Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Tên bài (hóa học)

Cộng đồng đã có đồng thuận về cách đặt danh pháp hóa học và sinh học. Cụ thể như sau:

  1. Về danh pháp hóa học: Wikipedia tiếng Việt lấy Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5529:2010[1]TCVN 5530:2010[2] của bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam làm tiêu chuẩn về danh pháp hóa học.
  2. Về danh pháp sinh học, không sử dụng tên phiên âm mà phải viết tên gốc (không viết là enzim, men,... mà phải viết là enzyme; tương tự với trường hợp polymer, monomer, chromatide). Các thuật ngữ ít dùng: tiêu thể - lysosome thì dùng từ tiếng Anh (lysosome). Còn thuật ngữ mà đã dịch nghĩa và phổ biến như receptor (thụ thể), chloroplast (lục lạp), mitochondrion (ty thể) thì nên giữ nguyên.

Bản viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên, sử dụng danh pháp hóa học trên Wikipedia một cách thống nhất, dựa trên hai TCVN trên. Wikipedia rất cần nhiều thành viên tạo bài mới và sửa lại các danh pháp hóa học cũ còn tồn tại trong các bài viết. Ở cuối bài viết này, bạn có thể tham gia vào bài tự lượng giá để tự tin hơn khi gọi danh pháp theo TCVN.

Chú ý!

Danh pháp hóa học mà Wikipedia tiếng Việt sử dụng dựa trên Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5529:2010TCVN 5530:2010 của bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam, KHÔNG PHẢI là hệ thống danh pháp tiếng Anh như trong sách Khoa học tự nhiên, sách Vật lí, Hóa học, Sinh học thuộc các bộ sách trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề nghị KHÔNG chuyển hết danh pháp sang tiếng Anh, mà HÃY chuyển hết danh pháp theo TCVN.

Nguyên tắc chung[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Wikipedia:Tên bài:

"Thông thường, cách đặt tên bài viết dựa theo hướng người đọc (nghe) dễ dàng nhận biết nhất, tránh tối đa việc dùng các từ tối nghĩa, và phải tạo các liên kết thuận tiện nhất cũng như hợp lý nhất đến bài viết."

Danh pháp hệ thống[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp IUPAC[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức IUPAC khuyến nghị[3] sử dụng tên gọi thông thường đối với một số hợp chất hữu cơ thay vì danh pháp hệ thống, và những tên gọi thông thường này nên được chọn đặt tên bài viết. Ví dụ:

Acid aceticthay vìAcid ethanoic
Toluenthay vìMethylbenzen
Lysinthay vìAcid 2,6-diaminohexanoic

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, tên của các nguyên tố và nhóm chức có nhiều cách gọi khác nhau. Với những bài viết loại này, Wikipedia tiếng Việt tuân theo cách sử dụng được quy định rõ trong các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010 và TCVN 5530:2010. Nhấn vào đây để xem văn bản:[1][2]

Nguyên tốNhóm chức và nhóm thế
Arsenicthay vìAsen hay arsenAlcoholthay vìRượu hay ancol
Berylithay vìBeriAcidthay vìAxit hay axít
Chlorthay vìClo hay chlourBasethay vìBazơ
Fluorthay vìFlo hay flourAldehydethay vìAndehit, An-đề-hít
Lithithay vìLitiKetonthay vìXeton, ceton hay cétone
Phosphorthay vìPhốtpho, PhosphoMethylthay vìMetyl
Silicthay vìSiliconEthylthay vìEtyl
Oxythay vìÔxy, ô-xi, oxi hay oxygenEtherthay vìÊte hay ete
Chromithay vìCrôm, chrom hay chromiumAminthay vìAmine

Tên gọi cụ thể của các nguyên tố được liệt kê trong bảng sau:

Z = 1HydroZ = 21ScandiZ = 41NiobiZ = 61PromethiZ = 81ThaliZ = 101Mendelevi
Z = 2HeliZ = 22TitaniZ = 42MolypdenZ = 62SamariZ = 82Chì (plumbum)Z = 102Nobeli
Z = 3LithiZ = 23VanadiZ = 43TechnetiZ = 63EuropiZ = 83BismuthZ = 103Lawrenci
Z = 4BeryliZ = 24ChromiZ = 44RutheniZ = 64GadoliniZ = 84PoloniZ = 104Rutherfordi
Z = 5BorZ = 25ManganZ = 45RhodiZ = 65TerbiZ = 85AstatinZ = 105Dubni
Z = 6CarbonZ = 26Sắt (ferrum)Z = 46PaladiZ = 66DysprosiZ = 86RadonZ = 106Seaborgi
Z = 7Nitơ (nitrogen)Z = 27CobaltZ = 47Bạc (argentum)Z = 67HolmiZ = 87FranciZ = 107Bohri
Z = 8Oxy (oxygen)Z = 28NickelZ = 48CadmiZ = 68ErbiZ = 88RadiZ = 108Hassi
Z = 9FluorZ = 29Đồng (cuprum)Z = 49IndiZ = 69ThuliumZ = 89ActiniZ = 109Meitneri
Z = 10NeonZ = 30Kẽm (zincum)Z = 50Thiếc (stanum)Z = 70YterbiZ = 90ThoriZ = 110Darmstadti
Z = 11NatriZ = 31GaliZ = 51AntimonZ = 71LutetiZ = 91ProtactiniZ = 111Roentgeni
Z = 12MagnesiZ = 32GermaniZ = 52TeluriZ = 72HafniZ = 92UraniZ = 112Copernici
Z = 13Nhôm (aluminium)Z = 33ArsenicZ = 53IodZ = 73TantalZ = 93Neptuni
Z = 14SilicZ = 34SeleniZ = 54XenonZ = 74Wolfram (tungsten)Z = 94Plutoni
Z = 15PhosphorZ = 35BromZ = 55CaesiZ = 75RheniZ = 95Americi
Z = 16Lưu huỳnhZ = 36KryptonZ = 56BariZ = 76OsmiZ = 96Curium
Z = 17ChlorZ = 37RubidiZ = 57LanthanZ = 77IridiZ = 97Berkeli
Z = 18ArgonZ = 38StrontiZ = 58CeriZ = 78PlatinZ = 98Californi
Z = 19KaliZ = 39YtriZ = 59PraseodymiZ = 79Vàng (aurum)Z = 99Einsteni
Z = 20CalciZ = 40ZirconiZ = 60NeodymiZ = 80Thủy ngân (hydragyrum)Z = 100Fermi

Riêng việc chuyển đổi tên chất từ tên nước ngoài tuân theo TCVN 5529:2010.[1]

Ví dụ:

Một số hợp chất vô cơ
HClHydro chloride

Acid hydrochloric

thay vìHidro clorua

Hydrochloric acid; axit clohiđric; acid hydrocloric; acid chlorhydric

H2SO4Acid sulfuricthay vìSulfuric acid, axit sunfuric, a-xít sun-phu-ríc, axit sulfuric
Na2CO3Natri carbonatthay vìSodium carbonate, natri carbonate, natri cacbonat, na-tri các-bô-nát, cacbonat natri, carbonat natri
HClOAcid hypochlorơthay vìHypochlorous acid, acid hypochlorous, axit hipoclorơ
BaCl2Bari chloridethay vìBarium chloride, clorua bari, bari clorua, bari clorid,
NI3Nitơ triiodidethay vìNitrogen triiodide, nitơ triodide (thiếu "i"), nitơ triotua
P2O5Diphosphor pentoxidethay vìDiphosphorus pentoxide, diphospho pentoxide (thiếu "r"), điphotpho pentaoxit, điphốtpho pentaôxít
Cu(OH)2Đồng(II) hydroxidethay vìCopper(II) hydroxide, đồng (II) hydroxide (thừa khoảng trắng), đồng(II) hiđroxit
KMnO4Kali permanganatthay vìPotassium permanganate, kali pemanganat (thiếu "r")
HCNHydro cyanide

Acid hydrocyanic

thay vìHiđrô xianua, hidro cyanua

Acid hydroxianic, axit xianhiđric, axit hroxianic, acid hydroxianic

CrCl3Chromi(III) chloridethay vìChromium(III) chloride, crom(III) clorua, chromi (III) chloride (thừa khoảng trắng), chrom(III) chloride (thiếu "i")

Cách dùng danh pháp thay thế[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp thay thế của các hợp chất vô cơ dựa trên hoá trị của nguyên tố và con số này phải đặt trong dấu ngoặc đơn, v.d. sắt(III) chloride. Cách này được dùng nhiều trên Wikipedia để đặt tên bài, mặc dù đôi khi không chuẩn mực. Không bắt buộc phải sử dụng cách này, vì còn có các phương pháp gọi tên khác, nhưng nên dùng vì đây là tên thông dụng nhất của các hợp chất hoá học. Dưới đây là một vài ví dụ:

  1. Một vài nguyên tố tạo được cation có tên không đổi trong các hợp chất, ta lấy đó là căn cứ đặt tên bài cùng với hoá trị. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, ta không dùng hóa trị: kali permanganat thay vì kali manganat(VII), natri hypochlorit thay vì natri chlorat(I).
  2. Không dùng khoảng trắng giữa tên nguyên tố và số oxy hoá (hay hoá trị) nằm trong dấu ngoặc đơn như: bạc(I) fluoride thay vì bạc (I) fluoride.
  3. Không cần bổ sung số oxy hoá hay hoá trị khi nó không có nghĩa mở rộng như: natri chloride thay vì natri(I) chloride.
  4. Danh pháp thay thế chỉ được dùng cho hợp chất ion. Những hợp chất hình thành nhờ liên kết cộng hoá trị nên dùng danh pháp bằng chữ như: titani tetrachloride thay vì titani(IV) chloride.
  5. Danh pháp thay thế không dùng cho hợp chất có nguyên tử mang cùng lúc nhiều số oxy hoá như: sắt(II,III) oxide (thực tế, tên bài được chuyển hướng sang magnetit).

