Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Thảo luận/Bưu điện Sài Gòn

Đóng thảo luận để chuyển sang hình thức biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết/Tên bài Bưu điện Sài Gòn
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Hiện nay có một số bất đồng ý kiến về việc đặt tên bài viết cho chủ thể Tòa nhà Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tôi thống kê thì trong các nguồn báo chí cũng như nguồn sách hiện tại gọi địa điểm này đến bốn cái tên "Bưu điện Sài Gòn", "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn", "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh" và "Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh", tuy nhiên lại không có tên nào có độ phổ biến áp đảo nên việc áp dụng WP:COMMONNAME là dường như không thể. Vì vậy hôm nay tôi mở thảo luận này để cộng đồng chọn tên.

Một vấn đề tôi nghĩ cần làm rõ đó là từ "bưu điện" trong trường hợp này. Theo ý kiến của bác @DHN: tại Thảo luận:Tòa nhà Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh#Bưu cục vs. bưu điện thì "Xét về từ nguyên, bưu điện là dịch vụ được cung cấp (bưu chính và điện tín, tương đương với "postal and telegraph service" trong tiếng Anh)". Định nghĩa từ điển của từ bưu điện cũng liệt ra hai nghĩa: "Phương thức thông tin, liên lạc bằng thư từ, điện báo, do một cơ quan chuyên môn đảm nhiệm: ngành bưu điện kĩ thuật bưu điện." và "Cơ quan chuyên lo việc chuyển thư từ, điện, báo chí, tiền, hàng". Nói tóm gọn lại, từ "bưu điện" là chỉ một dịch vụ cũng như cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ này. Trong khi đó, bài Tòa nhà Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ viết về công trình kiến trúc mà hầu như không hề viết về hoạt động dịch vụ tại đây, khác với bài Bưu điện Hà Nội viết rất đầy đủ về cả công trình kiến trúc lẫn tổ chức, hoạt động dịch vụ. Do đó tôi thiết nghĩ tên bài cần phải thêm hai chữ "tòa nhà" để phù hợp với nội dung bài. Tuy nhiên để khách quan, việc có thêm hai chữ "tòa nhà" hay không tôi cũng sẽ để cộng đồng cho ý kiến. Để cho tiện, tôi xin liệt kê hai nhóm tên, một nhóm không có "tòa nhà" và một nhóm có "tòa nhà". Mời các thành viên bỏ phiếu  Đồng ý cho tên mình chọn, hoặc nếu có ý kiến khác thì nêu ở đề mục phía dưới. Lưu ý không bỏ phiếu chống  Phản đối hay chưa  Chưa đồng ý ở đây.

Thảo luận cộng đồng này sẽ kéo dài 21 ngày, tính từ thời điểm mở thảo luận. Đại Việt quốc (thảo luận) 22:25, ngày 14 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nhóm tên không có "tòa nhà"

Bưu điện Sài Gòn

  1.  Đồng ý Đã có cơ sở để xác định tòa nhà nơi cung cấp dịch vụ cũng có thể gọi đơn giản là "bưu điện", vì thế tôi sẽ chọn tên này. Theo như các nguồn NhacNy2412 dẫn ở dưới thì đây cũng là cái tên phổ biến hơn, lịch sử lâu đời hơn trong các nguồn sách so với tên "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn". Đại Việt quốc (thảo luận) 15:35, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Từ những nguồn cũ nhất thì "bưu điện" được dùng chung cho cả bưu điện và tòa kiến trúc dùng để đặt bưu điện, kết hợp với việc tổ chức thực sự chịu trách nhiệm quản lý tòa nhà. Chỉ cần dùng tên này thì sau này có mở rộng thêm về dịch vụ bưu chính cũng hợp lý, không phải suy nghĩ nên viết bài mới hay lại thảo luận đổi tên bài. Riêng về nguồn thì "Bưu điện Sài Gòn" được dùng phổ biến và lâu đời hơn nhiều so với "Bưu điện trung tâm Sài Gòn". Ngoại trừ tạp chí của Việt Nam Cộng hòa xuất bản từ 1964 thì còn Báo Nhân Dân từ tháng 5 năm 1975; trong khi "Bưu điện trung tâm Sài Gòn" thì nguồn cũ nhất tìm được đều là 199x. Nhac Ny Talk to me ♥ 16:19, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Hic...ko rành lắm. giờ lại thấy hợp lý hơn. cuốn theo chiều gió - Tịnh tâm (thanh tu) 16:49, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Theo các ý kiến bên dưới tôi đồng ý với tên này Khánh Snake (thảo luận) 22:49, ngày 23 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý  Меня зовут Мейко Συζητώ 10:42, ngày 24 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý --- meow~ ❤️ 20:20, ngày 24 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là tên một tổ chức nên không thể đặt tên cho 1 tòa nhà được. Mỗi phương án đều có cái lý lẽ riêng. Tuy nhiên, tôi thiên về phương án ngắn gọn, súc tích nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:35, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

