'll fix it later. Dang (thảo luận) 04:28, ngày 26 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thanks for pointing it out.  I made this change, which I think fixes the issue,
https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%A5c_l%E1%BA%A1p&type=revision&diff=69238044&oldid=69121420
But doesn't really explain why that wasn't necessary before?  I looked at all the absolutely positioned images on that page and they all specified the width being the same size as the div surrounding them.  This one seemed to be an exception.
Are you sure that it was actually broken by the change? – Arlolra (thảo luận) 00:23, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Arlolra: Sorry, I think this issue is not caused by the change. Someone has changed "100px" to "50px", and this raised the issue that I reported. Dang (thảo luận) 10:50, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
No problem.  Thanks for reporting it anyways.  I appreciate that you're looking for potential issues. – Arlolra (thảo luận) 16:15, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn/L%C6%B0u_79