Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 64

Kích hoạt chức năng chặn của Bộ lọc 58: Bài viết mới không có dấu chấm[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người. Trong thời gian vừa qua, bộ lọc 58 đã giúp phát hiện khoảng 4000 bài viết mới không có dấu chấm (trung bình 20 bài/ngày). Nhìn chung, gần 100% các bài dính phải bộ lọc này đều bị xóa sau đó. Vì vậy, để tiết kiệm công sức của cộng đồng (sức tuần tra, đánh dấu, xóa), tôi có đề nghị là kích hoạt chức năng chặn của bộ lọc 58. Xin mời mọi người cho ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 07:29, ngày 1 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi hình dung các bài không có dấu chấm là những bài kiểu C1, C2 chỉ có vài ba từ không biết có phải không? Nếu là vậy thì rất hoan nghênh việc dùng bộ lọc để tiết kiệm năng lượng cho cộng đồng. Chỉ có thắc mắc là vô tình có bài bị bộ lọc chặn, nhưng bài không đáng bị xóa, thì sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi cũng hiểu là bộ lọc sẽ chỉ có hiệu quả trong một giai đoạn nhất định (vì sau 1 thời gian áp dụng bộ lọc, thể loại bài C1, C2 bỗng dưng đồng loạt có dấu chấm). Đến lúc đó, không biết chúng ta sẽ giải quyết như thế nào?  Võ-tòng  16:06, ngày 1 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo thống kê thì gần 100% bài dạng này đều bị xóa sau đó. Nếu lách luật thì có thể dùng phương pháp mềm hơn là cho tạo, bot đánh dấu và sẽ xóa sau một time. P.T.Đ (thảo luận) 19:25, ngày 1 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Tôi nghĩ là cứ để cho bộ lọc chặn. Sau đó đáng xóa hay không sẽ có thành viên cầm cờ tự đánh giá và quyết định nên không phải lo. Bộ lọc này sẽ có hiệu quả với những bài được tạo bởi những người vãng lai, tò mò nghịch thử Wikipedia, mà số lượng này thì nhiều lắm, hết lớp vãng lai này sẽ có lớp vãng lai khác. Người vãng lai thật sự thì thường không lầy lội, tạo bài thử nghiệm rồi bỏ đi thôi à. Xét về lâu về dài thì bộ lọc vẫn sẽ hữu hiệu theo cách riêng của nó, không nhiều thì ít. Chúng ta cần đi bước đầu tiên để dự án phát triển.  Băng Tỏa  12:05, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Băng Tỏa Có lẽ bạn đã hiểu sai về cách hoạt động của bộ lọc rồi. Nếu đã kích hoạt bộ lọc thì những bài đó sẽ chưa bao giờ được tạo thì lấy đâu ra cho mấy thành viên cầm cờ tự đánh giá và quyết định? Cách này hiệu quả hơn vì tiết kiệm được thời gian cho các tuần tra viên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:10, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý mạnh Ai hơi đâu suốt ngày chạy theo xóa mấy bài thử nghiệm này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:10, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:41, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã kích hoạt chức năng chặn của Bộ lọc 58. Đồng thời, tôi đã tạo thêm Bộ lọc 90: Bài viết mới dưới 150 ký tự, nhằm gắn thẻ những trường hợp lách luật thêm dấu chấm. P.T.Đ (thảo luận) 07:39, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thiết kế Trang chính[sửa | sửa mã nguồn]

Mình mới vào lại Trang chính, thấy đổi mới, sáng sủa. Đẹp lắm! Cảm ơn các bạn đã thiết kế. DanGong (thảo luận) 10:04, ngày 1 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề nên/lên[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người. BVT Protein (đang ở trên Trang Chính tuần 18) có vấn đề về chữ nên/lên. Một số ví dụ:

  • ...ở kết quả của giai đoạn cuộn gập protein (protein folding) thành những cấu trúc 3 chiều xác định lên chức năng của nó.
  • Đặc trưng chính của protein mà cũng làm lên các chức năng đa dạng...
  • ...cho phép xây dựng lên một mạng lưới...
  • ...phụ thuộc nhiều vào khả năng của các nhóm protein khác nhau để hình thành lên tổ hợp có khả năng thực hiện...
  • ...sợi dài, cứng giúp cấu thành lên bộ xương tế bào...
  • ...họ đã thiết lập lên danh mục...

Tôi nghĩ thay lên thành nên thì đúng chính tả. Tuy nhiên, các bạn có ý kiến gì thêm thì có thể xem xét, thảo luận. P.T.Đ (thảo luận) 02:13, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"lên" thực chất là viết ngọng của từ "nên". Một số chỗ trong bài đáng ra phải viết là "nên" cần sửa lại hết. 115.73.12.188 (thảo luận) 04:23, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thay "lên" thành "nên" thì đúng chính tả, cảm ơn bạn đã để ý – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 07:41, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thay "lên" thành "nên" thì đúng chính tả, cảm ơn bạn đã để ý – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 07:42, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"lên" thường để chỉ hướng, chỉ vị trí của hoạt động: đứng lên, giẫm lên, đi lên,... "nên" mang nghĩa ra một cái gì đó: làm nên, thành lập nên, xây dựng nên,...

Đôi khi cả từ "lên" với "nên" có thể sử dụng được trong 1 câu nhưng nghĩa hơi khác nhau, ví dụ: Tam giác vuông khi quét nên một hình tròn sẽ tạo thành một hình nón = Tam giác vuông khi quét lên một hình tròn sẽ tạo thành một hình nón.

Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 04:42, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị xóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị xóa hàng loạt bài sử dụng các danh pháp không tồn tại trong toán học Việt Nam, do cá nhân hoặc một nhóm người tự xưng bịa ra mà tôi đã phát hiện từ đầu năm 2021. Một số bài viết ra đời sau đó đã dùng phải những thuật ngữ bịa đặt trước đó cũng được liệt vào danh sách:

Có thể coi bịa đặt thuật ngữ mà không có cơ sở là một cách phá hoại tinh vi và để lại hậu quả nghiêm trọng. Cuộc thảo luận này đã chứng minh điều đó: Thảo_luận_Thành_viên:Mongrangvebet#Nhờ giúp đỡ (hoặc bản lưu 9/2020 đến 9/2021 nếu tôi có lưu trữ) — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 07:39, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tại sao phải xóa khi có thể đổi tên lại? Một số thuật ngữ nếu không có tên tiếng Việt thì có thể dùng tạm tên tiếng Anh. Thuật ngữ tiếng Việt thì quả thật là bịa đặt, nhưng những khái niệm toán học này hoàn toàn có thật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:13, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tạm thời đặt biển thông báo gì đó cho biết thông tin không được kiểm chứng. Không nên xóa hết. P.T.Đ (thảo luận) 21:57, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thông tin có được kiểm chứng nhé. Chỉ là thuật ngữ tiếng Việt là tự chế. Tôi có đổi lại thành tiếng Anh ở một số bài cách đây mấy tháng. Ví dụ tetration và pentation là thuật ngữ tiếng Anh đã được tôi đổi lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:36, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Đã Ctrl+F để đổi hết các thuật ngữ — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:11, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khóa bài[sửa | sửa mã nguồn]

Lùi sửa, và khóa bài Đại học kinh tế quốc dân và có thể là một số bài viết đại học khác. Như thường lệ, các bạn nhỏ không được nghỉ thường hay vào phá. Tôi thấy dạo này phá hoại nhiều lắm mà không có người lùi sửa. Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 10:04, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã khóa bài, nhờ các bạn theo dõi thêm.  A l p h a m a  Talk 11:50, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tạm vĩnh biệt mọi người[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người, em hiện tại đang cuối năm 12 và đang phải ôn tập vật lực để có thể vào được ngành và trường học mong muốn đó là "Kỹ thuật phần mềm" hoặc "Công nghệ thông tin" của Đại học Công nghệ thông tin, đại học quốc gia TPHCM. Em rất mong muốn vào được trường để có thể ra được làm "lập trình viên" và có thể sau này giúp đỡ được nhiều cho việc phát triển Wikipedia sau này tốt hơn. Sau ngày 5, em chính thức "cai nghiện Wiki" và rời xa nơi này, làm "khách" wiki cho đến 1 tháng 9 năm 2021 để ôn thi, kính mong mọi người không nhắn cho em vào thời gian này. Cảm ơn tấm lòng của mọi người dành cho em trong thời gian 2 năm em làm Wiki, tạm xa mọi người ở đây ạ, cảm ơn! Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:42, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003: Bye bye! Chúc bạn thi tốt nhé! Mặc dù chưa tiếp xúc nói chuyện lần nào, nhưng bạn rất sôi nổi, và có vẻ còn giỏi cả lập trình nữa ;) Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:45, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tạm thời chia tay thôi mà nói vĩnh biệt gì ghê vậy. Chúc bạn học thật giỏi. Cứ lo học cho giỏi. Sau này thành tài đóng góp cho Wikipedia vẫn chưa muộn đâu. Còn cả đời để làm việc đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:52, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003 Chúc thi tốt và hẹn gặp ở UIT nhé =)) Nhân tiện khuyên 1 câu là không nên đăng ký CNTT ở UIT, vì CNTT ở đây không như CNTT ở các trường khác đâu, nói nôm na nó là "ứng dụng CNTT vào đời sống". Muốn lập trình thì cứ KTPM mà phấn đấu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:56, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tạm thời thôi mà, sao lại nói là "vĩnh biệt" được chứ :D dù sao thì cũng chúc bạn thi tốt và vững bước trên đường đời nhé ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 10:59, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chúc bạn được những gì mong muốn, bạn sẽ dần gặp 2 người quen của tôi.  A l p h a m a  Talk 11:49, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Cố lên em ạ, trượt đại học dễ hơn em nghĩ đấy. Anh đang tính đầu tư, mở một hàng net cỏ, cần công việc đúng chuyên ngành thì cứ vào trang thảo luận tự nhiên nhé. Chúc em may mắn. P/s: Hồi anh thi đại học có 30 nghìn một nguyện vọng thôi, không biết giờ lên giá chưa, chú chơi hẳn nguyện vọng MIT cho anh. Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 12:34, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: UIT thiên về khoa học máy tính. Nếu đủ điều kiện thì đăng ký vào HUFLIT. Một điểm khá thú vị là Hiệu trưởng HUFLIT chính là Hiệu phó UIT chuyển sang, là Tiến sĩ Khoa học máy tính của Đại học La Trobe. Một giáo sư trẻ, khá thú vị, theo trường phái "tinh thần minh mẫn trong thể xác tráng kiện".Thái Nhi (thảo luận) 13:30, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chúc em thi tốt. P.T.Đ (thảo luận) 21:55, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi tham gia wiki từ năm cấp 2. Đến bây giờ đang là SV Y nhưng vẫn đóng góp (dù không đều đặn lắm) cho chốn này. Qua việc tiếp xúc với bạn trên wiki, tôi thấy bạn có tiềm năng về công nghệ thông tin. Nói thẳng ra là những gì bạn đang ôn thi hoặc là không liên quan, hoặc là quá nhỏ bé so với những gì sẽ được học ở trường đại học, nhưng tôi chúc bạn giữ gìn sức khỏe và minh mẫn để ôn tập kiến thức THPT và chăm chỉ luyện đề, cố gắng hết sức để giành được chiếc vé vào trường ĐH bạn hằng mong muốn. Hẹn gặp lại bạn sau kỳ thi! — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 14:16, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng bắt đầu tham gia Wikipedia từ thời còn học sinh. Bây giờ thì đã tương đối "thành tài" (tốt nghiệp ĐH) và phải bon chen với cuộc sống cơm áo gạo tiền. Thỉnh thoảng có thời gian thì lên đóng góp cho Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:34, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi tham gia từ năm lớp 6, lúc mà viwiki còn đang dùng giao diện MonoBook. Còn giờ nhìn chung là bận. Bài hát Mong ước kỷ niệm xưa có câu "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này. Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại." P.T.Đ (thảo luận) 15:23, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

15:43, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)

800.000 thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt hiện đã có hơn 800.000 thành viên. Một con số có lẽ không là nhiều so với lượng thành viên của một group Facebook lớn, một fanpage hay kênh YouTube nổi tiếng, và trong đó cũng có rất nhiều tài khoản rối, vi phạm, cấm vô hạn, cấm toàn cầu... Nhưng con số này cũng khẳng định Wikipedia tiếng Việt đã và vẫn đang trên đà phát triển. Tuy hiện tại vẫn còn nhiều bất cập, nhưng tôi nghĩ Wikipedia tiếng Việt lúc này đã trưởng thành hơn rất nhiều kể từ lúc được khởi sinh, trở thành nguồn tư liệu tra cứu nhanh và tổng quát về đa dạng kiến thức trên mọi lĩnh vực cho bất cứ cá nhân nào biết tiếng Việt.

Theo SimilarWeb, Wikipedia tiếng Việt đứng thứ 23 trong top những trang web được truy cập nhiều nhất tại lãnh thổ Việt Nam, và có khoảng 14 triệu lượt xem mỗi tháng. Có được thành tựu này là sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ thành viên trong gần 20 năm xây dựng và phát triển. Việc xây dựng Wikipedia không phải là điều dễ dàng, vì Wikipedia không chỉ là một bách khoa thư, các thành viên không chỉ ngày đêm cặm cụi viết/dịch, mà còn là một cộng đồng không nhỏ trên không gian mạng (ít nhất là ở Việt Nam). Vì vậy, cộng đồng Wikipedia tiếng Việt trong suốt nhiều năm đã cùng phát triển các quy tắc ứng xử và thảo luận giải quyết hằng hà vấn đề, nhằm đảm bảo công việc xây dựng và quản lý Wikipedia ngày càng hiệu quả và không lặp lại những sai lầm. Một hành trình dài không tưởng và nhiều khó khăn đối với một cộng đồng mạng ẩn danh phi lợi nhuận.

Hiện nay, mỗi tháng Wikipdedia tiếng Việt có khoảng 2.300 thành viên tích cực (có ít nhất 1 sửa đổi trong tháng, không tính IP), một con số còn khiêm tốn so với tổng số thành viên đã đăng ký. Hi vọng, con số quan trọng này sẽ tiếp tục tăng, vì nó mới là số liệu thể hiện hoạt động thực chất của trang web này. Chúc mừng Wikipedia tiếng Việt! P.T.Đ (thảo luận) 23:11, ngày 3 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bán khóa vô hạn với nhóm bài bị Tranh chấp dai dẳng[sửa | sửa mã nguồn]


Cách lưu trữ nguồn hàng loạt[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi đã từng xem qua các bài viết ở nhiều dạng wp ngôn ngữ khác nhau, nếu xem một bài bất ký có thể xuất hiện một nguồn chết ngẫu nhiên. Những bài viết còn truy cập nguồn tốt là những bài nguồn được lưu trữ. Quả thật việc lưu trữ với tôi rất vất vả, dạng thủ công lưu trữ từng nguồn một, thời gian đợi lưu trữ một link có thể bằng cả thời gian lướt một bài báo. Câu hỏi của tôi: Các thành viên từng lưu trữ nguồn trong một bài viết với hàng trăm nguồn, các thành viên sẽ lưu trữ nguồn thủ công từng nguồn một (như tôi, rất mất thời gian) hay có công cụ gì để lưu trữ hàng loạt nguồn trong một bài viết. Nếu có công cụ đó, có thể gợi ý cho tôi được không. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 04:27, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nacdanh: Anh bạn dùng cái này https://iabot.toolforge.org/ Đăng nhập, Run Bot -> fix a single page . Nhập tên bài, chọn tích, rồi chạy . Khuyết điểm là không triệt để, có rơi rớt Không đáng kể - Có thể chạy lần hai hoặc làm chay. Đông Phong Phá (thảo luận) 05:02, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn rất nhiều vì những chỉ dẫn rất rất chi tiết.--Nacdanh (thảo luận) 05:49, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi là người đầu tiên dùng cái bot này tại viwiki (không tính IABot) và dịch lại các text của nó. Vì ban đầu nó hay gặp lỗi linh tinh nên tôi chưa phổ biến, giờ các lỗi hầu như đã sửa nên có thể thoải mái dùng. P.T.Đ (thảo luận) 10:26, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Bạn kỹ thuật viên cho tôi hỏi nà tại sao tôi dùng cái công cụ này, các link archive nó rất nà lag, nhiều cái không load được luôn? Không biết có phải do khuyết điểm so với lưu trữ bằng tay không? Hay là nó vốn vậy? Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 10:29, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thi nhân Phồng Tôm: Nếu lag thì do trách nhiệm của phía Archive.org, còn IABot không liên quan. Một số bản snapshot có lẽ không được ổn định, còn khi lưu trữ bằng tay thì ta sẽ có một snapshot từ trang web hiện tại, có thể ổn định so với snapshot của chính trang web này ở quá khứ. P.T.Đ (thảo luận) 10:35, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Cái này thật là tiện lợi! Cảm ơn vì đã đọc được trang thảo luận này ^^ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:55, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không biết tôi đã dùng đúng chưa nhưng tôi thấy công cụ này không có mục đích là tự động lưu trữ những nguồn chưa được lưu trữ. Tại ví dụ này, bài viết có 23 chú thích web thì công cụ này chỉ dẫn link lưu trữ của 21 nguồn đã có lưu trữ, còn hai nguồn chưa được lưu trữ (chú thích 13 và 14) thì công cụ này không tự động lưu trữ được. Dẫu sao nó vẫn có tác dụng tốt là cho mình biết nguồn web nào chưa có lưu trữ để mình có thể tự lưu trữ cách thủ công. Greenknight (thảo luận) 23:50, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Greenknight dv: Tôi vừa chạy thử bài đó thì archive được hết. Nguyên nhân là do vấn đề kết nối, nếu việc tạo link archive quá lâu thì phần mềm sẽ không archive link đó nữa. Nếu gặp trường hợp như vậy thì bạn cứ chạy vài vòng là được. P.T.Đ (thảo luận) 00:00, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Hai nguồn đó do tôi vừa lưu trữ thủ công đó bạn, chứ công cụ này không tự kích hoạt lưu trữ trang được. Dù sao đây cũng là một công cụ hữu ích, mình kết hợp công cụ tự động và có thể cả làm thủ công. Greenknight (thảo luận) 00:07, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Greenknight dv: Không biết là khi dùng bạn có tick mục Add archives to all non-dead references (Optional) không? Nếu có tick thì nó sẽ tự tạo link lưu trữ. P.T.Đ (thảo luận) 12:12, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Có, mình làm như vậy và kết quả như trên. Greenknight (thảo luận) 23:15, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Greenknight dv: Tôi nghĩ do công cụ đôi khi bị lag. Ví dụ, bài Vụ Trần Tường tôi phải chạy 2 lần mới hết được chú thích. Nên cách giải quyết là chạy nhiều lần cho đến khi lưu trữ hết toàn bộ link, hai là qua archive.org lưu trữ rồi chạy công cụ sau. P.T.Đ (thảo luận) 10:57, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Môđun này vừa được cập nhật bằng cách copy paste y chang code từ bên en qua, khiến cho các icon sao BVCL, BVT của viwiki ở một số trang bị thay thế bằng các icon của enwiki. Mọi người kiểm tra thử xem đúng không, hay là mắt tôi quáng gà?

  • {{icon|CL}} hiển thị thành
  • {{icon|FA}} hiển thị thành
  • {{icon|BVT}} hiển thị thành
  • {{icon|GA}} hiển thị thành

 Băng Tỏa  10:38, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành viên Boyconga278 này thường xuyên tự ý copy mô đun này nọ từ enwp sang mà không sửa lại cho phù hợp, khiến nhiều khi bản mẫu hiển thị sai hoặc bị lỗi hàng loạt (ví dụ "Thông tin chiến tranh" cách đây không lâu, vô ý vô cớ lùi phiên bản đã có đồng thuận của P.T.Đ). Đề nghị các BQV nhắc nhở. – Hankiz tl 10:57, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiện thể mời bạn Boyconga278 vào giải thích.Hankiz tl 11:01, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân Tôi nghĩ các BQV cũng như cộng đồng luôn rất du di cho thành viên này. Bởi sau 7749 lần ngó lơ, không thèm quan tâm đến sự lên án, yêu cầu giải trình của cộng đồng thì thành viên này chẳng bị gì cả (ngoại trừ 2 lần cấm từ tận 2014)? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:30, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Tôi nhiều lúc cũng cảm thấy khó hiểu với thành viên này. Thành viên này thường không mấy khi chịu thảo luận. Chẳng hạn trong biểu quyết chọn BQV của Bluetpp, cho phiếu phản đối bằng một câu bâng quơ, không giải thích gì cả. Khi được người khác yêu cầu thảo luận thì anh ta cũng không thèm trả lời. – Hankiz tl 12:13, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã đề xuất cấm thành viên này tại tin nhắn BQV. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:12, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Môđun này bị thiếu data cho chủ điểm tốt thất bại (hình icon là Tập tin:Green-stars-2ca02c-topic.svg). Không biết liệu có thể nhờ các thành viên biết code như P.T.ĐLệ Xuân bổ sung vào môđun không? Nếu được thì cảm ơn các bạn.  Băng Tỏa  13:20, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Băng Tỏa Có cần thêm icon "chủ điểm chọn lọc thất bại" không? – Hankiz tl 13:32, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có đó, nó là Tập tin:Gold-stars-topic.svg nha. Thank you. —  Băng Tỏa  13:37, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑YXong Mã để nhập fgtc / fgtn (Failed good topic candidate/nominee) hoặc ucvcdt-tb, còn fftc / fftn (Failed featured topic candidate/nominee) hoặc ucvcdcl-tb. Hankiz tl 13:45, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi cấu hình của các dự án Tăng trưởng trên viwiki[sửa | sửa mã nguồn]

Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestPrenn — Quenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên: Chào mọi người, nhóm Tăng trưởng xây dựng nhiều dự án nhỏ (nhắm tới người mới) trên Wikipedia Tiếng Việt, chủ yếu được trình bày tại trang nhà người dùng (cần kích hoạt đối với các thành viên cũ). Trước đây để sửa đổi cấu hình các dự án này thì các cộng đồng cần phải liên hệ với nhóm nhưng hiện nay nhóm đã phát triển trình sửa đổi cấu hình riêng sao cho các cộng đồng cũng có thể tự mình sửa đổi. Hiện trình sửa đổi này mới chỉ có trên betawiki, và sẽ chỉ có BQV mới có thể sửa đổi.

Nhóm Tăng trưởng muốn mình thông báo tới các BQV và nếu được xin ý kiến của các bạn: Các bạn thấy sao? Có thứ gì mà cộng đồng chúng ta muốn thấy không? Bạn có câu hỏi gì không? Bạn nghĩ việc này có thể dẫn đến sai sót nào không? Nếu các bạn có ý kiến gì xin hãy comment ở dưới.

Mời tham khảo trang mediawiki này để biết thêm chi tiết. Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 14:00, ngày 5 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhìn chung thì nhóm cho phép BQV dự án địa phương tùy chỉnh cấu hình của phần mềm. Nên có sự việc liên quan đến cấu hình thì BQV chịu trách nhiệm. Cũng không có gì đặc biệt. P.T.Đ (thảo luận) 07:11, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người cho ý kiến về Độ nổi bật của "Bài toán con rắn" tại Thảo luận:Bài toán con rắn#Độ nổi bật, đồng thời cho ý kiến về việc thành viên Maiduyduy tự ý xóa các bản mẫu bảo trì trong bài do chính mình tạo ra khi chưa giải quyết được vấn đề, tấn công cá nhân người gắn bản mẫu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:50, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC) Xin lỗi nhưng...hình như sao tôi không thấy bài thảo luận đó nhỉ...? Không biết là do thảo luận đã kết thúc hay có người xóa mất rồi ? ├┬┴┬┴┤N.A.F.T.A├┬┴┬┴┤ 13:20, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin ý kiến xóa các bài không nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Mời mọi người cho ý kiến về độ nổi bật và chất lượng của Bài toán Trần Phương, Bài toán con rắn, Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ VuaBandt 12gon ngay tại đây để đồng thuận xóa luôn cho nhanh.

  1. Bài toán Trần Phương: khi search GG, chỉ có 5 kết quả. Nguồn trong bài chỉ có nguồn 1 có lẽ được xem là nguồn hàn lâm, nguồn 2-3 là báo VnExpress, nguồn 4 & 6 là The Guardian và nguồn 5 là YouTube Học mãi.
  2. Bài toán con rắn: khi search GG, "bài toán con rắn" cho ra 941 kết quả, "Vietnamese snake puzzle" chỉ cho ra vỏn vẹn 6 kết quả. Nguồn trong bài chỉ có 2-4 là báo VnExpress, 5 là The Guardian, còn lại gần như đều là blog cá nhân, nguồn tự xuất bản các loại.
  3. Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua: khi search gg, "Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua" chỉ cho ra đúng 4 kết quả và 2/4 là wiki và 1/4 là trang copy từ wiki. Nguồn trong bài 2/4 là báo VnExpress, 1 là bản pdf đề thi IMSO năm 2018.
  4. Bandt 12gon: khi search trên GG thì có khoảng 118 kết quả, nhưng thực tế thì chỉ có khoảng 20 kết quả + với rất nhiều kết quả khác trùng lặp. Nguồn trong bài nhìn có vẻ hàn lâm nhưng lại không liên quan lắm, đặc biệt là câu văn lủng củng rất có vấn đề. Chưa kể đến phần "Ý nghĩa triết học liên quan" cũng có vấn đề không kém. Xin tag ĐPV @Nguyentrongphu và nhờ bạn đánh giá bài này.
    Có vô tận các gon khác nhau trong lĩnh vực này cụ thể là n-gon nên tôi không biết 12-gon đủ nổi bật chỗ nào trong vô tận-gon khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:45, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cả 4 bài này đều có sự xuất hiện của thành viên Maiduyduy. 3 bài toán trên được viết lại như một bản tổng hợp từ VnExpress, văn phong rất có vấn đề: "Lời giải chi tiết hơn, các bạn có thể xem trên trang Vnexpress", "do bạn đọc Hồ Hữu Công gửi thư đến VnExpress" ... hoặc các phần bình luận, đánh giá, đều là từ các "bạn đọc" của trang báo này.

Ngoài ra, trong Thảo luận:Bài toán Trần Phương có dấu hiệu cho thấy có thành viên sử dụng nhiều tài khoản rối để tạo đồng thuận ảo. Còn trong Thảo luận:Bài toán con rắn thì thành viên Maiduyduy cố chấp không chấp nhận kết quả tìm kiếm từ GG khi có dấu "ngoặc kép", cũng như không thèm đọc và tìm hiểu các quy định dù đã có thành viên dẫn link trực tiếp. Mời các BQV, ĐPV và các thành viên cho ý kiến. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:47, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành viên không muốn thảo luận, bài kém chất lượng, bạn xóa luôn đi. Matuyda (thảo luận) 02:57, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đủ nổi bật, nếu nhìn nhận một cách nguyên thủy. Không đủ nổi bật, nếu nhìn nhận một cách quan liêu. OK! 03:05, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về hai bài Bài toán con rắnBài toán Trần Phương: hai bài toán tuy ít kết quả tìm kiếm nhưng lại được nhắc đến nhiều trong các bài báo (quốc tế), được xuất hiện trên đài truyền hình, được nhiều người biết đến (thông qua nguồn uy tín của The Guardian thì nói rằng bài báo có số lượng người xem vượt trội và nhiều nhất)... nên có thể coi hai chủ thể đã đủ độ nổi bật/chưa đến nỗi phải đặt biển xóa nhanh mà cần phải có sự biểu quyết tự cộng đồng. Có lẽ nên để biển dnb 1 tuần cho bài này chứ nếu để xóa nhanh thì không hợp lý. Còn với các bài còn lại thì không ý kiến. Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:10, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Mình là người tạo 4 bài viết nêu ở trên, mình ở đây để lắng nghe ý kiến của các bạn. Mong các bạn biểu quyết xoá bài nêu rõ và lý do càng cụ thể càng tốt giống như bạn NhacNy ấy ví dụ văn phong có vấn đề thì ghi rõ câu nào có vấn đề, đoạn nào lủng củng. Hoặc chất lượng kém thì kém cụ thể ở chỗ nào. Mong được các bạn chỉ rõ chỗ sai, để những bài viết lần sau của mình không bị xoá nhanh. Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Maiduyduy (thảo luận) 07:38, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Matuyda, NhacNy2412: Mình đăng lại lời xin lỗi đối với điều phối viên NhacNy2412 ở đây để mọi người thấy sự hợp tác và thay đổi chứ không phải không phải không biết đúng sai và từ chối thảo luận: Từ “Bài toán con rắn” mà tôi đăng lên, tôi đã nhận được một số góp ý và chia sẻ về độ nổi bật của bài toán cũng như yêu cầu về cải thiện bài viết. Trong quá trình trao đổi với các bạn, tôi đã hiểu hơn thế nào là các link đáng tin cậy và quy chuẩn các link đáng tin cậy được quyền trích dẫn, trong đó các thông tin từ Blog cá nhân và các website tự đăng thì không được coi là nguồn tham khảo đáng tin. Tôi là Tiến sỹ Toán học ở Đức, đã từng dạy học tại Đại học ở Nga và ở Ấn Độ cũng như nhiều tỉnh/thành phố tại Việt Nam. Tôi thấy trình độ Toán của học sinh Việt Nam mình tốt hơn nhiều so với các nước mà tôi đã từng giảng dạy. Trên các trang thông tin đại chúng, cũng đưa rất nhiều tin về thành tích thi Toán quốc tế của Việt Nam thuộc hàng Top 10 của Thế giới. Vì thế tôi mong muốn giới thiệu một số các bài Toán hay của quốc tế và Việt Nam để nhiều người biết đến. Tôi đã bắt đầu thực hiện ý định này bằng 04 bài Toán viết trên Wikipedia Việt Nam (trong đó có 03 bài Toán của Việt Nam, 1 bài của Đức ). Tuy nhiên, là một người làm chuyên môn thuần tuý, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm để wiki hoá bài viết của mình theo đúng quy chuẩn nghiêm ngặt đã quy định rõ trên Wikipedia. Thêm vào đó, sau khi nhìn nhận lại, cách sử dụng ngôn từ khi trao đổi về những bất đồng ý kiến của tôi đúng là có nhiều yếu tố chủ quan với những thuật ngữ không phù hợp và thiếu tính văn minh. Về nội dung này, tôi thành thật xin lỗi điều phối viên đã xây dựng bài cho tôi. Thưa các bạn, cách ứng xử của tôi dù có lỗi thì sự việc cũng đã xảy ra rồi. Nhưng câu chuyện này chỉ là lỗi giao tiếp cá nhân và tôi hy vọng nó sẽ không làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của các bạn về nội dung được đề cập trong các bài viết của tôi. Cách hành xử đó không chỉ liên quan giữa cá nhân tôi và bạn, mà nó còn liên quan đến đối tượng được đề cập trong bài viết (cụ thể ở đây là thầy giáo Trần Phương, người thầy đào tạo hàng trăm huy chương vàng Toán quốc tế, và từ đó góp phần tạo ra rất nhiều các du học sinh nhận học bổng tại các trường Đại học danh giá trên Thế giới)… mở rộng ra là cách ứng xử của người Việt với các trích dẫn từ các trang mạng có uy tín như The Guardian, VnExpress… Tôi càng không mong muốn cách hành xử này lại vô tình tạo ra hình ảnh một người Việt xấu xí trong chính cộng đồng của người Việt chúng ta. Rất mong bạn bỏ qua sai sót trong lối ứng xử khô cứng của tôi để khép lại những bất đồng trong quá khứ và cùng hướng tới việc hoàn thiện các bài viết mà tôi đã đăng. Cảm ơn bạn nhiều! Maiduyduy (thảo luận) 10:27, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

SicMundusCreatusEst: Bandt 12gon tại sao lại nổi bật trong "vô tận-gon", bạn có thể hiểu tương tự như tam giác Tam giác Sierpinski nổi bật trong các tam giác bình thường khác, nó không tự nhiên có sẵn, do được tính toán mà tạo ra nên nó nổi bật, đại loại thế. Bandt 12gon là bài gốc tiếng Việt, nếu qua được kiểm duyệt tiếng Việt thì mình mới chuyển sang tiếng Anh. Bài tiếng Việt là bài gốc, văn mình kém, vì vậy các bạn nghi ngờ dịch máy, làm gì có bản gốc tiếng Anh mà dịch máy đâu. Bandt 12gon nó nổi bật vì nó liên quan tới nhiều lý thuyết đồ thị và nhiều kiến thức nền tảng của toán học cổ điển và hiện đại. Mình sẽ xoá phần ý nghĩa liên quan tới triết học của bài này theo góp ý của bạn NhacNy2412 vì mình thấy góp ý xác đáng. Nếu bài không bị cộng đồng xoá, còn nhiều phần mình sẽ thêm vào.

Bạn đợi 4 bài này được đem ra BQXB đi rồi bạn liệt kê các nguồn + lập điểm mạnh để thuyết phục cộng đồng giữ cho từng bài. Tôi chưa thấy bạn đưa được cái nguồn nào chứng minh Bandt 12-gon là đặc biệt hơn vô tận các gon khác (n-gon). Các nguồn bạn đưa ra trong bài toàn nói chung chung về fractal và self-similar sets. Bạn cần tìm 1 nguồn nào đề cập trực tiếp tới nó và đa số nội dung nói về Bandt 12-gon. Nếu không có thì tôi e rằng tỉ lệ bài được giữ sẽ rất thấp. Còn nữa, Bandt 12gon là tên do bạn tự chế (tự đặt), khác với tam giác Sierpinski được nhiều nguồn công nhận đây là tên chính thức. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:34, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Mình thấy chỉ cần BQX 2 bài đầu thôi, còn lại 1 clk (có lẽ là phù hợp nhất?), 1 xóa nhanh (hợp lý) thì không cần phải BQX nữa. Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:43, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
2 bài ở cuối chắc gắn biển clk được vì nguồn chứng minh hầu như là không có. Không phải cứ liệt kê cả đống nguồn ra là được tính. Các nguồn không liên quan không được tính. Bài cờ Vua chỉ là 1 bài toán khó trong cuộc thi IMSO nên tôi thấy chả có gì là nổi bật. Đây là cuộc thi chỉ dành cho học sinh cấp 2, thua cuộc thi IMO (dành cho cấp 3). Tất cả những đề thi của IMO không có bất cứ bài nào đủ nổi bật để viết lên Wikipedia cả vì chúng không thuộc phạm trù "nghiên cứu toán học" thực thụ mặc dù chúng có thể nói là khá khó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:01, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguyentrongphu, SicMundusCreatusEst, Nguyenmy2302 Sau khi nghe phân tích tôi tán thành xoá nhanh bài Bandt 12gon , tuy nhiên 3 bài còn lại thì tôi chưa thống nhất về độ nổi bật, vì vậy tôi nghĩ các điều phối viên nên cho cho cộng đồng BQX . Về bài toán ở các đề thi IMO nó khá khó và không đủ độ nổi bật để đưa lên WIKI theo điều lệ hiện tại, tuy nhiên nếu chúng ta giới hạn điều luật này, thì WIKIPEDIA chỉ là trang chép lại các kiến thức trong sách giáo khoa và chuyên khảo, thiếu đi hơi thở của cuộc sống. HIện nay đang là như vâỵ, trong tương lai không biết có thay đổi gì không ? Maiduyduy (thảo luận) 12:55, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chính xác, Wikipedia là trang chép lại các kiến thức từ các nguồn uy tín (phải có paraphrase). Nguồn VnExpress là chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu chỉ có nguồn VnExpress thôi thì nhiêu đó chưa chứng minh được độ nổi bật. Tôi không thấy có gì là thiếu đi hơi thở của cuộc sống khi có rất nhiều các bài toán đủ nổi bật khác tồn tại trên Wikipedia. Chúng nổi bật vì chúng có ảnh hưởng tới cộng đồng toán học. Rất tiếc những bài như dạng IMO chủ yếu để "hack não" và thách đố các học sinh chứ tính về giá trị nghiên cứu toán học thì hoàn toàn không có. Chúng không phải là đề tài nghiên cứu toán học và không có ảnh hưởng gì đến nền toán học thế giới. Cần phân biệt toán dùng để dạy học sinh và sinh viên vs toán học mà các nhà toán học nghiên cứu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:53, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phiền các bạn nhấp vào để xem thêm thảo luận

NhacNy2412, Nguyentrongphu, SicMundusCreatusEst, Nguyenmy2302 Chào các bạn! Mình xin đưa ý kiến cá nhân của mình về các bài Bài toán Trần Phương, Bài toán con rắnBài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua, không nên và không đáng bị xóa vì:

1. Các bài Toán này có tính độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo vượt qua giới hạn về tuổi tác, về trình độ học vấn và có tính chất không biên giới vượt qua cả ranh giới/quốc gia.

2. Bài toán Trần Phương ra đời trong trận chung kết Gameshow “Bảy sắc cầu vồng” năm 1998 trên VTV3. (Ngay năm sau 1999 ra đời Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia). Đây là một trong những bài toán sơ cấp thú vị nhất khi nó chứa đựng hai đại lượng đối lập nhau: vô cùng bé và vô cùng lớn cùng nằm trong một tam giác. Bài toán đặc biệt ngay từ xuất xứ sáng tạo ra bài toán – là một tia nắng xuyên qua khe cửa sổ. Độ rộng tia nắng vô cùng bé nhưng diện tích của dải tia nắng là vô cùng lớn vì khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là vô cùng lớn. Hơn 20 năm sau, tác giả bài Toán là thầy giáo Trần Phương mới gửi cho báo The Guardian và ngay lập tức nó đã được đón nhận và trở thành một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian với hơn 100.000 view ngay sau vài giờ đăng.

3. Trong vòng 20 năm gần đây, chúng ta cũng rất khó có thể tìm được một bài Toán sơ cấp nào có sức ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ như Bài toán con rắn. Bài toán này được hơn 30 website trên Thế giới đã đưa tin (trong đó có The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam). Về mặt tổ hợp, bài toán điền số này chỉ có 05 đáp án gốc (không tính các hoán vị hai số: (a + b) = (b + a) hay (a x b) = (b x a) trong tổng số 362.880 khả năng có thể xảy ra. Chính vì lý do cơ bản này cộng với xuất xứ bài Toán từ một cuốn sách tham khảo Toán lớp 3 của NXB ĐH Sư phạm mà VnExpress đã đặt tên “Bài toán lớp 3 làm khó cả Tiến sĩ”

4. Tiếp đến là Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua: Toán tổ hợp là phân môn Toán học đòi hỏi sự thông minh và sáng tạo nhất trong các dạng Toán phổ thông. Đây cũng là dạng bài Toán khó nhất trong các kỳ thi Toán Quốc tế. Tất cả các quốc gia trên Thế giới khi dậy Toán tổ hợp đều phải dậy cho học sinh hai quy tắc cơ bản của nguyên lý đếm. Đó là quy tắc cộng & quy tắc nhân với ý nghĩa triết lý: Quy tắc Cộng là phân loại đầu vào, còn Quy tắc Nhân là thống kê chi tiết khi đếm các sự vật/hiện tượng cấu thành bởi phép nhân. Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua thoạt tiên trông tưởng chừng rất đơn giản nhưng ẩn chứa một vẻ đẹp huyền bí đến từ cách tiếp cận để tìm lời giải chinh phục bài Toán. Mặc dù toàn bộ lời giải chỉ là một phép tính nhân liên tiếp của các con số 2, nhưng để nghĩ ra điều này thì nhiều người có học hàm học vị về Toán học cũng phải “bó tay”. Bài toán này cũng được Chủ tịch Hội đồng chấm thi IMSO 2018 người Trung Quốc là một Tiến sỹ Toán học của ĐH Havard và hai lần đạt HCV IMO đã đánh giá là một bài Toán khó và hay nhất của kỳ thi khi chỉ có 02 học sinh của Việt Nam làm được và chỉ có 1 người được điểm tối đa. Phương pháp giải bài toán này có thể đặt tên là “chia để trị” làm tư tưởng cho việc phân loại các trường hợp khác nhau trong Toán tổ hợp

5. Hiện nay, theo tôi hiểu thì Wikipedia ưu tiên các bài Toán được trích dẫn từ các nguồn như: sách giáo khoa, sách học thuật, tạp chí chuyên ngành… Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà xu hướng giảng dạy trực tuyến lên ngôi thì các tài liệu trên các trang web nổi tiếng như The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam… có một giá trị rất lớn trong việc định hình cảm xúc với Toán học – môn học nền tảng phát triển tư duy logic. Các bài toán được xuất hiện trên các website này phải qua tuyển lựa rất cẩn trọng từ hàng nghìn bài toán của nhiều nước trên Thế giới. Đây chính là “tinh dầu hoa hồng” để tạo cảm hứng cho trẻ em và nhiều tầng lớp xã hội yêu thích môn Toán trong một kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.