  1.  Đồng ý Cách dùng tiếng Việt có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tại "bưu điện" được dùng để chỉ tòa nhà cung cấp dịch vụ bưu điện luôn. Xin được dẫn vài ví dụ: "Đều đặn suốt gần 30 năm nay, mỗi sáng, một cụ già mặc bộ đồ kiểu cũ, dáng người khom đi trên chiếc xe đạp cà tàng từ Thị Nghè đến Bưu điện trung tâm Sài Gòn để làm công việc viết thư thuê [...]," "Góc bàn bên phải nằm ở cuối dãy hành lang ở Bưu điện trung tâm Sài Gòn suốt 29 năm nay là nơi ra đời của hàng ngàn lá thư tay [...]," hoặc "Và cụ vẫn còn nhớ rất rõ từng ngóc ngách, bờ tường ở Bưu điện này." Tuy toàn bộ ví dụ được lấy từ chỉ một bài báo, cách dùng từ này có vẻ tự nhiên hơn là dùng "bưu cục" hoặc "tòa nhà bưu điện" (cũng không sai) như đang được đề xuất.  Võ-tòng  06:10, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori: Nếu đã quyết định không thêm 2 chữ "tòa nhà" thì tôi cho rằng nên bỏ chữ "trung tâm", chọn "Bưu điện Sài Gòn" thôi là được, căn cứ theo danh sách bưu điện của chính trang Bưu điện Việt Nam cũng ghi rõ tên tòa nhà tại số 2 Công xã Paris là "Bưu điện Sài Gòn". Như vậy sẽ thuyết phục hơn là căn cứ vào một bài báo. Tôi cũng không rõ 2 chữ "trung tâm" nó dính vào cái tên từ lúc nào, và có "trung tâm" với không có thì khác gì nhau. – Đại Việt quốc (thảo luận) 07:03, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Đại Việt quốc Nằm ngay giữa thành Bát Quái thì "trung tâm" rồi. Theo sơ đồ của Pétrus Ký thì ngay chỗ bưu điện hiện tại là Trại Súng và Hoàng Cung trong thành. Tới Hôtel de Ville còn không có được vị trí ngon như vậy. Đùa thôi, chứ tôi cũng không biết "trung tâm" có ý nghĩa gì. Nhưng chắc không phải chỉ nơi chốn (i.e. trung tâm mua sắm) đâu, nên tôi không hiểu chuyện không thêm "tòa nhà" thì nên bỏ chữ "trung tâm" lắm. –  Võ-tòng  07:23, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori: Theo nguồn này thì "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" là một trong 3 bưu điện trung tâm trực thuộc Bưu điện TP HCM (Bưu điện TT Sài Gòn, Bưu điện TT Chợ Lớn và Bưu điện TT Gia Định). Tôi vẫn chưa rõ lắm cách thức hoạt động của những bưu điện trung tâm này, có lẽ là được lập ra để phục vụ theo khu vực. Thôi thì tùy bạn vậy! – Đại Việt quốc (thảo luận) 07:30, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Như bình luận ở dưới. –  Khang  07:02, ngày 19 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Với cách đặt tên này cũng sẽ đồng bộ với việc viết thêm các bài viết khác để tên có sự tương đồng như Bưu điện Trung tâm Chợ lớn, Bưu điện Trung tâm Gia Định,...  –  𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:55, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Ý kiến cá nhân, tôi chọn "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" dựa trên văn viết báo chí "đẹp, hay, dễ nhớ" thay vì cái tên "trịnh trọng" trên mặt giấy tờ văn bản pháp luật (website VNPOST HCM). Tuy làm trong nghề, nhưng chúng tôi vẫn thường gọi cái tên này. Tôi cũng cùng ý với Đại Việt quốc là "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" là một trong 3 bưu điện trung tâm trực thuộc Bưu điện TP HCM. Ví dụ như các tỉnh khác hoạt động trên địa bàn thì gồm có "Bưu điện lớn", "Bưu điện trung tâm" và mạng lưới các "bưu cục" nhỏ nằm tại trung tâm thành phố. Nên tôi nghĩ từ "trung tâm" để chỉ bưu điện lớn nhiều người biết đến (trên phương diện khách du lịch), tôi không bàn về mặt chức năng hành chánh. Ban đầu, tôi cũng đồng ý là "Bưu điện Sài Gòn" trên phương diện quá khứ cũ không có nhiều bưu điện như ngày nay, hiện tại tôi thấy như thể cho cái tên gọi chung" của các Bưu điện tại Sài gòn nên tôi lọc ra. Còn từ "tòa nhà" thì không cần thiết - nếu tính cho ngữ cảnh viết về chi tiết kiến trúc của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn thì nên dùng. Disraeli81 (thảo luận) 21:03, ngày 22 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Mình tìm được hai luận văn sử dụng tên gọi này trong tiêu đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn (2007) và Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn giai đoạn 2005-2010 (2004). Theo luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh (2013) thì Bưu điện TP.HCM có 5 bưu điện trung tâm: BĐTT Sài Gòn , BĐTT Chợ Lớn, BĐTT Gia Định, BĐTT Thủ Đức và BĐTT Nam Sài Gòn. Ioe2015 03:13, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

  1.  Đồng ý khi commoname ko thể giải quyết đc thì hãy sử dụng cái tên chính thức (?!) được gắn trên cổng tòa nhà. thảo luận quên ký tên này là của Hwi.padam (thảo luận • đóng góp).
  2.  Đồng ý Cứ ghi theo tên chính thức được đặt ở công trình đó thôi chứ cần gì phải xem tên nào phổ biến hơn? - ABAL1412 (thảo luận)
    @Hwi.padamABAL1412: Vấn đề này tôi đã nêu phía dưới, hai bạn hãy đọc. Mặc dù tòa nhà ghi tên "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh", nhưng Bưu điện TPHCM lại không phải cơ quan quản lý trực tiếp nó. Cơ quan quản lý trực tiếp là Bưu điện Sài Gòn, một bưu điện con trực thuộc Bưu điện TPHCM. Đại Việt quốc (thảo luận) 21:56, ngày 24 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Theo như tôi hiểu ở đây thì Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể là tên công trình VÀ cũng có thể là tên pháp nhân, chả có vấn đề gì... –  Hwi.padam   04:45, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Hwi.padam: Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh không thể là tên pháp nhân của công trình này được, vì chính trên trang của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ghi rất rõ địa chỉ của họ là ở 125 Hai Bà Trưng, còn địa chỉ số 2 Công xã Paris là "Bưu điện Sài Gòn". Đường link này tôi đã dẫn ở dưới, hình như bạn còn chả xem. Vấn đề lớn nhất ở đây là nếu tên bài là "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh" thì không thể chỉ chăm chăm viết về cái tòa nhà, mà phải viết luôn về cả cái tổ chức này, và thậm chí toàn bộ hoạt động bưu điện trên địa bàn TP HCM kìa. – Đại Việt quốc (thảo luận) 06:05, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

  1.  Đồng ý Như câu chuyện thầy bói xem voi, người khác sờ đằng trước, còn tôi thì sờ đít vậy. Theo nguồn của VNPost, Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - một điểm đến hấp dẫn, "Là một công trình kiến trúc có lịch sử hơn 100 năm, Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến hấp dẫn dành cho du khách cũng như người dân thành phố." Trích dẫn cho thấy tên gọi này nói về một "điểm đến", "công trình" nên tôi nghĩ cũng phù hợp rồi. Cái việc chặt chẽ hóa từ ngữ ở trường hợp này là không cần thiết, đây chỉ là bài thường thức, không có yêu cầu chính xác chuyên môn gì đặc biệt. Dang (thảo luận) 01:43, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Ca này coi bộ căng. Có khả năng 9 người 10 ý, thỏ luận kết thúc mà không tìm được đồng thuận. Nếu trường hợp này xảy ra thì phải xử lý thế nào nhỉ? – Đại Việt quốc (thảo luận) 02:01, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nếu không có đồng thuận thì phải trả về tên cũ (tên bài từ trước tới giờ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Cũng theo thông tin từ trang Bưu điện TP.HCM thì địa chỉ số 2 Công xã Paris là "Bưu điện Sài Gòn", cho nên căn cứ vào thông tin từ bưu điện cũng nhập nhằng à. – Đại Việt quốc (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Đại Việt quốc: Tôi nghĩ vote đến khi nào ngừng được thì thôi, kệ nó. Lâu lâu tổ chức vote cho xôm tụ. Dang (thảo luận) 06:37, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Đại Việt quốc Bạn nên đóng cái thảo luận cộng đồng này và mở biểu quyết chính thức. Với cái đà này chắc chắn sẽ không có kết quả. Lưu ý, Wikipedia:biểu quyếtWikipedia:thảo luận cộng đồng là 2 quá trình khác nhau và có yêu cầu tỉ lệ thuận khác nhau. Thảo luận cộng đồng yêu cầu tỉ lệ thuận 2/3 trở lên, và BQ yêu cầu tỉ lệ thuận quá bán. Trong trường hợp có nhiều phương án trong 1 cuộc BQ thì phương án có nhiều phiếu nhất thắng. Trong trường hợp có nhiều phương án trong 1 cuộc thảo luận cộng đồng thì phương án có nhiều phiếu áp đảo nhất thắng (2/3 trên tổng số phiếu). Nói chung cái thảo luận cộng đồng này tạch rồi, bạn nên đóng và mở BQ sớm sớm để khỏi tốn thời gian cộng đồng. Mở BQ luôn vào ngày mai càng tốt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:30, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Vụ nhà vs Nhà hồi xưa cũng phải bỏ phiếu 2 tăng mới có kết quả nên bạn đừng nản. Mấy vụ tranh cãi lớn 9 người 10 ý này cần phải BQ 1 lần cho dứt điểm để mai mốt không còn phải tranh cãi nữa. Bạn nên rút kinh nghiệm cho tương lai. Thảo luận cộng đồng chỉ dành cho mấy vụ ít tranh cãi, còn mấy vụ tranh cãi lớn thì nên BQ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:40, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Bây giờ sửa lại cái này từ thảo luận thành một biểu quyết có được không nhỉ? – Đại Việt quốc (thảo luận) 19:42, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Đại Việt quốc Không được rồi bạn vì như vậy là sai quy định. Thà từ đầu bạn mở 1 BQ theo đúng nghĩa thì mới ok. Nếu du di nhập nhằng lần này thì sẽ tạo tiền lệ cực kỳ nguy hiểm cho tương lai. Chung quy là không được. Bạn nên mở 1 cuộc BQ mới ngay vào hôm nay vì tôi thấy cái thảo luận cộng đồng này tạch 100% rồi (đóng lẹ để đỡ tốn thời gian cộng đồng). Tôi sẽ giúp dùng bot gửi thư hàng loạt cho mấy trăm thành viên tích cực. BQ lần sau chắc sẽ xôm tụ hơn nữa (càng nhiều phiếu càng tốt haha). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:48, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Ý kiến về việc có hay không có chữ tòa nhà của tôi cũng giống như biểu quyết trên. Tôi thấy trong thực tế sử dụng, từ bưu điện đã bao hàm ý nghĩa là một địa điểm, một công trình rồi. Chẳng hạn người ta nói "Đi ra bưu điện gửi thư", không thấy mấy ai nói "Đi ra tòa nhà bưu điện gửi thư". Vấn đề là ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều bưu điện, nên nói "Bưu điện Trung tâm" thì rất rõ ràng và đầy đủ. Còn tên "Thành phố Hồ Chí Minh" thay "Sài Gòn" là hợp lý. Vì biểu quyết này có quá nhiều lựa chọn nên có lẽ hết thời gian biểu quyết nếu chưa có lựa chọn nào áp đảo thì tôi mạn phép đề xuất giữ lại một vài ý kiến được nhiều người chọn nhất để biểu quyết lượt 2 cho số phiếu được tập trung. Giám Định (thảo luận) 07:47, ngày 18 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Hiện nay phía bên ngoài tòa nhà có ghi đầy đủ là "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh" (tại đây) và để phân biệt với nhiều bưu điện khác thì thêm chữ "trung tâm" theo các nguồn báo chí hiện nay (dẫn chứng của NhacNy2412) cũng là điều hợp lý. Theo trên VNPost, thì hiện nay vẫn sử dụng tên gọi này là chính (tại đây). –  Khang  17:35, ngày 18 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: "sử dụng tên gọi này là chính" là thế nào hở bạn? Bạn xem cái nguồn HCMpost mà tôi dẫn kìa, nguồn đó ghi rất rõ ràng địa chỉ số 2 Công xã Paris là "Bưu điện Sài Gòn". Còn "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh" địa chỉ của nó là ở số 125 Hai Bà Trưng cơ. Như tôi có đề cập ở dưới, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn không quản lý trực tiếp tòa nhà này, mà Bưu điện Sài Gòn (bưu điện con của Bưu điện TpHCM) mới là quản lý trực tiếp. Nếu bảo tên gọi được sử dụng chính thì phải là tên Bưu điện Sài Gòn chứ, vì các giao dịch bưu điện tại địa điểm này đều sẽ dùng tên đó. – Đại Việt quốc (thảo luận) 20:09, ngày 18 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @PlantaestKhangdora2809: Hai bạn xem cho kỹ bài viết của VNPost. Ở phía dưới ghi rất rõ rằng bài này được đăng lại từ bài của báo Hà Nội mới, nên rõ ràng nó không phải bài gốc. Trường hợp này bài gốc là bài báo, mà trong báo thì như tôi đã nói là gọi đủ thứ tên. Cũng một bài khác VNPost đăng lại của báo khác gọi địa điểm là "Bưu điện Sài Gòn" đây. Vì vậy nếu lấy nguồn này làm yếu tố quyết định, tôi cho là không ổn. – Đại Việt quốc (thảo luận) 20:24, ngày 18 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Đại Việt quốc Tôi vừa tìm được cái này trên VNPost, thì họ đã gọi đây là "Bưu cục Giao dịch Sài Gòn" thuộc "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" thì phải. Không giống như nguồn này, mà bạn trích dẫn bên trên thì "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" khác với "Bưu điện Trung tâm Chợ Lớn" và "Bưu điện Gia Định" nên có lẽ tôi sẽ thay đổi phiếu này cho "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn". –  Khang  07:00, ngày 19 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Ồ, nguồn này thật quý quá. Nhờ nó giờ tôi đã khẳng định được cách thức hoạt động của các "bưu điện trung tâm". Vậy là đúng như tôi dự đoán, các bưu điện trung tâm này quản lý một cụm bưu cục trên một khu vực. – Đại Việt quốc (thảo luận) 04:41, ngày 20 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Đại Việt quốc Tên cuối cùng vẫn do cộng đồng quyết định nhưng nếu đặt theo dạng Bưu điện Trung tâm Sài Gòn hiện hành tôi nghĩ sẽ có thể mở rộng và bổ sung vào một số bưu cục khu vực. –  𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 10:40, ngày 20 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Nếu đã có nguồn chứng minh được bưu điện này có nhiều bưu cục trực thuộc thì "Bưu điện Sài Gòn" cũng có thể thêm vào danh sách bưu cục thôi chứ đâu có phụ thuộc vào chuyện tên bài có chữ "Trung tâm" hay không? – Đại Việt quốc (thảo luận) 20:04, ngày 20 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Như đã biết, Quốc hội khóa VI đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên "Sài Gòn" bây giờ chỉ còn là tên gọi thân thuộc với người VN, không phải là tên gọi hành chính hiện tại của thành phố này. Bây giờ trong các giấy tờ Nhà nước có ai gọi là Sài Gòn nữa đâu! Hongkytran (thảo luận) 05:02, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Bạn hơi lạc đề. Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì liên quan gì. Bưu điện TPHCM và Bưu điện Sài Gòn là 2 đơn vị khác nhau, địa chỉ này là cơ sở của Bưu điện Sài Gòn (đường link tôi có dẫn phía dưới, bạn vui lòng xem), còn Bưu điện TPHCM ở số 125 Hai Bà Trưng kìa. – Đại Việt quốc (thảo luận) 05:22, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Đại Việt quốc: Đúng là có 2 bưu điện khác nhau cùng nằm tại Quận 1. Đối với địa chỉ số 2 Công trường Công xã Paris, theo trang web của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam mà 1 thành viên đã dẫn trước đó cũng ghi là Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Như mình đã nói, Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi hành chính hiện tại của thành phố này chứ không phải là Sài Gòn, Chợ Lớn hay Gia Định. Tên gọi Bưu điện trung tâm Sài Gòn được nhiều website trích dẫn vì đơn giản nó quen thuộc và gần gũi với người VN thôi, có thể đổi hướng nó đến bài này. Ngay cả dòng chữ bên ngoài bưu điện còn ghi là Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh nữa mà bạn! Đây là quan điểm cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo hoặc bỏ qua luôn cũng được. Hongkytran (thảo luận) 06:09, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: Một lần nữa, hình như bạn lại chẳng thèm đọc hết các bình luận. Trang đó là do VNPost đăng lại từ một bài báo, nguồn gốc của nó là một trang báo. Trang này cho biết địa chỉ số 2 Công xã Paris là Bưu điện Sài Gòn này. Và cũng VNPost đăng lại một báo khác ghi tên địa điểm là "Bưu điện Sài Gòn" đây. – Đại Việt quốc (thảo luận) 06:13, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran:

Tên gọi Bưu điện trung tâm Sài Gòn được nhiều website trích dẫn vì đơn giản nó quen thuộc và gần gũi với người VN thôi

Ô, bạn sai nghiêm trọng rồi. Cái link tôi mới dẫn nó phản bác hoàn toàn cái ý này đó. Cộng thêm, bạn lại một lần nữa lạc đề, việc TPHCM là tên chính thức thì liên quan gì trong trường hợp này? Bộ TPHCM là tên chính thức thì không cơ quan nào trên địa bàn được phép gắn chữ Sài Gòn vào tên chắc. Nếu vậy thì xem ra mấy cái "Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn", "Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn", "Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn" đâu phải tên chính thức của mấy tổ chức đó đâu nhỉ, mà phải tiến hành thay thế thành 5 chữ "TPHCM" trong tên hết hả bạn? – Đại Việt quốc (thảo luận) 06:15, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Đại Việt quốc Ai chứ thành viên này bạn không nên tốn thời gian tranh luận lý lẽ làm gì, mất công mà thông não không nỗi đâu Nhac Ny Talk to me ♥ 06:43, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý Hiện nay nhiều trang gọi công trình này với cả hai tên Bưu điện Sài Gòn và Bưu điện TP. HCM. Tôi nghĩ nên giữ lại tên TP. HCM vì đó là tên chính thức của thành phố trên các văn bản hành chính. Tuy nhiên, như bạn đã trình bày, ở TP. HCM có nhiều bưu điện nên nếu ghi là Bưu điện TP. HCM thì sẽ gây nhầm sang cả toàn bộ ngành bưu điện của thành phố. Do đó nên tôi nghĩ thêm chữ Trung tâm vào để chỉ rõ vị trí của bưu điện này là hợp lí. Còn chữ "tòa nhà" thì theo tôi cũng không cần thiết lắm vì như có bạn đã trình bày, khi nhắc tới chữ "bưu điện" thì người ta sẽ nghĩ đến tòa nhà, và không ai nói Tòa nhà Bưu điện cả. Khá khó nghe. Quan điểm riêng của tôi là như vậy. - ABAL1412 (thảo luận) 06:43, ngày 26 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nhóm tên có "tòa nhà"

Tòa nhà Bưu điện Sài Gòn

 Đồng ý Như đã nêu ở trên, do nội dung bài chỉ viết về công trình nên cần thiết phải thêm hai chữ "tòa nhà" phía trước cho phù hợp nội dung. Đây cũng là cách gọi phổ biến của công trình này xuyên suốt một thế kỷ qua, cụ thể trên tấm bưu thiếp Sài Gòn xưa thì tòa nhà đã được gọi là "Hotel des Postes". Về phần cái tên, do tra các nguồn không thấy tên nào phổ biến hơn áp đảo, nên tôi căn cứ vào tấm biển giới thiệu mà cơ quan chức năng đã đặt trước cửa nơi đây. Đại Việt quốc (thảo luận) 22:28, ngày 14 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tấm biển ghi Benjamin Franklin là Tổng thống của Hoa Kỳ! –  Võ-tòng  06:26, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Lacessori: Cái này từng bị một bài post chửi rồi, tôi đọc mà quên mất cái link. – Đại Việt quốc (thảo luận) 07:00, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý hợp lý - Tịnh tâm (thanh tu) 05:08, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

Tòa nhà Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ý kiến khác

  1.  Ý kiến cái này cũng giống như "Sài Gòn hay Thành phố Hồ Chí Minh". Cũng chả quan trọng lắm, cái nào cũng được. Nhưng trên giấy tờ, địa chỉ, bảng quảng cáo,... thì là "Thành phố Hồ Chí Minh". Do đó trong trường hợp này thì bạn @Đại Việt quốc: nên đưa ra chọn lựa tốt nhất liên quan giấy tờ, cái bảng tên trên tòa nhà này. Cái bảng nó ghi cái gì thì mình lấy là OK - Tịnh tâm (thanh tu) 03:23, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Như cụ thể là cái này chả hạn - Tịnh tâm (thanh tu) 03:26, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Ví dụ, bạn kinh doanh 1 quán cà phê tên "Dai Viet coffee" số 126. đường Võ Thị Sáu. quận 3. TpHCM thì địa chỉ ghi là TpHCM cũng chả ai lại phải đi cãi sao ko ghi quận 3. Sài Gòn. chỉ đơn giản giấy tờ là vậy, bảng quảng cáo là vậy - Tịnh tâm (thanh tu) 03:31, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Khả Vân Đại Hãn: Vấn đề nó nhập nhằng chỗ này. Tòa nhà để chữ "Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh" phía trước, tuy nhiên Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh lại không phải là cơ quan quản lý trực tiếp tòa nhà này, mà cơ quan quản lý trực tiếp là một bưu điện con trực thuộc Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Mà bản thân cái bưu điện con này tên cũng không thống nhất, trang này thì gọi tên là "Bưu điện Sài Gòn" còn trong ô giao dịch của bưu điện lại để là "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn". Trường hợp này nếu bảo là tranh chấp tên giữa Sài Gòn và TP.HCM thì vừa đúng vừa không. Không đúng là vì cả 2 cơ quan, Bưu điện Sài Gòn và Bưu điện TP.HCM đều tồn tại, trong đó Bưu điện Sài Gòn trực thuộc Bưu điện TP.HCM. Còn đúng là ở chỗ, không phải cơ quan quản lý trực tiếp tòa nhà thì tại sao lại để tên mình trước tòa nhà.
    Cho nên nếu quyết định lấy theo tên giấy tờ, tên hành chính (tên của cơ quan quản lý tòa nhà) thì hai cái tên "Thành phố Hồ Chí Minh" có thể loại, chỉ còn lấn cấn giữa "Bưu điện Sài Gòn" và "Bưu điện Trung tâm Sài Gòn" thôi. – Đại Việt quốc (thảo luận) 04:56, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Đại Việt quốc Vậy thì cơ bản chẳng khác gì "Công ty ABC" với "Công ty TNHH ABC" Nhac Ny Talk to me ♥ 12:20, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến : Tôi thì cái gì cũng phải đi tra nguồn sách để rồi tính. Một vài vấn đề về một vài thành phần trong tên:
    • Trung tâm: Trong Lịch sử công đoàn bưu điện có đoạn: Ban Tiếp quản Bưu điện được thành lập , kết hợp với Ban Quân quản nhanh chóng chiếm giữ các Bưu điện trung tâm như: Bưu điện Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và Bưu điện các tỉnh. Vậy ở đây "Bưu điện trung tâm" có thể gọi là "loại hình bưu điện", tương tự như "Công ty TNHH", vậy thì không dùng vào tên bài.
    • Tòa nhà: Trong một từ điển, từ "bưu điện" được dịch là postal service và cả postal office. nhà Bưu điện Sài Gòn chính là Saigon Post Office (tương ứng bài en.wiki Saigon Post Office sẽ là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn).
    Và nguồn cho từng cái tên:
    Đến đây thì tôi đồng tình với quan điểm "bưu điện" có thể dùng để chỉ cả công trình kiến trúc được sử dụng để làm nơi đặt dịch vụ bưu chính. Nhac Ny Talk to me ♥ 09:39, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412Khả Vân Đại Hãn: Nếu đã có nguồn xác định được cả postal service và postal office đều có thể dịch là "bưu điện" trong tiếng Việt, thì tôi nghĩ cái thành phần "tòa nhà" không còn cần thiết nữa. Mà như vậy cũng thuận tiện để sau này có ai muốn mở rộng bài, viết thêm về hoạt động của bưu điện vào cũng tiện. – Đại Việt quốc (thảo luận) 15:32, ngày 17 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn/B%C6%B0u_%C4%91i%E1%BB%87n_S%C3%A0i_G%C3%B2n