Đánh dấu đồng vị[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những phản ứng liên quan đến một số đồng vị nhất định, ta phải bổ sung thêm con số A (và Z) nhằm xác định các nguyên tử này. Ví dụ, 14C hoặc 18F. Hoặc có thể dùng các bản mẫu đồng vị.

Deuteri và triti nên viết dưới dạng "D", "2D", hoặc "2H" và tương tự triti. Những dung môi tạo từ deuteri có thể viết bằng các cách sau: CD3OD, methanol-d4; CD3SOCD3, DMSO-d6. Tất cả đều được chấp nhận, nhưng phải thống nhất kí hiệu cũng như ngôn từ trong toàn bài viết.

Bài viết liên quan đến y dược[sửa | sửa mã nguồn]

Khi một hợp chất có danh pháp thông dụng quốc tế (INN) do WHO quy định, thì nên lấy tên đó đặt cho bài viết.

Tiền tố[sửa | sửa mã nguồn]

Vì một vài nguyên nhân nào đó, cách gọi tên bằng số gây khó khăn, ta sẽ dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) không liên quan đến nó. Bao gồm:

Định vịortho-, meta-, para-, α-, β-, γ-
Đồng phân phẳngcis-, trans-, (E)-, (Z)-
Đồng phân không gian(R)-, (S)-, D-, L-, (+)-, (−)-

Ghi chú: từ iso trong hợp chất như isopropanol là bắt buộc. Không dùng dấu gạch ngắn trong các trường hợp này. sec-tert- thì phải dùng dấu gạch ngắn và không viết in hoa, để tránh tất cả các nhầm lẫn có thể có trên Wikipedia.

Khi đã chọn được tên bài bắt đầu bằng một con số, chữ cái đầu tiên phải viết hoa: 1,1,1-Trichloroethan thay vì dùng 1,1,1-trichloroethan. Đồng thời tạo một chuyển hướng viết thường đến bài viết vừa tạo. Xem thêm cách viết hoa bên dưới.

Chuyển hướng[sửa | sửa mã nguồn]

Xem Wikipedia:Trang đổi hướng § Đừng ngại tạo trang đổi hướng.

Trang chuyển hướng được tạo vì một trong các lý do:

  • Tên khác của một hợp chất, bao gồm cả tên viết tắt đã được mọi người nhìn nhận;
  • Cách viết khác (kiểu viết...);
  • Công thức đơn giản và được mọi người hiểu, ví dụ: H2O dẫn đến bài nước.

Ngoại lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Dù có nỗ lực đặt ra các hướng dẫn, nhưng không có một loạt chỉ dẫn nào toàn diện cho mọi trường hợp. Nhiều bài viết trên Wikipedia có tựa đề không chuẩn nhưng vẫn tồn tại do sự nhất trí của các thành viên biên soạn về cái tên được chọn được sử dụng phổ biến nhất (khía cạnh khoa học) của một hợp chất, bất chấp những chỉ dẫn IUPAC hoặc các tổ chức khác đặt ra. Ví dụ:

Ethylen oxide thay vì oxiran
Phosphin thay vì phosphan (và hợp chất thay thế phosphin, asinstibin)
Chất xúc tác Wilkinson thay vì chlorotri(triphenylphosphan)rhodi
Phức chất Vaska thay vì carbonylchlorobi(triphenylphosphan)iridi

Xin đừng tạo ra bất đồng khi đặt tên bài: nơi thích hợp nhất để tranh luận là trang thảo luận bài viết hoặc tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Hóa học.