6. Năm 1995, bà Tôn Nữ Thị Ninh là Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà Bình Việt Nam, khi đọc say sưa nhiều lần cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” và thấy như tác giả nói về người Việt Nam nói chung và chính bà nói riêng. Sau đó bà đã đặt mục tiêu tự viết hoặc đặt hàng bằng được cuốn “Người Việt Nam xấu xí” để tỉnh ngộ chính mình nhưng mãi lỡ hẹn với điều đó. (xem thêm link: http://vieclam.laodong.com.vn/xa-hoi/tu-hao-la-nguoi-viet-nam-296852.bld). Ý tưởng chung là cảnh tỉnh người Việt Nam thay đổi tư duy nhận thức để khắc phục những điểm “xấu xí” nhỏ nhen, đố kỵ, ngăn cản, triệt hạ cơ hội thăng tiến của chính những người đồng nghiệp, đồng đội và đồng bào của mình.

Thiết nghĩ bạn Maiduyduy cũng đã mất khá nhiều công sức để tổng hợp và đưa lên Wikipedia cho đông đảo bạn đọc được biết đến nội dung các bài Toán đặc sắc. 03/04 bài Toán này chính là các bài Toán của Việt Nam xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc với sự đón nhận trang trọng trên các website uy tín nhất hiện nay là The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam). Wikipedia là một Thế giới mở để mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng một “ngôi nhà tri thức toàn cầu”. Trong quá trình xây dựng ngôi nhà chung này, khó tránh khỏi những ý kiến bất đồng, thậm chí là dị biệt khác thường. Tuy nhiên, chúng ta hãy bỏ qua những chi tiết vụn vặt (đôi lúc có những ứng xử làm tổn thương đến cá nhân) để nhìn nhận giá trị đích thực của người Việt Nam được Thế giới ghi nhận. Trân trọng! Katiewithlove (thảo luận) 12:42, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Còn rất nhiều bài toán độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo và vượt qua giới hạn vân vân (và khó hơn những bài trên gấp 100 lần). Ví dụ: Định lý lớn Fermat (mất hơn 300 năm mới giải được), giả thuyết Kepler, giả thuyết Riemann (hiện tại chưa ai chứng minh được; ai chứng minh được ôm liền 1 triệu đô, cỡ 23 tỷ VND), sphere eversion và vô vàn bài toán đủ nổi bật khác tồn tại trên Wikipedia. Chúng đủ nổi bật vì chúng có ảnh hưởng thực sự tới cộng đồng toán học (bao gồm các nhà toán học, không tính học sinh và sinh viên) và có rất nhiều nguồn uy tín đề cập tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:44, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Katiewithlove
Tôi xin phép được tóm tắt lại các luận điểm của bạn. Nếu tôi sai, mong bạn sửa lại giúp.
Bạn cho rằng các bài viết về chủ thể là các bài toán của Việt Nam không nên bị xoá vì 6 lý do chính:
  • Chúng có tính độc đáo, không bị giới hạn về nhiều mặt.
  • Bài toán Trần Phương có xuất xứ thú vị, là một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian (vì có nhiều lượt xem).
  • Bài toán con rắn là toán sơ cấp nhưng có ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ và chỉ có 5 trên 362880 tổ hợp là đáp án đúng.
  • Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua thuộc dạng toán tổ hợp, phân môn Toán học đòi hỏi sự thông minh và sáng tạo nhất trong các dạng Toán phổ thônglà dạng bài Toán khó nhất trong các kỳ thi Quốc tế, được đánh giá cao và làm khó nhiều chuyên gia, có ý nghĩa triết lý sâu sắc.
  • Giá trị của các nguồn thông tín báo chí lớn dần vì xu hướng hiện nay, những bài toán được đưa lên đều phải trải qua tuyển chọn.
  • Nhằm cảnh tỉnh người Việt Nam thay đổi tư duy nhận thức.
và một lý do phụ: Chúng xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc.
Dựa trên các quy định hiện hành của Wikipedia tiếng Việt, tôi phản biện như sau:
  • Nếu chỉ độc đáo và không bị giới hạn thôi là đủ để tồn tại trên Wikipedia tiếng Việt, có lẽ chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế.
  • Trung bình, The Guardian có 35,6 triệu độc giả, và 100.000/35.600.000 cũng chỉ tương đương 0.28% thôi. Ngoài ra, xuất xứ của những bài toán khác cũng có thể thú vị không kém.
  • Tôi chỉ tìm được 6 kết quả với khoá "Vietnamese snake puzzle" và 13 kết quả liên quan (tính cả nguồn yếu) cho khoá Vietnamese snake puzzle. Bạn có thể chứng minh tính chất ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ bằng một số lượng nguồn đa dạng và hàn lâm hơn được không?
  • Nguồn hàn lâm nào nói trực tiếp về ý nghĩa triết lý sâu sắc của bài toán tổ hợp cụ thể này?
  • Thông tin những bài toán được đưa lên đều phải trải qua tuyển chọn bạn lấy từ đâu? Theo quy định của Wikipedia, với các chủ đề hàn lâm, nguồn hàn lâm hoặc mạnh tương tự như hàn lâm sẽ tốt hơn nguồn báo chí. Nếu bạn thấy quy định này có vấn đề, bạn có thể thực hiện đủ 500 lần sửa đổi để đưa việc này ra biểu quyết (mà tôi khá chắc là sẽ chẳng ai đồng ý đâu).
  • Wikipedia là bách khoa toàn thư, chỉ có giá trị cung cấp thông tin và phải đứng trên quan điểm trung lập.
Cuối cùng, Wikipedia tiếng Việt không phải Wikipedia Việt Nam. Dù những bài toán này có là niềm tự hào của Việt Nam hay của ai đi nữa, Wikipedia cũng sẽ không chấp nhận một bài viết chỉ đơn giản bởi vì chủ thể của nó là một niềm tự hào.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:58, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

SicMundusCreatusEst Rất cảm ơn bạn đã quan tâm đóng góp ý kiến cho mình. Là một người có hiểu biết về Toán học, mình xin trả lời về ý kiến của bạn về việc có nhiều bài Toán nổi tiếng trên Thế giới. Vấn đề mà bạn nêu ở trên đều thuộc lĩnh vực Toán cao cấp, trong khi cả 03 bài Toán Bài toán Trần Phương, Bài toán con rắnBài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua đều là các bài Toán sơ cấp. Mình cũng hoàn toàn nhất trí với đánh giá mà bạn nêu ra về Toán Cao cấp. Còn rất nhiều bài toán độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo và vượt qua giới hạn vân vân (và khó hơn những bài trên gấp 100 lần).

Ví dụ: Định lý lớn Fermat mà bạn trích dẫn sau 300 năm được Andrew Wiles công bố chứng minh vào năm 1993 và hoàn thiện vào năm 1994 (sau gần 9 năm nghiên cứu). Và phải đến, 22 năm sau, ngày 16/03/2016, ông đã nhận được giải thưởng Abel do Viện hàn lâm Khoa học Na Uy trao tặng với trị giá 6 triệu krone (700.000 USD).

Tuy nhiên, tại mục 3 mình có viết rất rõ ràng: “3. Trong vòng 20 năm gần đây, chúng ta cũng rất khó có thể tìm được một bài Toán sơ cấp nào có sức ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ như Bài toán con rắn.”…Rất khó là bởi vì theo tôi trong 20 năm này chỉ có bài toán Sinh Nhật của Cheryl trong đề thi SASMO 2015 của học sinh lớp 6 Singapore có thể so sánh với Bài Toán con rắn của Việt Nam (Tham khảo Link sau đây https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_nh%E1%BA%ADt_c%E1%BB%A7a_Cheryl)

Cũng cần chú ý đến điểm khác biệt cơ bản giữa Toán cao cấp và sơ cấp là các bài toán cao cấp nổi tiếng mang tính chất hàn lâm lý thuyết với nội dung hàng trăm trang trong khi hầu như các bài toán sơ cấp mang yếu tố kỹ thuật đơn lẻ với chứng minh thường không quá 2 trang giấy.

Cùng chung quan điểm với bạn SicMundusCreatusEst , bạn Người Dùng Không Định Danh cũng đã có nhận xét: “Nếu chỉ độc đáo và không bị giới hạn thôi là đủ để tồn tại trên Wikipedia tiếng Việt, có lẽ chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế”.

Trả lời: Cuộc thi Olympic Toán Quốc tế uy tín và lâu năm nhất là IMO bắt đầu diễn ra từ năm 1959. Tính đến ngày 25/09/2020 có 61 lần tổ chức IMO. Mỗi kỳ thi IMO, thí sinh phải giải 06 bài Toán trong 02 ngày, mỗi ngày 4.5 tiếng, tức là có khoảng 366 bài Toán trong 61 lần tổ chức thi IMO. Nếu bỏ qua các cuộc thi Toán có yếu tố Quốc tế mà có rất ít bài toán hay và chỉ xét đến các cuộc thi Olympic Toán danh giá như IMO, ITOT, IMC, IMSO có nhiều bài toán hay hơn thì bạn có quá vội vàng khi viết: “chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế” hay không? Bên cạnh đó, các bài thi Toán quốc tế IMO, ITOT đều có yếu tố chuyên biệt với độ khó rất cao mà ít có sự gần gũi với đời sống thực tế. Chính vì đặc điểm này mà các hãng thông tấn, đài truyền hình và các tờ báo xã hội trên Thế giới thường chỉ đưa tin về kết quả kỳ thi mà hầu như rất ít khi đưa nội dung các bài Toán xuất hiện trên các kênh phương tiện này (trừ Vnexpress có chuyên mục giáo dục thường đưa các bài thi quốc tế khối THCS trong đó có các bài của IMC và IMSO)

Trước thế kỷ 20, có rất nhiều các bài Toán sơ cấp, cao cấp gắn liền tên tuổi các nhà Toán học được trích dẫn trong các sách giáo khoa (SGK) như các định lý Euclide, Talet, Pitago, Viet, Gauss, Newton… và gần 50 các nhà Toán học khác được xuất hiên trong các sách tham khảo (ví dụ như cuốn sách Hình học của Tam Giác TG Nguyễn Ban – Hoàng Chúng). Nhưng từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay, SGK và các sách toán phổ thông tham khảo đã ổn định khung nội dung nên hoàn toàn không còn đưa tên các nhà Toán học mới nào xuất hiện trong giai đoạn này nữa. Vì thế, rất hy hữu các website xã hội nổi tiếng trên Thế giới lựa chọn một bài toán sơ cấp tiêu biểu và đặt tên cho chúng để giới thiệu rộng rãi cho công chúng trên trang web của mình. Các bạn có thể kiểm nghiệm toàn bộ sách giáo khoa Toán phổ thông và các quốc gia trên Thế giới đều không có một định lý nào, bài toán nào được mang tên một nhà Toán học nào từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Việc được các trang mạng Quốc tế đặt tên cho bài toán của Việt Nam như "Vietnamese snake puzzle" là một sự tôn vinh định danh trí tuệ Việt trên bản đồ Quốc tế.

Về thống kê lượng truy cập, bạn có viết: “Trung bình, The Guardian có 35,6 triệu độc giả, và 100.000/35.600.000 cũng chỉ tương đương 0.28% thôi. Ngoài ra, xuất xứ của những bài toán khác cũng có thể thú vị không kém.”

Trả lời: Về thông tin này, mình thực sự không biết "động cơ" là gì khi việc trích dẫn, tóm lược và phản biện này lại thiếu mất thông tin quan trọng nhất là đơn vị thời gian. Nếu đọc kỹ bài viết của mình ghi rõ chỉ thống kê sau vài giờ đăng trong câu văn đầy đủ: “Hơn 20 năm sau, tác giả bài Toán là thầy giáo Trần Phương mới gửi cho báo The Guardian và ngay lập tức nó đã được đón nhận và trở thành một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian với hơn 100.000 view ngay sau vài giờ đăng.”

Các nội dung còn lại bạn có thống kê tiếp về nguồn trích dẫn chưa đủ mạnh, tạo định hướng dư luận 03 bài toán của Việt Nam có vẻ chỉ là tự sướng, là niềm tự hào cá nhân. Về điều này, mình có ý kiến như sau: Nếu bạn muốn chứng minh độ nổi bật của Bài toán Trần Phương (và Bài toán con rắn chưa nổi bật như các bài toán khác cùng loại thì nên chăng bạn cần phải trích dẫn thêm một bài toán sơ cấp nào ngoài bài toán Sinh nhật của Cheryl nổi tiếng trong 20 năm gần đây hơn hai bài toán này. Cũng cần chú ý, từ năm 2015, Wikipedia đã đưa Sinh nhật của Cheryl của Singapore có nhiều đặc điểm về Toán học và truyền thông giống với 03 bài toán của Việt Nam. Do đó, quan điểm “tự tẩy chay” 03 bài toán này của Việt Nam dựa vào các tiêu chuẩn kinh điển như SGK, sách tham khảo hay tạp chí trích dẫn dường như cũng đã quên mất chúng ta hiện đang sống trong kỷ nguyên số và uy tín của The Guardian cũng như nhiều trang mạng uy tín khác là một nguồn thông tin cập nhật được kiểm soát có nội dung không thua kém bất cứ một kênh truyền thống nào khác. Chính các trang mạng này cũng đã đưa Sinh nhật của Cheryl xuất hiện trên Wikipedia.

Kết luận: Mặc dù cả 03 bài toán này của Việt Nam đưa trên Wikipedia đều nổi tiếng ở tầm Quốc tế như Sinh nhật của Cheryl nhưng chúng ta vẫn đang tranh luận “bỏ hay không bỏ” với nhiều nhận định khác nhau. Vì thế, thay cho lời kết, mình muốn nhắc đến “khái niệm so sánh trong cuộc sống” được trích dẫn trong lời nói đầu của cuốn sách nổi tiếng: “Những viên kim cương trong Bất đẳng thức Toán học” mà Thầy giáo Trần Phương làm chủ biên được chọn làm quà tặng của nước chủ nhà Việt Nam cho 95 đoàn thi Toán quốc tế IMO lần thứ 48 tổ chức tại Hà Nội năm 2007 (tham khảo link: https://www.youtube.com/watch?v=ror7WOmW_Rc):

“Thế giới vật chất và tinh thần trong vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng tạo nên các sự vật, hiện tượng khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau đó bằng các hình ảnh đối lập: to - nhỏ; rộng - hẹp; dài - ngắn; cao - thấp; nhiều - ít; giàu - nghèo; đẹp - xấu; ... Rộng ra là sự khác biệt của Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo; sự khác nhau giữa các nền văn hoá Đông – Tây và các tư tưởng triết học chủ đạo trên Thế giới. Cuộc sống của mỗi người liên tục là sự tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân. Mỗi vật có chỗ đứng trong thế giới luôn thay đổi này là nhờ giá trị của nó nhưng người ta thường không nhận ra rằng mọi vật chỉ có thể nhận giá trị trong quan hệ so sánh. Chính quan hệ đó đã tạo ra các bất đẳng thức của cuộc sống. Thực tế là dù câu nói “mọi so sánh đều khập khiễng” có đúng đắn đến mức nào, con người vẫn không thể ngừng đánh giá - so sánh. Một kilogam nhân sâm Hàn Quốc về mặt khối lượng nhỏ hơn 1000 lần so với 1 tấn thóc nhưng nếu xét về mặt trị giá thì lại gấp hơn 10 lần. Một tổng thống và một vận động viên đua xe, ai hơn ai? Bạn sẽ cười mà nói với tôi rằng tổng thống đương nhiên hơn một vận động viên đua xe, nhưng đó chỉ là xét về tầm quan trọng đối với công việc quốc gia. Còn nếu xét về thu nhập hàng năm, 300.000 USD/năm của tổng thống Mỹ Bush chỉ bằng một phần hai trăm lần so với tay đua xe công thức I nổi tiếng thế giới Michael Schumacher với thu nhập khoảng 60.000.000 USD/năm. Vậy là khi so sánh, muốn hay không, người ta cần xác định những nhân tố tham gia vào so sánh, lượng hoá các phẩm chất và quy về một đơn vị.

Hãy bỏ qua những cảm xúc cá nhân với người đưa 03 bài toán Việt Nam lên Wikipedia (vì dù sao Tiến sĩ Maiduyduy cũng đã công khai và chân thành xin lỗi tới người bị xúc phạm) để cùng đặt vị trí 03 bài toán này bên cạnh bài toán Sinh nhật của Cheryl của Singapore để cân nhắc xem xét khách quan nhất có thể và đưa ra quyết định sáng suốt với trách nhiệm xây dựng Wikipedia ngày càng tốt hơn. Với góc nhìn này, mình thật lòng mong muốn được các bạn trong Ban Quản trị tạo điều kiện để mình và cộng đồng có thời gian hoàn thiện hơn về nội dung các bài toán này! Trân trọng cảm ơn! --Katiewithlove (thảo luận) 05:24, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn thảo luận dài nhưng lập luận logic lại không có bao nhiêu. Bạn so sánh khập khiểng với bài Sinh nhật của Cheryl. Sinh nhật của Cheryl là một "internet phenonenon". Nó nổi bật vì nó được rất nhiều nguồn nhắc tới (có 1 nguồn hàn lâm nữa) chứ không phải là vì nó có ảnh hưởng tới nền toán học. Các bài của Maiduyduy không phải là "internet phenonenon" và cũng chả có ảnh hưởng gì tới nền toán học. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:39, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cứ vậy, đơn giản của các bài này BQXB và CLK của Maiduyduy tốt hơn. Namnhantran211 (thảo luận) 13:32, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã cấm – trong 1 tuần bởi P.T.Đ. của thành viên Maiduyduy. Namnhantran211 (thảo luận) 12:38, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

TranPhuongMath (thảo luận) 05:33, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của thầy Trần Phương[sửa | sửa mã nguồn]

'Xin chào các bạn trong Ban quản trị Wikipedia! Tôi là Trần Phương, giáo viên Toán học chuyên đào tạo các học sinh khối THCS thi Olympic Toán quốc tế (IMC, IMSO, APMOPS) và sau này một số em trong đó đoạt các huy chương IMO (các cuộc thi này thua IMO nhưng có quy định và chuẩn cao hơn các cuộc thi AMC Mỹ, AMC Úc, Kangaroo Pháp, WMTC Trung Quốc…). Bản thân các bài toán của tôi cũng được Hội đồng các kỳ thi Toán Quốc tế IMC & IMSO lựa chọn (24 bài Toán) để đưa vào làm đề thi chính thức từ năm 2011 đến năm 2018.

Gần đây, tôi mới được biết một số bài viết của tôi trên báo điện tử VnExpress, báo The Guardian, Huffington Post và một số website khác cũng được đưa lên trang Wikipedia và hiện đang gặp phải một số ý kiến bất đồng.

Sau khi tìm hiểu, đọc kỹ nội dung các bài viết đó thì tôi thấy nội dung chưa phản ánh được đúng như bản gốc mà tôi viết và vì thế không đảm bảo được tính logic của vấn đề đặt ra dưới góc độ khoa học cũng như điểm nổi bật khác biệt của những bài toán này ẩn chứa; chưa kể đến lời giải của cả hai bài toán này đều chưa đầy đủ và chưa khớp với các nội dung đã được đăng.

Hiện tại, “bài toán tam giác không biên giới” (mà ở đây người viết đặt tên là Bài toán Trần PhươngBài toán con rắn đều đang treo biển cần hoàn thiện nội dung. Ý kiến này của Ban Quản trị hoàn toàn trùng khớp với suy nghĩ của cá nhân tôi và đó cũng là lý do chính khi viết những dòng này gửi các bạn.

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa và đăng bài tại đây nên tôi rất mong nhận được sự đồng thuận của các bạn trong việc cho phép chỉnh sửa và/hoặc gửi nội dung chi tiết luận điểm và lời giải để hoàn thiện cả hai bài toán này. P/s: Xin gửi các bạn một số link thông tin về cá nhân tôi:

1.Tác giả Gameshow đầu tiên của Người Việt : Thần Đồng Đất Việt từ năm 2006

    https://www.youtube.com/watch?v=xZXWwhkbVMU  

2. Năm 2007 tạo ra kỷ lục Thế giới khi dạy 5 học sinh lớp 6 trong 150 giờ để cả 5 học sinh này đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh Đại học Việt Nam vào 7/2007.

   https://www.tienphong.vn/giao-duc/5-hoc-sinh-lop-6nbspxin-giai-de-thi-dai-hoc-2007-86245.tpo
   https://vnexpress.net/thoi-su/5-hoc-sinh-lop-6-giai-ngon-de-thi-dai-hoc-2087257.html
   https://www.tienphong.vn/xa-hoi/cong-nghe-dao-tao-than-dong-cua-thay-tran-phuong-90368.tpo
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-viet-duoc-8-truong-hang-dau-my-nhan-dao-tao-tien-si-3709931.html

3.Từ 2010 đến 2019: Đào tạo học sinh các khối lớp 5;6;7 và 11; 12 đạt 95 Huy chương Vàng; 128 Huy Chương Bạc; 167 Huy chương đồng các cuộc thi Toán Quốc tế APMOPS; IMSO; IMC

   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gianh-6-huy-chuong-vang-thi-toan-chau-a-thai-binh-duong-3226730.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gianh-vi-tri-so-1-olympic-toan-chau-a-thai-binh-duong-3411096.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/doi-tuyen-toan-viet-nam-dung-dau-ky-thi-olympic-toan-va-khoa-hoc-quoc-te-3498357.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-dung-thu-hai-cuoc-thi-olympic-toan-chau-a-thai-binh-duong-3755253.html
    

4. Bốn học sinh lớp 7 của tôi đoạt 40 Huy chương vàng Toán quốc tế

   http://soha.vn/nam-sinh-ha-noi-lien-tuc-dung-dau-cac-ky-thi-toan-quoc-te-20180504152929448.htm
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-lop-7-gianh-15-huy-chuong-vang-toan- 3819672.html
   https://vnexpress.net/giao-duc/thi-sinh-duoc-dac-cach-gianh-diem-cao-nhat-toan-doan-trong-cuoc-thi-https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Gi%C3%BAp_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_Wikipediaapmops-3400803.html 
   https://vnexpress.net/giao-duc/nam-sinh-gianh-nhieu-huy-chuong-vang-toan-va-piano-quoc-te-3872952.html
   https://vnexpress.net/nhung-dieu-it-biet-ve-cuoc-thi-olympic-toan-va-khoa-hoc-quoc-te-3679581.html

5.Từ 2014 đến 2019 tham gia đào tạo nhiều học sinh được hoc bổng từ 250.000 Usd đến 310.000Usd Đại học hàng đầu của Mỹ

   https://vnexpress.net/nam-sinh-viet-duoc-8-truong-hang-dau-my-nhan-dao-tao-tien-si-3709931.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tu-2-400-diem-thi-sat1-den-hoc-bong-toan-phan-dai-hoc-danh-gia-nuoc-my-3387220.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-viet-dau-tien-gianh-diem-tuyet-doi-bai-thi-xet-tuyen-dai-hoc-my-3275396.html?
   https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/du-hoc-my-hay-trau-doi-ban-than-thay-vi-diem-so-392534.html

Trân trọng cảm ơn! TranPhuongMath (thảo luận) 15:01, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành tích của bạn không chứng minh được độ nổi bật của 2 bài toán đó. Mời bạn thêm nguồn hàn lâm cho 2 bài toán đó. Trân trọng! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:00, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Điều duy nhất thầy nên và cần làm lúc này là cải thiện chất lượng bài trong thời gian ngắn nhất, chỉ cần vậy thôi là đủ. Việc thầy cải thiện chất lượng bài không bị ngăn cấm. Bích Hàn (thảo luận) 16:05, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn trong ban quản trị!

Tôi vào Wiki và được biết là hai bài viết Bài toán con rắnBài toán TrầnPhương bị treo biển BQXB sau khi được bạn @Katiewithlove: hiệu đính và hoàn thiện bài viết.

Tôi xin phép đưa ý kiến cá nhân khá dài để tổng kết xâu chuỗi các sự việc :

1. Profile: Với hơn 30 năm giảng dạy luyện thi Đại học và huấn luyện nhiều đội tuyển cấp THCS thi Olympic Toán quốc tế (được 95 HCV, 128 HCB và 167 HCĐ), cố vấn Toán học đầu tiên các Gameshow 7 sắc cầu vồng (VTV3-1998), Đường lên đỉnh Olympia (VTV3-1999), Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid (VTV6 -2013) , người Việt Nam đầu tiên sáng tạo Gameshow truyền hình và được mua 22.000 USD/1 năm (“Thần đồng đất Việt” – VTC 2006-2009), cố vấn Toán học trên chuyên mục Giáo dục của báo VnExpress (2014 – 2021) , tác giả hơn 50 đầu sách Toán luyện thi Đại học và luyện thi Olympic Toán quốc tế và là tác giả 42 bài Toán được tuyển chọn làm các đề thi Toán Quốc tế IMC, IMSO.CFM ((2011 – 2018)

2. Bất đắc dĩ viết bài: Tôi dẫn các thông tin nêu trên để chứng minh tôi hoàn toàn có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thẩm định, đánh giá nội dung kiến thức các bài viết liên quan đến Toán học phổ thông mà không cần phải nhờ đến bài viết để PR đánh bóng tên tuổi trên Wikipedia. Tôi không có nhu cầu và chưa từng có ý nghĩ sẽ lên đây hơn thua tranh luận đúng sai với bất kỳ ai nếu không vì phải tự bảo vệ bản thân khi là nạn nhân trực tiếp từ việc TS Toán học Maiduyduy đưa lên Wikipedia các nội dung chưa chuẩn so với các bài viết do tôi sáng tạo hoặc biên tập và được đăng tải trên VnExpress hay The Guardian. Sau khi TS Toán học Maiduyduy biên soạn lại 3 bài viết (mà Tôi là tác giả gốc) rồi đưa lên Wikipedia, thì đã gây ra tranh cãi xung đột đến mức bị Wikipedia xóa 1 bài và treo biển xóa 2 bài. Nhận được thông tin này, Tôi buộc phải bất đắc dĩ đăng ký làm thành viên của Wikipedia với đự định viết bài để bảo vệ 2 bài toán còn lại mà Maiduyduy đã đưa lên. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ tôi thấy việc viết và đưa bài trên Wikipedia sẽ tốn mất thời gian gấp hàng chục lần so với khi viết bài cho VnExpress. Đang loay hoay và băn khoăn “viết hay không viết” thì tôi nhận câu hỏi tư vấn chuyên môn hoàn thiện cho các bài viết đến từ bạn Katiewithlove. Và thế là với sự tư vấn của tôi, Katiewithlove đã hoàn thành và đăng 2 bài viết vào các ngày 11/5 và 14/5. Tham gia Wikipedia, tôi cũng như bạn Katiewithlove luôn ý thức cố gắng tuân thủ nội quy và format định dạng bài viết cùng quy cách đính link/ nguồn trích dẫn nhưng đây là lần đầu gửi bài cho Wikipedia nên không tránh khỏi vẫn còn có những thiếu sót. Tuy nhiên, ngay khi các bài này xuất hiện, Wikipedia đã phản ứng rất nhanh khi đăng BQXB hai bài toán này. Tôi rất bất ngờ trước những lý do mà các bạn đưa ra biểu quyết để xoá nhanh các bài này. Tôi tin chắc Katiewithlove cũng như tôi, luôn cầu thị và trân trọng những ý kiến đóng góp của các bạn. Tuy nhiên, tôi thực sự không hiểu nổi, mặc dù rất nỗ lực trong việc chỉnh sửa hiệu đính bài viết, thậm chí vẽ minh hoạ rõ nét cho bài toán, nhưng sau khi bài vừa hoàn tất được mấy ngày thì tiếp tục lại bị treo biển BQXB và lý do đưa ra xoá bài của các bạn tham gia biểu quyết hoặc mơ hồ hoặc lẫn lộn các khái niệm.

3. Độ nổi bật và đổi mới: Khi đưa ra lý do xóa bài, các bạn luôn viện dẫn “độ nổi bật” theo một khuôn khổ nhất định là SGK (câu này rất bày biện hình thức vì SGK Toán luôn đúng nội dung nhưng không mới nên không có gì đáng để trao đổi), theo nguồn hàn lâm (câu này phù hợp với các công trình khoa học). Có một thống kê 99% các cuộc tranh luận đều không thống nhất vì các bên khác nhau về “hệ tiên đề quy chiếu” . Hai bài toán hiện trạng cần phải đặt nó vào đúng vị trí như các bài toán Sinh nhật của Cheryl hay Bài toán vận tải...để thấy rõ tương quan so sánh trong cùng hệ giá trị. Đây là các bài toán của Việt Nam được quốc tế truyền thông rộng khắp toàn cầu với hơn 200 website nhưng một số bạn trong ban quản trị lấy lý do vụn vặt để xóa bài… Trong thời kỳ Covid 19 và công nghệ 4.0 như hiện nay thì dạy học hay truyền thông trực tuyến lên ngôi. Vì thế, nên chăng Wiki cần trân trọng các web xã hội uy tín giống như SGK hay tạp chí khoa học uy tín. Luật pháp và Nội quy luôn lạc hậu so với tồn tại xã hội nên để phục vụ theo sát với các biến đổi xã hội thì cần phải lắng nghe để đổi mới cập nhật tương thích.

4. Nhầm tập xác định: Sau khi đọc lại nhiều lần bình luận của các bạn, tôi được biết người khởi xướng biểu quyết là hai bạn Người Không Định Danh và bạn SicMundusCreatusEst cũng chính các bạn là người đã đưa ý kiến các bài toán này bằng việc so sánh trích dẫn các ví dụ về bài toán Fermat (Toán cao cấp) và hàng vạn các bài toán Olympic (mà chẳng định danh một bài toán cụ thể) còn hay gấp 100 lần các bài toán mà tôi đưa ra. Đây là một nhận định hoàn toàn hồn nhiên, ngây thơ thiếu hiểu biết vì hai so sánh này hoàn toàn lệch tập xác định. Bạn Người Không Định Danh còn ví von loạn ngôn hàng vạn bài toán Olympic nhưng lại quên mất trong 61 năm thi IMO nổi tiếng nhất chỉ có 366 bài toán và nó hoàn toàn ở tập xác định khác: Toán IMO khó gấp 100 lần Toán phổ thông nên không có bất cứ một website xã hội nào đưa bài Olympic Toán quốc tế (IMO) kèm lời giải của nó như bài Sinh nhật của Cheryl và 2 bài toán Bài toán con rắnBài toán Trần Phương của Việt Nam. Một kiến thức tối thiểu: Toán Olympic IMO và Toán đời sống là 2 “chuồng chim” khác loại nên việc dẫn dụ so sánh hoàn toàn ngớ ngẩn. Ngay cả các kỳ thi Toán Olympic cấp thấp hơn như châu lục hay quốc gia tính đến nay cũng không có bài toán sơ cấp nào để hàng trăm các website trong nước và quốc tế cùng truyền thông như bài toán Sinh nhật của Cheryl của Singapore và 2 bài toán Việt Nam nêu trên. Khi bạn Katiewithlove trả lời và đưa ra dẫn chứng thì tôi lại không thấy các bạn phản hồi cụ thể. Phải chăng các bạn đều biết mình đã mắc dính chính lỗi sơ đẳng nhất của tư duy, đó là: nhầm tập xác định. Ai cũng biết trong các bài thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh Đại học, câu dễ nhất là khảo sát và vẽ đồ thị và phần dễ nhất lại chính là tập xác định. Để tôi chỉ rõ các dạng thức dễ bị nhầm tập xác định, đó là :

4.1. Tính cách như trẻ con láu táu hấp tấp không đọc kỹ đề;

4.2. Kiến thức như học sinh lớp 12 vùng sâu, vùng xa

4.3. Tư duy các học sinh miền xuôi chậm tiến do mải chơi hoặc nghiện hút;

4.4. Tư duy của các học sinh thiểu năng trí tuệ,

4.5. Biên tập cẩu thả hoặc giả vờ câm điếc để trả lời tự sướng trong việc chỉ trích

Việc nhầm tập xác định kiểu này khác nào vào nhầm buồng WC từ nam sang nữ…Vô liêm sỉ hơn các bạn đã không công khai xin lỗi, thừa nhận nhầm lẫn khi lộng ngôn viết nhận xét bừa bãi, không kiểm soát. Ít nhất tiến sĩ Maiduyduy khi ứng xử sai còn biết chủ động công khai xin lỗi quản trị viên NhacNy2412 và ban quản trị, còn 2 bạn chỉ vì bị chọc vào sự ngu dốt nên nổi điên, vô liêm sỉ kêu gọi xoá bài! Dẫn chứng như Bài toán vận tải cũng bị đính yêu cầu: Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. rồi Bài toán tám quân hậu cũng bị đính yêu cầu: Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.… thì vẫn có cơ hội để được tiếp tục hoàn thiện nội dung, trong khi hai bài toán của tôi đã rất kỳ công và nỗ lực hoàn thiện thì vừa hoàn thiện xong các bạn viện cớ đã treo biển 7 ngày nên giờ đến lúc bị đem ra BQXB. Chẳng lẽ khẩu hiệu hô hào giúp đỡ cải thiện kia của Wikipedia chỉ là cái vỏ sáo rỗng thôi sao? Tôi không hiểu liệu ở đây có vấn đề gì đang diễn ra mà một thầy giáo mới tham gia vào Wikipedia như tôi không được biết hay đang bị che dấu mà không thể biết hay không?

5. Kiến nghị: Để các hiện tượng trên xảy ra dù là với bất cứ lý do nào, cả hai bạn quản trị viên này đều nên công khai xin lỗi những nhận xét sai và rời khỏi ngay vị trí quản trị viên hiện tại của mình trong ban quản trị. Nếu như tiến sĩ Maiduyduy khi phát ngôn và hành xử sai với quản trị viên NhacNy2412 bị tước quyền thành viên trong vòng 1 tuần thì với vị trí quản trị viên có tầm ảnh hưởng tới cả triệu người thì cả hai bạn nên có tự trọng mà rời khỏi ngay vị trí quản trị viên ít nhất là 1 năm. Đó chính là quan hệ đối xứng văn minh khi quản trị viên bình luận sai ngớ ngẩn kinh hoàng về lỗi tập xác định! Hơn thế nữa, nhầm hay giả vờ nhầm tập xác định, lỗi sơ đẳng nhất của Toán phổ phông thì chắc chắn 2 bạn hoặc là hời hợt cẩu thả tự do nhận xét tùy tiện, hoặc là người có tư duy kém về Toán và Logic (dù bất kể bạn có học vị gì) hoặc là bạn có trình độ nhưng tâm địa đố kỵ, xấu xa che mờ cả tư duy). Điều này chứng tỏ các bạn không đủ tư cách, trình độ hoặc đạo đức của một quản trị viên. Đồng nghĩa như thế, 2 bạn dù là người khởi xướng BQXB thì không còn đủ tư cách biểu quyết và ban quản trị văn minh cần phải thay đổi nội dung treo biển, lùi thời hạn trưng cầu thẩm định nội dung, và nếu có thể thì chỉ dẫn chi tiết để Tôi và Katiewithlove hoàn thiện thêm như bạn Băng Toả đã chỉ dẫn cho Katiewithlove. Nếu không được thì mong muốn lớn nhất của Tôi là cho phép Tôi và bạn Katiewithlove tự rút bài vì đội ngũ quản trị có các thành viên không xứng đáng Tâm và Tầm để tranh luận.

Thật tiếc khi ghé thăm Wiki mà được đón tiếp bởi các quản trị viên vô minh, kém chuyên môn toán học nhưng lại thừa sự cẩu thả vô trách nhiệm, viện danh đại diện Ban quản trị Wikipedia tiếng Việt để tự do lộng ngôn nhận xét tùy tiện nhằm tạo hướng dư luận đồng thuận khi treo biển trưng cầu xóa Bài toán con rắnBài toán Trần Phương. Nhân đây tôi cũng thông tin tên gọi Bài toán Trần Phương do TS Toán học Maiduyduy tự đặt tên và hoàn toàn khác với thái độ khiêm tốn của Tôi khi không đặt tên cá nhân với bất cứ phương tiện truyền thông nào trong hơn 22 năm qua kể từ lần xuất hiện đầu tiên tại “Chung kết 7 sắc cầu vồng năm 1998” .

Thưa các bạn, nếu như hai bài toán này của Việt Nam đã được hàng trăm Website Quốc tế truyền thông (như bài Sinh nhật của Cheryl ) nhưng không được đăng trên Wikipedia tiếng Việt thì Tôi có kiến nghị sau cùng thế này: “Nếu sau này một trong 2 bài toán được đăng trên Wikipedia tiếng Anh từ Singapore, Anh hoặc bất kỳ quốc gia nào khác thì đề nghị các bạn tẩy chay 2 bài toán của Việt Nam cần xin lỗi công khai và nên rời bỏ vĩnh viễn cương vị quản trị viên của Wikipedia . Nếu chỉ vì động cơ cá nhân mà không dám thừa nhận và cố chấp xoá bài bất chấp như thế, thì các bạn cũng chỉ là một “người Việt Nam xấu xí” trong vỏ bọc tri thức xứng danh với tên gọi “anh hùng bàn phím”! --TranPhuongMath (thảo luận) 06:39, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  1.  Ý kiến Là một người đứng ngoài cuộc, xin được nêu một vài thiển ý; những nhận xét này có thể có nhiều thiếu xót và lỗ hổng nên nếu có thể thì mong các thành viên bỏ qua. Dự án vi.wp cũng như nhièu dự án wp ngôn ngữ khác, các thành viên đều tâm niệm xây dựng một kho tri thức miễn phí, không mất tiền; điều này rất đáng quý với những con người tài năng nhưng không có đủ vật chất cũng như tiền bạc để tiếp cận khi hoàn cảnh khó khăn không cho phép. Nó cũng đáng quý với những người đọc khi muốn tìm kiếm thông tin/ dữ kiện đúng đắn của lịch sử bị kiểm duyệt. Wp cũng là nơi con người được tự do khám phá khoa hoạc hoặc chia sẻ tri thức. Ai cũng đều có tâm hướng đến điều tốt đẹp, trong quá trình chia sẻ thì đôi khi sẽ có mâu thuẫn trong quan điểm, điều này có lẽ khó tránh. Một tố chức hay một đơn vị hoặc một cộng đồng đôi khi cũng có quy định để hoạt động. Quy định có thể đúng hoặc sai, cũng có thể lỗi thời hoặc cứng nhắc; nếu quy định sai thì ta sửa đổi để phù hợp với nhận định. Chúng ta nên tập trung vào vấn đề thay vì công kích nhau. Tôi xin phép được nói dài đôi chút như vậy. Thực ra, xét về độ nổi bật, vi.wp cũng từng có một vài trường hợp gây tranh cãi, các bạn có thể xem qua hai trường hợp trước đây (Thảo luận:St.319 Entertainment, Thảo luận:M-TP Entertainment) để thêm các lập luận sáng rõ hơn. Nếu thành viên muốn giữ lại các bài viết trên, hy vọng các nguồn được trình theo thể thức kẻ ô với bốn tiêu chí: Significant? (Nói đến đáng kể - nói trực tiếp trong ý chính, với nhiều chi tiết?), Independent? (Độc lập với tổ chức được đề cập - không tính bài quảng cáo , được trả tiền để thực hiện ?); Reliable? (Nguồn uy tín - được chấp nhận trong Wikipedia?); Secondary? (Thứ cấp - góc nhìn từ bên ngoài, tuy được phép lấy lại thông tin từ nguồn sơ cấp ?). Dù sao đã công sức cũng như tâm huyết xây dựng bài thì hy vọng các thành viên quan tâm đến đề xuất này của tôi.--Nacdanh (thảo luận) 06:17, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]


  •  Ý kiến Nếu để nói ngắn gọn về lỗi của anh Trần Phương và đồng đội thì đó là vì: "Các anh tiếp cận 'sân chơi' Wikipedia này sai cách." Đồng ý rằng lĩnh vực các anh hoạt động với cả loạt thành tích suốt nhiều năm và Wikipedia tiếng Việt có điểm chung đó là đều liên quan đến học thuật, tri thức. Tuy nhiên, "sân chơi" nào cũng có luật của riêng nó, và các anh muốn tham gia thì các anh phải học luật và tuân thủ, mà ngoài các quy tắc bài viết ra thì một trong những điều luật ngầm ở Wikipedia là tính đồng thuận, đó là lí do mà bọn tôi bỏ phiếu. Việc anh cần làm ngoài việc nâng cấp bài là phải tìm hiểu kỹ về dự án này, những quy tắc bài viết của nó, chứ không phải hành xử như thể Cristiano Ronaldo đến NBA Draft xong bắc micro, gào lên rằng: "Tôi đây năm lần vô địch UEFA Champions League." Bình tĩnh lại nào. Tôi đây chỉ có thể nói năng thô thiển vậy thôi, mong anh hiểu được chút tâm ý. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 06:26, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@TranPhuongMath
Em chào thầy,
Đúng như thầy nói, em không đủ hiểu biết, không đủ thông minh để phản bác lại các lập luận của thầy. Em cũng không được chăm chỉ, không có vinh dự được một thầy giáo giỏi như thầy giáo dục. Em tự cho rằng mình kém xa các học sinh của thầy, và có lẽ là sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tham gia cuộc thi toán quốc tế nào cả.
Dù vậy, ở Wikipedia này, cộng đồng quyết định dựa trên đồng thuận.
Theo quy định, thời hạn tối thiểu của một cuộc biểu quyết xoá bài là 7 ngày, và nếu số phiếu xoá nhiều hơn số phiếu giữ, bài sẽ bị xoá. Hiện Bài toán con rắn có 9 phiếu xoá, còn Bài toán diện tích không biên giới có 7 phiếu xoá.
Em xin được bảo thủ giữ lại lá phiếu xoá của mình, có thể là vì lý do "vì bị chọc vào sự ngu dốt nên nổi điên, vô liêm sỉ" như thầy đã nói, nhưng cũng có thể không. Điều này không quan trọng.
Điều thực sự quan trọng là các thành viên đã bỏ phiếu có thể rút lại lá phiếu của mình. Nếu thầy có thể thuyết phục được đủ thành viên có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 30 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu, hoặc có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày bỏ phiếu giữ, thì hai bài viết trên sẽ được giữ lại trên Wikipedia tiếng Việt.
Chúc thầy luôn có sự minh mẫn cần thiết của một nhà giáo.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:26, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Xin phản hồi bạn như sau:
  • Thứ nhất: chuyện bạn liên tục chửi bới và xúc phạm các thành viên lẫn ban quản trị Wikipedia có thể khiến bạn bị "phản dame". Trên đây, cũng có một vài thành viên Wikipedia là tiến sĩ, có bằng cấp hay có thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Không phải ai cũng "ngu dốt" hay "vô liêm sỉ" như bạn nói đâu (và còn nhiều lời xúc phạm khác bạn đã ghi ở trên). Tôi đây cũng rất ngu dốt nên chỉ mới xuất bản được 2 bài nghiên cứu toán học được công bố trong tạp chí toán học. Bạn không thuyết phục được cộng đồng rồi bắt đầu chửi bới và lăng mạ người khác? Điều này có thể tạo ra làn sóng dư luận không hay về bạn nên rất hy vọng bạn kiềm chế. Đây là môi trường thảo luận văn minh. Bất đồng quan điểm là chuyện bình thường của cuộc sống. Bất đồng quan điểm không đồng nghĩa với việc có quyền lăng mạ người khác.
  • Thứ hai: bạn so sánh khập khiểng với các bài toán như Sinh nhật của Cheryl, Bài toán vận tải, và Bài toán tám quân hậu. Đây điều là những bài toán "đủ nổi bật" vì chúng có nguồn hàn lâm (bên Wikipedia tiếng Anh). Còn các bài toán của bạn không có nguồn hàn lâm. Bạn nên thuyết phục cộng đồng toán học VN hoặc thế giới xuất bản các bài toán của bạn trong nguồn hàn lâm trước rồi đăng lên Wikipedia vẫn chưa muộn. Wikipedia không dự đoán tương lai.
  • Thứ ba: một số thành viên Wikipedia đã tham gia được trên chục năm. Viết bài trên Wikipedia rất khác với viết bài lên báo chí như VnExpress hay The Guardian. Tiêu chuẩn của Wikipedia thường cao hơn rất nhiều. Không phải bỗng nhiên Wikipedia được coi là nguồn uy tín và được hàng triệu học sinh, sinh viên, nhà báo và các nhà nghiên cứu dùng làm nguồn tham khảo. Bạn mới tham gia Wikipedia nhưng lại lên mặt dạy đời các thành viên tham gia trên chục năm? Chính bạn cũng có thể trở thành quản trị viên tương lai nếu bạn chứng minh bạn am hiểu quy định của Wikipedia và có nhiều đóng góp. Mọi quản trị viên ở đây đều được bầu lên một cách công bằng, chả ai tự lên bằng quen biết hay mua chuộc cả.
  • Thứ tư: Maiduyduy bị cấm là do dùng rối (xem Wikipedia:Tài khoản con rối) chứ không phải do phát ngôn hay hành xử sai. Nếu thật sự là tiến sĩ thì tại sao lại dùng rối và còn thách thức cộng đồng đố tìm được bằng chứng? Điều này rất có vấn đề với một người tự nhận là có hàm vị tiến sĩ. Maiduyduy có lẽ không biết được rằng Wikipedia có khả năng checkuser (check IP của các tài khoản).
  • Thứ năm: ở đây, chả ai có ý định dìm hàng nền toán học Việt Nam cả. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã và đang là niềm tự hào và điểm sáng lẻ loi của dân tộc VN trong nghiên cứu toán học. Sao không thấy ai đòi xóa bài giáo sư Ngô Bảo Châu? Mời đọc Giả thuyết Kepler: đây là bài toán rất khó và lừng danh. Phải mất hơn 400 năm mới giải được. Khoảng 1 nửa nhà toán học tham gia giải bài này là nhà toán học người Việt Nam làm việc tại Viện Toán học (Việt Nam). Sao không ai đòi xóa mấy bài này vì GATO hay vì kém hiểu biết chuyên môn? "Hữu xạ tự nhiên hương". Nếu 2 bài toán của bạn thật sự nổi bật thì sẽ có hàng tá nhà toán học viết về nó trong các nguồn hàn lâm. Hiện tại thì chưa có nên rất tiếc chưa thể đăng lên Wikipedia.
  • Thứ sáu: Wikipedia Vi và Wikipedia En là 2 cộng đồng hoạt động độc lập. Chúng ta có thể lấy Wikipedia En ra để tham khảo nhưng không nhất thiết phải bất chước họ 100%. Wikipedia Vi cũng có một số quy định khác so với Wikipedia En, phù hợp với tính chất địa phương hơn. Và, nếu sau này bài được đăng trên Wikipedia tiếng Anh mà không bị xóa sau vài tháng thì lúc đó chúng tôi có cơ sở để xem xét lại 2 bài này. Tuy nhiên, Wikipedia không dự đoán tương lai. Hiện tại thì điều đó chưa xảy ra, và tôi nghĩ khả năng nó xảy ra cũng cực thấp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:25, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào bạn SicMundusCreatusEst

Mở đầu bài phản hồi, bạn vu vạ cho tôi rằng: Có dấu hiệu chửi bới và xúc phạm các thành viên lẫn ban quản trị Wikipedia. Đây là hành vi tiểu xảo xuyên tạc sự thật, mở rộng bên ngoài tập xác định mà Tôi đã đề cập để điều hướng lôi kéo đồng minh. Trong bài viết tôi khu chú rất rõ ràng khi thẳng thắn chỉ đích danh 2 người với nick là SicMundusCreatusEstNgười Không Định Danh chứ không “vơ đũa” cả Ban quản trị Wikipedia. Mặt khác, về mặt ngôn từ, nếu tôi sử dụng các từ ngữ mà ở đây bạn định nghĩa là chửi bới thì có lẽ bạn nên xem kỹ thêm Bộ luật hình sự Việt NamTừ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) để có thể kiện tôi ra Tòa (nếu muốn). Một điều tối thiểu cơ bản nhất mà bạn quên không tự hỏi mình: “Vì sao bài viết của tôi lại đầy cảm xúc phẫn nộ và chỉ đích danh bạn mà vẫn không vi phạm nội quy của Wikipedia hay luật hình sự hay không? Bởi đơn giản chính bạn đã viết lăng nhăng xúc phạm tôi trước với mục đích muốn mau chóng thực thi xóa nhanh bài viết của một người nhập cuộc bất đắc dĩ. Một kẻ giang hồ có thể đâm chém, trộm cướp nhưng có lẽ cũng không bằng một Tiến sĩ gây tổn thương tinh thần bằng cách xúc phạm nhau với các câu hỏi kiểu như “Có biết tập xác định là gì không?”. Hơn nữa, tôi ngờ rằng có dấu hiệu “lẫn” ở đây khi một lỗi sơ đẳng l như tập xác định vẫn tiếp tục lặp lại khi mà tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và bây giờ tôi sẽ không mất thời gian nhắc lại với bạn nữa.

1. Tôi không rõ trình độ bạn cụ thể như thế nào (mà nói thật tôi ít chú ý đến học hàm học vị của người khác), bởi tôi đến đây không phải để hơn thua với cá nhân bạn, cái tôi nhất quán đề cập và tranh luận từ đầu đến giờ là nội hàm những vấn đề bạn đã đề cập liên quan tới các bài toán của tôi. Dẫu cho bạn có là Tiến sĩ hay cao hơn nữa, thậm chí còn viện dẫn có 2 bài nghiên cứu Toán học được công bố trong tạp chí Toán học gì gì đi nữa, hay mang cả GS Ngô Bảo Châu ra dọa, thì không thay đổi được một sự thật rõ ràng là: tập xác định mà tôi đề cập đến chỉ là 2 bài toán sơ cấp và bạn đã lệch tập xác định ngay khi so sánh nó với bài toán cao cấp Fermat. Hình dung rõ nét cũng giống như một vị tướng có thể đánh trăm trận trăm thắng nhưng có thể lại thua một cô giáo mầm non khi chăm sóc các em bé 2 hay 3 tuổi. Đơn giản hơn là GS Ngô Bảo Châu và bạn có thể giỏi hơn tôi về Toán cao cấp rất nhiều nhưng trong lĩnh vực đào tạo trẻ em thi Olympic Toán có thể không được như tôi mặc dù tôi chỉ có bằng Đại học sư phạm Toán! Hay như khi phát ngôn, bình luận về Bác Hồ, GS Ngô Bảo Châu vẫn bị cộng đồng phản ứng dữ dội dẫu cho ông có nổi tiếng toàn cầu về Toán học đi chăng nữa. Vấn đề ở đây không phải bạn là ai mà là bạn nói cái gì, nó có đúng và trúng ngữ cảnh và bối cảnh hay không?. Nếu bạn vẫn chưa hiểu khi so sánh trong Toán học hay đời sống cần phải chú ý đến Tập xác định thì tôi trích dẫn thêm lời mở đầu trong cuốn sách Những viên kim cương trong Bất đẳng thức Toán học của Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và tái bản nhiều lần từ năm 2007 – 2017 mà tôi là tác giả chính như sau: Thực tế là dù câu nói “mọi so sánh đều khập khiễng” có đúng đắn đến mức nào, con người vẫn không thể ngừng đánh giá & so sánh. Một kilogam nhân sâm Hàn Quốc về mặt khối lượng nhỏ hơn 1000 lần so với 1 tấn thóc nhưng nếu xét về mặt trị giá thì lại gấp hơn 10 lần. Một tổng thống và một vận động viên đua xe, ai hơn ai? Bạn sẽ cười mà nói với tôi rằng tổng thống đương nhiên hơn một vận động viên đua xe, nhưng đó chỉ là xét về tầm quan trọng đối với công việc quốc gia. Còn nếu xét về thu nhập hàng năm, 300.000 USD/năm của tổng thống Mỹ Bush chỉ bằng một phần hai trăm lần so với tay đua xe công thức I nổi tiếng thế giới Michael Schumacher với thu nhập khoảng 60.000.000 USD/năm. Vậy là khi so sánh, muốn hay không, người ta cần xác định những nhân tố tham gia vào so sánh, lượng hoá các phẩm chất và quy về một đơn vị.

2. Khi dẫn ra các ví dụ Sinh nhật của Cheryl là tôi muốn nói đến tính quảng bá truyền thông của bài con rắn không thua kém khi nó có hơn 200 Website Quốc tế đưa tin. 

Khi dẫn Bài toán vận tảiBài toán tám quân hậutôi muốn nói đến sự giống nhau khi Wikipedia treo biển cảnh báo trước 2 bài toán của tôi nhưng không bị trưng cầu xóa bài (lưu ý là cả hai bài toán đó cũng giống như bài toán của tôi đều được yêu cầu bổ sung nguồn chú thích nguồn đáng tin cậy). Nhưng bài toán của tôi dù mới xuất hiện nhưng đã bị “cấp tốc” săm soi mổ xẻ, vùi dập đến tận cùng để kêu gọi mọi người cùng “xóa sổ” trong khi 2 bài kia bình yên vô sự. Bạn cứ lặp đi lặp lại “Hàn lâm, hàn lâm, hàn lâm…hàn lâm” mà không thấy tính nô lệ cố hữu trong Tư duy hay sao ? Thật nực cười và mất trí nếu ai đó nói bài toán sơ cấp Sinh nhật của Cheryl là dạng bài toán hàn lâm mặc dù nó có thể được một website có tính hàn lâm đưa tin. Bạn có nhớ và có hiểu câu nói chiếc áo không thể làm nên thầy tu hay không ?. Thực tế Sinh nhật của Cheryl thuộc dạng bài logic ngôn ngữ với cả trăm bài thường được dạy cho học sinh giỏi khối lớp 5, lớp 6 với phương pháp giải chung là “Lập Bảng Logic” nhưng nó trở nên nổi tiếng hơn hết các bài cùng loại là nhờ truyền thông.

3. Tôi không có nhu cầu chủ động khoe danh hay “tự sướng” trên wiki mà tôi đến với Wiki do hoàn cảnh xô đẩy nhằm cố gắng viết đúng tinh thần nội dung các bài viết mà TS Mai Duy Duy đã thể hiện chưa chuẩn về nội dung và lời giải. Ví dụ: “Bài xếp 64 quân Tốt trên bàn cờ Vua” trong IMSO 2018 là bài được Chủ tịch Hội đông chấm thi người Trung Quốc từng giành 2 HCV IMO và làm TS Toán Đại học Harvard đã nhận xét: Đây là bài Toán hay và khó nhất trong IMSO 2018 mà chỉ có 2 học sinh của Việt Nam làm được. Nhưng TS Maiduyduy đã thể hiện không chuẩn lời giải. Đặc biệt, tôi có thể phát triển mở rộng bài toán thành Trò chơi Nim trong không gian 2 chiều, 3 chiều lần đầu tiên trên thế giới nhưng lại không được đề cập đến. Phần thể hiện của TS Mai Duy Duy chỉ được 1% vẻ đẹp tư duy và các mở rộng của Bài Toán. Các mở rộng trong không gian 3 chiều và n chiều có lẽ cũng có thể được bằng Tiến Sĩ Toán học đấy!

Kết luận: Vì hoàn cảnh xô đẩy tôi phải “nhảy vào” để giới thiệu rõ nét các bài toán mà TS Maiduyduy đã đăng nên tôi cũng ngó qua profile của bạn. Thiết nghĩ bạn cũng là người có khả năng và có tâm cống hiến cho công đồng, nhưng những gì bạn bình luận về các bài toán của Tôi có nhiều dấu hiệu hời hợt thiếu khách quan. Cũng có thể bạn bị ám ảnh bởi hiệu ứng tạo con rối từ TS Maiduyduy nên đã có hành động và phản ứng thái quá không suy xét kỹ càng trong khi tôi đã cầu thị làm “lính cứu hỏa” nhập cuộc để cứu con mình từ bài viết của Maiduyduy .

Người xưa nói Nhân vô thập toàn, ai cũng khó tránh có khuyết điểm và ai cũng có những lúc sai. Vấn đề là phải “dám làm dám chịu” về những phát ngôn, hành động của mình và cách thức đón nhận những thông tin phản biện (không thuận ý). Nhiều Thủ Tướng Nhật hay Tổng Thống Hàn Quốc họ cũng phải chấp nhận từ chức vì những lỗi do mình gây ra thậm chí còn quyên sinh để bảo toàn danh dự…. Tôi vô tình xuất hiện để tư vấn viết lại 2 bài toán mà TS Maiduyduy đã đăng nhưng không kêu gọi các bạn đừng xóa bài vì nhiều yếu tố trong đó có những quy chuẩn trên sân chơi Wiki mà không biết Tôi có kịp sửa đổi thích ứng .Nhưng cách tương tác chỉ dẫn hoàn thiện trước khi xóa sẽ phản ánh trình độ và lương tâm của các bạn. Vì thế, tôi vẫn bảo lưu quan điểm: “Sau khi tiếp thu bổ sung sửa đổi để hoàn thiện trình bày nội dung 2 bài toán, những quản trị viên nào vẫn tiếp tục tẩy chay để xóa 2 bài này thì nếu sau này nó được xuất hiện trên Wiki phiên bản Tiếng Anh thì các bạn nên rời khỏi Wikipedia”. Tôi đã trả lời minh bạch những gì đã trải qua và hy vọng chúng ta chấm dứt chuyện này tại đây! Chào các bạn!

TranPhuongMath (thảo luận) 02:49, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@TranPhuongMath Tôi đề nghị bạn nên đọc các quy định của Wikipedia trước khi muốn thảo luận tiếp. Nhân tiện cũng đề nghị các BQV cũng như ĐPV xử lý các thảo luận mang tính diễn đàn và công kích cá nhân của thành viên trên. Bao nhiêu ngày làm mất thời gian cộng đồng cũng đủ rồi. Du di cho thành viên mới cũng phải có giới hạn thôi. @Alphama @Conbo @P.T.Đ – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 03:47, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn lập luận rất có vấn đề. Tôi chưa xúc phạm bạn lần nào. Nếu bạn không đưa ra được bằng chứng là bạn đã vi phạm tội vu khống lẫn tội lăng mạ người khác. Vì bạn chỉ đích danh 2 thành viên nên bạn có quyền chửi bới và lăng mạ 2 thành viên này? Liên tục ngụy biện để bao che cho hành vi kém văn mình của bạn. Thêm nữa, hiện tại có 8 thành viên đồng ý xóa 2 bài này. Bạn cũng chửi họ là "người Việt Nam xấu xí" và "anh hùng bàn phím". Bạn nói lan man, nhưng vấn đề chỉ đơn giản là 2 bài toán của bạn có 0 nguồn hàn lâm. Còn mấy bài toán kia mà bạn so sánh "có" nguồn hàn lâm. Trân trọng! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:24, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Hết thời hạn bị cấm, Tôi xin có 1 vài ý như sau : Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Đức Anh và bạn Nguyenmy2302 rằng hai bài toán Bài toán con rắnBài toán Trần Phương "Đủ nổi bật, nếu nhìn nhận một cách nguyên thủy. Không đủ nổi bật, nếu nhìn nhận một cách quan liêu". Bởi vì tôi là một độc giả của wiki và không hoạt động ở lĩnh vực Toán sơ cấp, nhưng tôi vẫn biết tới 2 bài toán này HOÀN TOÀN NHỜ TRUYỀN THÔNG VÀ SỰ NỔI BẬT CỦA NÓ trên các trang web nổi tiếng trong và ngoài nước. Về việc tôi tuỳ tiện đặt tên Bài toán Trần Phương, tôi thành thật xin lỗi tác giả của bài toán này. Lúc đặt tên cho trang, do bài toán có tên dài quá, nên lúc đó tôi nghĩ cần có 1 cái tên gọn hơn, tên không cần phải thể hiện nội dung bài toán, ví dụ như bài toán Tháp Hà Nội. Tuy nhiên hiện tại thì tôi hiểu được việc tuỳ tiện đặt tên là SAI. Vài ý kiến như thế. Tôi rất lấy làm tiếc vì đã châm ngòi cho các cuộc tranh cãi không tìm được tiếng nói chung. Tôi tạm rời xa wikipedia một thời gian vì bận công việc riêng, hy vọng trong tương lai sẽ sắp xếp được thời gian đóng góp cho wikipedia một cách thận trọng và có trách nhiệm hơn. Maiduyduy (thảo luận)

Điều kiện mở BQ UCV BVT[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân có thành viên đang lăn tăn về điều kiện mở biểu quyết, tôi cũng thử tìm hiểu thì thấy Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt hiện không có điều 16b như đang được trình bày tại Chú thích 1 ở Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt. Mong cộng đồng chỉ giúp điều 16b nằm ở đâu và điều kiện mở BQ đúng quy định cụ thể là như thế nào.  Võ-tòng  04:34, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo một phiên bản cũ của trang Quy chế biểu quyết, thì:
  1. Thành viên mở và tham gia biểu quyết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
    a) Cần mở tài khoản ít nhất 30 ngày và có ít nhất 300 sửa đổi trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu. Với biểu quyết phong cấp thì tối thiểu phải mở tài khoản đủ 90 ngày.
    b) Riêng biểu quyết bầu chọn bài viết, mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ có thành viên đảm bảo các yêu cầu sau mới có quyền bỏ phiếu:
    - Mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 200 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục chọn lọc).
    - Mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 100 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục tốt).
    c) Riêng biểu quyết đánh giá dịch thuật, mọi thành viên đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ các thành viên có 500 sửa đổi và đã mở tài khoản tối thiểu 90 ngày có quyền biểu quyết.
Bảo quản viên Alphama đã sửa lại đoạn này, với lý do: "tránh chồng chéo với Quy chế, đẩy tất cả quy định về các biểu quyết cụ thể", theo kết quả một cuộc biểu quyết tháng 7 năm 2020.
Theo quy chế hiện tại, thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết của cùng một vấn đề tối thiểu phải là 30 ngày (trong trường hợp biểu quyết trước đó thất bại). Giả sử tôi đề cử không hợp lệ, và Ngụy biện con bạc thất cử (rõ ràng là thế), liệu tôi có được tiếp tục ứng cử (vì đề cử trước không được tính do không đủ tiêu chuẩn) hay không (theo quy chế hiện hành)?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:49, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
BQ không hợp lệ và BQ thất bại là 2 trường hợp khác nhau. Tôi đã đóng BQ không hợp lệ của bạn. Khi nào tk bạn đủ 1 tháng xin mời bạn đem bài ra ứng cử lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:43, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Cái gì ? Namnhantran211 (thảo luận) 13:38, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời bạn đọc lại cho kỹ nếu chưa hiểu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:05, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Viết Tin tức[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc này mục Tin tức trên Trang chính đang cần viết:

Viết mới
  1. Mexico City Metro overpass collapse

- Kill-Vearn (thảo luận) 05:19, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đang thi cử vào wiki thấy cơm canh nguội lạnh sao ko ai viết tin tức hết vậy, viết phụ mấy chế ơi - Kill-Vearn (thảo luận) 05:19, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia năm 17, tuần 1, tháng 1, quý 4, phần thi Về đích có câu hỏi như sau: "Quảng trường nào ở Hà Nội hiện nay diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám trên cả nước?". (Có thể xem ở đây tại 37:47)

Trong bài Quảng trường Cách mạng tháng Tám có ghi "Tên gọi của quảng trường này là 19-8 vì tại đây, ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước.", kiểm tra thì thấy thông tin này đã được biên tập từ năm 2007, trước cuộc thi gần 1 thập kỷ.

Ban biên tập chương trình đã lấy thông tin từ Wikipedia chuẩn đến từng chữ, từng dấu phẩy, chuẩn đến cả việc kiểm duyệt cũng không có. Một chương trình lớn và mang tính nhà nước như vậy không thể nào tự nghĩ ra câu hỏi mà sử dụng những từ như "được Việt Minh biến thành", "cướp chính quyền". Nhưng việc tham khảo thông tin từ Wikipedia là chuyện hết sức bình thường.

VẤN ĐỀ Ở ĐÂY BÀI NÀY KHÔNG CÓ BẤT CỨ NGUỒN VÀ CHÚ GIẢI NÀO.

Việc một chương trình nhà nước lại đi lấy thông tin từ một trang trung lập chính trị mà thông tin đó chưa có sự kiểm chứng hoặc được dẫn chứng thì thật nguy hiểm.

Cái này đơn giản là để cho vui thôi. Chứ tôi không có ý bảo là dẫn chứng thông tin là rất quan trọng và tôi cũng chẳng đề cập tới việc ảnh hưởng của Wikipedia như thế nào – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:11, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh: Mọi thứ đều bình thường hết. Đài truyền hình quốc gia thì cũng thế thôi, họ cũng có lúc làm ẩu, dính sai lầm. Ví dụ gần đây có vụ: Nhân vật A, vẫn là anh ta. Matuyda (thảo luận) 07:16, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
2402:800:6131:B851:6584:E9FB:F0EC:3D26 đã xóa thảo luận này của Nacdanh vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:41, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Matuyda à, họ làm ẩu thôi chứ đâu có gọi là sai. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:21, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vậy câu chuyện ở đây là gì để thảo luận? Bài không nguồn thì bổ sung nguồn, thông tin sai thì sửa cho đúng theo nguồn, không trung lập thì sửa cho trung lập... Còn bên thứ 3 làm gì thì cũng chẳng cần để tâm, VTV là đầu não tuyên truyền nhưng cũng là con người thôi. P.T.Đ (thảo luận) 14:34, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vụ VinFast tố cáo Trần Văn Hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi thấy vụ việc này đang nổi những ngày nay. Về tương lai thì không chắc (Wikipedia không dự đoán tương lai). Nhưng khả năng cao là đủ nổi bật. Link Reuter: https://www.reuters.com/article/us-vietnam-vinfast-police-idUSKBN2CL0PC. Đặt gạch trước để các biên tập viên wiki viết bài. P.T.Đ (thảo luận) 07:58, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lỡ Vin kiện luôn Wikipedia thì sao. Anh bạn chớ dại. Tôi sợ lắm, không viết đâu, đi tù rồi, vợ con tôi ai nuôi. Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 08:03, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bài Tập đoàn Vingroup cũng đầy thông tin trái chiều mà. Wikipedia là nơi tổng hợp tin từ nguồn tin cậy, không phải nơi sản xuất tin. Nên yên tâm viết trung lập là được. Nhưng chú ý vụ việc ở đây là "tố cáo" (liên đới hình sự), không phải "kiện" (liên đới dân sự). P.T.Đ (thảo luận) 08:08, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mình chậm như rùa bò ý, chạy theo mấy "VinDrama" này chắc hụt hơi :)) Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:12, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể thu thập tin, archive và viết nháp dần. Không cần "hít drama" chi mất thời gian. P.T.Đ (thảo luận) 08:18, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xưa nay đọc báo tôi toàn thấy khách hành kiện hãng xe. Giờ mới thấy ngược lại. Đỉnh. Matuyda (thảo luận) 08:25, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng là một ý hay cho mục BCB. P.T.Đ (thảo luận) 08:48, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Alphama dịch ẩu, sai chính tả nữa: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BB%A5_s%E1%BA%ADp_c%E1%BA%A7u_v%C6%B0%E1%BB%A3t_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_%C4%91%C3%B4_th%E1%BB%8B_%E1%BB%9F_th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_M%C3%A9xico&oldid=64866209 kiểm điểm đi - Kill-Vearn (thảo luận) 12:10, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

lộn, khúc sau là IP dịch chứ ko phải Alphama - Kill-Vearn (thảo luận) 15:19, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn nên bình tĩnh hơn các trong thảo luận và nên nhìn kỹ đóng góp của người khác xem có thật sự là họ làm sai hay không. Cảm ơn bạn. Đóng góp của tôi ở đây [6].  A l p h a m a  Talk 04:17, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng không trách được, mục tin tức thiếu người tâm huyết mà dạo này các huynh đài ở đây cũng bận nên dịch nhanh dịch ẩu để có bài đăng lên âu cũng là điều khó tránh khỏi. – Cristiane Penaldova 12:24, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr: Rất là đúng. Không thể trách được. Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 12:30, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không rõ dịch ẩu và sai chính tả chỗ nào. Vì bạn kêu gọi ráo riết, tôi thử cất công 1 lần ráng dịch làm bài sơ khai giờ còn bị trách ngược. Nếu thế, ai còn dám dịch bài Tin tức mà bạn kêu gọi nữa? Từ đây Thảo luận:Vụ sập cầu vượt đường sắt trên cao ở thành phố México sang đây sao nó khác quá.  A l p h a m a  Talk 12:43, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Thôi anh, anh cứ bình tĩnh. Bạn kia hơi nóng vội, anh lại càng cần phải lạnh lùng, nếu không lại sinh sự, mất lòng nhau. Kể công trên Wikipedia bằng thừa thôi anh. Thi nhân Phồng Tôm (thảo luận) 12:47, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama Có những người nên giúp, có những người thì không, bởi dễ làm ơn mắc oán. Bạn cứ làm tốt việc của mình từ trước giờ là được. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:38, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
ăn nói ăn nói xấc xược xong đi nói người khác :) – Lê Đăng Khánh 15:10, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)
P.T.Đ đã xóa thảo luận này của Kill-Vearn vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 20:29, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Mọi thắc mắc về bài mời thảo luận ở Thảo luận:Vụ sập cầu vượt đường sắt trên cao ở thành phố México.  A l p h a m a  Talk 13:11, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mô phật, coi như chưa nói gì nhe - Kill-Vearn (thảo luận) 13:18, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hy vọng các thành viên có hiểu biết về triết học, vật lý, siêu hình, thiên văn... có thể giúp tôi biên tập lại bài này trước khi ứng cử bài viết chọn lọc. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:16, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ đã xóa thảo luận này của Nguoidungvodanhtinh vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:01, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
P.T.Đ đã xóa thảo luận này của Thi nhân Phồng Tôm vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:01, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
P.T.Đ đã xóa thảo luận này của Kill-Vearn vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:01, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
P.T.Đ đã xóa thảo luận này của NguoiDungKhongDinhDanh vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:01, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Chịu, 1 trong đám đó nghe thôi đã thấy đao đầu rồi. Giờ gộp hết tất cả (philosophy, physics, metaphysics, astronomy,...) vô trong 1 chắc choáng mất. – Cristiane Penaldova 13:43, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

15:09, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Xác nhận mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi đã tạo tài khoản được 30 ngày và có trên 500 sửa đổi nhưng vẫn chưa được tự động xác nhận mở rộng. Vậy con số 500 này tính theo tiêu chí nào?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:05, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

30 ngày tính theo từng phút. Nói chung, bạn cũng vừa mới được cấp tự động quyền "thành viên được xác nhận mở rộng". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:10, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chuyện dịch máy của Tuanminh01[sửa | sửa mã nguồn]

Gần đây, trên nhóm của dự án trên Facebook có bài nhắc đến Tuanminh01. Đến bây giờ, tôi mới sực nhớ đến bài báo mà tôi đã từng đọc trước biểu quyết bất tín nhiệm, mà khi đó không dám nói ra. Bài báo khá dài, nên tôi sẽ tóm tắt lại theo ngôn ngữ của mình:

"Vụ việc xảy ra cách đây khá lâu, khi ở Wikipedia tiếng Scots có người phát hiện ra một thành viên tại đó tên là AmaryIlisGardner đã viết hơn 20.000 bài viết. Điều đặc biệt là anh này là người Hoa Kỳ, mới 19 tuổi khi đó và không hề biết tiếng Scots, và tất cả 20.000 bài viết đó đều "dịch máy". Cộng đồng đã có một cuộc tranh luận lớn về việc xử lý ra sao với Wikipedia tiếng Scots. Cuối cùng, họ quyết định giữ nguyên hiện trạng, tạo khung cho những người am hiểu tiếng Scots sửa lại. "Theo trang tin AV Club, toàn bộ vụ việc một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng Wikipedia không phải là một nguồn tài nguyên hoàn hảo. Các website và mọi thông tin bạn tìm thấy trên Wikipedia sẽ không hề tồn tại nếu không có sự miệt mài làm việc không ngừng nghỉ của vô số tình nguyện viên vô danh, nhưng họ vẫn có thể mắc lỗi. Vụ việc về tiếng Scots là một trường hợp điển hình, nhưng hãy nhớ rằng mọi thứ bạn đọc được trên Wikipedia (và bất kỳ website nào khác) đều cần được kiểm chứng và chọn lọc trước khi áp dụng để giải quyết công việc của bản thân.". "

Chậc. Tuanminh01 cũng không dịch tệ đến mức đó, vì bạn ấy biết tiếng Việt kia mà. Nếu để Tuanminh01 dịch (máy) 10-15 bài hoặc đoạn/ngày, đổi lại có một người bảo quản Thay đổi gần đây như Tuanminh thì tôi cũng chấp thuận.

P/s: Tôi viết trên đây chỉ là những gì tôi suy nghĩ, không có nghĩa là tôi ủng hộ việc dịch máy. Đôi lời dài dòng... – Keo010122Thảo luận 12:23, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Việc Wikipedia Scots quyết định giữ những bài dịch máy clk hoàn toàn là bịa đặt. Wikipedia Scot họ quyết định xóa những bài dịch máy clk và rollback những bài có thể lùi sửa trước khi bị dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:23, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ @Nguyentrongphu sẽ rất vui lòng trả lời ý kiến này.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:42, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Biết tiếng Việt nhưng dịch máy 100% thì người không biết tiếng Việt vẫn làm được. Dịch máy 100% rồi muốn tệ hơn cũng khó! Tôi luôn quan niệm rằng "thiên tử phạm tội xử như dân thường" huống hồ Tuanminh đâu phải thiên tử. Nếu mỗi ngày cho phép dịch máy clk 10 bài thì 1 năm ta có thêm 3k bài dịch máy clk + 5k bài dịch máy clk trước đó của Tuanminh. Ai nói hay mời chạy theo dọn đống rác đó dùm. Dọn 10 năm nữa không biết có xong nổi không.
Bạn chấp nhận đánh đổi chất lượng để được 1 người bảo quản, nhưng cộng đồng này không chấp nhận điều đó. Bạn nên nhớ là còn rất nhiều người khác bảo quản Wikipedia chứ không phải một mình Tuanminh. Và có rất nhiều thành viên khác đã làm chuyện đó trước khi Tuanminh tham gia. Trước khi Tuanminh tham gia, có một số BQV đóng góp rất tích cực (tích cực ngang với Tuanminh), nhưng sao tôi không thấy họ dịch máy clk? Đóng góp nhiều không đồng nghĩa có quyền muốn làm gì thì làm. Đừng đem công trạng để lấp liếm cho hành vi sai trái. Sau tất cả, Tuanminh chưa bao giờ thừa nhận mình đã sai khi dịch máy clk hàng ngàn bài. Lúc nào cũng viện cớ, nhưng rất tiếc viện cớ hoài thì cũng khó thuyết phục được cộng đồng.
Một số bài Tuanminh dịch là rất dài (1 bài bằng cả trăm bài khác). 1 bài dài dịch đàng hoàng ít nhất cũng phải mất 20-30 tiếng vậy mà Tuanminh chỉ dịch trong vòng 5-10 phút, đủ hiểu chất lượng thế nào rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:57, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bài dài thì không nói, sửa từ từ. Nhưng cộng đồng ta không thiếu người sửa lại bài dịch máy đâu, có tới 17 người đặt phiếu thuận, tức họ đã nhìn ra được Tuanminh dịch máy, và họ có thể sửa được. Chỉ là họ muốn loại bỏ một "nguồn cung cấp" bài clk thôi. – Keo010122Thảo luận 13:47, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể viết bài là đam mê của Tuanminh01, nhưng con người mà, đâu phải thiên tử đâu, cũng có khuyết điểm chứ. Có thể nhắc nhở bạn ấy giới hạn lại tốc độ viết bài, sau biểu quyết btn lần 3, tốc độ dịch của bạn ấy giảm đáng kể so với trước đó. Wikipedia tiếng Anh cũng vậy thôi, so sánh thời trước 2010 với hiện nay thì vẫn còn kém xa. Wikipedia mà, phải có lỗi mới có người sửa chứ. – Keo010122Thảo luận 13:59, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ai sửa mà từ từ? Bạn nói rất hay, nhưng tôi chưa thấy bạn giúp dọn rác hay tái chế bài nào cả. Sao bạn không thử đi dịch lại 5k bài dịch máy clk của Tuanminh đi. Để xem bạn sửa được bao nhiêu bài? Sợ cả đời bạn còn làm không xong đấy. Sự thật là không có ai rảnh mà đi "tái chế" rác cho người khác. Ai ai cũng chỉ thích dịch bài mà họ thích thôi.
Không có ai có trách nhiệm phải đi "tái chế" (dịch lại) rác dùm cho Tuanminh. Trách nhiệm của tôi là "dọn rác" (xóa bài). Wikipedia En, họ cấm dịch máy từ lâu rồi, cũng vậy là sao? Và trước năm 2010, dịch máy clk bị xử lý mạnh tay nên thời đó chưa có tệ nạn dịch máy clk tràn lan như bây giờ.
Ai cũng có khuyết điểm, nhưng khuyết điểm của Tuanminh là nghiêm trọng. Rất nhiều người đã nhắc nhở suốt nhiều năm liền nhưng vẫn không chịu thay đổi. Đam mê của Tuanminh là dịch máy clk chứ không phải viết bài. Hình như bạn đang cổ xúy cho dịch máy clk? Giới hạn tốc độ thì được phép dịch máy clk??? Lập luận của bạn rất có vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:09, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Những người bỏ phiếu thuận, họ đã thấy Tuanminh dịch máy, còn tôi thì không, thi thoảng thì nhìn ra, bởi vì tôi cũng dịch máy, vậy tôi dịch lại được gì? Mà bây giwof tôi cũng rất bận nữa. Như đã nói, đây chỉ là suy nghĩ của tôi mà thôi, và không hề ủng hộ Tuanminh01 dịch máy. Theo như bạn thì xóa sổ quách cái Wikipedia tiếng Scots đi cho rồi. Để lại rác làm chi?
Bạn không thấy Tuanminh dịch máy clk là quyền của bạn. Cộng đồng này thấy và không chấp nhận chuyện đó. Bạn bịa thông tin đủ chưa? Wikipedia Scot họ quyết định xóa những bài dịch máy clk và rollback những bài có thể lùi sửa trước khi bị dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:42, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia tiếng Anh không có nạn dịch máy, vì bài ở bên đó đa phần là tự viết, không dịch lại của ai. Ý tôi là so sánh chất lượng bài viết, khi đó rất nhiều bài không đúng sự thật, không nguồn, khác gì dịch máy clk đâu? – Keo010122Thảo luận 14:22, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia En, họ không có tệ nạn dịch máy clk vì họ xóa thẳng tay những bài dịch máy clk và thậm chí cấm dùng CT. Đồng ý là đa phần các bài là tự viết. Tuy nhiên, cũng có không ít các thành viên không thông thạo tiếng Anh nhưng lại đi dịch máy từ ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Tệ nạn dịch máy clk không tràn lan vì họ "mạnh tay" với nó. Cũng giống như bên ta, nhờ tôi mạnh tay mà tệ nạn dịch máy clk đã giảm đi một cách rõ rệt. Hiện giờ, chỉ còn cái đống rác của quá khứ. Rác dịch máy clk mới hầu như đã được kiểm soát. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:11, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Keo010122
Nếu lời tự nhận này là thật, tôi nghĩ những người phản đối dịch máy như tôi sẽ phải kiểm tra nhật trình của bạn sau khi báo cáo ở trang Tin nhắn cho bảo quản viên.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:41, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừm, tôi tự nhận là tôi đã từng dịch máy hàng loạt (dù không năng suất lắm, nhưng cũng khá, được hơn 50 bài) trong cuộc thi viết bài do Tuanminh01 tổ chức, nay tất cả đã được sửa lại tất cả. Vì biết khả năng dịch của mình không đâu vào đâu, sau đó thì tôi rất ít khi dịch bài nữa, và tham gia vào mảng nội dung chất lượng để nâng cao "tay nghề". Báo cáo hay không, tùy bạn, tôi chịu, lỗi của tôi mà. Thôi, off đây, tháng sau quay lại. Cảm ơn bạn, chúc bạn buổi tối tốt lành. – Keo010122Thảo luận 14:48, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời bạn đưa bằng chứng (nguồn) chứng minh cho lời tuyên bố trên "Wikipedia En có nhiều bài không đúng sự thật và không nguồn". Kể cả năm 2010, Wikipedia En cũng quản lý khá tốt. Tôi có tham gia Wikipedia En thời đó nên biết. Bạn tự phán mà không có nguồn thì không ai tin đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:50, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trước đó khá lâu, hình như vào khoảng 2005-07 gì đó, tôi cũng chẳng nhớ đó là bài gì nữa, nay hình như đã là FA, xem lại lịch sử tôi thấy bài viết toàn chữ khá dài và không có link nguồn màu xanh. Tới 2010 thì enwiki đã tốt hơn hồi đó rất nhiều rồi. – Keo010122Thảo luận 14:57, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bây giờ là năm 2021 rồi. So sánh chất lượng với năm 2005 làm gì? Dù ở năm 2005 thì dịch máy clk cũng chưa bao giờ được chấp nhận. Vì chất lượng của Wikiedia En năm 2005 là thấp do đó Wikipedia Vi nên cho phép dịch máy clk vào năm 2021? Lập luận của bạn rất có vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:01, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Giữa bài A được dịch chất lượng và bài A được dịch máy, tôi chọn bài dịch chất lượng, đương nhiên. Nhưng giữa bài A chưa tồn tại và bài A được dịch máy, tôi lại chọn bài dịch máy. Cái logo của Wikipedia nói lên mọi thứ, dự án này nói chung và các bài viết nói riêng sẽ không bao giờ đạt được cái mức "hoàn thiện tuyệt đối" cả. Các vị chỉ có thể và có quyền bỏ cái "ít hoàn thiện", giữ lại cái "hoàn thiện hơn" mà thôi. Nghe này, nếu gã Tuanminh01 kia không dịch máy đống bài (đa phần cũng là do chính hắn khởi tạo) đó, thì liệu ai trong quý vị, hay thậm chí là thành viên IP vô danh ngoài kia - những người "lo lắng cho chất lượng bài viết Wikipedia" - sẽ bắt tay ngay vào khởi tạo rồi dịch chúng - dù chỉ một bài - một cách tỉ mẫn và thật chất lượng đây? Các vị luôn than phiền về việc sẽ không đủ nhân lực dọn hết đống bài dịch máy nhưng lại không bao giờ đặt câu hỏi rằng: "Liệu hàng triệu bài chưa tồn tại kia rồi ai sẽ viết? Mình hay thành viên khác đây nhỉ?" Thế nên, như ấn tượng của tôi với các thành viên thường xuyên thảo luận trên Wikipedia, các vị không hiểu dự án này như các vị vẫn tưởng đâu, mặc cho thâm niên hoạt động. Trong suốt gần một năm hoạt động, đã không biết bao nhiêu lần tôi phải tự đặt câu hỏi trong đầu mình rằng: "Các vị đang làm cái quái gì vậy?" Các vị có thể bảo tôi thế này thế kia được, nhưng nếu Wikipedia tiếng Việt là một đội bóng thì tôi rất thất vọng vì đồng đội của mình.

P/s: Ai thấy nói đúng thì cảm ơn phát cho tỉnh bia nào. Chiều làm vài lon, choáng quá. Ngô Trần Phương Bảo (thảo luận) 14:31, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ừ thì acc chính, nhầm trình duyệt gì mà căng. Dịch máy có this có that bạn nhé. Tôi tin rằng phần lớn bài của Tuanminh01 sẽ là dịch ở chất lượng đọc được, phần còn lại, có thể do bạn tinh mắt tóm được là có chất lượng không thể chấp nhận được. Vì sao? Vì chả ai điên đi ngồi spam một đống bài không thể đọc được cả, ngồi tỉ mẫn chăm chút câu chữ nó thi vị hơn đi spam 100% dịch máy nhiều. Mọi vấn đề nằm ở chỗ các bạn nhiều khi cứng nhắc luật lệ quá không có tính linh động. Ví dụ bài Tập Cận Bình hoặc bài nào đó mà xác định lên trang chính thì ông nào dịch máy là đáng tế sống liền, nhưng những bài khỉ ho cò gáy, khái niệm lạ, ngăn ngắn dịch máy ở mức chấp nhận, đọc hiểu được thì có làm sao, nhất là khi Google dịch đang ngày một xịn. Nhiều khi bạn khắt khe quá. Matuyda (thảo luận) 14:44, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lại bao che cho Tuanminh. Vậy bạn giải thích sao với những bằng chứng rõ ràng là giống google dịch 100% (hoặc 99%) của Tuanminh? Chả ai điên nhưng bằng chứng là không thể chối cãi. Bất cứ ai cũng có thể đọc và kiểm chứng. Nói như bạn thì đừng tốn 20-30 tiếng chỉ để dịch 1 bài. Cứ qua Wikipedia En rồi dùng google dịch là xong. Dùng Google dịch và viết lên Wikipedia Vi làm gì? Google dịch dịch đúng và dễ hiểu mà? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:56, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi linh hoạt khi cần thiết và cứng rắn khi cần. Dịch máy clk là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và cộng đồng đã lên tiếng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:07, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Oh come on. Anh bạn à, nếu chỉ được nói một câu thật lòng với anh bạn thì tôi sẽ nói rằng "tôi luôn mến tinh thần, cái tâm 'sáng' của anh cho Wikipedia". Nhưng câu chuyện giữa anh và Tuanminh01 là vấn đề về "tư tưởng đóng góp" hơn là chuyện "kẻ làm đúng, người làm sai", vì như anh thấy vẫn có tôi và vài bạn đứng ra như anh nói là "bao che" cho Tuanminh01. Tôi tin rằng những gì tôi nghĩ cũng chính là những gì Tuanminh01 suy nghĩ, bọn tôi cùng quan điểm khoản này, và đó là lý do mà anh ta dịch máy (ý tôi là "dịch máy" chấp nhận được, nó không tới mức 20-30 tiếng như anh Phú yêu cầu nhưng cũng không tệ tới mức như thể là đang đọc chữ Phạn, ít nhất là theo tôi quan sát). Chứ không phải anh ta muốn phá hoại chất lượng Wiki rồi đi dịch máy, không phải đâu, một người dành nguyên ngày đi lùi sửa đổi của đủ loại người trên đời, không phải như vậy. Anh ta, Tuanminh01 thật sự yêu dự án này đấy, gã cũng như anh vậy, luôn muốn dự án này tốt hơn, và anh thì xem gã như tội phạm. Thật đáng tiếc.Matuyda (thảo luận) 15:13, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dịch chấp nhận được không bao gồm dịch máy 99% hoặc 100%. Bằng chứng rõ ràng rồi, khỏi chối. Có rất nhiều người dịch sai, nhưng dịch chấp nhận được nên tôi không lên án. Còn Tuanminh thì không nằm trong diện dịch chấp nhận được. Tôi không coi Tuanminh là gã tội phạm. Cái tôi muốn là Tuanminh dừng hẳn việc dịch máy clk và tập trung vô chuyên môn là chống phá hoại, điều mà tôi hoan nghênh. Thật đáng tiếc là cậu ta không chịu thay đổi sau khi rất nhiều thành viên đã nhắc nhở và van xin suốt nhiều năm trời. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:22, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu, càng lớn thì tôi càng thích tìm hiểu "nguyên nhân" hơn là "kết quả" của một sự việc. Rõ ràng, trong lần bất tín nhiệm Tuanminh01, anh Nguyentrongphu không phải là người duy nhất muốn truất quyền BQV của Tuanminh01, nhưng anh là người duy nhất có lí do "thật sự đơn thuần, sáng rõ và đúng đắn". Một cái biểu quyết với hàng loạt ám thị từ đủ phía dành cho người tham gia bỏ phiếu, mà hình như có BQV cũng nhận ra những ám thị đó thậm chí đến ngay từ khâu đưa phiếu mời. Như vậy, cái anh muốn vô tình cộng hưởng với cái người khác muốn đã hạ tinh thần của Tuanminh01 (không phải là làm ĐPV thì vẫn có quyền lùi sửa, vẫn làm tốt công việc, không phải đâu). Ngoài cuộc sống, tôi không được đủ đầy vật chất và tinh thần cho lắm nên làm cái gì cũng luôn tham làm về phần mình trước nhất rồi đến gia đình, người thân, thiên hạ thì mặc kệ, thế nên tôi lúc nào cũng chỉ chăm chăm bài của tôi thôi, chứ bắt tôi đi làm mấy công việc lùi sửa bài của thiên hạ, còn lâu tôi mới làm (dù vẫn thấy phá hoại, vẫn tiếc vì không có người lùi sửa). Vì lẽ đó, kẻ ích kỷ này rất mến anh và Tuanminh01, những người "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" đúng nghĩa. Ai ra đi tôi cũng tiếc, càng tiếc hơn khi một trong hai ra đi chỉ vì trái mindset với người kia. Matuyda (thảo luận) 15:31, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dùng nguồn tiếng Việt để viết bài thay vì dịch bài[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi muốn đóng góp ý kiến này nhưng sợ bị quở là lạc đề nên tôi tạo đề mục con. Tôi thấy thay vì dịch bài vì mọi người dùng nguồn tiếng Việt viết bài cũng được mà. Dù công việc của tôi vốn là rà dịch thuật nhưng nói thật là rà nhiều quá rất mệt, đặc biệt với bài dài như Wikipedia (Tuanminh01 dịch máy xong tôi hiệu chỉnh lại).

  • Thú thật là kể từ khi Bảo bỏ hẳn dịch bài và chỉ chú tâm viết bài (bằng các nguồn tiếng Việt), chuyên mục BCB khỏe hẳn vì không ai phải chạy theo sửa bài dịch sai của Bảo nữa.
  • Hoặc chẳng hạn như thành viên Huydang đang dùng các nguồn sách tiếng Việt để viết bài Triết học phương Tây tôi thấy như vậy cũng vẫn rất OK. Bài viết vẫn được phát triển, nâng cấp về chất lượng mà. Đâu nhất thiết cứ phải dịch từ bên en qua thì mới là phát triển bài.

Cho dù là gì thì cũng đều là đóng góp cho Wikipedia. Tôi rất mong mọi người nếu thấy việc dịch thuật khó khăn hãy chuyển sang viết bài bằng nguồn tiếng Việt. Tôi thấy hiện giờ ở VN người ta đã dịch rất nhiều sách. Nếu các bạn có sách nào mà có thể chia sẻ được, mong các bạn hãy đóng góp cho Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng.  Băng Tỏa  15:55, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Những chủ đề có sách thì nên tiếp cận (điều kiện và khả năng, kèm chi phí tiếp cận sách ở Việt Nam là khó khăn), tuy vậy cũng có một số lĩnh vực phải dịch từ WIki ngôn ngữ khác, điều này Băng Tỏa tôi nghĩ cũng đã hiểu. Nói từ đề mục BCB ra, tôi mong muốn các "giám khảo" đề mục khi duyệt đừng bắt thành viên dịch toàn vẹn, (qua việc không công nhận do dịch thiếu đề mục, một số ý,....), chính điều này làm thành viên "làm liều", "dịch đại" cho xong, cho đủ... ✠ Tân-Vương  16:09, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ban duyệt bài BCB chẳng bao giờ bắt các bạn ứng cử phải dịch đầy đủ ý/chi tiết cả, vì tiêu chuẩn của BCB cũng không cần đến mức đấy. Tôi thấy thường các bạn trẻ hay "dịch bừa", "dịch đại" cốt nhằm đem bài đi ứng cử BVT/BVCL (tham khảo Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2020/Tuần 45#The Hurt Locker). Chuyện dịch bừa, dịch đại, không hiểu mà vẫn cứ cố dịch cho bằng được nhằm ứng cử bài hái sao thiết nghĩ cũng là một tệ nạn của dự án chúng ta, đủ để mở một thảo luận riêng cũng được ấy chứ.  Băng Tỏa  17:11, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Viết bài đòi hỏi những kỹ năng về văn phong, sắp xếp bố cục, tìm nguồn, hiểu biết chuyên môn...
Còn người dịch bài thường không nhất thiết phải sắp xếp nội dung, tìm nguồn, hay có kiến thức đủ sâu rộng về chủ thể. Đã có người viết ở phiên bản ngôn ngữ khác làm những việc khó khăn này rồi. Việc của họ là chọn thuật ngữ, sử dụng phương pháp biểu đạt hợp lý, và thêm nội dung nếu có thể.
Vì vậy tôi nghĩ dịch thuật dễ hơn nhiều so với tự biên tập, mà người ta thì thường thích làm chuyện dễ (nhập tên bài, ấn vài ba nút, xuất bản) hơn chuyện khó (tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đa dạng về ngôn ngữ, viết ý chính, triển khai, ghi chú thích, gắn liên kết ngoài...).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:10, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dịch bài thì thường bị bắt bẻ dịch thiếu, dịch đủ, cũng gây cản trở đủ thứ khi ứng cử các đề mục bài tốt,... Việc "dễ" xem ra cũng có nhiều cái "khó" khi việc "hoàn thiện" một bản dịch khá là rất mất thời gian, chưa kể trình độ dịch thuật và mức thông hiểu kiến thức của chủ thể. ✠ Tân-Vương  16:14, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tưởng dễ nhưng không phải dễ. Để dịch một bài dài mà chất lượng thì cũng khá chua đấy. Dịch hoa loa thì dễ thôi, nhưng dịch 1 bài chất lượng và văn phong hay thì rất khó và tốn thời gian. Chuyện này còn đòi hỏi trình độ tiếng Anh cao. Nói chung nếu không giỏi tiếng Anh thì tự viết từ nguồn tiếng Việt có lẽ là phương án tốt hơn. Còn một phương án hay nữa là có thể lấy bố cục bài từ Wikipedia En nhưng lấy thông tin từ nguồn tiếng Việt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:21, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chủ đề này rất khó nói. Cá nhân tôi từng viết hoặc dịch hoặc cả viết lẫn dịch, vấn đề chu toàn tùy vào tâm thế người biên tập. Đúng như "Người Dùng Không Định Danh" nói về việc tự viết là rất tốn thời gian khi phải tự tổng hợp nguồn và tìm nguồn, đôi khi còn cần bao quát góc nhìn để xây dựng bố cục, đặc biệt khi không có khung sườn hoặc danh sách nguồn gợi ý (dựa theo nhiều wp ngôn ngữ xây dựng bố cục trước đó), nhiều khi thiếu người soát lỗi giúp. Đối với bản dịch, đúng như SicMundusCreatusEst đã thông tin, ta có bố cục và danh sách nguồn, nhưng cần phải có thuật ngữ tương đương chính xác (điều này rất tốn công sức), bài viết cũng sẽ đảm bảo được nhiều người soát lỗi từ phiên bản ngôn ngữ gốc nếu may mắn (điều mà tự viết không có được), dữ liệu nguồn nhiều ngôn ngữ gợi ý sẽ lớn hơn rất nhiều; nhưng nếu có tâm hơn thì còn phải soát lại thông tin có khớp với nguồn hay không. Nhưng nếu xét mặt an toàn và đỡ khó nhọc tìm nguồn và độ sâu nghiên cứu thì việc dịch nên được ưu tiên vì phạm vi rộng của nguồn (rất nhiều nguồn nghiên cứu với đa dạng ngôn ngữ khác nhau, góc nhìn của nhiều học giả đến từ nhiều quốc gia) hơn là phạm vi hẹp từ duy nhất tiếng Việt. Chưa kể đến trường hợp nguồn tiếng Việt không nghiên cứu đến vấn đề đó, hoặc thậm chí không có nguồn tiếng Việt.--Nacdanh (thảo luận) 16:48, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Rất hoan nghênh ý kiến này! Ai trình độ tiếng Anh giỏi thì dịch bài từ en qua đây. Còn không giỏi tiếng Anh thì cách tốt hơn là viết bài từ nguồn tiếng Việt. Vừa không sợ phải dịch sai vừa phát triển được Wikipedia tiếng Việt. Ở VN, bây giờ họ cho phép ra nhà sách đọc chùa rồi mà. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:14, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng tình với ý kiến của thành viên:ThiênĐế98 ai biết tiếng anh thì dịch từ en qua vi, ai còn kém thì có thể viết bài tiếng việt. Khánh Snake (thảo luận) 16:24, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Viết bài về chủ đề Việt thì OK, chứ viết bài về chủ đề Tây thì dùng sách Tây mà viết trực tiếp, sách dịch ra tiếng Việt về chủ đề đó không có hoặc không đầy đủ thì sẽ rất hạn chế, tệ hơn nữa là sách tiếng Việt dịch sai hoặc viết sai. Kiến thức là vô hạn, do vậy đừng hạn chế trong cái khung "tài liệu tham khảo tiếng Việt". Caruri (thảo luận) 08:33, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Hiện giờ Tuanminh01 vẫn còn quyền ĐPV, nghĩa là có đủ công cụ để chống phá hoại, nhưng đã ngưng hoạt động từ ngày 10/2/2021. Do đó, tôi cho rằng không còn hy vọng để có thể thấy Tuanminh01 hiện diện ở cùng chúng ta, ngay lúc này nữa. Phải chấp nhận, dù muốn hay không thì Tuanminh01 cũng đã rời khỏi đây, sau nhiều sự kiện áp lực. Kết thúc.
Ngẫm lại thử thì sao phải mệt mỏi vì những việc trên này, không được trả một xu, không có danh lợi, không có gì cả. Các bên đồng tình hay không đồng tình với hoạt động của Tuanminh01 đều có những lý lẽ riêng, nhưng lại xung đột với nhau (cần người chống phá hoại ~ nhưng không được phép dịch máy; dịch máy ở mức đọc được → tạo bài đặt chỗ ~ nhưng ai sẽ sửa bài để đạt mức đọc được...). Vì vậy, cứ phải tranh cãi và xét lại câu chuyện lịch sử thì thật sự không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Vấn đề là sự việc đã kết thúc và Tuanminh01 đã rời khỏi đây, nên mọi bàn bạc sau đó đều vô ích, không thể cứu vãn được gì.
Dạo đây tôi ít lên wiki vì bận, nhưng cũng biết rằng viwiki đang bị thiếu nhân lực mảng chống phá hoại, là lẽ dĩ nhiên và đoán trước được khi thiếu đi một thành viên chuyên tham gia mảng này. Và cũng dễ hiểu khi bắt gặp những chỉ trích đối với đội ngũ quản lý Wikipedia hiện tại, tôi thấy rất nhiều comment chửi bới BQV, ĐPV là ăn hại trên group Wikipedia tiếng Việt. Tôi chấp nhận mình ăn hại.
Biết được điều này, nên tôi luôn suy nghĩ làm sao để khỏa lấp được khoảng trống do Tuanminh01 để lại, để bộ máy Wikipedia tiếng Việt được vận hành trơn tru, để bộ phận quản lý bớt nhận phải những điều tiếng không hay (Và cũng nghĩ rằng mình không được trả công nhưng tại sao lại phải nghĩ về những điều này? Rốt cuộc, tham gia Wikipedia là một sai lầm?). Tôi đang cùng vài người bạn tìm hiểu và xây dựng một bot để chống phá hoại. Tôi thì không am hiểu AI, ML các kiểu đà điểu. Hy vọng là tôi sẽ thu xếp thêm được thời gian để hoàn chỉnh sớm nhất trong khả năng, nhưng mà nhanh nhất cũng phải vài tháng, tôi không hiểu những thứ này dù có lẽ đã từng học. Tôi sẽ đăng tải mã nguồn lên GitHub để cộng đồng giúp đỡ xây dựng chương trình cho tốt hơn. Một món quà nhỏ cho cộng đồng.
Đã đến lúc phải gạt bỏ quá khứ, và xây dựng điều có ích, thay vì cứ mãi thảo luận vô tận và chỉ trích. Đôi lời tâm sự. P.T.Đ (thảo luận) 18:27, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tội cho bạn quá, có ý tốt cho wiki mà từng có người bảo bạn là âm mưu này nọ. mình luôn ủng hộ bạn - Kill-Vearn (thảo luận) 18:32, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. Tôi có thoáng nghe việc này, nhưng tôi không để bụng. Bị chỉ trích là điều hiển nhiên và luôn xảy ra đối với cấp quản lý. Trò đời, người ta thích những chuyện như thế, những chuyện tọc mạch, mách lẻo, bí hiểm, âm mưu, gán ghép. Tôi coi họ bằng nửa con mắt. P.T.Đ (thảo luận) 18:50, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với PTD. Chúng ta nên bỏ qua quá khứ để tiến tới một tương lai sáng và tốt đẹp hơn! Wikipedia là việc làm không công. Tại sao phải làm việc không công? Câu hỏi tương đồng là tại sao một số người đi làm từ thiện (ngoài Wikipedia)? Mỗi người đều có lý do riêng. Một số người làm từ thiện để feel good. Còn tôi tham gia Wikipedia là vì thành viên:Nguyentrongphu#Lợi ích cá nhân từ việc đóng góp. Nếu không có bất cứ ai đóng góp cho Wikipedia thì nó sẽ không tồn tại. Các học sinh và sinh viên lấy đâu ra tài liệu free để ôn thi? Bao nhiêu học sinh nghèo sẽ phải tạch đại học? Nói theo một cách nào đó đóng góp cho Wikipedia là đóng góp cho xã hội. Dân giàu nước mạnh. Muốn dân giàu thì phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải có kiến thức free. Kiến thức free = Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:54, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ @Nguyentrongphu
Tôi nghĩ tôi có thể giải thích một chút.
Việc chúng ta đóng góp và tìm lý do cho điều đó (đóng góp trước, lý do sau) là một hệ quả của Sự bất hoà nhận thức. Thuyết này cho rằng nếu chúng ta thực hiện một hành vi gì đó mà không có nguyên nhân ngoại vi hợp lý (tiền hoặc phần thưởng), tâm trí sẽ tự tạo ra một nguyên nhân nội tại (mong muốn thực hiện).
Từ những đóng góp nhỏ, các thành viên sẽ tiến dần đến những đóng góp lớn, rồi được trao các trọng trách lớn hơn. Lý do cũng vì thế mà nhiều thêm. Đây là một hiện tượng cụ thể hơn: Tính cách theo yêu cầu.
Một thuật ngữ chung cho việc tự suy nghiệm là Siêu nhận thức.
Có thể hai người sẽ tìm được câu trả lời ở trên đây.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:05, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật ra tôi đã có lý do rõ ràng "trước khi" tôi quyết định tham gia Wikipedia. Tiền hoặc phần thưởng là đều thiết yếu (ai cũng thích, tôi cũng thích). Tuy nhiên, còn nhiều thứ khác quan trọng hơn góp phần thúc đẩy chúng ta làm một việc nào đó (ví dụ đi làm, đóng góp cho Wikipedia vân vân). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:11, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu
"Phần thưởng" ở đây có thể là kiến thức, tình cảm của đồng nghiệp... hay nói chung là các tác nhân đến từ bên ngoài tâm trí.
Lý do "rõ ràng" đó hẳn đã "rõ ràng" hơn nhiều sau 13 năm đóng góp cho Wikipedia.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:16, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Những chủ đề bạn đưa ra rất hay và mới lạ. Có những việc xảy ra, nhưng con người ta khó gán nhãn cho những việc đó, nó trừu tượng và không thể nghĩ ra được. Có lẽ do không được tư vấn, tìm hiểu về tâm lý và tinh thần. Xã hội hiện đại cần những nhà tâm lý học để giải quyết những việc này. P.T.Đ (thảo luận) 19:59, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Và cũng cần những bài viết như vậy ở vi.wiki nữa. Tôi sẽ góp công đôi chút.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:00, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hơi lạc đề, nhưng giờ tôi ít dịch sai rồi cơ mà -_- ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 23:02, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quyền Xác nhận mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Sao tôi chưa được cấp quyền Xác nhận mở rộng khi đã có trên 500 sửa đổi. Thân mến!Khánh Snake (thảo luận) 17:05, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Total edits 462 → Chưa đủ 500. P.T.Đ (thảo luận) 17:38, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Người dùng này tự nhận đã tạo 37 trang.
Thực tế:
Những bài có trong danh sách:

Những bài không có trong danh sách mà tôi tìm được từ thống kê những trang người dùng này đã tạo:

Và 9 bài nháp.

Tổng số bài đã liệt kê: 48+9 (?!)

Hầu hết các bài trong số này đều thuộc chủ đề Cờ tướng, không rõ độ nổi bật, nhiều đề mục không có nội dung gì. Một vài trang có chức năng định hướng.
Tôi muốn mở biểu quyết xoá toàn bộ những bài trên tại trang thảo luận này (bỏ phiếu riêng rẽ cho từng bài).
Những bài đủ độ nổi bật và còn tác dụng định hướng sẽ nghiễm nhiên được giữ lại, còn các thế cờ thì có lẽ hợp với Wikibooks hơn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:18, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo như mình kiểm chứng, hình như có một số bài không hẳn là do bạn ấy tạo ra mà bạn ấy tự nhận là mình tạo ra/có đóng góp vào bài. Danh sách các trang bạn ấy tạo ra thì xem tại đây sẽ đầy đủ hơn [7] – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:31, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302
Ở trên tôi ghi lại 48 bài trong không gian Chính, trong đó có 28 bài không được nêu tên nhưng chắc chắn là do người dùng này khởi tạo.
Theo thống kê, Matthucwiki đã tạo 52 bài, 11 bài đã bị xoá, còn 41 bài. Vậy trong 20 bài trong danh sách có 7 bài khởi tạo bởi các thành viên khác.
Tôi sẽ tiếp tục kiểm tra.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:36, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mấy bài về khai cuộc cờ tướng này tôi thấy sài nguồn rởm thật nhưng khả năng cao là đủ nổi bật đấy. Vì bên Eng có một số bài viết riêng về những thế khai cuộc trong cờ vua như: Irregular chess opening, Anderssen's Opening, Ware Opening. – Dragon Knight 06:24, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghĩ là tùy theo bài mà đánh giá, có bài nổi bật cũng có bài không nổi bật.  A l p h a m a  Talk 06:58, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ở trang zh:Template:ChineseChess hình như cũng có mấy bài tương tự. Cũng không có nguồn gì đặc biệt. Tôi cho rằng chỉ nên giữ các bài nổi bật. Nhưng mà không am hiểu lĩnh vực này nên chịu, không biết cái nào là nổi bật hay không nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 08:03, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mình vừa thêm các nguồn cho ngôi đền này không biết đã đủ độ nổi bật chưa ? Khánh Snake (thảo luận) 04:44, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy nguồn ổn, và đền này được phong là di tích lịch sử. Do đó, tôi nghĩ bài này giữ được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:38, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành viên HoanVV (thảo luận · đóng góp) gần đây đã bổ sung một lượng cực lớn nội dung vào bài (~234.000 byte). Hiện nay bài đã đạt mức dung lượng hơn 273.000 byte, có 365 nguồn và có vẻ là hàng trăm đoạn vi phạm bản quyền (dấu hiệu: văn phong báo chí, chú thích). Liệu một vài đoạn vi phạm có đủ để thực hiện xoá bỏ toàn bộ nội dung nghi ngờ? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:47, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhân vật này gắn liền với nhiều sự kiện đáng chú ý ở TP.HCM nhưng bài viết lại quá dài. Nên cắt bớt mấy mục như "phát ngôn và ý kiến", mấy vụ án thì tóm tắt diễn biến chính thôi, đừng đi sâu vào chi tiết kiểu như chiều hôm đó, tối hôm đó ổng ăn gì cũng bê hết vào. – Dragon Knight 11:03, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin tạm thời rút lại nhận xét trên. Bài này có đôi phần chép từ báo mạng, nhưng cũng được biên tập khá cẩn thận. Tôi sẽ cố xoá bỏ các đoạn vi phạm. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:21, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã đưa bài ra đây, do mình đã từng thảo luận với thành viên trước đó và mình đã đi đến phiên bản này [8], hiện này mình đã lùi sửa về phiên bản tinh giản nhất, tránh làm lan man bài, cảm ơn bạn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:24, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin hãy giúp đỡ bằng cách giúp biên soạn lại theo văn phong Wikipedia, vui lòng không xoá toàn bộ bài viết. Các thông tin đều đã được báo chí phản ánh (có nguồn kèm). Xin ghi nhận và cảm ơn. HoanVV (thảo luận) 01:07, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@HoanVV
Bài dài và được biên tập kỹ. Nếu tinh lược được nội dung, bài có thể được gắn sao.
Dù vậy, trong bài còn sót nhiều đoạn chép từ các báo, chưa sửa văn phong, trích dẫn không đặt trong " ".
Mong bạn bỏ bớt những đoạn đó đi, và nếu có thể, thì thay bằng nội dung mới không vi phạm bản quyền, đúng quy cách bách khoa.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 01:14, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi biết anh em nhiệt tình chống phá hoại, lo cho Wikipedia, nhưng các anh em làm việc như này là chưa ổn. Các anh em xử lý đóng góp của thành viên mới bằng cách rủ nhau, chúm chụm bàn luận, tìm cách xử lý trong khi không thèm thảo luận với chính thành viên trong chính phần thảo luận của bài. Chưa gì anh em đã lôi cổ người ta lên "Thảo luận chung", tệ hơn là "Tin nhắn cho bảo quản viên" là không được? Rút kinh nghiệm, lần sau anh em thảo luận trước với thành viên, hỗ trợ họ. Thủy quân lục túi (thảo luận) 01:45, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thực sự rất cảm ơn các anh chị em đã quan tâm đến bài viết, và mong nhận được sự hỗ trợ để viết lại theo đúng văn phong của Wikipedia. Các nội dung hầu hết đều có nguồn và thậm chí có nhiều nguồn từ các bài báo khác nhau để bảo đảm không mang tính chủ quan. Theo lời góp ý, tôi đã giảm bớt một số nội dung ít liên quan. Bạn @Nguyenmy2302 vui lòng không xoá hay lùi toàn bộ bài viết mà hãy cùng giúp biên tập lại. Cảm ơn bạn và tất cả mọi người. HoanVV (thảo luận) 03:53, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa[sửa | sửa mã nguồn]

Đã lùi lại sửa đổi...quay về phiên bản cuối của..., làm sao để có quyền này em trước có làm BQV bên tudienwiki nên có tất cả chức năng giờ qua đây không biết làm sao để có để có thể tham gia chống phá hoại. Khánh Snake (thảo luận) 14:06, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Khanh228: Wikipedia tiếng Việt có nhiều nhóm quyền người dùng khác nhau, bạn có thể xem tại Wikipedia:Quyền truy cập của thành viên. Muốn có chức năng lùi sửa, bạn phải được 1 BQV tín nhiệm giao công cụ để trở thành Người lùi sửa. Muốn có thêm những công cụ khác như xóa, khóa, cấm thì phải mở một cuộc biểu quyết để cộng đồng tín nhiệm giao công cụ để trở thành Điều phối viên, Bảo quản viên. Giống như bạn đang chơi game, bạn phải hoạt động tích cực, có được sự tin tưởng, bảo quản viên và cộng đồng sẽ dần cấp cho bạn các quyền quản lý nếu bạn thực sự muốn giúp bảo quản Wikipedia. Nếu trong 1 tháng mà bạn tích cực chống phá hoại ở trang Thay đổi gần đây, tôi sẽ cấp quyền Người lùi sửa cho bạn ngay, mỗi ngày dành vài phút lùi sửa đổi là được. P.T.Đ (thảo luận) 14:38, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Cảm ơn đã giải thích giúp mình ạ mình sẽ cố gắng chứ người ta phá hoại liên tục tầm 5 lần trên 1 bài ngồi lùi từng cái 1 đến nản :(. Thân mến!Khánh Snake (thảo luận) 14:41, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lúc này, bạn có thể lùi lại những sửa đổi đơn giản (phá 1 lần). Duy trì một ngày cỡ 2-5 lùi sửa để cho thấy bạn thực sự cần công cụ này. Rồi tôi sẽ cấp ngay trong khoảng 1 tháng. Nguyên nhân cho việc phải chờ đợi là do Wikipedia là một dự án lớn (hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng), nên việc cấp công cụ phải được xem xét để tránh các tài khoản có ý đồ phá hoại hàng loạt. Mong bạn thông cảm, và cố gắng hoàn thành ván game dài này để đạt phần thưởng Người lùi sửa. P.T.Đ (thảo luận) 14:52, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228
Cách lùi sửa nhiều phiên bản:
Bước 1: Vào lịch sử;
Bước 2: Chọn phiên bản ổn định và phiên bản hiện tại;
Bước 3: Chọn "So sánh các bản đã chọn";
Bước 4: Chọn "lùi sửa".
Bước 5: Xác nhận.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:52, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã dạy, trước bên kia tôi có quyền lùi sửa chỉ cần bấm 1 lần là lùi hết về. Thân mến!Khánh Snake (thảo luận) 14:56, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin mời mọi người thảo luận về tên bài: Bahnar hay Bahnaric. P.T.Đ (thảo luận) 16:19, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

XTools có vấn đề[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, khi vào trang chủ của XTools thì trình duyệt của mình báo lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN. Không biết các bạn có gặp phải lỗi tương tự vậy không nhỉ? ChemistryExperttrao 15:00, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tên chương trình 2 mùa khác nhau[sửa | sửa mã nguồn]

Mời mọi người cho ý kiến về tựa đề chương trình tại Thảo luận:Chơi là chạy#Đặt lại tên bài: Running Man Vietnam.DoraMoon (thảo luận) 15:16, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người đưa ra ý kiến và/hoặc bỏ phiếu tại Thảo luận:Chơi là chạy#Thảo luận đổi tên (cụ thể - đổi Chơi là chạyRunning Man (chương trình truyền hình Việt Nam)). Xin cảm ơn. – #MASTERENDLESS (Talk) 16:12, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị tạm khóa bài này, do một IP đang cố tình thêm chi tiết không liên quan đến nội dung và liên tục chống lùi sửa không rõ lý do. Thông tin đưa vào bài hoàn toàn chỉ là suy luận từ những nội dung không hề liên quan với An Dương Vương. – Hiếu 15:34, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Công cụ dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Có vẻ tỉ lệ 90%/10% ổn rồi phải không các bạn, có lẽ không cần biểu quyết để điều chỉnh tỉ lệ nữa?  A l p h a m a  Talk 10:04, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama
Nếu tình trạng dịch máy như hiện nay tiếp tục tái diễn, tôi nghĩ sẽ có ngày chúng ta phải tiếp tục biểu quyết hạ xuống mức 85/15 đối với tiếng Anh, đồng thời kích hoạt thêm vài bộ lọc.
Ví dụ gần đây nhất: Tô Sam Sam (đã thêm bản mẫu Chất lượng dịch).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:11, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chào bạn, bạn có thể giúp 1 bảng danh sách nhỏ để so sánh không, những bài tỉ lệ 90% chưa tốt chẳng hạn? Ngại nhất cái là có giảm nữa cũng bằng thừa, kiểu gì người ta cũng lách được thôi. Hơn nữa, việc giảm còn gây khó với những bài dịch dễ nữa, kiểu như "I love you" thì dịch là "anh yêu em", không lẽ giờ phải là "tao yêu mày" thì máy mới chịu.  A l p h a m a  Talk 10:13, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama Tôi nghĩ thành viên Không Định Danh đang nhầm lẫn. Bài Tô Sam Sam hoàn toàn không được xuất bởi công cụ dịch thuật, nên việc dịch máy không liên quan gì đến tỉ lệ được quy định cả. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:49, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 Dù không đăng bằng CT nhưng nếu dùng google dịch hay copy mã nguồn từ CT thì cũng có liên quan tới tỉ lệ dịch máy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:00, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Nếu đã không được xuất bằng công cụ thì chẳng có gì liên quan đến tỉ lệ 90/10 hay 85/5 hết. Khi nào mà chứng minh được tỉ lệ 90/10 vẫn còn tình trạng dịch máy kém thì mới hạ xuống. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:04, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 Không được xuất bản bằng công cụ CT không đồng nghĩa với việc không dùng CT. Có cách dùng CT nhưng xuất bản lại không hiển thị là xuất bản bằng CT. Có liên quan vì nó liên quan tới CT (nhưng lách luật). Chứng minh 90/10 vẫn còn dịch máy clk thì dễ thôi, thiếu gì bài? Ý tôi là để mấy tháng nữa xem sao chứ mới đổi mà đổi tiếp thì không được ổn định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:34, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Vậy mời bạn chỉ ra được bằng chứng cho những bài xuất từ CT nhưng không hiển thị trong tóm tắt sửa đổi cũng như việc tỉ lệ 90/10 vẫn còn tình trạng dịch máy clk. Còn nếu đã là lách luật thì 90 hay 10 cũng như nhau thôi. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:17, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 Bằng chứng là 5k bài của Tuanminh. Mời xem Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2 (khúc cuối, đoạn Tuanminh bị cộng đồng lên án vì lách luật). Anh ta đã lách luật bằng cách này suốt nhiều năm trời. Còn một số tv khác cũng lách luật bằng cách này. Bằng chứng 90/10 vẫn còn lỗi dịch thì đầy ra. Bạn chịu khó để ý các tv bị tố cáo dịch máy clk trong tin nhắn BQV thì sẽ thấy. Điển hình là Cuộc chạm trán Kelly–Hopkinsville (85%/15% vẫn dịch sai cả đống). Tùy bài nữa. Có bài 90% là ổn (bài dễ). Có bài thì 85% vẫn chưa ổn (bài khó). Chả có gì là như nhau khi đa số các thành viên đều không biết cách lách luật. Không phải ai cũng biết đâu. Đặc biệt, thành viên mới hầu như là không thể biết được cách lách luật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:42, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Tôi nghĩ bạn đang cố ý dẫn dắt việc này trở lại việc của Tuanminh01 và đánh đồng 2 việc với nhau. Tuanminh01 là LÁCH LUẬT, cho dù áp dụng bất kỳ tỉ lệ nào cũng là vô dụng với anh ta, anh ta COPY từ công cụ dịch mà không phải XUẤT từ công cụ dịch. Ngoài ra, không phải ai cũng giỏi dịch thuật, dịch sai sót là chuyện BÌNH THƯỜNG, wiki vốn là dự án không hoàn chỉnh, việc áp dụng tỉ lệ 90 chỉ ngăn ngừa việc dịch CLK mà không phải "dịch thuật có lỗi sai". Nếu nói như bạn thì nếu bạn dịch từ tiếng Trung, Séc hay Nga thì tỉ lệ có 50 cũng chưa chắc hết dịch "sai" đâu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:46, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 tôi với bạn đang tranh cãi về cái gì vậy? Dĩ nhiên, COPY từ công cụ dịch mà không phải xuất từ công cụ dịch thì nó sẽ không hiện ra. Ý của tôi là không phải ai cũng biết lách luật bằng cách này cho nên việc chỉnh xuống 85% có thể là cần thiết trong tương lai. Đợi vài tháng nữa để tôi xem tình hình thế nào đã. Còn về chuyện lỗi sai thì dĩ nhiên, hồi xưa (cách đây 10 năm) tôi cũng dịch sai đầy ra nhưng ít ra tôi đã bỏ hàng tá tiếng cho những bài tôi dịch chứ không phải 5 phút dịch máy. Có rất nhiều thành viên dịch sai nhưng tôi đều không lên án vì chúng không tới nỗi clk. Thậm chí, có bài được gắn sao BVCL mới bị phát hiện cả đống lỗi dịch sai. 99% thành viên trên đây đều dịch từ En nên tính thì tính cái đó trước. Tôi không có care tới Tuanminh. Anh ta muốn làm thì làm miễn đừng dịch máy clk. Bạn nói đưa ra bằng chứng thì người đầu tiên tôi nghĩ tới thì tôi ghi ra, chỉ vậy thôi. COPY hay XUẤT từ CT đều như nhau = đều dịch máy clk. Bộ tưởng lách luật là không phải dịch máy clk? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:57, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ bạn nên nhìn lên vấn đề Alphama đặt ra ở đây là gì. Đã không được xuất từ công cụ dịch thì không liên quan đến tỉ lệ được áp dụng để công cụ cho phép xuất bài. Tôi yêu cầu bằng chứng bài được XUẤT từ công cụ dịch NHƯNG KHÔNG được ghi chép trong tóm tắt chỉnh sửa là sử dụng công cụ dịch. Ở đây tôi đang bàn chuyện tỉ lệ áp dụng cho công cụ dịch, không liên quan gì đến việc dịch máy, bạn thích chuyện nọ xọ chuyện kia thì tôi không rảnh. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:01, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 Nếu đã được xuất từ CT thì chắc chắn phải được ghi chép trong tóm tắt sửa đổi. Tỉ lệ áp dụng cho công cụ dịch có liên quan trực tiếp tới vấn đề dịch máy. 90% hay 85% là tỉ lệ "dịch máy" được cho phép. Tôi hiểu ý của bạn nếu đã lách luật thì dù có đặt 50% thì cũng vô ích. Tuy nhiên, ý của tôi là không phải ai cũng biết lách luật nên nếu hạ xuống 85% thì "có thể" tăng chất lượng dịch. Còn chuyện khi nào nên hạ xuống nữa thì tôi chưa bàn tới; tôi nghĩ bây giờ chưa phải lúc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:09, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Nếu không có lý do chính đáng ngoài chữ "có thể" thì việc tạo BQ mới phủ quyết BQ cũ là tốn thời gian cộng đồng. Bạn thích thì cứ việc. Dù sao hiện tại và tương lai gần thì tỉ lệ này vẫn ổn. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:12, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thêm nữa, bài bạn nhắc hoàn toàn không được "xuất" từ công cụ dịch. Tôi dùng công cụ dịch cho vài ngôn ngữ nên tôi thừa biết cách công cụ tính % dịch máy. Cùng 1 bài, cùng nội dung, nhưng tùy cách copy hay thay thế text thủ công mà công cụ sẽ nhận diện theo nhiều kiểu khác nhau. Nên TRỪ KHI bạn chứng minh được với cộng đồng rất nhiều bài được xuất ra bởi công cụ dịch (đã được thẩm định bằng phần mềm rằng tỉ lệ dịch máy dưới 90%) vẫn là dịch máy chất lượng kém, thì không có bất kì lý do gì mở một BQ khác giảm tỉ lệ này xuống. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:49, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Khả năng rất cao là bài đó được copy từ CT vì inner link của bài nhìn rất giống phiên bản bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:20, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama @NhacNy2412
Không được xuất bản bằng công cụ dịch không hẳn có nghĩa là không phải dịch máy. Có thể thành viên viết bài đã xuất bản vào Nháp trước khi chuyển thủ công vào không gian Chính.
Một ví dụ khác: Cuộc chạm trán Kelly–Hopkinsville. Tôi đã thử chép toàn bộ bài này vào Dịch nội dung. Tỷ lệ công cụ trả về là 85%, dù bài có rất nhiều đoạn dịch sai, dịch kém.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:05, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trên 90% thì cũng không thể xuất bản vào nháp được. Nhưng vẫn có cách lách luật là copy từ CT. Cách này không phải ai cũng biết, nhưng Tuanminh đã dùng nó để qua mặt cộng đồng suốt nhiều năm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:09, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Nếu đã không được xuất bản bằng công cụ dịch thì chẳng liên quan gì đến tỉ lệ áp dụng cho công cụ dịch. Nó là việc thuộc về vấn đề dịch máy, vấn nạn đã xuất hiện và không được giải quyết suốt nhiều năm nay. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:55, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mình không chuyên về bóng đá thấy bài này chỉnh sửa quá nhiều là họ đang phá hoại hay chỉnh sửa đúng thông tin? Khánh Snake (thảo luận) 20:58, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất bán khóa vô hạn bài viết khi số lần khóa bài vượt ngưỡng nhất định[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người. Hôm nay tôi có đề xuất là bán khóa vô hạn bài viết khi số lần khóa bài vượt ngưỡng nhất định, ngưỡng đó có thể là 15, 20 hay 25 lần khóa. Ví dụ: bài V (ca sĩ) có rất nhiều lần khóa. Nói chung là khóa có hạn nhiều lần → bán khóa vô hạn. Mời mọi người cho ý kiến. Riêng tôi thấy con số 15 có vẻ ổn. P.T.Đ (thảo luận) 22:52, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất của BQV P.T.Đ đa phần là hữu ích và giải quyết được ít nhiều vấn đề tồn đọng một thời gian dài trên Wiki. Bài nào bị tấn công quá nhiều, bị khóa quá nhiều lần thì nên bán khóa vĩnh viễn hết. – Dragon Knight 02:58, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hoàn toàn nhất trí. Thực ra nếu về số lần thì còn phải xét, vì có những lần khóa số lượng ngày ít thì việc khóa sẽ liên tục hơn là những bài được khóa thời gian dài hơn. Nhưng ít nhất thì tôi nhất trí với việc này. Tiểu Phương 話そう! 03:43, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Vậy tôi nghĩ ngưỡng ở đây nên là tổng thời gian bài bị khóa. Con số này phản ánh tình trạng phá hoại tốt hơn so với tổng số lần khóa. Tôi sẽ xem xét cách lấy ra con số này. Tất nhiên, nếu có công thức tính ngưỡng tốt hơn thì sẽ xem xét. P.T.Đ (thảo luận) 16:53, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nên mở biểu quyết nhập chung với bán khóa vĩnh viễn các bài bị phá hoại,... ở trên.  A l p h a m a  Talk 07:29, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Tạm thời tôi hơi bận nên gợi ý vậy thôi. Có lẽ sẽ ngâm một thời gian. P.T.Đ (thảo luận) 16:53, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Không nên để 1 con số nhất định. Ví dụ khóa 10 lần mỗi lần 1 tuần = 1 lần khóa 2 tháng rưỡi. Cứ để các BQV/ĐPV tự quyết định dựa trên tình hình. Ai lạm dụng thì cứ xin mời BTN. Mình làm đúng theo quy định và đồng thuận thì chả sợ gì BTN. Tôi không sợ BTN. Bài nào bị phá hoại quá dai dẳng hay bị rối chính trị phá dai dẳng thì có thể khóa vô hạn, giống bên en. Bên en, họ trao toàn quyền cho các BQV quyết định. Tuy nhiên, mỗi BQV phải tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Cũng không ít BQV bị rút quyền bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:33, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Xã hội phát triển có nền công nghiệp phát triển, mọi thứ đều đưa vào dây chuyền và quy trình. Có một cái ngưỡng để người ta tham khảo và làm theo thì tốt hơn là không có gì. Điều này giảm bớt cái gọi là chi phí và thời gian "đào tạo" một BQV. P.T.Đ (thảo luận) 16:53, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Một BQV phải có năng lực và khả năng phán xét tốt mới được bầu làm BQV (tại thời điểm được bầu). Chưa có kinh nghiệm thì làm từ từ thì có thôi. Bất cứ BQV nào cũng phải bất đầu từ ngày 0 (ngày đầu tiên làm BQV). Đôi khi, chúng ta cần sự linh hoạt. Xã hội phát triển thì quy định cũng phải phát triển. Phát triển bao gồm sự linh hoạt. Ví dụ: hiến pháp nước Mỹ là hiến pháp ngắn gọn nhấtlâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại. Tại sao nó cực ngắn nhưng vẫn trụ vẫn suốt hàng trăm năm trong khi thế giới luôn đổi thay không ngừng? Lúc nó ra đời, những người tạo ra nó không thể đoán được xã hội (cách sống, xu hướng và văn hóa vân vân) và công nghệ năm 2000 sẽ như thế nào. Nó vẫn tồn tại tới ngày nay vì nó linh hoạt!
Giả sử đưa ra một con số nhất định và cứng nhắc. Giả sử, bài bị phá hoại một cách khủng khiếp nhưng vì chưa đạt tới con số đó nên chưa được phép khóa vô hạn? Wikipedia En, họ cũng làm theo phong cách linh hoạt và không có con số nhất định. Không phải cái gì cũng nên theo En nhưng cái gì hay thì nên học theo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:03, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hình như đi hơi xa?? Con số ngưỡng chỉ là tham khảo và có nghiên cứu. Nếu cảm thấy phá hoại nhiều (dù thấp hơn ngưỡng) thì BQV tự quyết định như trước giờ (khóa vô hạn hoặc không), chứ đề xuất này đâu yêu cầu phải vượt ngưỡng mới được khóa. P.T.Đ (thảo luận) 17:09, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Oh, vậy thì ok. Tôi không phản đối. Bạn nên nói rõ là con số chỉ để tham khảo chứ mắc công có người lại hiểu nhầm là dưới con số đó sẽ không được phép khóa bài vô hạn. Đôi khi, sự việc bắt đầu chỉ là hiểu nhầm ở những câu chữ nhưng đã dẫn tới những hậu quả và kết cục không hay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:16, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ
Tôi nói chuyện này hơi ngoài lề một chút.
Có một số IP thực hiện cực kỳ nhiều lần phá hoại, ví dụ như: 27.72.131.19 (thêm nội dung rác) và 171.253.139.128 (xoá nội dung, lặp lại tóm lược "Không").
Liệu có thể trực tiếp cấm thẳng những thành phần thế này sau khoảng một số lần phá hoại nhất định liên tiếp được xác nhận không?
Trong 1 tuần qua, tôi tuần tra Thay đổi gần đây khoảng trên dưới 100 tiếng. Nếu cứ phải cảnh báo từng IP một (mà biết chắc không được hồi đáp và cũng chẳng có tác dụng gì) thì không thể nào kiểm soát hết đám IP này được. Bộ lọc sửa đổi cũng không phải tuyệt đối.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:06, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trời đất, 100 tiếng. Cậu định trở thành Hokage sao Sasuke Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 17:15, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
100 tiếng là thành Lục đạo hiền nhân rồi. Hokage gì nữa? – Dragon Knight 07:12, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Nếu gặp trường hợp phá hoại rõ ràng và quen mặt thì bạn cứ lùi và thông báo BQV, không cần cảnh báo chi mệt. Hiện bộ lọc vẫn đang hoạt động tốt, nhưng phải đợi thời gian mới có hiệu quả, nó sẽ làm cho việc phá hoại trở nên dần khó khăn hơn và gây stress cho kẻ phá hoại. Trong chiến tranh hình như gọi là giảm nhuệ khí của đối thủ. P.T.Đ (thảo luận) 17:17, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Reset module hoài thì sẽ khiến nó mau bị hư. Nó hư rồi phải tốn tiền mua cái mới, nếu không sẽ không có mạng. Lúc đó cho chừa cái tật phá hoại. Tuy nhiên, nếu kẻ phá hoại là "rich kid" thì chỉ khi nào nản thì họ mới dừng chứ module bị hư cũng chả sợ. Mà "rich kid" chắc cũng đang ở quận 1 ăn chơi, đú đởn và ba búp rồi chứ chắc cũng không rảnh mà lên Wikipedia phá hoại một cách tốn thời gian và không đem tới bất cứ niềm vui nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:22, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mấy IP xóa linh tinh gần đây đều ở Đồng Nai. Kinh nghiệm cho thấy khả năng cao là StorKnows. Một thành viên mà cộng đồng đã "từ mặt". Tôi nghĩ bạn này có vấn đề gì đó, kiểu như Đài Loan Nhân, hay Nhà nước tự kỷ. P.T.Đ (thảo luận) 17:25, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu
Cách đây mấy ngày tôi có nói đến Sự bất hoà nhận thức. Niềm vui của những kẻ phá hoại kiên trì có lẽ cũng lớn chẳng kém niềm vui của chúng ta khi đóng góp cho Wikipedia đâu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:33, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh Vậy thì chúng ta phải làm cho những kẻ phá hoại mất niềm vui khi phá hoại thì họ sẽ tự dừng hành động đó thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:44, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu
Mời anh xem qua Chi phí chìmBất lực tập nhiễm.
Tôi e là đánh tâm lý với loại đối tượng đặc biệt như Kayani không được hiệu quả lắm.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:48, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh Không ai kiên trì được cả đời cả. Nhóm rối Đài Nhân Loan đã bỏ cuộc sau gần chục năm phá hoại trên Wikipedia. Trước tôi, đã có những nhiều BQV tham gia chống rối. Sau tôi, tôi tin rằng sẽ có thế hệ mới tiến nối tôi chống lại nhóm rối cho đến khi chúng bỏ cuộc dù có thêm 20-30 năm đi nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:09, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu
Tôi nghĩ là có anh đấy thôi.
Anh đã chuẩn bị gì cho thế hệ tiếp theo chưa?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:50, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ
IP @27.72.131.19 bị cấm ít nhất 3 lần rồi mà vẫn còn quay lại, trùm rối Kayani có tiền án 10 năm...
Bất lực tập nhiễm không đúng với những người này nữa rồi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:26, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dải 27.72.0.0/16 có vẻ không phải Kayani. Tôi cũng không biết ai. Nhưng không quan trọng lắm. Tôi sẽ điều tra và thiết lập bộ lọc nếu khả thi. P.T.Đ (thảo luận) 17:31, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:P.T.Đ Có thể là thành viên C. Nói chung, cũng không quan trọng. Phá hoại rõ ràng và trắng trợn dù là ai cũng phải bị cấm hết. Bên en, họ cực kỳ mạnh tay với rối và phá hoại nên đâm ra dẫn tới độc tài. Đôi khi, với án cấm đầu tiên đã là án cấm vô hạn mặc dù thành viên đó chỉ phá hoại trắng trợn chứ chưa bao giờ dùng rối. Wikipedia Vi còn nhân từ chán. Rối bên en lì lợm hơn rối bên vi nhiều nhưng vẫn phải chào thua các BQV bên đó vì họ quá cứng và quyết liệt (cái giá phải trả là đôi khi cấm sai và thành độc tài). Ai độc tài lố quá thì bị Hội đồng trọng tài tước quyền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:40, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đề xuất đề án chống rối như sau: sửa một lần sai/ngày thì cấm một ngày, tái phạm cấm một tuần, sửa hai lần sai/ngày thì cấm hai ngày, tái phạm cấm hai tuần... v.v Cãi lại không đúng thì nhân đôi án cấm, đúng thì BQV nghỉ bằng án cấm cho công bằng. Tầm một tháng xua quân tuần tra, anh em BQV chia ca làm việc, đảm bảo bọn rối sợ Wikipedia như sợ cọp. 2402:800:62C6:697D:10A0:F527:C16E:A3D1 (thảo luận) 17:33, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dù không biết quý IP 2402:800:62C6:697D:10A0:F527:C16E:A3D1 đây là ai, nhưng tôi thích ngắm chữ ký hơn là một đống mã. Phiền bạn đăng nhập vào tài khoản chính được không?
Án cấm gắt như vậy có thể làm suy giảm tinh thần đóng góp của thành viên mới. Sửa đổi sai một vài lần không nên là lý do để cấm tức thời. Bảo quản viên cũng có khi sai. Ví dụ: Alphama đã tự cấm "nhầm" mình 3 lần liên tục.
Hơn nữa, số Bảo quản viên không phải quá nhiều, đa số là những người cần ưu tiên quan tâm hơn đến cuộc sống thực, nên không thể chia ca đều đặn được.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:41, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cách gọi thành viên Wiki là "quý" này thực sự rất quen thuộc. ^_^ – Dragon Knight 07:18, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr
Nếu bạn đủ có bằng chứng thì có thể yêu cầu ở đây.
Câu trên không phải và không mang tính thách thức.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:22, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chả có lý do gì để kiểm định vì bạn không làm gì phá hoại, DHN từng thừa nhận chỉ kiểm định tài khoản nếu có lý do hợp lý. Nếu tôi mang bạn đi kiểm định với lý do "cho vui" thì sẽ không hợp lý. – Dragon Knight 07:30, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết không hợp lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi thấy biểu quyết này hiện không hợp lệ do thành viên khởi tạo đã bê y nguyên ý kiến & chữ ký thành viên đã mở biểu quyết cũ trước đó vào. Mong các bảo quản viên vào xử lý.DoraMoon (thảo luận) 09:41, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

DoraMoon Có gì không hợp lệ? Ký tên lại là được (ngày tháng là mới). Bê nguyên ý kiến cũ thì đã sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:34, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
trừ khi bạn tự cho ý kiến hoặc người ở biểu quyết cũ bình luận lại y hệt chứ làm sao mà có quyền cop dán (kèm cả chữ ký của người ta nữa) được chứ. Như vậy là mạo danh người khác rồi.DoraMoon (thảo luận) 12:32, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Đã đóng BQ không hợp lệ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:27, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi muốn tô nghiêng tên bài Phủ binh chếHải cấm vì đều là từ đặc trưng, không biết có cách gì không? Có phải thông qua nguyên tắc gì không. Nếu tiện các bạn chỉ bảo và làm mẫu luôn cho mình. Cảm ơn. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 11:03, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã làm dùm ở bài Phủ binh chế. Mời bạn vô mã nguồn để tham khảo cách làm. Trân trọng! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:19, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ mọi người ai chuyên về đền chỉnh giúp mình bài viết này với bài này được tác giả viết, căn cứ theo tài liệu cổ ví dụ như , Lịch Triều Hiến CHương loại chí, Dư địa chí Thái bình. Vv.. nên có hơi văn phong. Khánh Snake (thảo luận) 01:14, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng muốn bài này phải biên tập lại vì văn phong quá bay nhưng kéo xuống phần nguồn để check thì sao toàn thấy là nguồn của địa phương, không còn nguồn báo nào khác nhắc đến địa danh này? Liệu chủ thể có thật sự nổi bật? – Dragon Knight 03:31, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đền Ngọc Quế xếp hạng lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990 thì tôi nghĩ là đủ nổi bật.Khánh Snake (thảo luận) 05:35, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia cho ý kiến ở biểu quyết này.  A l p h a m a  Talk 06:17, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài này từ đầu không đạt đủ nổi bật mình đã phải tự viết cho bạn kia và liên tục bị bạn kia chỉnh sửa mình muốn hỏi là ở Phiên bản mình chỉnh hay bạn kia chỉnh thì hợp lý ?Khánh Snake (thảo luận) 06:30, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu là trường cấp 3, bạn đối chiếu với Wikipedia:Độ nổi bật (trường học), cụ thể "Trường đạt phần thưởng cấp nhà nước (Huân chương Lao động hạng 3 trở lên)".  A l p h a m a  Talk 06:35, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

13:49, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Growth Newsletter #18[sửa | sửa mã nguồn]

15:23, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tôi muốn hỏi cách để tạo một bài viết wikipedia hoàn toàn mới (không phải chính sửa) ạ, xin cảm ơn.

Thảo luận về việc đổi tên bài Thừa Thiên - Huế thành Thừa Thiên Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị các thành viên thảo luận kỹ về việc đổi tên bài Thừa Thiên - Huế thành Thừa Thiên Huế tại trang thảo luận của bài. Tháng 1/2021, trên cơ sở 1 vài thảo luận chưa rõ ràng, Thành viên:Tuanminh01 đã vội vàng đổi tên bài. Trong khi đó, đây là bài viết có độ nổi bật cao, về chủ thể là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương của Việt Nam. Hungda (thảo luận) 23:22, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC) – Hungda (thảo luận) 23:27, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giúp cải thiện bài[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi người giúp chỉ cho em những gì cần chỉnh sửa trong bài Trường Phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu cái :) DrifAssault (thảo luận) 03:10, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Loạt bài về bệnh viện do CheersBot tạo có thể không đủ đnb[sửa | sửa mã nguồn]

Lướt qua Thể loại:Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh tôi thấy có nhiều bài do bot của Cheers tạo dường như không đủ đnb. Ví dụ như Bệnh viện chuyên khoa Giải phẫu thẩm mỹ Sài Gòn, Bệnh viện chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ Thanh Vân, Bệnh viện chuyên khoa tư nhân tim Tâm Đức, Bệnh viện quốc tế Columbia Asia Gia Định... với 1 nguồn duy nhất theo dạng "Danh sách Đại biểu quốc hội" + 1 câu giới thiệu + infobox. Không rõ các bệnh viện này có nghiễm nhiên nổi bật trên Wikipedia hay không. Nếu không, cần thảo luận tìm đồng thuận để xử lý nhanh đống bài này. – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:20, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xoá[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Xóa Tồn tại không đồng nghĩa với sự nổi bật. Chưa kể mấy bệnh viện này toàn là bệnh viện tư nên giống như bài PR. Nguồn thì không có bất cứ thông tin gì về nó ngoài thông tin nó là bệnh viện tư. Chả có chuyện mặc định đủ nổi bật. Nói vậy thì ai có tiền cũng tự mở bệnh viện rồi đăng bài lên Wikipedia? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Tôi nghĩ nên dùng bot để đặt biển trước rồi 7 ngày sau xoá cho đúng quy trình. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:24, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Ôi Nguyenhai314 dạo này đi đâu thế? Lâu quá mới thấy em quay trở lại, khỏe không em, học hành thế nào? Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 10:25, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Dịch Covid nên các trường chắc đang cho nghỉ. P.T.Đ (thảo luận) 04:35, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Nguyenhai314 Cuộc tham khảo này có lẽ đang bị quá ế. Mời bạn đi gửi thư cho nhiều thành viên khác tham gia cho ý kiến. Theo tinh thần của BQXB thì ít nhất 5 thành viên tham gia là đủ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:14, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cỡ chữ bất thường[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ là có nhìn nhầm không. Hình như tôi thấy cỡ chữ tên trang + khung thể loại dưới cùng to hơn một chút so với bình thường, khoảng 1-2 ngày trở lại đây. Xin nhờ các BQV giao diện xử lý. P.T.Đ (thảo luận) 14:10, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@P.T.Đ:
Theo Băng Tỏa, lỗi này là lỗi chung liên wiki, nên có lẽ các kỹ thuật viên của Wikimedia sẽ nhanh chóng sửa lại.
Ngoài ra, không hiểu sao khoảng cách giữa các dòng trong bản mẫu đầu trang tự nhiên lại giảm đi, dẫn đến dính chữ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:17, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vụ dính chữ ở đâu nhỉ. Bạn chụp nhanh được không (dùng pik.vn up cho lẹ). P.T.Đ (thảo luận) 14:21, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Anh có thể xem ảnh ở đây.
Chữ chỉ bị dính viền, nhưng so với trước thì mất tính thẩm mỹ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:01, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lỗi Bad Gateway. Sai lầm khi tin vào pik. P.T.Đ (thảo luận) 03:36, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy thì thôi. Dù sao lỗi này cũng không cản trở gì. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:39, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Pik đã trở lại. Lỗi này do công cụ thông báo bị giới hạn về chiều cao khung, dẫn đến đôi khi bị co dọc do nhiều nội dung. Tương lai sẽ có công cụ thay thể khắc phục các lỗi này. P.T.Đ (thảo luận) 08:18, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xóa phiên bản cũ của hình không tự do[sửa | sửa mã nguồn]

10 phiếu thuận áp đảo và không có ai phản đối. Đồng thuận cho phép xóa phiên bản cũ của hình không tự do.  Băng Tỏa  13:03, ngày 2 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Một sysop từ Commons có ý mời giúp dự án chúng ta một con bot để xóa/ẩn phiên bản cũ của hình không tự do nhằm tuân thủ quy định về nội dung không tự do. Tuy nhiên, người vận hành bot có thể sẽ chỉ chấp nhận xóa phiên bản cũ (không còn trong lịch sử đóng góp) và có thể không chấp nhận ẩn phiên bản cũ (vẫn có lịch sử đóng góp nhưng tập tin bị ẩn đi). Ngoài ra bot sẽ được cấp quyền admin (trong thời gian ngắn hạn? 1 tuần?). Mời mọi người cho ý kiến đồng thuận để bot chạy. B nhắn gửi 03:31, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cho phép xóa phiên bản cũ[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý. B nhắn gửi 03:31, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Theo như MGA73 đã giải thích bên dưới thì đối với các hình không tự do thì cũng không quan trọng ai là người tải lên ban đầu (vì họ không nắm bản quyền hình ảnh) nên xóa phiên bản cũ cũng không sao hết. Tiểu Phương 話そう! 10:47, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đồng ý với cách giải thích của MGA73. Nếu có người xung phong dọn dẹp hình ảnh thì nên tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc. Thêm nữa, MGA73 là BQV bên Commons nên có thể tin tưởng được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:17, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Rõ ràng dùng bot tiện hơn xử lý tay. Tôi đồng ý. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:23, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Tôi không rõ lắm vụ tập tin. Nhưng có bot làm thì khỏe. P.T.Đ (thảo luận) 17:16, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Thiết thực, hữu ích và cần thiết. Giảm bớt nhanh gọn những phiên bản cũ không phù hợp còn tồn đọng quá nhiều. ~ Violet (talk) ~ 12:41, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Chỉ cần quyền điều phối viên là có thể xóa. NHD (thảo luận) 18:38, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Bot của MGA73 sẽ có thể giải quyết được vấn đề tồn đọng phiên bản cũ của những hình không tự do. Hơn nữa, xử lý hình bằng bot nhanh hơn con người nhiều. #MASTERENDLESS (Talk) 14:47, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý I think this is a good solution. --MGA73 (thảo luận) 13:29, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý There is nothing to do with those files because Wikipedia policy is to encourage the usage of free licenses.  A l p h a m a  Talk 03:25, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chỉ cho phép ẩn phiên bản cũ[sửa | sửa mã nguồn]

Không cho bot vận hành[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

I do not think it is important that it is easy to see who uploaded the first version of a non-free file. The uploader does not hold the copyright. If the file is deleted it is still possible to see it in the log for that file.
English Wikipedia have a bot that delete old versions of non-free files and it will be a copy of that bot the bot operator from English Wikipedia that will run the bot if there is support to do it. So it is a highly trusted bot and user that will delete the files.
I will help prepare the files (put them in a category) and try to eliminate any possible errors. It will still be possible for admins to undelete if any mistakes are found in the future. Or a new version could just be uploaded again if that is easier. --MGA73 (thảo luận) 09:14, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@MGA73: This bot will need admin permissions to be able to delete the files, right? I'd be OK if the permission is needed on a short-term basis (a day to a week). I think bureaucrats are able to add a time limit when granting permissions, but not sure about permissions that they don't have the power to revoke (sysop). NHD (thảo luận) 19:26, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN: Yes the bot need admin permission. On wa.wiki I was granted admin access for 1 week (my bot deleted a few thousand pages) so it should be possible to grant admin permission with a time limit. I agree it will not be needed for more than a few days. Especially not if bot is allowed to run at full speed. --MGA73 (thảo luận) 19:37, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Perhaps "Eliminators" will do. --MGA73 (thảo luận) 19:40, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

@Băng Tỏa: Nhìn màu đỏ tưởng thảo luận không được thông qua. P.T.Đ (thảo luận) 08:15, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

OK đã sửa lại màu cho khỏi nhầm lẫn. –  Băng Tỏa  11:32, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài này tôi sẽ treo biển 7 ngày nếu không được bổ sung nguồn và mở rộng thì tôi xin phép đưa ra biểu quyết xóa bài. Thân mến!Khánh Snake (thảo luận) 08:20, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Khanh228: Bạn treo Bản mẫu:Prod blp là được rồi, bản mẫu dành cho những bài tiểu sử người còn sống không nguồn, sẽ được liệt vào xóa nếu sau 7 ngày không thêm nguồn. Xin phép tag Mạnh An là chủ bài viết. Tiểu Phương 話そう! 10:44, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin mời các bạn thành viên Wikipedia dành ra chút thời gian ghé thăm Wikibooks. Tại dự án Wikibooks, bạn có thể làm những việc mà bạn không thể làm trên Wikipedia như viết:

  • Các cuốn sách hướng dẫn chơi trò chơi điện tử
  • Các cuốn sách dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ
  • Các công thức nấu ăn mà mình biết, mình thích
  • Các cuốn sách dạy lập trình Python
  • Các cuốn sách về cách sửa đổi Wikipedia
  • Các cuốn sách phân tích tác phẩm văn học hoặc bộ phim
  • Các cuốn sách về lịch sử Việt Nam
  • Các cuốn sách hướng dẫn trồng rau, nuôi gà
  • Các cuốn sách hướng dẫn đào bitcoin
  • Các cuốn sách hướng dẫn về Luật
  • Các cuốn cẩm nang
  • Các cuốn sách dạy bạn cách mở mắt, cách thở, cách ngồi bằng mông,... :))) Nói chung là cái gì cũng viết được hết trơn

Nếu bạn có ý tưởng viết sách độc đáo nào hãy liên hệ luôn với tôi để tôi tư vấn. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:16, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC) Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:16, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nghe có vẻ giống Wikihow. P.T.Đ (thảo luận) 17:13, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có ai đủ kiến thức để bổ sung thêm tư liệu, biên soạn lại bài viết này giúp cho. Bác nào hiểu ngữ pháp xin chỉnh giúp văn phong ngữ pháp cho đúng quy định được không ạ chứ em về mảng này không biết. Khánh Snake (thảo luận) 23:27, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Gắn màu cho nội dung chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào các bạn. Tôi có một đề xuất nho nhỏ là ở các nội dung chất lượng, ngoài việc gắn sao thì ta cũng đổi luôn màu của tiêu đề, cụ thể nội dung chọn lọc thì tô màu vàng, nội dung tốt thì tô màu xanh lá, điều này có được hay không? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 04:56, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh:
Đây là hai trang thử nghiệm tôi đã đổi màu tiêu đề, mời bạn xem qua (và đổi màu khác nếu thích):
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/Thuyết tương đối rộng (thử nghiệm)
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/Logarit nhị phân (thử nghiệm)
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:13, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi cũng đã thử nghiệm đổi màu tiêu đề:
@Đức Anh:
Tôi nghĩ tên bài vẫn nên là màu đen để đồng bộ với nội dung.
Hơn nữa, những người bị mù màu có lẽ sẽ khó thấy vẻ đẹp mới của tiêu đề.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:28, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh: Nếu vậy thì người mù màu chắc cũng không phân biệt được cái sao nào màu vàng hay màu xanh đâu, gắn vào chi cho mệt. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:31, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Họ có thể không phân biệt được sao vàng, sao xanh, nhưng mô tả ẩn (Đây là một bài viết tốt/chọn lọc. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.) thì chắc chắn họ đọc được.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:36, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh: Ngoài lề một chút: biết được cái ngôi sao có mô tả ẩn để di chuột vào thì chắc thuộc hàng kỳ cựu Wikipedia rồi. Chắc chẳng có ai vừa mù màu vừa là người mới đến Wikipedia còn nhìn cái ngôi sao bé tí tẹo kia có mô tả ẩn mà biết đường di chuột vào đó để xem :))) – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:42, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Ngược lại, vì là người mới, lại tò mò, nên họ sẽ có xu hướng "thử". Những thành viên có kinh nghiệm thì không, vì họ đã thử, đã biết ngôi sao đó thể hiện điều gì và sẽ dẫn họ đến đâu rồi.
Lúc mới dùng Wikipedia (tức là khoảng 11, 12 năm trước), tôi nhớ là mình đã truy cập hàng chục trang có liên kết từ trang ban đầu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:50, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giả sử là người mù màu không phân biệt được sao vàng hay sao xanh thì họ cũng biết bài này khác so với những bài khác vì bài này được gắn sao, còn mấy bài khác thì không. Bài được gắn sao thì chỉ có 2 khả năng: BVCL hoặc BVT. Số lượng này không nhiều so với tổng số lượng bài viết trên Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:29, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đương nhiên là không. Định dạng thiếu thống nhất là chuyện rất tối kỵ trong thiết kế. Ví dụ, sản phẩm thiết kế luôn có một style guide, làm mà không theo style guide đã thỏa thuận với khách hàng thì ba chấm, lệch 1 vài pixel thôi là đã mệt rồi, huống chi màu mè. Wiki chúng ta từng lên án vấn đề infobox mỗi bài một kiểu, thiếu đồng bộ, thì những vấn đề tương tự không nên đưa ra nữa. P.T.Đ (thảo luận) 05:32, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Ý tưởng về dùng màu sắc hoặc 1 thanh tóm tắt nhỏ để nêu thông tin về tình trạng bài đã có từ lâu, nhưng thảo luận hoài thì thấy nó rườm rà và tăng thêm việc làm do không có bot tự động làm việc này và cơ chế đánh giá cũng khá tranh cãi.  A l p h a m a  Talk 01:32, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy công cụ này khá là hay có thể báo cáo cho BQV khóa trang bị phá hoại đỡ phải báo lên tin nhắn BQV mà sao không thấy ai sử dụng nữa nhỉ. Khánh Snake (thảo luận) 07:33, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Khánh Snake:
Chỉ những người có quyền tự đánh dấu tuần tra mới được phép sử dụng Twinkle.
Khoảng 2 tuần trước, tôi được Băng Tỏa nhắc sử dụng công cụ này, nhưng đến giờ vẫn chưa thể dùng vì chưa đủ tiêu chí.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:15, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Thế thì phải đợi được cấp quyền thì lúc đó tham gia chống phá hoại mới giảm được. Khánh Snake (thảo luận) 12:07, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Quyền lùi sửa yêu cầu thành viên phải có đủ 90 ngày và 1000 sửa đổi (tôi được cấp sớm 60 ngày, 200 sửa đổi so với tiêu chí), còn hai quyền kia thì không, nhưng tôi được cấp quyền lùi sửa đầu tiên và giờ thì đang phải chờ tự đánh dấu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:17, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thì lười đọc quy định nên không biết vụ này nữa. Thường là tôi thấy ai làm sao thì làm theo vậy (sau khi nhìn trên dưới trái phải đông tây nam bắc), vì có lần Tuanminh01 cấp quyền Lùi sửa cho thành viên mới lập tài khoản được 2 tuần. Xét về mặt kỹ thuật thì tôi thấy quyền Lùi sửa không có gì đặc biệt, chỉ là nó "hơi nhanh" nên cần dùng cẩn thận.
Còn quyền "Tự đánh dấu tuần tra" rất quan trọng, vì nó thể hiện mức độ uy tín của thành viên trong cộng đồng. Kiểu như muốn là một Phật tử thì phải có bước Quy y Tam Bảo. Muốn là một Wikipedian uy tín, đáng tin cậy thì phải được cấp quyền "Tự đánh dấu tuần tra" :)
Tôi cũng ý tưởng là nếu Wikipedia nằm trong trạng thái "thời chiến" (khi tổng lượng lùi sửa thấp hơn một ngưỡng nhất định so với tổng lượng sửa đổi) thì có thể kích hoạt chế độ cho phép cấp sớm các quyền cho thành viên có nhu cầu. Và tất nhiên BQV phải chịu trách nhiệm hoàn toàn (như tự kiểm điểm, tự phê bình, xin lỗi cộng đồng), nếu lỡ trao quyền cho thành viên có chủ đích phá hoại. P.T.Đ (thảo luận) 13:38, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Tức là dù đã xuất bản 13 bài viết, hiện đang ứng cử gắn sao 3 bài, tỷ lệ dịch máy trung bình dưới 80%, được nhận xét "tích cực chống phá hoại", hiện có trên 2500 sửa đổi, nhưng tôi vẫn chưa đủ uy tín để được cấp quyền tự đánh dấu tuần tra?
(Câu trên là hỏi đùa, vui lòng không nghiêm túc.)
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:42, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi xin quyền lùi sửa mà hình như không ai check :( . Khánh Snake (thảo luận) 13:51, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khánh Snake: Bạn tích cực như vậy thì kiểu gì cũng có thôi. Yên tâm nhé. P.T.Đ (thảo luận) 14:20, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi thấy như vậy là thừa uy tín. Tuy nhiên, có những điều thuộc về cơ chế, chính sách. Nếu bạn để ý, xã hội chúng ta đang sống cũng được thiết kế kiểu vậy. Nó được thiết kế làm sao để huy động được nguồn lực từ mọi tầng lớp nhân dân để tạo động lực phát triển, không phải chỉ riêng một nhóm giỏi giang hay thông minh hơn.
Và do đó sẽ có những cuộc tranh luận kiểu như người có 10 năm kinh nghiệm có tương đương với người có 1 năm kinh nghiệm nhưng dùng lại gấp 10 lần? (Đương nhiên là không rồi, nhưng vẫn phải trả lương cho đám dùng gấp 10 lần)
Wikipedia vì các vấn đề bảo mật nên mới có những giới hạn trên (cơ chế, chính sách). Câu chuyện ở đây đơn giản là cứ thoải mái, thư thư và quyền cũng sẽ được cấp. Hãy thoải mái vì đây chỉ là một dự án tình nguyện. P.T.Đ (thảo luận) 14:17, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Tôi đã nói là tôi đùa thôi mà, không cần nghiêm túc.
Tính theo tuổi Wikipedia, tôi mới có 1 tháng 12 ngày tuổi, tức là vẫn còn nhỏ, chưa phải đã già, nên chắc chắn sẽ kiên nhẫn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:21, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Okie, giờ mới thấy câu trong ngoặc. P.T.Đ (thảo luận) 14:23, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

17:06, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Bài này bên tiếng Việt đang có tên "Phong kiến" trùng với khái niệm "Phong kiến" (Fengjian) Trung Quốc mà ta vẫn hay đề cập. Hai cái này không giống nhau hoàn toàn và ở Wiki tiếng Anh và tiếng Trung đều chia rạch ròi ra làm hai bài với nội dung khá rõ ràng. Bên en.wiki thì có riêng bài Fengjian và bài Feudalism, nhưng tôi nghĩ là ta nên bắt chước bên en.wiki đổi tên thành "Chế độ phong kiến (châu Âu)" và "Chế độ phong kiến (Trung Quốc)". Vì đây là khái niệm phổ biến, nên tôi muốn đưa ra thảo luận chung. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 01:35, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, 1 cái là "Phong kiến" dành cho Feudalism, 1 cái là "Tư tưởng phong kiến" dành cho Fengjian. Thứ nhất, khái niệm về chế độ phong kiến thì tiếng Việt chỉ có một mà thôi. Thứ hai, tôi đọc bài Fengjian bên en.wiki thì có có viết đây là một hệ tư tưởng chính trị, nếu là vậy thì tên tiếng Việt hợp lí cho bài này là "Tư tưởng phong kiến". – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 02:11, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mà tôi nghĩ tốt nhất không nên cứ thấy en.wiki có gì thì nhập về vi.wiki cái đó trong khi tiếng Việt chưa có khái niệm này. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 02:13, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thế là chịu chết :))) Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 02:31, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Bạn đọc thiếu khúc sau and "governance system" (chế độ cai trị). Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 02:17, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Sau một khoảng thời gian nếu không ai ý kiến gì thì mình tự đổi nhé. Bài Fengjian đang dịch máy có thể mình sẽ dịch lại sau, còn ai có kiến thức lịch sử Châu Âu thì dịch bài Feudalism nhé, hiện cũng đang sơ sài lắm. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 03:20, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Chưa đồng ý Bài "Phong kiến" cứ để là "Phong kiến". – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:33, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chú có hiểu anh nói gì không? Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 03:37, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dĩ nhiên là cháu nó không hiểu. :) –  Vô Danh 08:56, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đã hồi lại sửa đổi di chuyển trang của quý thành viên Lính thủy đánh bạc do có ý kiến phản đối. Vui lòng thảo luận tìm đồng thuận trước khi thực hiện sửa đổi gây tranh cãi. Nguyenhai314 (thảo luận) 08:58, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thằng cu phản đối cho hay, chắc nó không hiểu ý tôi và tôi cũng không hiểu ý nó luôn. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 09:01, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, Việt Nam không có phong kiến, hoặc có thì dạng áp đặt từ ngữ, không rõ ràng, cho nó vuông. Có thời Trần thì tôi nghĩ hơi hơi màu sắc. Còn vấn đề chính trong bài là "Phong kiến" = "Phong tước kiến địa" thời Chu của Tàu cũng có vài điểm khác "Phong kiến" = "Feudalism" của Tây luôn, nên mới cần phân định ra. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 09:09, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái bài "Phong kiến cát cứ" là một bài kì quặc. Dịch máy từ tiếng Anh, xong lại chế ra cái tên "Phong kiến cát cứ" chả liên quan gì tới bản gốc tiếng Anh lẫn liên kết inter tới zh.wiki cả. Như kiểu ông này đặt tên bài là Phong kiến xong thấy trùng và đổi đại đi vậy. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 09:16, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bài Feudal này hoàn toàn chỉ nhắc đến phong kiến châu Âu. Tôi nghĩ nên đổi hẳn tên bài thành Phong kiến châu Âu mà không có bỏ ngoặc đơn chữ châu Âu làm gì. –  Vô Danh 09:25, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Nên đổi tên bài. Vô Danh 09:28, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ thì đúng là na ná nhau, nhưng có điểm khác. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 09:31, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ, @Lệ Xuân, @Băng Tỏa, @Nguyentrongphu, @NhacNy2412, @NguoiDungKhongDinhDanh, @Vuhoangsonhn: mời các đấng anh hào vào cho ý kiến về việc đổi tên bài như Lính thủy đánh bạc đề xuất. Còn ai chưa tag nữa thì tag hết vào cho thảo luận nó xôm. Nguyễn Thanh Quang đã bàn về việc đổi tên bài 12 năm về trước nhưng không mấy ai quan tâm. Giờ là lúc phải giải quyết vấn đề tên cho bài viết có tầm quan trọng này. – Dragon Knight 14:43, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nên tách hẳn Phong kiến phương Tây với Phong kiến phương Đông ra thành hai bài. – Hiếu 14:53, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ủng hộ Tôi ít biết về lịch sử, nhưng cũng hiểu hai chế độ phong kiến này khác hẳn nhau. Xin bỏ một phiếu đồng ý phân biệt rõ ràng khái niệm. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:57, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Bài Fengjian có đoạn so sánh giữa Fengjian và Feudalism. Thật sự tôi không biết nếu dịch thì dịch thế nào. Chịu. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 15:01, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lính thủy đánh bạc:
    Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, hai khái niệm này được gọi lần lượt là Phong kiến phương Đông và Phong kiến phương Tây.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:28, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không ổn, phương Đông với phương Tây mập mờ lắm, phương Đông theo SGK của các cụ có thể bao gồm cả Ai Cập, Lưỡng Hà. -_- Dragon Knight 15:34, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Ihsikuyr:
    Phong kiến tập quyềnPhong kiến phân quyền thì sao? Cả hai bài này đều sơ khai, hầu như không có liên kết.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:46, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đừng, không ổn, đừng dựa theo SGK. Sách nó viết kiểu gì ấy, tôi đến giờ đọc lại vẫn không hiểu. "Phong kiến" phải đề cập tới quan hệ Thiên tử - thần tử, "Feudalism" phải đề cập tới Lord - vassal. Như cái link bạn gửi nó lại đề cập tới giai cấp. Mà tôi cứ có cảm giác, theo những ký ức hồi học phổ thông, là từ "phong kiến" được dùng nhiều tới nỗi chúng ta đánh đồng luôn cả "quân chủ" với "phong kiến". Trong sách giáo khoa, bên Tàu thời Minh, Thanh cũng thấy người biên soạn gọi là "phong kiến". Sử phổ thông tôi không thích có cái là chỉ dạy sự kiện chứ không dạy khái niệm, đâm ra học kiểu rập khuôn máy móc, chắc các bạn cũng vì thế nên nhiều người hay ca thán học sử ở Việt Nam. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 15:53, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lính thủy đánh bạc:
    Cả Phong kiến tập quyền/phân quyền cũng vậy?
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:58, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi nghĩ feudalism có thể tạm dịch thành phân quyền của được vì họ cũng dùng từ feudal để nói về thời Nhật Bản chưa thống nhất, bị chia cắt bởi lãnh chúa địa phương. Nhưng fengjian về mặt từ nguyên mà dịch thành tập quyền lại bậy đấy, vì fengjian là chỉ cả bề dày lịch sử phong kiến trung hoa, có thể bao gồm cả thời kỳ cát cứ luôn nên không thể dịch là tập quyền được. – Dragon Knight 15:59, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cơ mà theo những gì Lính thủy nói ở trên thì chuyện thuật ngữ lịch sử ở Việt Nam thật sự đại loạn. :) – Dragon Knight 16:00, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Theo SGK là hỏng hết đấy. Hình như tôi có cảm giác, chỉ cần thời kỳ có vua thồi thì SGK sẽ gọi là "phong kiến" hết, Chu hay Minh cũng thế, phần còn lại thì gọi là "thời hiện đại". Hình như người ta cố chia theo cái kiểu sợ rắc rối cho học sinh hay sao ấy. Trong khi thuật ngữ tiếng Anh nó phân rạch ròi đủ giai đoạn, tiền sử, cổ đại, đế quốc, hiện đại. "Phong kiến" Tàu nghĩa là "phong tước kiến địa", tức là chia đất nước ra cho đám thần tử cai trị thế tập, hiểu đơn giản là dạng nhiều ông vua con trong các phong quốc. Nhưng tới thời Nhà Tần thì tạm coi là phong kiến chấm dứt, vì chuyển sang cai trị theo lối chia hành chính: (quận, huyện), để quan lại cai quản. Tất nhiên, cái hình thức phân phong đất đai này về sau nó vẫn có, nhưng đúng như kiểu phong kiến thời Chu là không còn. (chả hạn như đám vương gia thời Minh, không tham gia hành chính, cũng không cầm quân đội - trừ hai đời đầu, dù cũng được phong "vương" có đất). Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 16:09, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Fengjian sao lại tập quyền được. Không thể. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 16:15, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đề nghị xóa luôn cái bài Phong kiến phân quyền đi, thậm chí chẳng tìm được bài tương ứng để liên wiki là đủ hiểu nó bát nháo thế nào rồi đấy. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 16:18, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lính thủy đánh bạc:
    Vậy có thể sử dụng Phong kiến cho Fengjian và Phong kiến phân quyền cho Feudalism không?
    Dù sao thì Phong kiến cũng là phiên âm của Fengjian từ thời có chữ Quốc ngữ rồi.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:19, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không, vì chả có cài nào trong hai cái trên là tập quyền cả. Mà cái Phong kiến tập quyền tôi nghe cũng rất là chối. Hai cái này khác nhau ở chỗ, cái quan hệ giữa Lord và Vassal nó dường như bình đẳng pháp lý hơn, Vassal có quyền kiện tụng, bỏ khế ước với Lord. Nhưng ở bên Fengjian thì khác, Thần tử không tự tiện lật Thiên tử, hủy bỏ quan hệ quân thần được (Xuân Thu, Chiến Quốc bọn nó đấm nhau chí chóe nhưng vẫn phải để nguyên ngai cho vua Chu, dù là danh nghĩa). Mình thì không biết nhiều về lịch sử âu Châu, nhưng mình thấy, vua Trung Cổ châu Âu thường không có quân thường trực, khi có biến thì kêu bọn baron tới, trong khi đó, quân đội của vua Tây Chu là hùng mạnh nhất. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 16:25, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vassal không có quyền bỏ contract với lord nha. Nếu muốn bỏ thì phải thông qua rebellion. Rebellion thành công thì lord phải nhượng bộ các baron trong một số vấn đề (ví dụ như Đại Hiến chương). Thất bại = đầu nằm trên giáo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:16, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nếu như chỉ có bài Phong kiến châu ÂuPhong kiến Trung Quốc mà xóa đi hoàn toàn bài Phong kiến hoặc đổi hướng/định hướng nó đến 1 trong 2 bài trên thì tôi hoàn toàn  Phản đối. Còn nếu giữ được bài Phong kiến thì tôi  Đồng ý. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 15:19, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thế thì để bài Phong kiến sẽ là trang định hướng, từ đó phân thành bài phong kiến châu Âu và phong kiến Trung Quốc. – Dragon Knight 15:32, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không được. Phong kiến phải là một bài riêng, không thể nào là một trang định hướng hoặc trang đổi hướng được. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:03, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Nãy giờ anh nói chú không hiểu gì. Và chắc cũng chưa thử bật google dịch lên rồi vào đọc cái bài phong kiến dẫn sang bên eng wiki nó ra làm sao. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 17:12, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mấy người xét từ bên tiếng Anh sang tiếng Việt thì kiểu gì mà chẳng phải chia ra 2 khái niệm. Nhưng "nhập gia tùy tục", tiếng Việt rõ ràng có khái niệm "Phong kiến", đừng vì 2 cái khái niệm vớ vẩn bên tiếng Anh đấy mà xẻ đôi một khái niệm của tiếng Việt. Nếu thích thì viết 2 bài mới. Thêm nữa, bài phong kiến hiện tại có vẻ thực chất là bài Phong kiến châu Âu, vậy thì copy nó đem sang Phong kiến châu Âu và chỉnh lại bài Phong kiến cho đúng khái niệm tiếng Việt. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:30, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Trong báo đài, văn thơ, sách vở, trong trò chuyện, trong sách giáo khoa đều chỉ sử dụng một từ "Phong kiến". Âu có thêm "châu Âu" hay "Trung Quốc" vào đằng sau cũng chỉ để mô tả vị trí địa lý chứ cũng chẳng nói một khái niệm khác nào cả. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:34, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng không biết nói thế nào, tôi cũng không có nhiều thì giờ nên chỉ nói nốt câu sau. Theo cảm nhận của tôi, việc xóa bài Phong kiến đi để định hướng đến hai bài Phong kiến châu Âu và Phong kiến Trung Quốc chẳng khác nào xóa bài Toán học đi, định hướng đến bài Đại số và bài Hình học vậy. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:59, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hình học và đại số là 2 nhánh con của toán học. Phong kiến Châu Âu và phong kiến Trung Quốc không phải là nhánh con của "phong kiến" vì 2 khái niệm này khác nhau mặc dù có chút tương đồng và được phát triển độc lập. Trùng tên chỉ là do lý do lịch sử chứ đâu phải ngôn ngữ nào 2 khái niệm này cũng đều trùng tên. Tiếng Anh lẫn tiếng Việt có cả đống khái niệm khác nhau hoàn toàn nhưng trùng tên (ví dụ: nhóm). Tiếng Anh lẫn tiếng Trung đều chia thành 2 bài. Chả có ngôn ngữ nào gộp 2 bài thành 1 bài cả. Báo chí hay viết chữ phong kiến chung chung vì có nhiều lý do. Thứ nhất, các nhà báo nói thẳng ra là chuyên môn sử kém. Bây giờ kêu họ giải thích phong kiến châu Âu và phong kiến TQ khác nhau chỗ nào, khả năng rất cao là họ sẽ không trả lời được. Thứ hai thì có thể là do lười viết và lười nghiên cứu. Viết báo cho các độc giả đại chúng thì dễ vì đa phần không có đủ chuyên môn để đánh giá hay phê bình. Nhưng thử viết bài cho một tạp chí sử thì khả năng rất cao là sẽ bị từ chối xuất bản vì chất lượng chuyên môn là kém. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:10, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy thì tôi muốn bàn tới vấn đề tên gọi. Ví dụ bài Phong kiến Trung Quốc đi. Nó sẽ có 2 nghĩa: một nghĩa là Phong kiến ở Trung Quốc; hai là một thuật ngữ cho một khái niệm riêng. Ở hướng thứ nhất, nó là một bài nhánh thì bắt buộc phải có bài Phong kiến, nhưng mọi người không đi theo nghĩa này mà đi đến nghĩa thứ hai. Ở nghĩa thứ hai, các bạn phải chỉ rõ ở nơi đâu trong tiếng Việt sử dụng cả cụm từ Phong kiến Trung Quốc như một thuật ngữ, một khái niệm hoàn toàn riêng.
    Về việc phân biệt 2 khái niệm này, sách giáo khoa Lịch sử 7 chỉ rất rõ xã hội phong kiến Phương Đông và phong kiến Châu Âu là có điểm khác biệt. Kể cả khi nhắc đến "phong kiến", họ cũng phân làm 2 trường hợp. Nhưng họ cũng chỉ dừng ở việc phân 2 trường hợp chứ họ cũng không có ý định tách thành 2 khái niệm mới. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:19, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Bực mình quá, chú vứt cái cuốn sách giáo khoa của cái môn mà học sinh nước này ít để ý nhất vì quá máy móc và đần độn đi. Cái điểm khác biệt là ở mối quan hệ quân thần giữa hai cái, sách nó cứ viết chủ nô, nông nô đâu đâu, lấy đâu mà rõ ràng. Sách giáo khoa viết theo cái lối sao cho bọn học sinh lười học không phải nhớ ba cái thuật ngữ, học như con vẹt mấy cái form thôi, ví dụ: "Nguyên nhân của chiến thằng Điện Biên Phủ?", "Nguyên nhân của chiến thắng Chi Lăng Xương Giang?" thì cô giáo sẽ xui các chú trả lời là: 1/ "Nhờ sợ lãnh đạo tài tình của ....", 2/ "Lòng yêu nước..." 3/"Đường lối rõ ràng....". Chú hiểu chưa. Nhà Minh, nhà Thanh nó quân chủ chuyên chế lòi kèn ra rồi, trong sách vẫn gọi là "phong kiến" - miễn là có vua nó gọi là "phong kiến" hết. Dựa vào SGK cho mà toi mạng à. Tất nhiên các môn như Toán, Lý, Hóa thì SGK tương đối đáng tin cậy. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 03:27, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không thích. Tại sao tôi phải vứt nó đi trong khi nó cũng là một nguồn. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:35, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi là một người chống lại việc Wikipedia chăn dắt, định hướng và thay đổi các thuật ngữ cho tiếng Việt, nhất là việc thay đổi các từ rất phổ biến. Nếu thực sự không dẫn được nguồn tiếng Việt nào sử dụng Phong kiến Trung QuốcPhong kiến Châu Âu như hai thuật ngữ độc lập (chứ không phải đơn thuần chỉ là Phong kiến ghép thêm vị trí địa lý vào đằng sau) thì đừng có vừa đổi tên mà vừa xóa đi bài Phong kiến. Tôi thì tôi công nhận 2 cái trên là khác nhau, nhưng trừ khi dẫn được nhiều nguồn sử dụng 2 cái đấy như 2 thuật ngữ độc lập, không thì đừng có xóa Phong kiến hoặc biến bài này thành trang đổi/định hướng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:44, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Thôi đi ông tướng. Nói thẳng là học thuật nước ta chưa phát triển, hệ thống thuật ngữ còn què quặt, chưa phổ cập. Ví dụ luôn cái từ Phong kiến này chả hạn, già trẻ lớn bé, hỏi "phong kiến" là viết tắt của cái gì, nó ra làm sao chắc chắn chả biết, chỉ hiểu đơn giản là "à, có vua thì gọi là phong kiến". Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 04:25, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Bài phong kiến thành trang định hướng. Trong đó có phong kiến Châu Âu và phong kiến Trung Quốc. Không thể dựa vào báo chí được vì những người viết báo thì chuyên môn khoa học lẫn lịch sử là rất kém. Nếu giỏi khoa học hoặc lịch sử (phạm trù nghiên cứu sử chứ không phải đọc sử cho vui) thì chắc đã không đi làm nghề viết báo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:22, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi nói với anh em là những cái môn như lịch sử đừng lôi sách giáo khoa phổ thông ra mà tham chiếu. Đến lúc các anh em phải nhìn nhận một bài chủ đề lịch sử nó cũng tương tự một bài chủ đề toán, nó cũng cần có cái chuẩn mực, trong hành văn, trong câu từ và nhất là tính hệ thống trong thuật ngữ. Nhiều anh em cứ phàn nàn với tôi: "Ôi sao viết sử Tàu mà nghe nó Tây thế?", có anh em thì lên FB chê là bài không xứng chọn lọc, vì ngay câu đầu đã dùng một từ lạ là "hoàng triều" (imperial dynaty) để gọi nhà Tống, ấy là vì anh em toàn tiếp xúc với lịch sử Trung Quốc qua tiểu thuyết chương hồi, truyện kể trên báo, phim truyền hình, đâm ra tới khi nghe cái giọng văn "lạnh lùng" thì không quen chứ sao. Nhiều anh em không thuận tai đơn giản chỉ vì từ trước tới nay các anh em xem Lịch sử là một dạng truyện đọc cho vui, chứ không phải môn nghiên cứu. Mà thuật ngữ thì phuơng Tây người ta tạo được hệ thống rồi, tội gì mình không noi theo. Khi viết bài dài, đã "binh lính" thì dùng cả bài, không phải chỗ này dùng từ "binh sĩ", chỗ kia dùng từ "lính tráng". Viết về Đế chế La Mã hay Đế chế Tây Hán cùng thời với nhau, về văn phong viết là từa tựa nhau hết, khác là khác về những danh từ mang tính đặc biệt (giai tầng, chức vụ, văn hóa, xã hội). Có thế, người ta đọc được hai bài mới dễ hình dung so sánh. Và đó mới là Wikipedia. Đây không hẳn là tôi biện minh cho việc tôi mù tiếng Trung đâu. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 03:11, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bàn tới vấn đề tên gọi. Ví dụ bài Phong kiến Trung Quốc đi. Nó sẽ có 2 nghĩa: một nghĩa là Phong kiến ở Trung Quốc; hai là một thuật ngữ cho một khái niệm riêng. Ở hướng thứ nhất, nó là một bài nhánh thì bắt buộc phải có bài Phong kiến, nhưng mọi người không đi theo nghĩa này mà đi đến nghĩa thứ hai. Ở nghĩa thứ hai, các bạn phải chỉ rõ ở nơi đâu, tài liệu nào trong tiếng Việt sử dụng cả cụm từ Phong kiến Trung Quốc như một thuật ngữ, một khái niệm hoàn toàn riêng, chứ không phải "đừng lôi sách giáo khoa phổ thông ra mà tham chiếu". – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:21, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Chú thích nguồn nào đề cập đến sự tồn tại của thuật ngữ phong kiến châu Âu đúng không? Đây SGK lớp 7 của chú chỉ ra rành rành luôn. Còn thích phong kiến TQ ư? Có luôn SGK lớp 10 của chú. :) Thích SGK thì SGK. – Dragon Knight 03:57, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chế độ lãnh địa - phong thần bên Tây Âu là quan hệ tư nhân được khế ước hóa. Bối cảnh là vì mấy thằng mọi gemanic không có chế độ quyền lực công như anh em La Mã thông minh, chỉ có quan hệ tư nhân của đám từ trưởng với bộ thuộc. Nhưng khi thấy ánh mặt trời văn minh thì tiếp thu được trò khế ước. Nhưng bọn Tây Chu thì khác, không có cái trò giao kèo kiểu vậy, anh em hoàng tộc đông chinh, thực dân bọn phía đông xong cử người cùng dòng máu cai trị. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 04:18, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nói tóm lại không phải là "phong kiến" là một bài chung, mà vì một lí do nào đó từ "feudalism" được người Tàu dịch luôn thành "phong kiến" và người Việt ta theo luôn. Chứ hai bài này phải phân làm hai: một bài "feudalism" và một bài "fengjian", cái bài phong kiến hiện giờ được link với bài "feudalism", chỉ nội dung về phương tây thôi. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 04:22, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ihsikuyr: Những nguồn dẫn từ SGK lớp 7 hay lớp 10 kia đơn giản chỉ là "phong kiến" rồi thêm cái vị trí địa lý đằng sau thôi, chứ không phải là một thuật ngữ. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:36, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Lập luận lòng vòng, luẩn quẩn, nói thiệt dài cuối cùng cũng chả ai hiểu chú đang muốn thể hiện cái điều gì. -_- Chắc chú là một thực thể cao cấp từ hành tinh nào đó với tư duy siêu đẳng đến mức người phàm mắt thịt chúng tôi không theo kịp rồi. – Dragon Knight 06:55, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ihsikuyr: Tôi muốn các bạn phân biệt giữa một thuật ngữ và một cụm danh từ. Các bạn đang tạo ra một thuật ngữ thì các bạn phải lấy nguồn có chứa thuật ngữ đó, chứ không phải đơn thuần là một cụm danh từ. Nguồn trong sách giáo khoa đề cập tới đó là cụm danh từ "Phong kiến Châu Âu", khác hoàn toàn thuật ngữ "Phong kiến Châu Âu". Nếu đánh đồng một cụm danh từ thành một thuật ngữ thì sách giáo khoa nói "Phong kiến Việt Nam", "Phong kiến phương Bắc" cũng là một thuật ngữ chăng?
    Lấy ví dụ từ "Thìa vàng". Cụm danh từ "Thìa vàng" để chỉ cái thìa màu vàng". Thuật ngữ (Biệt ngữ) "thìa vàng" để chỉ gia đình quyền quý, giàu có. Cũng như vậy đối với sách giáo khoa kia, họ ghi "Phong kiến châu Âu" thì cũng chỉ là một cụm danh từ, chứ không phải một thuật ngữ lịch sử nào cả. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các bài cách mạng tư sản châu Âu, chỉ ghi mỗi phong kiến, "lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập sự thống trị của tư sản, phát triển kinh tế theo hướng TBCN...", tuyệt nhiên chẳng ghi là "lật đổ chế độ phong kiến châu Âu..." gì cả.
    Tôi thì cũng không căng thẳng quá mức đến như vậy. Nhưng việc các bạn làm là đang chế tạo ra một thuật ngữ không có ở tiếng Việt, mà tiếng Việt thì đang gộp chung 2 khái niệm đó làm 1. Nếu tôi là thành viên mấy năm sau mới tham gia, khi nhìn bài Phong kiến (định hướng), trong đầu tôi chắc sẽ kiểu: Ủa, có bài Phong kiến Châu Âu, có bài Phong kiến Trung Quốc, zậy thì bài Phong kiến ở đâu? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:36, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tiếng Việt gộp chung 2 khái niệm thành 1 là do học thuật trong tiếng Việt còn kém. Không phải vì lý do thuật ngữ chưa phát triển mà ta có quyền gộp chung như vậy. Nói vậy thì mấy thuật ngữ khoa học tiếng Việt chưa có chắc phải gộp chung vô cái khác hết (vậy thì loạn hết)? Thứ hai, không có phong kiến Việt Nam hay phong kiến phương Bắc. Thứ ba, ở những bài cách mạng tư sản châu Âu là viết thiếu chính xác (đúng ra phải là lật đổ phong kiến châu Âu) vì lý do người viết Wikipedia cũng là người bình thường chứ không phải là chuyên gia sử và đặc biệt là tới bây giờ tiếng Việt còn nhập nhằng giữa 2 khái niệm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:58, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Học thuật trong tiếng Việt tôi nói thật là còn kém lắm. Bằng chứng là có rất nhiều từ chuyên ngành trong các ngành khoa học mà tiếng Việt không có (phải xài tạm từ tiếng Anh). Còn vụ này, bạn giải thích sao khi tiếng Anh có 2 tên khác nhau cho 2 khái niệm này? Còn tiếng Trung thì có 2 bài là phong kiến châu Âu và phong kiến TQ chứ không có bài chung chung về phong kiến? Hay ý bạn là người Anh lẫn người Trung học thuật kém hơn người Việt? SGK có nhiều cái sai lắm và bị bốc phốt hoài. Cái gì cũng dựa vô nó thì tiêu. Đôi khi nó đơn giản hóa vấn đề để học sinh đọc cho dễ hiểu chứ tính về độ chính xác thì cũng chỉ tương đối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:26, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thật ra tôi cũng chẳng gắt đến như vậy đâu. Bạn xem cái dòng chữ Đừng nhầm lẫn với Châu Úc ở trong bài Châu Đại Dương này đi. Rõ ràng trong tiếng Việt châu Úc với châu Đại Đương là một, vậy mà chỉ vì cố uốn nắn theo tiếng Anh mà thành ra là sai hoàn toàn. Vì thế mà từ lúc đó đến giờ tôi rất không thích trong việc tiếng Việt mình cố dịch theo tiếng Anh. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:02, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đức Anh Đây không phải là dịch theo tiếng Anh mà là viết cho chuẩn với định nghĩa của các thuật ngữ. Bạn nói dịch theo tiếng Anh, nhưng tiếng Trung cũng không có bài "phong kiến" chung chung thì bạn giải thích sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:19, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đang nghĩ rằng liệu bên tiếng Trung họ cũng dịch theo theo tiếng Anh chăng? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 09:28, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đức Anh Chính xác là tiếng Việt chúng ta lấy từ "phong kiến" từ tiếng Trung chứ chả phải lấy từ tiếng Anh. Để tôi giải thích cho bạn hiểu. Hồi xưa, bên TQ chỉ có Fengjian chứ chưa có tồn tại khái niệm Feudalism nào cả. Mãi sau này khi kiến thức châu Âu du nhập tới TQ, người TQ đặt tên khái niệm Feudalism của châu Âu là "phong kiến" vì thấy nó có một số điểm trùng với khái niệm phong kiến của mình. Để phân biệt, người TQ gọi 1 cái là phong kiến châu Âu và 1 cái là phong kiến TQ. Vì "lý do lịch sử", bây giờ chúng ta vẫn phải gọi nó là phong kiến châu Âu. Tới lượt người Việt Nam mình bê qua thì lại rút gọn lại thành "phong kiến" do kém hiểu biết và học thuật kém phát triển. Ví dụ, "atom" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó có nghĩa là "không thể chia nhỏ hơn" vì người ta tưởng nó là hạt nhỏ nhất. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều thành phần nhỏ hơn "atom". Vậy cuối cùng chúng ta đã dùng tên "atom" sai định nghĩa rồi (vì nó có phải là nhỏ nhất đâu?)! Vậy sao không đổi tên "atom" thành tên mới cho đúng hơn? Vì "lý do lịch sử" nên bây giờ họ vẫn gọi chúng là "atom" vì đó là tên mà các nhà khoa học đã gọi chúng cả ngàn năm nay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:54, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đấy, lão này diễn tả đúng cái gốc rễ vấn đề này. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 10:11, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ vẫn nên giữ lại bài phong kiến nhưng viết lại. Mở đầu viết khái niệm phong kiến là gì (ban tước và đất), đề mục 1 nêu nguồn gốc, xuất xứ, sự hiểu lầm của người Việt,... đề mục 2 viết tóm gọn về phong kiến phương Đông, đề mục 3 viết tóm gọn phong kiến phương Tây. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:19, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Thôi chú đừng lộn xộn trường hợp nhé. Bọn Tây lông nó làm khoa học từ cái thời cố kỉnh chú đang mãi kiếm cái lót dạ, thì đương nhiên là hệ thống từ ngữ học thuật làm sao đu được với bọn nó được, mà không phải mượn về. Anh phải nói lại lần thứ n, là thứ tiếng chú đang dùng tới 2/3 là gốc Hán, nhưng chú cóc được học một chữ Hán nào cả, nên chú và cả toàn dân nước này dùng từ rất máy móc vì có hiểu cái từ mình dùng là gì đâu, toàn theo kinh nghiệm. Tất nhiên, giao tiếp bình thường thì không sao vì ông nào cũng lag như ông nào, nhưng đến khi đụng vào những cái học thuật thì chịu, không sáng tạo thuật ngữ được. Đấy ví dụ đấy, suốt ngày "phong kiến" nhưng "phong" là gọi tắt của từ gì, "kiến" là gọi tắt của từ gì, có nắm được đâu. Đi tin vào bộ sách giáo khoa chục năm không có tiến bộ gì nữa thì... Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 08:11, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chú na ná giống cái một tay trên FB hay cắn trộm anh. Tức là nhiều khi cứ thích khái quát hóa vấn đề lên, ăn to nói lớn, không đi thẳng vào vấn đề. Thành ra, nó không hiểu cái mình nói mà mình cũng chả hiểu nó nói cái gì. Anh biện luận vụ đổi tên này đơn giản là giải thích hai cái khác nhau, nên cần đổi. Còn chú thì cứ lòng vòng ra. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 08:15, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu bác xóa bài phong kiến để định hướng đến 2 bài kia, tức là bác đang tạo ra 2 thứ thuật ngữ (chứ không phải cụm danh từ, nếu nó là cụm danh từ thì bài phong kiến vẫn sẽ được giữ). Và bác phải dẫn nguồn xem nơi nào dùng 2 từ này như thuật ngữ lịch sử, xin nhấn mạnh là phải dùng như một thuật ngữ lịch sử, thì mới được đặt vào tên bài. Nếu không tìm được nguồn thì, một là tìm tên khác có nguồn, hai là để nguyên tên tiếng Anh, ba là để yên cho hiện tại. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:32, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Hai bài nào mà định hướng, chú nắm chưa vững cái tình hình. Giờ bài Phong kiến mà chú đang tính giữ lại đấy, thực chất nó liên kết tới bài Feudalism cũng như có nội dung theo sườn bài tương ứng bên Wikipedia tiếng Anh (tức đề cập tới lịch sử châu Âu), và sẽ được đổi tên thành Phong kiến châu Âu hoặc Phong kiến (châu Âu). Trong khi đó, bài Phong kiến cát cứ (chả hiểu sao dịch máy lại còn đặt tên vô căn cứ) đang liên kết tới bài Fengjian, và sẽ được đổi tên thành Phong kiến Trung Quốc hoặc Phong kiến (Trung Quốc). Hiểu chưa? Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 08:41, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Lính thủy đánh bạc: Ủa thế bác tạo ra hai bài Phong kiến châu ÂuPhong kiến Trung Quốc thì bác có biến cái bài Phong kiến thành trang định hướng không? Tôi nói giữ là muốn giữ lại không cho bài trở thành trang định hướng, đồng thời viết lại bài Phong kiến theo kiểu khác. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:53, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bực mình với thằng em quá. Anh nói mãi, nói mãi chú vẫn không hiểu à. Giải thích rát hơi bỏng cổ là hai cái "phong kiến" này khác nhau nên mới cần phải tách bài, thì chú lại đòi viết gộp chung vào một bài. Có thể từ bé tới lớn chú tiếp xúc với cái từ "phong kiến" này quá nhiều mà lại không biết gốc gác nó ra làm sao, nên đâm ra cứ nghĩ nó là một từ đặc trưng của nước mình. Nhưng không phải. Thậm chí như Phan Khôi còn khẳng định chắc đét là Việt Nam không có "phong kiến", mà tao cũng nghĩ vậy. Chú cứ đi dịch vài bài là chú thấy tiếng Việt nó tù thế nào. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 12:48, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mục đích chính của tôi cũng chẳng đề cập với việc phong kiến là gì, phong kiến phương đông nó khác phương tây ra sao. Quan trọng nhất vẫn là cái tên bài. Những gì tôi nói vòng vo ở bên trên đều muốn nói rằng cái tên Phong kiến châu ÂuPhong kiến Trung Quốc đều không phù hợp. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:22, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nói hoài mà bạn vẫn chưa hiểu. Thôi, thảo luận hoài cũng chỉ đi đường vòng. Wikipedia hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Đợi 1 tuần nữa rồi chốt kết quả thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:24, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Đã có 5 người đồng ý đổi tên bài. Theo những gì thảo luận ở trên thì có vẻ những người đồng ý đều muốn phương án bài Phong kiến sẽ là trang định hướng, từ đó sẽ phân thành 2 bài:
    Phong kiến (châu Âu)
    Phong kiến (Trung Quốc)
    hoặc:
    Phong kiến châu Âu
    Phong kiến Trung Quốc
    Các bạn muốn chọn viên thuốc nào, à nhầm phương án nào? – Dragon Knight 07:20, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bình luận: Về vấn đề này tôi lại liên tưởng đến bài Rồng. Rồng phương Đông và Rồng phương Tây rõ ràng khác nhau về lịch sử, xuất xứ, văn hóa, tính chất. Rồng phương Đông thì thân là con rắn, da vảy cá, sừng huơu, bờm sư tử, đặc biệt là không có cánh, mang một màu chói sáng như vàng, được xem như là một vị thần. Trong khi đó rồng phương Tây thân là một con thằn lằn, có cánh như cánh dơi, biết khạc ra lửa, mang một màu tối u ám và được xem như là một loài mãnh thú hay quái vật, thường gắn với cái ác, sự hung tợn. Với sự khác biệt như vậy đương nhiên chúng có 2 bài riêng. Ấy vậy mà chúng vẫn được xếp chung một mái nhà ở bài Rồng. Vì vậy vậy mà tôi nghĩ ngoài việc có hai bài Phong kiến Châu ÂuPhong kiến Trung Quốc để mô tả 2 thứ tách biệt, thì chúng ta vẫn nên có một bài viết chung về 2 cái này, chỉ là bài đó cần biên tập lại mà thôi. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:37, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn lại đi so sánh khập khiểng. Rồng phương Đông hay rồng phương Tây gì cũng là rồng cả. Cả hai đều là nhánh con của khái niệm rồng. Bất cứ Wikipedia ngôn ngữ nào cũng có bài rồng chung chung, và không có Wikipedia ngôn ngữ nào có bài phong kiến chung chung. Hồi xưa, nếu người TQ không đặt tên Feudalism thành "phong kiến" thì bây giờ bạn có đòi giữ bài phong kiến? Giả sử họ đặt tên khái niệm Feudalism thành tên khác thì sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:27, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Bất cứ Wikipedia ngôn ngữ nào cũng có bài rồng chung chung. Không có Wikipedia ngôn ngữ nào có bài phong kiến chung chung". Đây không nên là lý do. Tôi thấy bạn đưa ra kết luận "Phong kiến Châu Âu và Trung Quốc không phải là nhánh của phong kiến" và "Rồng Đông và Rồng Tây là hai nhánh con của khái niệm rồng" dường như dựa trên cảm tính của bạn chứ bạn chưa đưa ra lý lẽ nào. Nếu xưa người TQ quả thật không đặt tên khái niệm đó là Phong kiến thì thật là tôi cũng không đòi giữ, những đã đặt thì tôi đòi giữ. Và nếu như ngày xưa người ta không gọi quái thú bên Tây là rồng, người tây cũng không gọi một vị thần bên ta là Dragon thì tôi nghĩ đến ngày nay thì dragon thì là dragon, rồng thì là rồng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:19, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thực sự nhìn hai con rồng tôi chẳng biết điểm chung của nó là cái gì. Các bài viết ở các ngôn ngữ đều có 2 đề mục tách bạch riêng cho rồng Đông và rồng Tây. Không biết bạn Nguyentrongphu thấy con rồng Đông với con rồng Tây nó giống nhau ở điểm gì không. Ngay như bộ truyện "7 viên ngọc rồng" là đang nói đến rồng phương Đông rồi, chỉ có rồng phương Đông mới cầm viên ngọc, chứ con rồng phương Tây kia làm gì có. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:33, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Tôi nghĩ điểm chung của hai loại rồng là cùng được hình tượng hoá từ các loài thuộc họ Bò sát (rồng Komodo và rắn), dù sau này rồng Việt Nam ngắn hơn và hơi giống lân. Đoạn còn lại tôi không có ý kiến.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:40, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh: Nếu những lời bạn nói là đúng thì những thông tin đó vẫn quá ít ỏi để gộp 2 con vật làm một. Những sự khác biệt một trời một vực về lịch sử phát triển, vị trí trong nền văn hóa, tư tưởng, các đặc điểm, hình dạng cũng hoàn toàn khác nhau. Cũng chính quá khác biệt, rất ít điểm chung nên bài Rồng ở ngôn ngữ nào cũng tách thành 2 đề mục viết riêng. Nếu thực sự chỉ cần dựa vào một số ít điểm chung để gộp 2 khái niệm thành 1 bài, khi viết bài đó thì lại phân thành 2 đề mục tách biệt; thì chúng ta hoàn toàn có thể gộp 2 khái niệm phong kiến kia thành 1 bài, viết mở đầu một câu kiểu như "Phong kiến là phong tước kiến địa, bla bla, nhưng phong kiến ở CA và TQ thì có sự khác nhau...", sau đó bên dưới viết thành 2 đề mục. Rồi 2 đề mục có link dẫn đến Phong kiến Châu Âu và Phong kiến Trung Quốc. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:50, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Điểm chung là tất cả các quốc gia trên thế giới đều cho rằng chúng đều là sinh vật với tên gọi là "rồng" dù hình dáng có thể khác nhau. Bạn dường như cố tình không hiểu khi tôi đã giải thích đi giải thích lại cho bạn rất nhiều lần rồi. Giờ tôi có giải thích thêm 100 trang giấy cũng vô ích nếu bạn đã không muốn hiểu. Không ai đồng tình với bạn là có lý do hết. Mai hoặc mốt tôi sẽ chốt kết quả, và chúng ta nên move on qua vấn đề khác để thảo luận. Không thể cứ vương vấn chủ đề này hoài được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:51, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu: Không phải là tôi cố tình không hiểu, mà là bạn giải thích nó chưa thuyết phục được tôi. Bạn cứ dẫn chứng từ Wiki này, wiki kia, đó đã là một dẫn chứng chẳng thuyết phục. Lấy wiki đi biện minh cho wiki. Ngoài ra bạn cứ kiểu "nếu ngày xưa không như thế A này thì bây giờ bạn còn như thế B kia không". Đúng, ngày xưa mà không A thì tôi không B; nhưng ngày xưa nó đã như thế A rồi đương nhiên tôi sẽ như thế B kia rồi. Giờ Việt Nam đã thích nói phong kiến cho cả 2 khái niệm, 2 khái niệm cũng có chút ít điểm chung, vậy thì gộp vào 1 bài giống cách gộp của bài rồng luôn đi. Bài Phong kiến Châu ÂuPhong kiến Trung Quốc viết thì vẫn cứ viết. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:02, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không cần phải thuyết phục bạn. Wikipedia hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Bạn thấy luận điểm của tôi thiếu thuyết phục là quan điểm của riêng bạn. Người khác có thể thấy thuyết phục. Thường khi có 2 quan điểm trái chiều. Rất ít trường hợp có người đổi quan điểm. Bởi, chính vì thế nên chúng ta mới có tìm đồng thuận hoặc BQ nếu không có đồng thuận. Thứ hai: định nghĩa phong kiến của VN là sai. Không phải cứ có vua là phong kiến. Thứ ba: người VN không phải là người đặt ra cái tên "phong kiến". Đã đi mượn của tiếng TQ về rồi còn mượn thiếu chữ và áp dụng sai định nghĩa do lười biếng và kém hiểu biết. Thế nhé, tôi sẽ dừng thảo luận này tại đây vì thảo luận tiếp chỉ đi đường vòng và vô ích. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:21, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Luận điểm của tôi dựa trên nguồn hàn lâm của tiếng Trung và tiếng Anh chứ không phải dựa trên Wiki. Tôi lấy Wiki ra làm ví dụ cho bạn dễ hiểu thôi. Mấy ngôn ngữ khác (nguồn hàn lâm) chả có ngôn ngữ nào phân chia theo kiểu tiếng Việt vì đơn giản định nghĩa phong kiến trong tiếng Việt là sai. Sớm hay muộn thì cũng phải sửa lại. Thật ra, chuyện người VN chôm khái niệm từ nước ngoài về xài nhưng áp dụng sai cách cũng thường hay xảy ra. Đây không phải là lần đầu tiên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:42, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thứ nhất, tôi sẽ không định nghĩa phong kiến kiểu VN. Thứ hai, đúng là VN đã dùng khái niệm phong kiến sai, nhưng sai hay không thì không phải là vấn đề, vấn đề ở đây là việc đã từng gọi PKCA và PKTQ cùng là PK. Nếu chiếu theo khái niệm chuẩn (phong kiến tước địa) thì 2 loại phong kiến kia vẫn có điểm chung, kết hợp với việc tiếng Việt cũng từng dùng từ PK một cách thống nhất (không quan tâm đúng hay sai) thì ta vẫn có thể giữ lại bài PK và viết lại sao cho đúng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:37, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn đòi giữ bài "phong kiến" vì tiếng Việt nhập nhằng giữa 2 cái phong kiến nhưng lại không định nghĩa theo kiểu VN? Bạn đang có mâu thuẫn. Điểm tiếp theo, sai thì phải sửa chứ không phải cổ xúy cho cái sai tiếp tục được truyền bá. Chừng nào người VN là người đặt ra cái tên "phong kiến" đi rồi tính (tương tự vụ atom). Bạn có thể ghi 1 dòng trong trang định hướng (phong kiến) là người VN hiện tại dùng chữ phong kiến để chỉ phong kiến châu Âu lẫn phong kiến TQ và chưa phân chia rõ ràng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:50, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người Việt Nam thì chỉ nhập nhằng phong kiến với quân chủ chứ không định nghĩa phong kiến = quân chủ, bên các tài liệu sử học khác thì tôi không nghĩ vậy, để tôi nghiên cứu thêm. Tôi có đọc một số sách và bài viết về sử học, họ không đồng nhất phong kiến với quân chủ, họ có đưa ra khái niệm "phong kiến" và cũng phản bác cách hiểu sai lầm của người Việt. Có lẽ tôi sẽ dựa vào cái đấy. Theo tư tưởng tôi "Wiki không phải nơi để sửa sai, cũng như Wiki tiếng Việt không sửa sai theo tiếng Anh. Các chuyên gia mới là người sẽ sửa sai, Wiki chỉ là công bố điều sửa sai đó. Và các chuyên gia Việt Nam sẽ là người sửa sai cho tiếng Việt (cho dù các bạn không đánh giá cao họ)(trừ khi đây là một khái niệm viết bằng tiếng Anh)", đó là vì sao tôi lại cứ bảo vệ cho bài Phong kiến. Tôi thích sửa sai bằng cách giữ lại bài PK và viết lại đúng khái niệm, điều đó hay hơn việc phân thành 2 bài theo kiểu bên nước ngoài. Tôi đặt mình vào vị trí như là một độc giả của Wiki hơn là một thành viên của Wiki. Các người thân bạn bè của tôi, tôi từng thấy nhiều lúc cách trình bày của Wiki chẳng giúp ích được cho họ, chẳng giúp họ tìm được thông tin mà cũng chẳng giúp họ sửa được nhận thức sai. Tôi cũng xin dừng thảo luận ở đây, nếu có thảo luận tiếp thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Tôi giờ lúc nào cũng đặt mình vào vị trí của độc giả, chứ không nhìn nhận vấn đề như 1 thành viên Wiki (tôi đã tách ra khỏi "văn hóa wiki"), nhiều lúc cũng sẽ bất đồng với các thành viên Wiki, khiến các thành viên cảm giác như tôi là một thành viên mới vậy. Nhiều khi một vấn đề ở Wiki đạt được "sự nhất trí cao" lại có một "phe đối lập" thì cũng khá hay. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 18:40, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn thảo luận chả ăn nhập gì cả. Tôi chưa bao giờ nói nguồn VN nói phong kiến = quân chủ. Nhầm lẫn của nguồn tiếng Việt là cứ có vua là = phong kiến = SAI. Một số chuyên gia đã và đang sửa sai rồi nhé. Đã có nhà nghiên cứu sử người Việt tuyên bố là nước VN không có phong kiến và viết về sự nhập nhằng giữa phong kiến châu Âu vs phong kiến TQ trong tiếng Việt vì thường hay viết tắt thành "phong kiến". Bạn đang bảo vệ cho cái sai của "số đông" trong nguồn tiếng Việt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:51, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Nếu bạn thấy Wikipedia tiếng Việt chưa giúp ích được gì nhiều cho độc giả thì bạn hãy đi mà cải thiện hàng triệu bài trên đây đi chứ nói suông được cái gì? Còn giúp cho độc giả nhận thức được cái sai ở khái niệm "phong kiến" thì dễ rồi. Viết 1 câu trong trang định hướng như tôi đề xuất. Phương án dễ áp dụng mà bạn không xài mà cứ đòi đi đường khó? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:01, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Tôi nói là tôi không có ý kiến, ngoài việc chỉ ra một điểm chung nhỏ của hai loại rồng cho người tự nhận "chẳng biết điểm chung của nó là cái gì", và chỉ có thế thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:53, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh Tôi cũng giống như mấy bạn ở trên thôi, các bạn ấy "chẳng biết điểm chung của 2 loại phong kiến kia là gì". – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:07, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Theo bạn, "tiếng Việt rõ ràng có khái niệm "Phong kiến"". Vậy, cụ thể khái niệm "Phong kiến" mà bạn nói được định nghĩa thế nào?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:11, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể ý đấy tôi nói chưa chuẩn xác. Phong kiến là phong tước kiến địa, có nghĩa là ban tước hiệu và đất đai, đó là khái niệm. Cái chưa chuẩn xác tôi nói ở đây là việc người Việt không dùng phong kiến đúng như khái niệm của nó. Nhưng rõ ràng người Việt có dùng 1 từ phong kiến để chỉ cả 2 khái niệm kia. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:21, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Nếu đến khái niệm của từ mà còn không rõ ràng, thì nội dung bài sẽ phải viết thế nào?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:46, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Định nghĩa phong kiến kiểu sơ sài này thì chỉ có viết Wikitionary được thôi. Tóm lại chính mấy ông biên soạn SGK VN còn chả hiểu cái từ phong kiến một cách đầy đủ hệ thống là gì nữa mà. – Cậu bé chăn bò 07:09, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng thuận được bao lâu thì mới đổi tên bài? – Cậu bé chăn bò 07:15, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Doanh nghiệp/ Doanh nhân nổi bật dựa trên các tiêu chí nào?[sửa | sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi là việc 1 Doanh nghiệp đạt độ nổi bật thì bao gồm những tiêu chí nào? Doanh nghiệp có giải thưởng đạt Cờ thi đua của Chính phủ cao hơn Bằng khen Thủ tướng thì có đủ độ nổi bật hay không? Hoặc Huân chương Lao động hạng 3 có đủ độ nổi bật hay không? Các giải thưởng như nào được gọi là nổi bật? Ngoài ra, cá nhân nổi bật ngoài việc được quy định trên Wiki thì nếu có giải thưởng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới thì có được gọi là nổi bật để đưa lên Wiki hay không? Xin cảm ơn? thảo luận quên ký tên này là của Votanlocvndt (thảo luận • đóng góp).

@Votanlocvndt:
Mời bạn xem Độ nổi bật (tổ chức và công ty), Bài viết đầu tiên của bạnXung đột lợi ích.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:03, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Bạn ấy đang muốn hỏi về các loại giải thưởng, tuy nhiên trong các link bạn đưa ra có vẻ không đề cập gì tới giải thưởng cả... – Tiểu Phương 話そう! 03:11, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp:
Tôi không biết loại hình doanh nghiệp của chủ thể bạn ấy muốn viết là gì, nên không thể trả lời rõ ràng được.
Nếu đó là trường học, thì trường đó sẽ nghiễm nhiên đủ nổi bật nếu có Huân chương Lao động hạng 3 trở lên, theo Độ nổi bật (trường học).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:15, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Mình đang muốn hỏi 1 Doanh nghiệp/ Doanh nhân đạt giải thưởng nào là đủ gọi là nổi bật? Liên kết bạn đưa rất mơ hồ, như vậy thì việc biểu quyết 1 bài viết sẽ trở nên cảm tính chứ không thực sự rõ ràng về nhận định 1 Doanh nghiệp hay Doanh nhân thực sự nổi bật? Doanh nghiệp mình muốn hỏi là 1 doanh nghiệp thương mại! thảo luận quên ký tên này là của Votanlocvndt (thảo luận • đóng góp).
@Votanlocvndt:
Đây là quy định hiện tại của Wikipedia. Vì cơ chế hoạt động của Wikipedia là đồng thuận, các thành viên khác sẽ là những người đánh giá độ nổi bật nếu bài bị đưa ra Biểu quyết xoá bài. Tuy nhiên, bạn có quyền tạo bài, và nên làm vậy nếu bạn chắc chắn không viết về chính công ty của mình hoặc tổ chức có liên quan mật thiết.
Ngoài ra, sau khi thảo luận, bạn cần ký tên bằng đoạn mã ~~~~.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:28, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Vậy cụ thể Doanh nghiệp/ Doanh nhân đạt được giải thưởng tối thiểu ở cấp như nào gọi là nổi bật để có thể giữ bài viết? Chứ việc đồng thuận cũng chỉ mang tính chất cảm tính của thành viên khi họ biểu quyết xóa bài, chưa kể đến việc các thành viên hợp tác với nhau để thỏa thuận việc xóa bài viết nào đó hoặc giữ 1 bài viết nào đó hoặc hợp tác để thu phí 1 đơn vị nào đó để giữ bài viết trên Wiki bởi như theo mình tìm hiểu thì BQV và User cũng không khác nhau là mấy? Như thế thì tiêu cực rõ ràng, vì chỉ cần 5 thành viên có sự thỏa thuận với nhau là được? Mà điều này thì không có gì là không thể? thảo luận quên ký tên này là của Votanlocvndt (thảo luận • đóng góp).
@Votanlocvndt:
Chỉ có những người dùng đủ điều kiện mới có quyền bỏ phiếu. Bất cứ thành viên nào tạo đồng thuận giả bằng tài khoản rối sẽ bị cấm ngay lập tức và huỷ mọi phiếu đã bỏ. Tôi nghĩ thuyết phục số đông các thành viên nhiều kinh nghiệm ở đây ăn hối lộ là chuyện không thể. Nếu thấy quy định này có vấn đề, anh có thể hoạt động trên Wikipedia đến khi đủ tiêu chí, rồi mở biểu quyết tìm kiếm đồng thuận.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:43, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Bạn trả lời giúp mình câu hỏi trên, còn việc các thành viên 100% không hối lộ hoặc thỏa thuận ngầm với nhau bạn có chắc chắn được không? Bạn quản lý được việc này hay sao? Trong khi những người đạt đủ tiêu chí bỏ phiếu ở trong này không hề thiếu, họ có thể thỏa thuận ngầm với nhau làm sao bạn có thể đảm bảo được điều này? thảo luận quên ký tên này là của Votanlocvndt (thảo luận • đóng góp).
@Votanlocdtvn:
Nếu tôi nhớ không nhầm, trước giờ chưa có doanh nghiệp được đưa bài lên Wikipedia tiếng Việt nhờ hối lộ thành công cả. Nếu anh không tin, anh có thể thử.
Còn chữ ký thì chỉ cần 4 dấu "~" thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:54, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Ok bạn! Bạn khẳng định như thế thì mình không còn gì để nói, vì đấy là ý chủ quan của bạn, còn việc 100% chắc chắn không thành viên nào thỏa thuận ngầm với nhau thì mình không rõ có hay không vì bản thân mình cũng thể kết luận được! Với lại, bạn trả lời giúp câu hỏi mình hỏi từ đầu được không ạ? Votanlocvndt (thảo luận) 03:58, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Votanlocvndt:
Tôi xin được trả lời lại: "Nếu anh chắc chắn không viết về chính công ty của mình hoặc tổ chức có liên quan mật thiết", anh có quyền viết bài. Sau đó, nếu không có ai nghi ngờ độ nổi bật, bài sẽ được giữ. Nếu có, người đó sẽ phải đặt bản mẫu này một tuần để những người khác có cơ hội sửa bài trước khi đưa ra Biểu quyết xoá bài.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:04, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Trời ơi! Bạn ơi, mình đang muốn hỏi cái câu hỏi về tiêu chí về độ nổi bật của Doanh nghiệp/Doanh nhân ở việc đạt được giải thưởng cấp Chính phủ, Nhà nước,... thì có gọi là đủ độ nổi bật hay không? Câu trả lời của bạn thì mình đã tìm hiểu và đã biết rồi bạn! Votanlocvndt (thảo luận) 04:11, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Votanlocdtvn:
Mời anh tạo bài trước. Nếu thành viên nào đó nghĩ chủ thể không đủ nổi bật, người đó sẽ đặt bản mẫu. Nếu không, bài sẽ vẫn tồn tại và phát triển.
Ví dụ (không tương đồng): Super 9.
Bài này hiện đang được đưa ra Biểu quyết xoá lần đầu tiên, dù đã được tạo từ 3 năm trước.
Tức là, nếu có người nghi ngờ độ nổi bật, người đó sẽ đặt biển. Nếu đủ nổi bật (ví dụ như bài Sơn Tùng M-TP), bài sẽ được bỏ phiếu giữ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:20, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Votanlocvndt: Bạn cứ nêu tên doanh nghiệp nào được thảo thuận đưa lên đây ăn tiền, tôi sẽ xem xét và nếu không nổi bật thì đem biểu quyết xóa ngay. Cảm ơn bạn!  A l p h a m a  Talk 05:30, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khi tra [16] thì VN Đà Thành Group chỉ 63 kết quả, đa phần từ các trang hồ sơ công ty ở đầu kết quả, bài cũng có nhiều nguồn khác. Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/VN Đà Thành Group là cực khách quan, 1 người đề cử xóa, 5 người khác nhau cho ý kiến? Ý bạn là ăn tiền chỗ nào? Bạn có thể viết lại sau 1 tháng theo quy định đã nêu và vui lòng đọc kỹ quy định.  A l p h a m a  Talk 05:33, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Bạn có thể trả lời câu hỏi phía trên của mình được không? Còn việc DN nào được thỏa thuận lên đây ăn tiền thì nếu mình biết thì nói làm gì? Ai làm người nấy biết, mình ko quan tâm chuyện đó? Topic này chủ yếu hỏi câu hỏi ở trên về tiêu chí độ nổi bật? Mong bạn có thể trả lời giúp! Còn riêng việc bài viết của mình bị xóa vì không đủ độ nổi bật, mang tính PR, Quảng cáo,... thì điều này mình ko bàn, chỉ là việc đến 1 user bình thường đến việc viết đúng chính tả còn sai thì để biểu quyết 1 bài viết về Doanh nghiệp của mình để chấp nhận biểu quyết đó xóa bài thì cũng đến thua cho khả năng đọc hiểu tìm hiểu và tiếp cận thông tin về Doanh nghiệp đó! Nói chung, vấn đề ở đây là cảm quang về tư tưởng cá nhân, sự nhận định mang tính chủ quan là chính, chứ chẳng dựa trên một tiêu chí nào để gọi là biểu quyết công khai, đơn giản chỉ là đủ điều kiện biểu quyết, còn muốn biểu quyết thế nào là tùy cảm quang mỗi người! Việc có tìm hiểu hay không thì chỉ có người biểu quyết biết, nhưng việc ý kiến của họ thì được chấp nhận công khai! Như vậy có công bằng không nhỉ??? Votanlocvndt (thảo luận) 07:09, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn xem Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) theo tiêu chí chính. Chỉ dựa vào tiêu chí này để đánh giá có phần chủ quan, nhưng Wikipedia không có quy định cứng và phải tùy vào từng trường hợp.  A l p h a m a  Talk 09:27, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Votanlocvndt:
Thông tin thêm: Wikipedia:"Bỏ qua mọi quy tắc" nghĩa là gì?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:31, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Nếu nói như trong quy định đó thì cái sự nổi bật này cũng chỉ mang tính cảm quan, và là chủ quan của những người đủ điều kiện biểu quyết! Ngoài ra, câu hỏi của mình là Doanh nghiệp/ Doanh nhân đạt được giải thưởng Cấp nhà nước ở cấp độ nào thì được coi là sự nổi bật, ví dụ Băng khen cấp tỉnh, bằng khen cấp Bộ hoặc tương đương, Bằng khen Thủ tướng, Cờ thi đua của Thủ tướng, Huân chương Lao động các hạng, Huân chương Độc lập các hạng,... những điều này nếu thực tế Doanh nghiệp/Doanh nhân không có độ nổi bật hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội,... thì làm sao đạt được các tiêu chí của giải thưởng này? Thế thì có được gọi là nổi bật ở Wiki hay là không? Nếu không áp dụng các hình thức này cho 1 Doanh nghiệp/ Doanh nhân trên Wiki thì thực tế cái được gọi là nổi bật này nó cũng chỉ là những ý kiến chủ quan và chẳng có gì là công bằng cả! Bởi bản chất của việc nổi bật của 1 Doanh nghiệp/ Doanh nhân nó không phải chỉ ở Google, Facebook, hay ở nước ngoài,... nó có thể nổi bật trong nước, trong tỉnh, hoặc 1 vùng miền nào đó, họ có đầy đủ các bằng chứng pháp lý về những quyết định khen thưởng cấp nhà nước thì họ vẫn là nổi bật so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ! Và chưa kể đến việc những Doanh nghiệp đạt được các giải thưởng cấp Chính phủ hoặc Nhà nước thì ít nhất họ hoạt động hiệu quả không dưới 5 năm! Do đó cái độ nổi bật mà Wiki tự quy định thực tế là phụ thuộc vào các BQV và User đủ điều kiện Vote bài mà thôi! Vậy thì Wiki đâu thể gọi là công bằng, khách quan được? Việc khách quan nó phải được đánh giá cụ thể bằng chủ quan và sự công nhận của các tổ chức hoặc quốc gia đó đánh giá! Chứ chỉ dựa vào sự chủ quan và kiến thức của BQV và thậm chí User còn viết sai chính tả thì... Chẳng biết nói gì hơn!

Wikipedia hoạt động theo mô hình đồng thuận, về bài viết của bạn tôi nghĩ bạn có thể viết lại sau 1 tháng khi bài viết bị biểu quyết xóa. Khi đó, việc đánh giá độ nổi bật sẽ tiến hành lại. Hoặc bạn có thể làm cách nhanh hơn, Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang để mở biểu quyết đánh giá lại. Lưu ý, bạn phải xem xét thật kỹ và đối chiếu xem bài viết và độ nổi bật của Wikipedia. Thứ nhất, Wikipedia không khuyến khích người dùng tự viết bài cho bản thân, công ty,.. của mình vì điều đó có thể thiếu trung lập. Thứ hai, việc bạn cố chứng minh rằng trình độ của biên tập viên Wikipedia thấp kém hay chủ quan khi đánh giá sai bài viết khiến bạn mất thời gian và lẩn quẩn ở đây. Tôi không thấy điều gì bất thường ở Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/VN Đà Thành Group.  A l p h a m a  Talk 10:02, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Bạn có thể tạo lại bài sau 1 tháng. Tuy nhiên, nếu bài không có thông tin gì mới thì có thể bị xóa nhanh. Và, Wikipedia không khuyến khích (gần như là cấm) chuyện nhân viên hay ai đó có liên quan đến doanh nghiệp tự đi viết bài về doanh nghiệp của mình. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp của bạn thật sự đủ nổi bật thì phải có nhiều nguồn (báo) viết về nó chứ nhỉ? Chả có gì là chủ quan. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:38, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Rốt cục rồi cũng chẳng ai trả lời được câu hỏi của mình cả! Và thực sự mà nói thì mình không hề có ý chê bai gì về kiến thức của BQV hay User của Wiki, nhưng cái cách mà thành viên Wiki sử dụng một cách chủ quan để đánh giá 1 bài viết về Doanh nghiệp/ Doanh nhân thì thực sự không có gì gọi là công bằng khách quan như các tiêu chí của Wiki đưa ra! Còn việc 1 cá nhân viết bài về Doanh nghiệp của mình là điều bình thường, bởi chỉ có họ mới đủ hiểu biết về bản thân doanh nghiệp của họ, còn người khác viết về họ, tuy có thể là khách quan nhưng có chắc là họ đủ sâu sát và kiến thức về DN đó để trình bày, hay cứ viết theo như kiểu trên mạng bảo sao viết vậy? Chưa kể đến những yếu tố tiêu cực khác về việc viết bài bôi xấu, hoặc có những thứ tự biên tự diễn và bôi nhọ những DN kia, và rồi vẫn tồn tại trên Wiki để rồi được cho đó là khách quan là bằng chứng từ các trang như RFA, BBC,... Vậy thì đâu mới là công bằng, là khách quan? Và chốt lại, ý kiến chủ quan của BQV và thành viên đủ điều kiện vote bài viết thì vẫn cao hơn những giải thưởng cao quý của chính phủ và nhà nước công nhận để áp vào cái gọi là tiêu chí cho độ nổi bật được định nghĩa cực kỳ mơ hồ thì được gọi là khách quan, công bằng thì thật là nực cười! Votanlocvndt (thảo luận) 00:49, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sau đây là những giải thưởng doanh nghiệp của bạn, rất tiếc không có cái nào gọi là nổi bật và đáng chú ý. Một giải thưởng nổi bật là giải thưởng thường phải có bài viết riêng ở Wikipedia, ví dụ Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Huân chương Lao động. Bạn dẫn cờ thi đua cấp tỉnh, bằng khen,... làm gì, nhiều công ty cũng có nhiều vô số kể.

Wikipedia là 1 tổ chức ở Hoa Kỳ, không phải của Chính phủ Việt Nam vì vậy những giải thưởng "cao quý" nhỏ lẻ cấp tỉnh, cấp Bộ không nổi bật thì không có tính quyết định nổi bật. Rất tiếc là như vậy! PS: Một doanh nghiệp nổi bật là 1 doanh nghiệp buộc người ta phải tự viết bài về mình chứ không phải để người của công ty viết bài thì sẽ hay hơn.  A l p h a m a  Talk 01:23, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Bạn nghĩ cái Cờ thi đua của "Thủ tướng Chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào" là giải thương nhỏ lẻ cấp tỉnh thì cũng đến chịu với bạn rồi! Các chứng nhận khen thưởng cấp Bộ bạn gọi là nhỏ lẻ, Giải thưởng quy hoạch quốc gia bạn cũng bảo là nhỏ lẻ thì chịu rồi! Và cũng ok luôn với bạn quan điểm là Wiki là tổ chức của Mỹ thì ok bạn, mình không cần giải thích gì thêm! Nó chẳng qua cũng chỉ là 1 tổ chức vô thiên vô pháp với sân chơi của riêng nó thôi! Cảm ơn bạn đã nhiệt tình! Votanlocvndt (thảo luận) 02:20, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"Thủ tướng Chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào" không phải là giải thưởng nổi bật. Không phải bất kỳ giải thưởng nào do Chính phủ ở 1 quốc gia nào đó chỉ thị thì đó là giải thưởng nổi bật, còn xét nhiều yếu tố, thông thường tốt nhất là giải thưởng phải có bài riêng như Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (http://giaithuong.org.vn/). Khi nào doanh nghiệp của bạn có giải thưởng như này thì hãy xem xét lại. Đúng, Wikipedia là sân chơi vô pháp vô thiên vì vậy phải tuân theo quy định của Wikipedia là điều đương nhiên. Việc lấy 1 Chính phủ nào đó áp đặt lên đây là điều vô lý và có phần nực cười (vì tôi có giải thưởng Chính phủ chỉ thị nên các ông phải nghe rõ và tuân thủ để bài công ty tôi có mặt)? Tôi đã giải thích rất rõ và tôi cũng nghĩ bạn đã hiểu. Trân trọng!  A l p h a m a  Talk 02:29, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Mình không hề có ý nói là phải áp đặt nhưng việc phân cấp theo các giải thưởng cấp Chính phủ và Nhà nước nó đều có cấp bậc riêng của nó! Để đạt được điều đó nó phải có những tiêu chí cụ thể và rõ ràng, Doanh nghiệp/Doanh nhân phải hoạt động như thế nào mới có được những cái đó! Còn việc Wiki là sân chơi riêng và áp đặt luật của Wiki thì mình sẽ ko ý kiến gì nữa, bản chất nó cũng vậy thôi! Cảm ơn đã giải thích! Votanlocvndt (thảo luận) 02:43, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Votanlocvndt: Tôi nói đơn giản để không mất thời gian Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Wikipedia có nhiều phiên bản, nhung chung quy lại thì nó là một tổ chức tại Hoa Kỳ nên tính ràng buộc pháp lý tại các vùng lãnh thổ là có nhiều mâu thuẫn. Nó chỉ có sườn khung quy đinh chung để hoạt động "tạm ổn" tại các phiền bản ngôn ngữ. Luật hoặc đạo luật mỗi quốc gia luôn cập nhật quy định để vá lỗ hổng, thì wikipedia cũng vậy. Ví dụ thực tế, khi bạn hoạt động doanh nghiệp mà có nhiều luật định trái khoáy làm doanh nhgiệp trong ngành bạn bị tổn hại thì bạn phải nhờ ông Chủ tịch nước của Việt Nam hoặc đề xuất Quốc hội của vùng Việt Nam đề xuất nhằm sửa đổi và bổ sung luật. Thay vì chỉ trích người dùng của vi.wp (có thể một người Trung, người Thái, người Mỹ, người Đức, người Việt, người Nhật, người Đài Loan, vân vân), bước đầu tiên hay thảo luận về đề xuất sưả đổi quy định của wikipedia. Tôi lưu ý bạn, bạn đang đề xuất sửa đổi và bổ sung thêm tính nổi bật cho doanh nghiệp địa phương của một vùng lãnh thổ (cụ thể là Việt Nam), tức là quy định địa phương bổ sung. Bạn cũng thể đề xuất bổ sung thêm tiêu chuẩn cho doanh nghiệp địa phương của Nam Phi hoặc Ý. Không nên kêu ca về quy định chung vì nó áp dung chung cho nhiều phiên bản ngôn ngữ; muốn bổ sung một quy định địa phương thì nên mở biểu quyết cập nhật, còn cộng đồng có chấp nhận hay không thì cá nhân tôi không bàn. Công kích cá nhân là bước thất bại đầu tiên trong quá trình tranh luận, và có thể không ai còn muốn nghe bạn trình bày vấn đề. Trân trọng.--Nacdanh (thảo luận) 06:09, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nacdanh: Mình đã hiểu vấn đề từ những bình luận ở trên, và khẳng định ở đây mình không có không kích cá nhân nào cả? Và mình nói thằng vào vấn đề của Wiki về việc suy xét độ nổi bật của Doanh nghiệp/Doanh nhân, xét cho cùng thì cũng chỉ dựa vào cảm quan chủ quan của user đủ điều kiện chứ chả có cái gì được gọi là công bằng hay khách quan ở đây cả! Và mình cũng hiểu ý của bạn là Wiki không phải hoạt động dựa trên ngôn ngữ và quy tắc của từng Quốc gia hay vùng miền, mà Wiki hoạt động bằng tất cả các thành viên tự nguyện, và tất cả họ chả cần phải để ý đến các quy tắc hay luật định của ai cả, chỉ cần đúng theo tiêu chuẩn của Wiki là được, còn ngôn ngữ nào cũng vậy! Việc này đã được khẳng định bởi bạn ở trên: "Wiki là 1 tổ chức của Hoa Kỳ", mình đã rất rõ ràng! Cảm ơn bạn! Votanlocvndt (thảo luận) 07:03, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Votanlocvndt: Có lẽ bạn chưa hiểu vấn đề, tôi sẽ nói ngắn gọn. Khi Wikipedia tiếng Việt chưa có quy định bổ sung cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, thì theo quy định sẽ bị biểu quyết xóa và do cộng đồng quyết định. Vì điều này hoàn toàn đúng theo quy định hiện tại. Ý nhấn mạnh của tôi ở đây và bạn đã bỏ qua, nếu muốn nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam không bị tình trạng biểu quyết xóa và những vấn đề tương tự, bạn hãy đề xuất thảo luận và biên khảo trình bày vấn đề đề cộng đồng bổ sung thêm quy định cho tính địa phương. Nếu đề xuất của bạn được thông qua, những thành viên cố tình đưa doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chuẩn nổi bật mới sẽ bị cấm hoạt động và bài viết của bạn sẽ tồn tại vĩnh viễn tại đây. Mấu chốt là hãy sọan thảo các đề xuất bổ sung và sửa đổi quy định thật khúc chiết và có tính ràng buộc pháp lý cao của Việt Nam; trong đề xuất của bạn phải chứng minh được những bổ sung đó có tính pháp lý cao tại Việt Nam, không phải là một dạng phong trào hoặc tuyên dương cho có lệ. Wikipedia hoạt động dựa theo quy định cứng, không ai có quyền phá bỏ quy định, người vi phạm quy định sẽ bị cấm hoặc nhiều hình thức xử lý khác nhau. Hãy tập trung vào sửa đổi quy định và cộng đồng sẽ tuân theo. Bài viết của bạn có thể được viết lại trong một tháng sau, nhưng có bị xóa hay không phụ thuộc vào đề xuất mới của bạn. Vấn đề của bạn bây giờ là hãy sọan thảo các đề xuất bổ sung và sửa đổi quy định thật khúc chiết và có tính ràng buộc pháp lý cao của Việt Nam; trong đề xuất của bạn phải chứng minh được những bổ sung đó có tính pháp lý cao tại Việt Nam, không phải là một dạng phong trào hoặc tuyên dương cho có lệ. Trân trọng.--Nacdanh (thảo luận) 07:30, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thế giới này vốn dĩ nó có công bằng đâu mà bạn cứ than? Còn về khách quan thì tôi thấy hoàn toàn khách quan khi dựa trên số lượng nguồn uy tín + giải thưởng uy tín. Doanh nghiệp của bạn không có cả hai nên bị xóa là đúng. Không phải cứ giữ bài = khách quan, xóa bài = cảm quan chủ quan. Wikipedia có quy định riêng của nó, và tất cả mọi thành viên phải tuân theo. Bạn muốn gia nhập sân chơi này thì phải tuân theo quy định của nó hoặc thuyết phục mọi người thay đổi quy định. Bạn suốt ngày cứ la làng công bằng với chủ quan thì nó vô ích và sẽ bị phản dame. Vậy nhé, bạn muốn nói gì thì nói nhưng kết quả thì doanh nghiệp của bạn không đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:39, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một bài viết bổ sung cho luận điểm "thế giới vốn dĩ không công bằng": Giả thuyết thế giới công bằng.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:47, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là chúng ta nên có bài luận viết riêng về vấn đề này chứ không lâu lâu lại có 1 ông nào đó như vụ Trần Phương Math nhảy ra tranh luận thì cộng đồng rất mất thời gian giải thích. Mà có cố giải thích thì bản chất người ta cũng không hiểu, nên viết bài luận kiểu study case để các vị ấy đọc hiểu.  A l p h a m a  Talk 10:50, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có ai thử search "Cửu Long JOC" rồi nói xem doanh nghiệp này có nổi bật hay không mà bị xóa nhanh? hay Huân chương Hạng nhất với cái danh Công ty Khai thác thứ 2 sau Vietsovpetro không đủ nổi bật trong ngành? – Nuithay (thảo luận) 01:13, ngày 29 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đến đây thì mình đã hiểu những gì đã và đang hoạt động trên Wiki và cũng không muốn tranh luận nữa! Cảm ơn các bạn đã nhọc tâm! Votanlocvndt (thảo luận) 08:01, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

BV3. Bài viết mới được tạo ra có nội dung sao chép từ một bài viết đã có sẵn[sửa | sửa mã nguồn]

hình như cái này bị sai Db-same|article=Tiêu đề bài viết hiện có, phải là Db-same|Tiêu đề bài viết hiện có .Khánh Snake (thảo luận) 05:10, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn. Tôi sẽ chú ý.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:12, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Tôi nghĩ lên sửa lại đoạn này. Thân mến Khánh Snake (thảo luận) 05:17, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã fix để thêm tham số article.  A l p h a m a  Talk 05:22, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết này đang ế, tôi nghĩ các bạn nên cho ý kiến để biểu quyết có thể kết luận được. Nếu các biểu quyết ế thế này, những biểu quyết sau đó chắc phải chuyển thành thảo luận tìm đồng thuận.  A l p h a m a  Talk 01:45, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận tìm đồng thuận cần ít phiếu hơn nhưng ngược lại tỉ lệ thuận phải trên 80% mới được thông qua (theo tiền lệ) vì không đạt được đồng thuận mới phải BQ. Chúng ta chưa có quy định cụ thể về thảo luận tìm đồng thuận nên phải theo tiền lệ cho tới khi có quy định mới về chuyện này được thông qua. Còn BQ đúng nghĩa thì chỉ cần trên 50% thuận là thông qua. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:17, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một biểu quyết thì tối thiểu phải có 10 phiếu mới kết luận được theo Quy chế biểu quyết, có một số quy định quan trọng đều dưới 10 phiếu để kết luận trước kia khiến Wikipedia chứa những quy định dở khóc dở cười.  A l p h a m a  Talk 10:41, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một phần là do sự thờ ơ của cộng đồng. Một số BQ gửi thư mời 5 lần 7 lượt mà có mấy ai chịu bỏ ra 5-10 phút để đọc và bỏ phiếu? Đây là dự án tự nguyện nên tôi cũng chả dám trách ai nên ai thích làm gì thì cứ làm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:23, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Việc thành viên mở biểu quyết liên tục đòi thay đổi, đòi dân chủ, đòi quyền lợi, đòi công bằng khiến Wikipedia phải trả giá quá đắt là mọi người bây giò thờ ơ và ngán ngẩm tham gia. Ngay cả với các BQV kỳ cựu cũng tuyên bố là không tham gia bỏ phiếu. Cũng như bạn, tôi chả dám trách ai.  A l p h a m a  Talk 08:07, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sự thờ ơ, xu hướng ngại va chạm và nhắm mắt làm ngơ đã có từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới có. Hồi xưa thì không cần ít nhất 10 phiếu nên nhiều BQ vẫn thành công mặc dù chỉ có 5-6 phiếu. Bây giờ, có quy định phải có 10 phiếu thì mới thấy rõ hơn sự thờ ơ. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên hạ xuống vì nếu hạ xuống thì sẽ không có sự khác biệt gì giữa thảo luận tìm đồng thuận vs biểu quyết. Ngoài đời thật cũng vậy, sự thờ ơ đôi khi đi kèm những hậu quả nghiêm trọng (ví dụ sông và suối bị ô nhiễm & rừng bị chặt phá nhưng ít ai lên tiếng phản đối). Ví dụ trên Wikipedia nhiều BQ không được thông qua do thiếu phiếu và gây ra một số bất cập trong môi trường Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:33, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

References[sửa | sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi về Đề mục cũng như Bản mẫu References trên các các trang bài viết Wikipedia. Tôi thấy các đơn vị ở Việt Nam thường dịch là "Tham chiếu", tức là gồm cả Tham khảo và Đối chiếu. Cụm từ này là sát nhất với nghĩa trên wiki. Vậy tại sao ta không đổi dịch nghĩa "Tham khảo" trước nay thành Tham chiếu? TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 02:55, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Điều bạn nói có thể đúng nhưng tôi thấy dùng từ Tham chiếu có vẻ hơi chuyên môn so với kiến thức của độc giả nói chung.  A l p h a m a  Talk 03:22, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Để mà đổi tham khảo thành tham chiếu bây giờ quá tốn sức, và cũng không có ảnh hưởng quá to lớn đến nội dung bài, nên theo mình thấy thì cũng không quá cần thiết. – Tiểu Phương 話そう! 03:55, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@AlphamaBluetpp: Có thể mình ở trên Wiki cũng lâu rồi nên mấy cụm từ như Tham khảo hay Tham chiếu mình cũng không còn thấy hàn lâm, chuyên môn gì nữa. Nhưng cũng giống như mọi người khác, thời gian đầu vào Wiki sẽ thắc mắc tại sao ko phải là "Chú thích" mà lại là "Tham khảo", vì đây rõ ràng là note lại những fact về nội dung đó mà. Với lại mình nghĩ việc thay đổi nếu có ở thời điểm bây giờ cũng không quá tốn sức, chỉ cần chạy bot thay các đề mục Tham khảo thành Tham chiếu là được. Bản mẫu cũng nên đổi tên, những bài viết cũ vẫn sẽ đổi hướng đến Bản mẫu:Tham chiếu mới. Tuy nhiên, e rằng con số cần thay đổi bây giờ sẽ là cả triệu bài viết. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 11:05, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về chạy bot không ai làm được lúc này đâu.  A l p h a m a  Talk 11:10, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể ví dụ cho câu "Tôi thấy các đơn vị ở Việt Nam thường dịch là "Tham chiếu"" không? Không tính đến thuật ngữ reference trong ngữ cảnh khoa học máy tính. P.T.Đ (thảo luận) 17:42, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Và tại sao Tham chiếu là gồm cả Tham khảo và Đối chiếu? Bạn tự nghĩ ra? P.T.Đ (thảo luận) 17:46, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Theo như từ điển Soha thì Tham chiếu được dịch nghĩa là: căn cứ, dựa vào để tham khảo và đối chiếu. Và từ "Tham chiếu" không chỉ có trong ngữ cảnh IT, mà nó còn xuất hiện ngay trên Wiki trong ngữ cảnh Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu ("Common European Framework of Reference" for Languages). TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 13:05, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy một vài trường hợp đơn lẻ có phải là "thường"? Từ điển Cambridge dịch Reference là Sự tham khảo, và nghĩa này được dùng phổ quát rất nhiều trong các tài liệu bách khoa, sách vở, luận văn. Trường hợp bạn đưa ra chỉ là số nhỏ, nói thật là như vậy. Ví dụ, tôi cũng biết đôi chút về khoa học đất, và WRB (World Reference Base for Soil Resources) được dịch là "Cơ sở Tham chiếu Toàn cầu về Tài nguyên Đất" (cái này có trong sách, trên Google không tìm thấy). Bạn thử tìm hai từ khóa "tham khảo reference" và "tham chiếu reference" là sẽ hiểu mức phổ biến và độ hẹp của mỗi bên. Tôi tìm thử "tham chiếu reference" thì thấy toàn liên quan IT, trong khi "tham khảo reference" lại chỉ đến đối tượng "tài liệu tham khảo" – rõ ràng là liên quan đến wiki mình. P.T.Đ (thảo luận) 16:31, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Đăng. Trong tiếng Việt, "tham chiếu" khác nghĩa với "tài liệu tham khảo". Tôi thấy ghi "Tham khảo" vừa dễ hiểu mà vẫn giữ đủ tính học thuật hàn lâm. Một bài viết trên Wiki khá tương đồng với một bài báo hàn lâm, và vì các bài báo hàn lâm tiếng Việt đều gọi "References" là "Tài liệu tham khảo" nên tôi thấy không có lý do gì để đổi tên đề mục đó thành "Tham chiếu" cả. Xin phép tặng cho đề xuất một phiếu  Phản đối. Ngoài các bài báo hàn lâm, các tài liệu hàn lâm sau đều gọi "References" là "Tài liệu tham khảo":

bản mẫu này sao không có nhỉ thấy công cụ Twinkle, Gán nhãn để khóa việc tạo trang. Khánh Snake (thảo luận) 06:16, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: tôi vừa thêm bản mẫu này không biết có phù hợp với Wikipedia Tiếng Việt không? Khánh Snake (thảo luận) 07:09, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Được rồi nhé bạn, bạn có thể giúp dịch các bản mẫu ở [17] nếu có thể và có thời gian rảnh.  A l p h a m a  Talk 10:31, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi có nhờ được Prenn nhập 2 bản mẫu này về để mọi người đóng thảo luận cho thuận tiện, tránh đóng bằng bản mẫu biểu quyết vì có thể khiến các thành viên mới hiểu nhầm hoặc bối rối.

Cách dùng

{{Archive top green|KQ=Kết luận}}
Nội dung thảo luận
{{Archive bottom}} –  Băng Tỏa  19:10, ngày 26 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin mời các bạn tham gia cuộc bầu chọn Điều phối viên mới cho Wikibooks[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bầu chọn Điều phối viên Wikibooks Russian Federal Subjects đã bắt đầu! Xin mời các bạn tham gia!

– Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 03:45, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dự án này như "dự án ma" vậy. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 04:01, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Wikipedia văn nói tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Như chúng ta đã biết, dự án bằng tiếng Anh trên Wiki còn phân ra Wikipedia tiếng Anh hàn lâm, học thuậtWikipedia tiếng Anh đơn giản, đời thường, từa tựa văn nói hàng ngày. Ngoài ra dự án tiếng Trung cũng phân ra Wikipedia tiếng Trung thông thườngWikipedia cổ văn tiếng Trung. Hơn hết, tôi thấy kho tàng văn nói tiếng Việt cũng khá đồ sộ, xuất phát từ thực tế là người Việt chẳng mấy khi sử dụng thuật ngữ hàn lâm bằng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày, nếu có thì họ sẽ sử dụng thuật ngữ hàn lâm bằng tiếng Anh để thay thế. Để đáp ứng nhu cầu này, tại sao chúng ta không mở thêm một dự án Wiki mới toanh bằng văn nói tiếng Việt nhỉ? TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 05:18, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tiếng Việt pha tạp còn thiếu thuật ngữ lên thiếu thuật ngữ xuống, mở thêm dự án tiếng Việt bình dân chắc thiếu từ đến muốn khóc. 😺 Vô Danh 11:01, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Truy Mộng: Dự án Simple English cũng có mấy bài viết đâu nhưng nó vẫn tồn tại đó thôi. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 12:48, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"Nếu có project cho Vietnamese bồi Eng thì t support chắc luôn."
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:03, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ teencode còn được tiêu chuẩn hóa hơn cả văn nói. P.T.Đ (thảo luận) 11:09, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"+|-|a^.+ z lun a' ha?"
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:13, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu có tiêu chuẩn cho Văn nói tiếng Việt, tương tự tiêu chuẩn cho Simple English, với những dẫn chứng rõ ràng thì bạn cứ đề nghị Wikimedia cho "ấp" một wiki mới. Bên cạnh đó, vì là việc tình nguyện, nên bạn phải lôi kéo, tập hợp những người cùng chí hướng để phát triển. Không thể đứng nói khơi khơi là sẽ có ai đó làm giùm!? Bạn thực sự muốn làm thì nên có kế hoạch, định hướng phát triển và mục đích của dự án để người dưng nhìn vào đó mà thấy có lợi ích mà chung tay. P.T.Đ (thảo luận) 10:58, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý bác P.T.Đ nói về teencode tôi thấy cũng hợp lý. Ít nhất nó có quy tắc, khá giống trường hợp Wiki tiếng Mân Nam, nhìn qua chẳng khác gì teencode. Theo tôi thấy thì cái gì cũng tuân theo quy luật cung-cầu. Ngày xưa khi founder đưa Wiki về VN là mong muốn có một phiên bản tiếng mẹ đẻ cho cộng đồng người nói tiếng Việt. Còn phiên bản văn nói thì tiêu đề bài viết cũng giống như viwiki, chỉ khác về cách phân tích, giải nghĩa theo xu hướng nôm na, dễ hiểu hơn, và do đó số lượng ký tự, số chữ, và dung lượng bài viết chắc chắn sẽ nhỏ hơn và sơ khai hơn rất nhiều so với viwiki. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 12:45, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy tôi nghĩ nên là một wiki về tiếng Việt đơn giản (Simple Vietnamese), dành cho người mới học tiếng Việt, hơn là văn nói (rất chung chung). Bây giờ bảo tôi diễn tả các thuật ngữ chính trị, khoa học bằng văn nói thì không thể. P.T.Đ (thảo luận) 13:54, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@TaiwaneseWaveVN:
"+|-|w.c r4 +33n<0|)3 |4`^^ dj` k0' wi +4w'k. Ng` +4 |)u`g ^^4~1 +|-|i` k0' wi +4w'k +|-|0^1."
"Thực ra teencode làm j có rules. Ngta dug mãi thì có rules thôi á."
Dòng đầu được viết theo phong cách teencode cuối thập kỷ 1; dòng thứ hai được viết theo kiểu Facebook tân thời của "gen Z".
Tôi tự tay viết mà còn không đọc nổi. Thành lập Wikipedia phiên bản teencode tiếng Việt có vẻ không hay lắm.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:20, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy cái này khá hay. Nếu có thì tôi sẽ tham gia. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:25, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ, để viết trời viết đất thế nào cũng được đúng không? Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 14:29, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không đúng. Được cũng nào thế? Đất viết trời viết, để ừ! – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:31, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Kóng-gī ê Bân-lâm-gú hun-pò͘ hōan-ûi chiâⁿ-khoah, chú-iàu thong-hêng tī Hok-kiàn lâm-pō͘ ê Chiang-chiu, Chôan-chiu, Ē-mn̂g; Tâi-ôan, Kńg-tang Tiô-chiu, Sòaⁿ-thâu tē-khu, Lûi-chiu pòan-tó; Hái-lâm-tó".
Có vẻ như Wiki tiếng Mân vẫn dễ đọc và dễ hiểu hơn teencode, và dễ hơn cả chữ Quốc ngữ cải cách của GS. Bùi Hiền hay Chữ Việt Nam song song của tác giả Kiều Trường Lâm. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 14:46, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Một ý kiến không hay và không khả thi.
    Thứ nhất: tiếng Trung phổ thông và cổ văn tiếng Trung gần giống như là 2 ngôn ngữ khác nhau. Cũng giống như Old English và Modern English. Người Mỹ bây giờ đọc Old English cũng chả hiểu gì. Nên google Old English nếu tò mò.
    Thứ hai: English là ngôn ngữ duy nhất có dự án Wikipedia Simple English. Dự án đó để phục vụ những người đang học tiếng Anh chứ không phải để phục vụ người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Anh là tiếng thông dụng nhất thế giới hiện tại tính theo số lượng người học nên mới nảy sinh ra dự án Simple English. Chả có ngôn ngữ nào có phiên bản Simple cả vì hầu như là sẽ không có độc giả.
    Thứ ba: thật ra Wikipedia tiếng Nôm là có thể mở nếu có vài người đóng góp. Tuy nhiên, nhân lực sẽ không có vì thời nay có mấy ai thông thạo tiếng Nôm nữa. Cứ cho là có người viết bài bằng chữ Nôm đi nữa thì cũng chả ai đọc được vì 99,99% người Việt thời bây giờ ngay cả 1 chữ tiếng Nôm còn không biết thì lấy gì mà đọc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:33, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chữ Nôm theo một số ý kiến thì cũng kiểu teencode bây giờ. Font chữ hiển thị chữ Nôm còn quá ít người cài. Và quá nhiều bất cập, khó đọc. Người ta lưu giữ vì để bảo tồn lịch sử. Còn lợi ích thì không thể sánh với chữ Quốc ngữ. P.T.Đ (thảo luận) 16:19, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trường hợp dự án Wiki teencode hay Hán Nôm là không khả thi cho lắm. Vì nếu tồn tại thì bắt buộc phải tuân theo văn phong của từng loại hình: nhí nhảnh của teencode và Cổ phong của Hán Nôm. Nếu không nó cũng chỉ là dạng hoán chuyển chữ Quốc ngữ bên viwiki sang ký tự khác mà thôi, không hề có giá trị về mặt nội dung. Sở dĩ các dự án Wiki tiếng Quảng Đông, tiếng Cám, tiếng Mân Nam,... khả dụng bên cạnh Wiki tiếng Trung bởi nó viết theo văn phong, ngữ pháp riêng của từng phương ngữ. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 16:34, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không có nói cái nào khả thi cả. Wikipedia teencode, Nôm hay văn nói tiếng Việt = tất cả đều không khả thi. Chỉ có Wikipedia khả thi duy nhất là Wikipedia tiếng Việt. Nó là cái chúng ta đang xài đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:20, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nghe bảo mấy "phương ngữ" kia là tiếng khác với tiếng Mandarin luôn mà. Phương ngữ có từ vựng riêng thì không nói, còn kiểu có cả ngữ pháp riêng thì ... là ngôn ngữ khác luôn rồi. Nếu xài chữ Latin thay vì Hán tự thì chắc đã thành như châu Âu. Hài hước là VN + Quảng Đông cùng gốc Bách Việt, mà tiếng thì thuộc hai hệ ngôn ngữ khác nhau trời vực. → Thông tin ảo nhất của ngành ngôn ngữ học. P.T.Đ (thảo luận) 17:00, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Các nhà ngôn ngữ khẳng định các phương ngữ bên trong TQ giống như các ngôn ngữ riêng biệt dựa trên sự khác biệt (sự khác biệt đủ lớn để trở nên ngôn ngữ khác biệt). Vậy tại sao vẫn gọi chúng là "phương ngữ" tiếng Trung? Cái này là do lý do lịch sử và chính trị. Người TQ luôn đề cao sự đoàn kết dân tộc nên mọi phương ngữ bên trong TQ đều được cho rằng là ngôn ngữ con của tiếng Trung mặc dù sự thật chưa chắc là vậy. Thật ra, các phương ngữ tiếng Trung vẫn xài chung chữ viết nhưng ngữ pháp và tiếng nói khác hoàn toàn. Giống như tiếng Việt, dù âm rất khác tiếng Trung nhưng cũng có 1 thời xài chữ Hán. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:18, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Kiểu gò chữ Hán để dùng được cho tiếng mình thì tôi nghĩ cũng khá căng. Nên thời xưa mù chữ nhiều là hiển nhiên, và có dùng thì cũng chỉ trong hành chính. Rồi mới sinh ra chữ Nôm để vá mấy chỗ không dùng được chữ Hán. May sao có chữ Quốc ngữ (chữ Latin nhưng cũng chế thêm đủ kiểu so với bảng chữ cái gốc) thì mới truyền đạt tốt được tiếng ta. P.T.Đ (thảo luận) 17:56, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhiệm vụ người mới "Thêm liên kết" đã có mặt trên viwiki[sửa | sửa mã nguồn]

Bản desktop: Đại khái nó thế này nè
Bản mobile: Mockup thôi nhưng cũng tựa tựa

Thay mặt nhóm Tăng trưởng tôi xin phép được thông báo là nhiệm vụ người mới Thêm liên kết đã có mặt trên wiki của chúng ta. Đây là dự án tham vọng nhất của nhóm tính tới nay, với mục tiêu là biến việc "thêm liên kết wiki" trở nên dễ dàng hơn với người mới (và người cũ) khi lúc này AI sẽ gợi ý liên kết và chúng ta sẽ quyết định xem gợi ý đó có phù hợp hay không.

Lưu ý: Với người dùng cũ, để sử dụng được thì cần phải bật "Trang nhà" (vào tùy chọn rồi kéo xuống dưới cùng là thấy luôn), sau đó thì tab trang nhà sẽ ở cạnh tab trang thành viên.

  • Với tất cả tài khoản tạo mới từ giờ trở đi, 20% sẽ tiếp tục không nhận được tính năng Tăng trưởng (như mọi khi), 40% sẽ có nhiệm vụ mặc định là nhiệm vụ "thêm liên kết" mới (loại AI), và 40% sẽ vẫn có nhiệm vụ mặc định là nhiệm vụ thêm liên kết cũ (dựa trên bản mẫu bảo trì), họ cũng sẽ không thấy có tính năng mới. Chúng tôi phân chia như vậy với mục đích thử nghiệm.
  • Với tài khoản cũ thì đều sẽ được kích hoạt tính năng.

Mời mọi người dùng thử, nếu có câu hỏi, ý tưởng gì hay phát hiện con bug gì thì xin hãy cho mình biết. Trong hai tuần tới, nhóm sẽ phân tích các dữ liệu ban đầu để xem mọi thứ có như ý không hay xuất hiện vấn đề gì và tìm phương hướng cải thiện cho tương lai cũng như mở rộng đến nhiều wiki hơn (hiện tính năng chỉ bật cho 4 wiki pilot là tiếng Việt, Ả Rập, Séc và Bengali).

Xin lưu ý là, do là AI gợi ý nên sẽ không đúng 100% và sẽ do chúng ta quyết định nữa nha~

Cảm ơn mọi người~


p.s: Mọi người thử sẽ thấy có một số lỗi dịch thuật/vẫn còn tiếng Anh, mình đã xử lý hết rồi nhưng do tàu chưa đến nên... Nên mọi người đừng lo về việc dịch thuật nha xD

– Tiểu Phương 話そう! 13:16, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia thảo luận bài viết 2[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người, mời mọi người tham gia các thảo luận bài viết sau để dự án chúng ta phát triển.

Cần người đứng ra kết luận đồng thuận và tiến hành đổi tên.

 Băng Tỏa  21:18, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhân tiện thêm luôn Thảo luận:Hồ trung yêu nữ – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:19, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lạm dụng từ Hán Việt trong bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

@Lệ Xuân:
Hình như bài đầu tiên trong số này là Hansel và Gretel.
Các IP nghi vấn thường dùng những cách viết ít phổ biến:
  • Hansel và Gretel: "Vừa lúc ấy chủ nhà về, đó là một mụ yêu tinh. Mụ liền hú gió thổi Hänsel và Grethel tung lên giời."
  • Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn: "Ở hình thái sơ khai, truyện Công chúa Bạch Tuyết của anh em Grimm chỉ là sự tổng hợp các giai thoại hoặc ý tượng dân gian lâu đời tại Âu châu."
  • Hồ trung yêu nữ: "Sau đây là liệt biểu các biến thể chí ít đã tồn tại trong thư tịch :"
Ngoài ra, có một IP đã nhắn tin vào trang thảo luận của tôi ở Wikipedia tiếng Ba Lan (một tài khoản toàn cục chưa hề có đóng góp), với nội dung yêu cầu tôi không xen vào chuyện của người đó, và ngừng tuần tra Thay đổi gần đây. Hiện trang đó đã bị xóa vì Lạm dụng liên wiki. Tuy nhiên, tôi có gửi một bản sao tin nhắn cho DHN bằng Đặc biệt:Gửi thư.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:33, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Qua chi tiết "lạm dụng liên wiki" tôi đã có thể hình dung ra được, ai là người đứng sau IP này. Btw, gần đây có tranh cãi tại Thảo luận:Liệt biểu phim Viễn Tây Việt Nam liên quan tới từ liệt biểu, IP Hà Nội này có sử dụng những từ ngữ tục tĩu để công kích các thành viên khác. Chắc hẳn là cùng một người như các IP viết những bài đã nêu trên. – Χλόη | Λη Ξυαν 11:29, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sau buổi thảo luận về từ "liệt biểu" đó, tôi còn bị IP nhắn tin vào trang thảo luận ở 2 Wikipedia khác chửi đổng và thóa mạ cơ.  Băng Tỏa  11:46, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Những dấu hiệu khác của đối tượng:
  • Trang thảo luận của một thành viên tình cờ tham gia sửa đổi: 1
  • Một sửa đổi có tóm lược khá đáng ngờ: 2
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:34, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chấp nhận đi, chả phải cộng đồng chúng ta thích lối văn phong này sao, nghe mới mượt mà, bay bổng làm sao. Ôi Đại Việt muôn năm, Wikipedia Đại Việt muôn năm. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 11:32, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sử dụng từ Hán Việt ở mức độ nhất định thì còn chấp nhận, còn ở đây là lạm dụng quá mức, nhất là ở những bài thuộc về văn hóa phương Tây. Riêng cái khoản gọi Hoàng đế La Mã là "Sa hoàng", nó đã nghe vô lý đùng đùng. Cũng có thể thành viên này du học ở Liên Xô, và trong tiếng Nga hoặc tiếng gì đó, họ cũng gọi Hoàng đế La Mã là Sa hoàng. – Χλόη | Λη Ξυαν 11:37, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Người quen mà tôi mới nhắc hôm qua đã quay lại. Đóng góp y hệt, cả cái phần thảo luận tục tĩu cũng giống y như đúc, không lẫn đi vào đâu được. Χλόη | Λη Ξυαν 11:41, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đại Diệt muôn năm! – Hổ báo trường mầm non 14:04, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ủng hộ cách viết này. Dùng từ Hán Việt vừa ngắn gọn vừa sang lại hay nữa. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 11:49, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Lính thủy đánh bạc: Bạn không cần phải mỉa mai vậy. Wiki chúng ta vẫn chuộng dùng từ thuần Việt phổ biến dễ hiểu mà, vì viết bách khoa toàn thư là viết cho hầu hết các đối tượng độc giả, từ trẻ nhỏ đến người già, người có học lẫn người ít học. Nếu không thì tôi đâu có sống chết đổi cho bằng được "liệt biểu" thành "danh sách".  Băng Tỏa  12:03, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lính thủy đánh bạc Xem đi, https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:C&oldid=21134650, để ý cái "Đại Việt cổ phong" ở dưới ấy. Thảo nào toxic như vậy. Bonus một tài khoản rối khác (Thành viên:花箋) – Χλόη | Λη Ξυαν 12:55, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Phản đối cách viết này. "An account for an account".
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:02, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hình như có 2 phe, 1 nhóm "chúng tôi" thì chuộng Hán Việt, còn nhóm "chúng tôi" còn lại thì chuộng thuần Việt + chế từ mới. Wikipedia thì trung lập nên cần chọn văn phong phổ biến mà mọi người dân biết tiếng Việt đều hiểu khái quát được. Dùng từ Hán Việt hiếm, không có trong tiếng Việt + chế từ → Lùi sửa mạnh. P.T.Đ (thảo luận) 16:25, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@P.T.Đ:
Tiện đây, tôi muốn nhờ anh bán khóa trang Thảo luận của tôi (cùng các trang con, trừ Thảo luận Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/Số/IP). Tôi tuần tra nhiều, dự định nhiều, nên khả năng ăn chửi cũng nhiều lắm, và chắc chắn là tôi không thích thế rồi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:33, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quota là ít nhất 2 lần chửi mới bán khóa. Chửi nhiều thì được khóa cấp cao hơn. Tốt nhất là bạn nên kệ. P.T.Đ (thảo luận) 16:35, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Tôi nghĩ tùy trường hợp mà nên chọn từ Hán Việt hoặc thuần Việt. Nếu như tên bài thuần Việt đọc dễ hiểu với lọt lỗ tai rồi thì nên chọn. Còn nếu tên bài dịch thuần Việt ra thì củ chuối quá hoặc từ nguyên của nó là Hán Việt thì nên chọn Hán Việt. Linh động vẫn là tốt nhất, đừng chê thuần Việt quá và cũng đừng bài Hán Việt. Hổ báo trường mầm non 08:10, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Tôi nghĩ cần phải đưa ra biện pháp xử lý thành viên này. Truyện cổ tích, tuy dành cho cả người lớn, nhưng đối tượng chính vẫn là trẻ em. Nhưng cái kiểu dùng từ như này cỡ người lớn có khi còn chẳng hiểu, thì tôi thực sự không rõ là có cháu nào mẫu giáo, cấp 1 có thể hiểu không:

Thiên nga hoang dã là nhan đề một đồng thoại do tác giả Hans Christian Andersen san hành tại København năm 1838. Trung thiên Thiên nga hoang dã vốn nằm trong hợp tuyển Đồng thoại (Eventyr, fortalte for Børn. Ny Samling. Første Hefte) mà tác gia Hans Christian Andersen công bố ngày 02 tháng 10 năm 1838 tại København.

Đồng thoại quả thực ngày nay chả mấy người dùng, nhưng tôi nghĩ vẫn có thể hiểu được (người lớn). Còn trung thiên, phong hóa, trong tiếng Việt ngày nay có nghĩa hoàn toàn khác, ví dụ "phong hóa" thì ngày nay có nghĩa là "quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước", chứ ai hiểu thành "phong tục và giáo hóa" nữa? Vì Wikipedia dành cho độc giả đại chúng, chứ không phải mấy nhà nghiên cứu Hán-Nôm, nên tôi nghĩ cần sử dụng những từ ngữ phổ biến. Mà tôi đọc mấy tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ viết cách đây gần 100 năm (+ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim) thấy còn dễ hiểu hơn mấy bài do nhóm IP của C viết.
Thành viên C khi viết mấy bài về văn học thường sử dụng văn phong khá bay bổng, ra vẻ đạo mạo, phong nhã của một thầy đồ thế kỷ trước. Tuy nhiên, lại cổ xúy chủ nghĩa cực đoan như Phát xít, Sô vanh và khi có người nêu ý kiến thì quay sang chửi tục bằng từ ngữ tục tĩu cực kỳ thậm tệ.
Ví dụ: Địt mẹ con đồ đĩ. Để cho Mỹ đen địt chảy nước(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)
Tôi không có ý xúc phạm bất kỳ ai nhưng nhìn vào trường hợp này, tôi nhìn thấy một ví dụ điển hình cho từ "khuyển nho" vốn đang được đưa ra mổ xẻ trong một thảo luận hiện tại trên Wikipedia. Χλόη | Λη Ξυαν 18:02, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân:
Xin phép được đổi giọng.
"Y thấy ngoài mặt nhơn nhơn, mà trong bụng dạ đặc như vôi, đen như mực. Tướng mạo nom cũng ra chiều thư sinh, tay bút tay nghiên, nhưng ruột gan rặt toàn những lời dối trá. Cứ nghe y nói, y múa may, người ta có thể tưởng là một tên hề trong rạp xiếc. Còn nhớ khi quan phủ đến nghe bình văn, giảng văn, y trổ tài hót phượng vũ long phi, người nho nhã xem mới thấy thực là tên câm kể chuyện cho kẻ điếc. Bộ điệu của y, nhìn sơ, tựa như con khuyển thấy đồ tể: bị rọ mõm khóa răng, buộc chân vào cột rồi, nhưng chỉ hở ra một khắc thôi là sủa từng hồi không dứt. Cổ nhân dạy, cái răng cái tóc là gốc con người, mà y hàm trên hàm dưới đều thiếu răng, như thể bộ nha đã nhiều lần bị bà hàng thịt nào đó bẻ. Còn bản mặt y, ôi thôi, ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có nổi cái vẻ con người biết đi đứng, đen như nhọ nồi mà môi thì đỏ chót. Giả mà y ở trong bóng, cô đầm phố Hưng đứng ngoài sáng, y có bị đánh do ả kia nhận lầm là gái đứng cạnh tranh, âu cũng là chuyện người ta thường thấy."
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:21, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không thích văn phong kiểu này. Hồi bé tôi đọc cổ tích cũng chưa thấy ông dịch giả nào dịch truyện cho con nít đọc kiểu này. Hổ báo trường mầm non 02:05, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Khó có cách giải quyết dứt điểm. Cấm IP thì không nhằm nhò gì vì có thể nhảy qua IP khác. Cấm dải IP thì nhiều người khác bị liên lụy (có thể cấm dải IP nếu có phá hoại dai dẳn). Nên treo biển clk đối với những bài giống như thế này vì lý do văn phong đọc không hiểu. Và, lùi sửa ở những bài không phải là trang mới. Nếu tình hình tiếp tục dai dẳn quá thì cấm luôn dải IP 1-2 tuần. Tôi nghĩ bạn Lệ Xuân nên yêu cầu chuyện này ra tin nhắn BQV. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:03, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi lại thấy mấy bài này vẫn còn tốt hơn bài dịch máy từ tiếng Anh nhiều lắm. Ít ra thì hành văn không bị kiểu word-to-word, lủng củng, hay nặng văn phạm Anh như nhiều bài dịch máy của các bạn trẻ mà tôi từng phải sửa. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu nỗi bức xúc của Lệ Xuân. Hay là xem xét gắn bản mẫu {{Văn phong}} thử?  Băng Tỏa  21:41, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xài mấy từ rất đắt như "kinh qua" thì auto nghe nó "sang" rồi, đọc Wiki mà cứ như đang đọc Đoạn trường tân thanh viết cách đây hai thế kỷ:
…Marcus Aurelius Antoninus Augustus (121 - 180) tại nhậm đệ nhất chấp chính quan giai đoạn 161 - 180, nhưng phần lớn thời gian tại vị phải kinh qua trận mạc, cho nên ông thường dành lúc thư nhàn để soạn nhật kí. Những trứ tác này bắt đầu được phát hiện và sưu tầm từ cuối thế kỉ IX, tồn tại qua trường kì lịch sử bằng những bản do người khác chép lại. Mãi tới thế kỉ XVI mới được hiệu chính thành sách với nhan đề Τὰ εἰς ἑαυτόν, minh diễn là "trầm tư" hoặc "tự tỉnh", do hiệu chính viên mượn vài ý trong thủ cảo… – Χλόη | Λη Ξυαν 23:06, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xét về mức độ ám ảnh của Băng Tỏa với những bài dịch máy thì chắc chỉ thua mỗi Nguyentrongphu. – Hổ báo trường mầm non 02:22, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Băng Tỏa dịch máy clk = thông tin sai. Văn phong của C = đọc không ai hiểu. Cả hai đều không có bất cứ giá trị gì trên Wikipedia nên cần phải bị xóa thông qua biển clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:55, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Hài vãi. Làm cả đoạn dài đi đấu tố mấy thằng thần kinh trên này vì cái tội hiển nhiên là "bị thần kinh". Cần phải phân biệt bọn trẻ ranh không được trường cho nghỉ học rồi vào phá Wikipedia cho vui, bọn fan trẩu bóng đá phá đội kỳ phùng địch thủ, hay bọn phá vì đam mê, xem như trò chơi, và bọn này. Mấy thằng như thằng C hay thằng Kay gì gì mà các vị cứ gào khóc suốt ngày ấy, bọn nó bị lệch lạc tư tưởng, kết hợp với tính vĩ cuồng. Bọn nó sẽ giành 5 năm, 10 năm, 20 năm để làm những thứ mà bọn nó cho là đúng. Tin tôi đi, lúc bọn nó viết những dòng mạo nguồn, hay đống Hán-Việt trên Wikipedia, bọn nó không làm với tâm thế muốn phá hoại đâu mà làm với suy nghĩ rằng những cái nó viết, lý tưởng của nó là đúng. Làm gì được nó nào? Cấm chỉ có tác dụng với bọn phá hoại, làm bọn nó nản, chứ với mấy thằng thần kinh chiến đấu vì lý tưởng thì vô hại. "Vĩ cuồng". Thảo luận tìm phương án cải thiện cho những cái có thể thôi, không có cách gì đối phó với bọn vĩ cuồng này đâu, bài thằng nào viết thằng ấy giữ thôi. Bao nhiêu nằm sau chiến tranh, vẫn còn những kẻ "tổ chức đua xe phục quốc" cơ mà, bọn này cũng thế, cho tới già bọn nó vẫn lên Wikipedia viết trời đất, lý tưởng rồi, không đạp đổ được bằng vài cái lệnh cấm đâu. Chị em phụ nữ bị thằng C thóa mạ thì làm việc thiết thực hơn là cầu nguyện cho nó bị xe tông hay cái gì đó tương tự, nói chung là khiến nó không còn khả năng viết Wikipedia là tốt nhất. Thực tế hơn, thì các anh em BQV thấy thằng nào nghi thì cấm luôn, khỏi lằng nhằng. Hơi đâu mà chạy theo bọn nó. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 09:47, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cứ giữ khư khư cái quan điểm "bài thằng nào viết thằng ấy giữ thôi", "không trị được thì kệ mẹ nó" thì thôi cứ để bọn này lan tỏa thông tin rác tiếp đi. – Χλόη | Λη Ξυαν 10:01, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thì sao nào? Tôi đang bàn về tính thực tế của những cái thảo luận như thế này. Rồi hoạch định tiếp theo là gì? Chờ thằng rồi C vào đọc được những dòng tâm thư đầy xúc động của các bạn rồi nó sẽ bật khóc, ăn năn hối cải, và không viết Wikipedia nữa sao? Ha ha ha. Việc các bạn cần làm là gặp thằng nào cấm thằng đó, dù là một chút nghi ngờ. Đó là cách tốt nhất. Sửa đổi láo lần một, cấm một tháng. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 10:11, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lính thủy đánh bạc Ủa, chắc bạn đang nghĩ tôi viết cả cái đống trên chỉ để cho cái thằng thóa mạ tôi cả năm trời nay đọc hả? Tôi không có ngu đến mức đấy. Tôi đề xuất vấn đề này, là vì BQV chả ai xử lý triệt để bọn này, nên phải có thảo luận để rồi dựa vào đó mà tiến hành. Cứ nói suông như kiểu cuộc sống giang hồ ngoài đới như thế thì ai mà chả nói được. – Χλόη | Λη Ξυαν 10:19, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý
Có thể cấm ngay lập tức vì vi phạm thái độ văn minh.
(Ở trên tôi cũng có vi phạm "một tí".)
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:22, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cập nhật: Đặc biệt:Khác/64981334 (lời lẽ dung tục, tấn công cá nhân rất nặng; vui lòng cân nhắc trước khi xem)
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:07, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không có gì đặc biệt, phá hoại là chuyện bình thường ở wiki. Quan trọng là BQV không thể nắm bắt tình hình hết được, nên phải có những thảo luận như thế này để giúp ích cho công việc BQV. Mọi việc đều có thể giải quyết, chuyện họ "vĩ cuồng" hay "có lý tưởng" gì gì đó không quan trọng. Khi nào vẫn còn thành viên tố cáo những hành vi đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, thì khi đó chúng ta vẫn còn cơ hội để đầy lùi, thanh lọc để môi trường hoạt động trong sạch. P.T.Đ (thảo luận) 11:32, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Các anh cứ thấy có mùi là cấm thật mạnh vào, không sợ oan sai rồi cộng đồng lên án đâu. Tàn Kiếm Đệ Thất (thảo luận) 11:37, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ cấm rối của C thật mạnh tay vào qua "nhận dạng vịt". Suốt ngày cứ hô hào đòi hãm hiếp các thành viên nữ trên Wikipedia. Không biết ngoài đời có bị bệnh biến thái? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:24, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Thường thì tôi sẽ nói anh vừa mắc lỗi quy kết bản chất, nhưng lần này tôi sẽ khẳng định: Chắc chắn tâm lý C có vấn đề (theo Wikipedia:Thái độ văn minh).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:28, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Haha tôi chỉ đặt nghi vấn thông qua các bằng chứng là hành vi có vấn đề nặng chứ chưa khẳng định gì cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:32, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
13 năm trước đã như này rồi. Giờ chắc cũng trên 30 rồi, chắc có vấn đề thật. – Χλόη | Λη Ξυαν 16:32, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Cứ thấy vịt thì cắt tiết, vặt lông hết, không cần nói hươu nói vượn với chúng làm gì. Có những loại vịt không thể nào hóa thiên nga được. – Cậu bé chăn bò 07:02, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một buổi chiều rảnh rỗi cho wiki[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian tôi khá bận cho các thảo luận của Wiki thì nhân một buổi chiều rảnh rỗi, tôi lại đâm đầu vào công việc tuần tra và quét rác quen thuộc. Tuy nhiên hôm nay bất chợt phát hiện một bài do tôi đóng góp phần lớn, gần như sửa lại văn phong toàn bộ, tìm nguồn, chạy bot lưu trữ nguồn các kiểu được lên BCB nhưng tôi không hề biết gì cả. Bản mẫu "ghi nhận công lao" cũng nằm trên trang thảo luận thành viên khởi tạo bài văn phong có vấn đề, thiếu nguồn ban đầu. Lúc cuộc thi DYK còn diễn ra, bài do 2 người đóng góp chủ yếu thì "đồng tiền" cũng sẽ "chia đôi"; giờ cuộc thi không tổ chức nữa nên chỉ có thành viên tạo bài được ghi nhận còn thành viên đóng góp thì không? Do tôi bận quá không theo kịp các thảo luận cũng như cách hoạt động mới của Wiki?

Ngoài ra, vấn nạn gắn bản mẫu {{clk}} vô tội vạ vẫn tiếp tục diễn biến. Sau sự đồng thuận của cộng đồng về việc "lỗi nguồn" không phải là lý do gắn bản mẫu clk thì nay "thiếu nguồn" tiếp tục trở thành lý do. Ngoại trừ người còn sống là chủ thể đặc biệt thì có vài ngàn bài trên wiki đang trong tình trạng không nguồn. Gắn bản mẫu clk có thích hợp cho loại bài này không? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:12, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo ý kiến của tôi không nguồn thì không chứng minh được nguồn nổi bật, nếu đưa ra một ví dụ thành viên khác đang rất bận không thể giúp được vài ngàn bài không nguồn kia để chứng minh thì tôi nghĩ nên để bản mẫu clk. Khánh Snake (thảo luận) 10:23, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228: Bạn xem Wikipedia:Bài viết chất lượng kém để nắm rõ hơn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:19, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228 Không nổi bật đã có bản mẫu {{Độ nổi bật}} – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:34, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn NhacNy2412, vấn đề này vốn dĩ không cần thiết phải đưa lên đây và bạn cũng không cần thiết phải "úp úp mở mở" tên người mà bạn đang nhắc đến, mình không thích kiểu đó, có gì cứ chỉ đích danh mà nói. Xin giải thích qua, do mình tìm hiểu chưa kĩ trước khi gắn biển cho bài Hồ Thanh Phong được lên mục BCB nên không biết là bạn đã đóng góp vào bài dung lượng với hơn 9k bytes (lớn), tuy nhiên sau đó mình đã gắn thêm biển BCB vào trang thảo luận của bạn và gửi một lời giải thích với lý do rõ ràng. Không có thù hằn hay cảm xúc riêng gì ở đây cả, cá nhân mình cũng không có thời gian để để ý đến những chuyện đó, nếu có gì khúc mắc, bạn cứ hỏi/góp ý riêng tại trang thảo luận của mình là được. Mình biết bạn nắm rõ quy định trên đây nên sẽ chẳng thể nào có chuyện bạn "lỗi thời" (nhất là khi bạn là một tân ĐPV) mà đưa ra hỏi kiểu thế. Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:13, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  • Trích từ Wikipedia:Bài viết chất lượng kém
    "Bài có nhiều thông tin sai lệch, thông tin không xác thực"
    "Bài viết có tính chất của một bài văn, bài bình luận hay một công trình nghiên cứu chưa công bố, bài viết có nội dung phi lý."
    0 nguồn đồng nghĩa với các từ in đậm. Wikipedia được xây dựng từ những người đóng góp tự nguyện nên 9 người 10 ý là chuyện muôn thuở. Người thì nghĩ 0 nguồn = clk, người thì nghĩ không phải. Thậm chí còn có người nghĩ gắn biển clk cho bài của người còn sống 0 nguồn là "mạnh tay quá" (ví dụ BQV Violet). Bên Wikipedia En, 0 nguồn = xóa thẳng tay chứ chả phải đợi 7 ngày (Wikipedia Vi cho 7 ngày để thêm nguồn là quá nhân từ rồi). 15 năm trước thì họ (en) còn du di chứ bây giờ thì hết rồi. Quan điểm của tôi là 0 nguồn = clk. Trách nhiệm thêm nguồn là của người viết bài, đừng có quăng bài ra đó rồi đổ trách nhiệm lên đầu người khác. Muốn bài được giữ thì làm ơn có trách nhiệm với bài của mình, nếu không thì cũng đừng có la làng và ăn vạ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:14, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Tôi không rõ bạn nói en.wiki nào, nhưng en.wiki tôi thấy thì vẫn có hàng loạt bài treo biển không nguồn, hàng trăm hàng ngàn bài trong thể loại en:Category:Articles lacking sources. Ngoài ra, có rất nhiều bài được dịch từ các ngôn ngữ, các thành viên mới không biết cách thêm nguồn (điển hình là các bài tôi vừa gỡ biển trước khi lên thảo luận này). Wiki không phải dự án cho sự hoàn hảo, không phải ai cũng biết cách thêm nguồn. Ở vi.wiki còn có hẳn 1 thành viên trên 50k sửa đổi, thường xuyên viết bài không có bất kỳ bản mẫu cite nào, chỉ copy text phần tham khảo từ en.wiki sang, loại đó có phải không nguồn không? Hàng ngàn bài đang được đặt bản không nguồn và thiếu nguồn, không biết BQV tương lai có đi xóa những bài đó cho đúng phương châm không. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:52, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thứ nhất: xin đính chính lại là đại đa số các bài 0 nguồn bên en đều bị xóa thẳng tay. Một số bài 0 nguồn không bị xóa vì có một số yếu tố sau: có interwiki (bài của Wikipedia ngôn ngữ khác có nguồn), google thì có nguồn uy tín (không tính nguồn tự xuất bản). Do lý do lười họ không thêm nguồn và cũng không xóa bài (mỗi ngày có tới hàng trăm bài như vậy; ai đâu làm nổi? Đừng cái gì cũng đổ lên đầu tuần tra viên). Một bài 0 nguồn, 0 interwiki và google cũng 0 nguồn = xóa nhanh hoặc clk cũng không có gì là quá đáng. Ai không tin cứ thử viết 1 bài như vậy bên en xem họ có xóa không nhé.
    Thứ hai: Wikipedia hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Nếu cộng đồng đồng thuận 0 nguồn = clk thì cứ làm theo thôi. Hoặc ngược lại thì tôi cũng ok. Tôi luôn luôn làm theo sự đồng thuận. Chúng ta có thể lấy en ra tham khảo nhưng không nhất thiết phải giống y chang. Một số thứ thì cộng đồng chúng ta hoàn toàn có thể quyết định "mạnh tay" hơn.
    Thứ ba: tôi không hiểu bạn ám chỉ BQV tương lai để làm gì? ĐPV cũng có thể xóa bài được rồi. BQV hay thành viên thường đều phải tuân theo sự đồng thuận. Nếu không thì sẽ bị BTN hoặc bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:18, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Tôi nghĩ bạn nên đọc câu "nhiều bài được dịch từ các ngôn ngữ, các thành viên mới không biết cách thêm nguồn (điển hình là các bài tôi vừa gỡ biển trước khi lên thảo luận này)" – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:27, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    enwiki không phải là thước đo của viwiki. Đây là 2 dự án với quy mô người khác nhau, ở enwiki không có người này thì có người kia, ở viwiki không có người thì hội Hồng hoa cũng chẳng còn mấy người.  A l p h a m a  Talk 13:32, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu bài được dịch từ ngôn ngữ khác và 0 nguồn thì tạm giữ được. Không nên gắn biển clk trừ phi dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:38, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Chắc vì tôi viết thảo luận trong tâm trạng không vui vẻ gì nên viết hơi cảm tính. Cái tôi đang nói ở đây là những bài dịch từ các ngôn ngữ khác nhưng thành viên mới, IP, không biết thêm liên kết interwiki, không biết thêm nguồn (lúc trước tôi cũng hay bỏ qua những mã nguồn đó nên tôi biết, wiki còn có hẳn 1 thành viên được cờ tự đánh dấu tuần tra với hơn 60k sửa đổi hoàn toàn không biết thêm nguồn bằng thẻ ref). Những thành viên có kinh nghiệm tuần tra nhìn vào đều biết thừa bài đấy có phải bài dịch hay không, chỉ một thao tác đơn giản là hỗ trợ thêm interwiki thôi là xong chuyện. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:22, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời mọi người vào đưa thêm ý kiên về viết bài không nguồn có nên đặt (clk) không? Theo tôi quan điểm giống Thành viên:NguyentrongphuTrách nhiệm thêm nguồn là của người viết bài, đừng có quăng bài ra đó rồi đổ trách nhiệm lên đầu người khác. Muốn bài được giữ thì làm ơn có trách nhiệm với bài của mình, nếu không thì cũng đừng có la làng và ăn vạ. Khánh Snake (thảo luận) 13:02, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228 Tôi khuyên bạn không nên hùa theo những gì bạn không hiểu rõ. Trách nhiệm thêm nguồn là của người viết bài, nhưng không đồng nghĩa với bài không nguồn = clk, chỉ có bài về người còn sống là cần xóa sau 7 ngày nếu không nguồn. Dự án wiki là dành cho tất cả mọi người, hiểu hoặc không hiểu wiki, bao gồm cả các IP. Họ biết dịch bài, biết viết bài chưa chắc đã biết thêm nguồn. Tôi chẳng bênh những người la làng ăn vạ khi không chịu cải thiện, bởi những người thực sự không hiểu wiki thì họ chẳng biết kêu ở đâu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:11, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên mới bây giờ khôn hơn bạn nghĩ đấy. Họ không hiểu Wiki nhưng vẫn rất thích la làng và ăn vạ nếu như không đúng như ý họ muốn. Ví dụ điển hình gần đây là vụ TranPhuongMath và Vietsovpetro. La làng cứ như mình là nạn nhân. 1 người thì dùng rối la ầm lên ở trang thảo luận này. 1 người dùng rối nhảy vô trang BQ BQV của tôi để đôn đặt và chụp mũ tôi. Và còn rất nhiều trường hợp ăn vạ khác ở trang thảo luận bài (diễn ra hằng ngày). Ví dụ PR xong phản đối xóa nhanh. Những thành viên kiểu viết 1-2 bài rồi bỏ Wikipedia vĩnh viễn thì rất nhiều (đa phần viết thông tin PR, 0 nguồn, phiến diện 1 chiều và không bách khoa). Cần mạnh tay mới kiểm soát nổi thành phần này. Lưu ý đây chỉ là quan điểm cá nhân. Còn cộng đồng quyết định sao thì tùy vào cộng đồng. Còn những thành viên có ý định tham gia lâu dài thì chắc chắn họ sẽ học cách thêm nguồn thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:32, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ là chỉ khác nhau quan điểm xử lý. Cùng 1 vấn đề, có người thích gay gắt đối diện, có người thích hòa bình hơn. Dù cách nào đi nữa đều phải không xảy ra hậu quả và những phiền phức không đáng có. Ví dụ, làm gắt thì thành viên tức giận quay lại phá, làm không gắt, thành viên coi thường thì cũng phá hay chơi trò lẩn quẩn. Có thể nói, tùy đối tượng và thường BQV/ĐPV phải đoán tình huống mà giải quyết. Tuy nhiên, nên áp dụng nguyên tắc hòa nhã lần đầu với người mới dù là ai trước.  A l p h a m a  Talk 13:37, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật ra trong cả hai vụ TranPhuongMath và Vietsovpetro tôi đều khá là hòa nhã nhưng kết cục nhận lại những sự xúc phạm và vu khống. Đã vậy còn múa rối như phim. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:23, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết thế nào nhưng tôi cũng theo ý bạn Thành viên:Nguyenmy2302 không cần thiết phải "úp úp mở mở" tên những người mà bạn đang nhắc đến, mình không thích kiểu đó, có gì cứ chỉ đích danh mình mà nói (nhất là khi bạn là một tân ĐPV), như hôm này mình có gắn 2 bài (clk) Manchester United F.C. mùa bóng 1983–84 , Manchester United F.C. mùa bóng 1982–83 người này là người dùng ản danh viết được 2 bài tốt như trên biết đóng ngoặc ý biết làm bảng mà sao lại không biết thêm nguồn? Coi như là coppy bên en đi thì nó cũng có nguồn sẵn tại sao 2 bài này viết tốt thế lại không có nguồn. Khánh Snake (thảo luận) 13:47, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lại bắt đầu đánh nhau đấy. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 13:54, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một ví dụ nữa như bài này Đàm Thanh Xuân do ĐPV Thành viên:Mạnh An tôi đã treo biển và tôi và một người nữa đã thông báo thêm nguồn nhưng hôm nay là hạn xóa bài rồi vẫn không thêm nguồn mặc dù tôi đã lên google tra ra rất nhiều nguồn nhưng bạn ấy là ĐPV bạn ấy phải có trách nhiệm bài mình viết ra mặc dù bài này được gần 1 năm rồi không nguồn, nhưng cũng không ai đặt biển gì hết. Khánh Snake (thảo luận) 13:57, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228 Tôi không nghĩ Mạnh An thấy cái tag của bạn, tương tự như tôi chưa từng nhận được bất kỳ thông báo nhắc đến nào từ bạn. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:25, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: bạn có thể xem thảo luận ở bài đấy hoặc xem ở đây [18] . Khánh Snake (thảo luận) 14:43, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khánh Snake Chào bạn, tôi ;à tác giả của bài viết đấy. Bạn thấy đấy, dù thấy bài viết bị gắn biển clk nhưng tôi chỉ vào sửa qua loa là bởi vì tôi biết là tôi không đủ năng lực để phát triển bài này cũng như không có thời gian dành cho mảng này. Bài viết này tôi tạo ra từ khi tôi mới là một thành viên chân ướt chân ráo tham gia cộng đồng nhưng giờ thì tôi đã biết tôi nên giành thời gian cho thứ gì và tôi nghĩ việc tôi không cứu bài viết là có ích bởi vì việc này sẽ tạo cơ hội cho người khác tạo ra một bài viết có chất lượng cao hơn. Nếu bạn có khả năng, hãy gỡ bản mẫu clk và viết lại hặc đại tu bài viết mà không cần phải xóa đi rồi tạo lại. Thân mến  Нгуен Мань Ан  13:30, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nguyên Bằng thấy các anh chị không nên cãi nhau vì như vậy Nguyên Bằng sẽ rất buồn. Là một đứa trẻ ngoan, Nguyên Bằng sẽ không chửi ai hết (dù rất muốn). Chúng ta ở đây đều là vì Wikipedia tiếng Việt – dự án Wikipedia vĩ đại nhất Đông Dương, chỉ là chúng ta có chút mâu thuẫn nhỏ trong phương hướng đóng góp, hoạt động, không nên vì thế mà cãi vả mất lòng nhau. Nguyên Bằng xin hết, cảm ơn anh chị đã lắng nghe. Vũ Tuấn Nguyên Bằng (thảo luận) 14:02, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Vũ Tuấn Nguyên Bằng: lại ních ảo của ai đây mong dùng ních đi đóng góp cho wiki chứ đừng phá hoại lại trở thành con rối :( . Khánh Snake (thảo luận) 14:08, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Khanh228: Anh Khánh đừng chửi Nguyên Bằng. Em là đứa trẻ ngoan và chưa bao giờ phá Wikipedia tiếng Việt cả. Vũ Tuấn Nguyên Bằng (thảo luận) 14:12, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Vũ Tuấn Nguyên Bằng:
Nên biết cẩn thận. Đặc biệt:Đóng góp chẳng bao giờ ẩn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:13, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ôi không. Điều tệ nhất các anh có thể làm với Nguyên Bằng bé bỏng là gì? Vũ Tuấn Nguyên Bằng (thảo luận) 14:14, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyên Bằng này không phải Nguyên Bằng mà tôi biết. Nguyên Bằng này chắc chắn là gián điệp do Tàn đại nhân cài vào. – Hổ báo trường mầm non 15:33, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bằng fake thì tiếng nói không trọng lượng. P.T.Đ (thảo luận) 16:49, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi cũng không chắc lắm. Tôi cũng ít khi làm theo quy tắc, trước nhớ sau quên. Nhìn chung thì dù đều là thiếu nguồn, nhưng trường hợp 1 là tôi thử tìm Google ("À! Cũng nhiều kết quả nhỉ.") + thấy interwiki ("Mấy ông wiki kia viết rồi nên chắc yên tâm.") nên bơ, để đó, cầu thần linh để hy vọng một ngày không xa sẽ có người thêm nguồn giùm. Còn trường hợp 2 là tìm không thấy thông tin rõ ràng về chủ thể ("Bực rồi!") + trình bày xấu tệ, lộn xộn, văn phong nghệch ngoạc ("...!") → Trảm. Cơ bản là theo quy trình như thế, nhưng không phải 100%. Nên tôi tuần tra chắc cũng sai kha khá, nếu cần làm tư liệu để tố cáo sau này thì lục thoải mái. P.T.Đ (thảo luận) 16:48, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ Cách bình thường tôi làm cũng là vậy. Ngoài ra thì cũng khá nhiều lần tôi đi thêm interwiki cho các bài mới dịch mà thành viên không biết liên kết. Mấy cái này chắc người có kinh nghiệm một tí đều khá dễ dàng phân biệt được đâu là bài dịch, đâu là bài tự viết. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:17, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi di động[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kinh nghiệm cá nhân, hình như tôi thấy Sửa đổi di động thường có nhiều nguy cơ là sửa đổi phá hoại. Không biết các bạn tuần tra có thấy vậy không? P.T.Đ (thảo luận) 17:59, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@P.T.Đ:
Tôi ít khi để ý đến thẻ Sửa đổi di động, hay nói cách khác là không bao giờ.
Có lẽ vì số người dùng điện thoại nhiều hơn máy tính cá nhân nên lượng phá hoại cũng nhiều hơn. Ngoài ra, giao diện điện thoại khó thao tác hơn máy tính, do đó, hầu hết những người phá hoại không sửa đổi quá lâu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:04, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu phân tích hành vi thì rõ ràng điện thoại khó thao tác → nên sửa đổi đa phần là nhỏ nhặt, khó kiểm soát (phá hoại ngẫu nhiên). Còn máy tính thì rộng rãi hơn, nếu có chủ đích phá hoại thì tiện hơn (phá hoại có mục tiêu). Hình như có thành viên wiki còn try hard dịch bài trên điện thoại nên nhận định trên cũng không đảm bảo chính xác thực tế. P.T.Đ (thảo luận) 18:07, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Dịch bài bằng điện thoại vẫn là thường. Thành viên Ccv2020 của chúng ta còn có đẳng cấp cao hơn nhiều: đóng góp qua TV.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:10, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mỗi màn hình TV thôi, có cáp USB là cắm bàn phím + chuột thoải mái. Nhà giàu viết wiki có khác. P.T.Đ (thảo luận) 18:12, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Nếu chỉ dùng màn hình TV thôi thì sao gọi là "khó khăn" được?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 01:09, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

17:05, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn/L%C6%B0u_64