Viết hoa tên nguyên tố và hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của các nguyên tố và hợp chất hóa học đều được xem là danh từ chung. Ta được quyền viết hoa chữ cái bắt đầu một câu hoặc một tựa đề, nhưng không được viết tuỳ tiện nơi khác. Chú ý rằng điều trên chỉ áp dụng cho tên nguyên tố hoá học, không đúng với kí hiệu hoá học - luôn được viết hoa. Hai nguyên tắc vẫn đúng với những nguyên tố đặt theo tên riêng, bảo đảm tính nhất quán với quy định IUPAC để phân biệt tên riêng với tên riêng phát xuất. Do đó, ta viết californium và phải kí hiệu là Cf; viết einsteinium nhưng phải kí hiệu là Es. Chú ý: tên gọi của chất hiếm hoặc dị thường không được viết theo cách thông thường, urani và plutoni (kí hiệu U và Pu) không nên viết hoa, giống như carbon và sắt (kí hiệu C và Fe). Quy tắc này (viết thường tên đầy đủ, viết hoa kí hiệu) cũng được áp dụng cho đồng vị hay nuclide (cùng một số tính chất trạng thái nguyên tử): như 14C và carbon-14. Xem Chỉ dẫn bổ sung gọi danh pháp hoá vô cơ của IUPAC (2004).

Các tiền tố sec-, tert, ortho-, meta-, para- và các tiền tố định vị dạng số không được xem là một bộ phận trong tên gốc: chữ cái đầu tiên trong tên gốc nên viết hoa. Ngoại trừ tiền tố iso-, đây được cho là một phần trong tên hợp chất, không cần viết in nghiêng, đặt dấu gạch ngăn cách. Nhóm thế cũng được cho là bộ phận trong tên gốc: với hợp chất ethanolamin cách viết đúng là 2-Aminoethanol với tên bài và ở đầu câu, và 2-aminoethanol khi nó không ở đầu câu.

Các loại hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Định chức hữu cơ và các cách phân loại có liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Với những bài viết về các nhóm chức (định chức), ta thường dùng tên đơn giản do IUPAC phổ biến Danh mục tên gọi các nhóm chức và cấu trúc hữu cơ (Pure Appl. Chem. 67 (8/9): 1307–75. doi:10.1351/pac199567081307.), ví dụ acid carboxylic, alcohol... Những nhóm nguyên tử không được nhìn nhận là nhóm chức như phenyl, trimethylsilyl, hoặc có tầm quan trọng đặc biệt như trifluoromethylsulfonyl, thì tên IUPAC (không phải danh pháp chung) được chọn đặt tên bài mà không phải thêm từ "nhóm" phía trước.

Hợp chất cơ kim[sửa | sửa mã nguồn]

Những bài viết tổng quát về một ngành hoá học cơ kim nên được đặt theo dạng "Hóa học cơ ___", ví dụ như ngành hóa học cơ magnesi, hóa học cơ lithi. Một số ngành có tên chung như:

theo định nghĩa của IUPAC về hợp chất cơ kim.[4] Tuỳ thuộc vào sự có mặt của nguyên tố kim loại ta có một chùm chủ đề bao quanh ngành hoá học đó.

Tên muối[sửa | sửa mã nguồn]

Các muối được gọi theo thứ tự:

kim loại/cation+(HOÁ TRỊ) + gốc acid/anion

Ví dụ:

Phụ lục (Tìm hiểu chương trình môn Hóa học)[sửa | sửa mã nguồn]

Trích nguồn:[5] Thuật ngữ và danh pháp hóa học trong Chương trình môn Hóa học được sử dụng như thế nào?

Việc sử dụng thuật ngữ hóa học và danh pháp hóa học trong văn bản chương trình môn hóa học tuân theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm mà thuật ngữ biểu thị phải được cập nhật phù hợp với sự phát triển của khoa học thế giới; hình thức của thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.

Nguyên tắc thống nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ phải có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ Chương trình môn Hoá học và Chương trình giáo dục phổ thông nói chung.

Nguyên tắc hội nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950- QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.

Nguyên tắc thực tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.

Tự lượng giá[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn đã đọc kỹ hướng dẫn? Nếu còn thắc mắc, hãy mạnh dạn nhắn tại trang thảo luận để được hướng dẫn. Bạn có thể tham khảo chú thích[1][2] để nắm rõ hơn về cách gọi tên.

Ngoài ra, để dễ dàng nắm bắt thông tin của bài hướng dẫn này hơn, bạn hãy thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhé! Bạn có thể sao chép câu hỏi ra phần mềm Word và tự lượng giá.

Đáp án nằm ở cuối trang. Chúc các bạn thành công!

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010 về Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản (PDF). Bộ Khoa học và Công nghệ. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ a b c Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 về Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học (PDF). Bộ Khoa học và Công nghệ. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ Panico, R.; Powell, W. H.; Richer, J. C. biên tập (1993). A Guide to IUPAC Nomenclature of Organic Compounds 1993. Oxford: IUPAC/Blackwell Science. ISBN 0-632-03488-2.
  4. ^ International Union of Pure and Applied Chemistry. "organometallic compounds". Toàn văn bản Giản Lược Thuật Ngữ Hoá Học.
  5. ^ “TÌM HIỀU CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC” (PDF). Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:T%C3%AAn_b%C3%A0i_(h%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc)