Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Hành chính viên/Biểu quyết tên gọi

Tên tổng quản lý mới tạm sử dụng thôi. Bây giờ đang lấy biểu quyết cho tên gọi phù hợp hơn cho những người này. Những tên gọi đã được đề nghị là:

Trưởng điều hành & các thành viên quản trị
Mình đề nghị gọi Nguyễn Minh là "trưởng điều hành", và những "người quản lý" hiện nay là các "thành viên quản trị". Không nên dùng từ "tổng quản lý" vì nếu ai đó gọi vắn tắt là "tổng quản" (gợi nhớ một chức quan coi sóc nội cung thời xưa) thì nghe chẳng hay chút nào! ;)
Đề nghị bởi Hai Lúa
Người quan liêu
Nguyễn Minh dùng tên gọi này đầu tiên, tuy nhiên tên gọi này không phù hợp với phong cách làm việc của diễn đàn này.
Tổng quản lý, tổng quản lí
Đang sử dụng tên gọi này ở đây. Đề nghị bởi Nguyễn Cường.
Người quản lý, người quản lí
Đề nghị bởi Cao Xuân Hiếu. Nếu dùng tên gọi này cho tổng quản lý, thì phải gọi những người quản lý bình thường là người (nhà) điều hành. Thay đổi này chưa khó khăn lắm, tại vì dự án này chưa lớn lắm, cho nên chưa có nhiều trang phải sửa đổi.
Người điều hành chính, người điều hành trưởng, người quản lý chính, người quản lý trưởng
Đề nghị bởi Mekong Bluesman.
Điều hành trưởng
Đề nghị bởi một người chưa đăng nhập.
Người quản lý chính
Đề nghị bởi Phan.
Bureaucrat
Cũng được gọi đại bằng tên gọi (bằng tiếng Anh) này, như cũng được gọi những người quản lý là sysop. Nhưng mà những người mới đến có thể không biết tên gọi này có nghĩa là gì.

Tôi sẽ không bỏ phiếu cho vấn đề này, tại vì tôi nói tiếng Việt chưa tốt lắm, và tôi đã gọi mình sai là "người quan liêu" rồi. :) Xin mọi người khác bỏ phiếu ở đây, rồi việc lấy biểu quyết sẽ kết thúc trong vòng một tuần. Cám ơn nhiều!

 – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 03:29, 20 tháng 2 năm 2005 (UTC)

bureaucrat chỉ là một sysop đặc biệt, tại sao không gọi bureaucratngười điều hành chính hay người điều hành trưởng? Hoặc người quản lý chính hay người quản lý trưởng? Mekong Bluesman

thực ra các từ mà mọi ng đề xuất đều có chung một ý nghĩa thôi. Nên theo tôi cứ thống nhất cách gọi của anh Nguyễn Cường và định nghĩa rõ ra. Nhưng tôi đề xuất thêm tính từ Wiki vào trước vì những từ này chỉ có ý nghĩa trong cộng đồng Wiki thôi (cụ thể là tổng quản lý Wiki. Nếu trong một doanh nghiệp hay nhà máy hoặc xã hội thì chắc hẳn mang nghĩa khác. Vietbio 03:21, 27 tháng 2 2005 (UTC)

Chữ Quan Liêu chỉ đúng khi Bureaucrat ở dạng tính từ (bureaucratic). Điều hành trưởng thì nghe đúng hơn. 198.238.242.115 14:11, 28 tháng 2 năm 2005 (UTC)

Điều hành cao cấp/Thành viên điều hành cấp cao
Đề nghị bởi Lê Nam Trung. Nên gọi tổng quản lý dự án này là người điều hành cao cấp (hoặc điều hành viên cao cấp) của dự án, như vậy thì nó thuận với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại rất thông dụng ở Việt Nam hơn (vì đối tượng của dự án này là người Việt Nam). Còn gọi tổng quản lý thì nghe cứ như tiếng Việt dịch trực tiếp theo kiểu Hán Việt vậy, rất không hợp với văn phong hành chính thông dụng của Việt Nam hiện nay.
Tôi vẫn thấy thích Tổng quản lý hơn. Có lẽ bạn Lê Nam Trung ở Hà Nội hay một thành phố lớn nào đó của Việt Nam nên mới cho là như vậy. Thực ra, theo thiển ý của tôi thì không phải ai cũng hiểu Điều hành cao cấp hay Thành viên điều hành cấp cao là gì và sự phân biệt của nó chưa rõ ràng lắm. Ví dụ một ông giám đốc công ty cũng là một người điều hành cao cấp của công ty nhưng một ông trưởng phòng của một phòng ban nào đó trong công ty này cũng có thể hiểu là một người điều hành cao cấp.Vương Ngân Hà
Các kết hợp "tổng" tương tự vẫn phổ biến trong tiếng Việt hiện đại [1]--Nienl 14:28, 14 tháng 3 2005 (UTC)
Tổng quản lý = Admin, Quản lý = Moderator
Tại sao ta không để nguyên gốc tiếng Anh như vẫn thường gọi trên các forum tiếng Việt hiện nay nhỉ?

Này không như forum đâu: những người quản lý Wikipedia có bổn phận khác với quản lý của forum. Trên những wiki của Tổ chức Wikimedia, có bốn loại quản lý: administrator (hay "sysop", nhưng mà hiện nay ít dùng nữa), bureaucrat, steward, và developer, rồi có ông Jimbo Wales làm chủ tất cả Wikimedia. Nhiều khi ở những forum chỉ có cao nhất là ba thứ quản lý: moderator, admin, và superadmin (nhiều khi không có thứ ba). Bởi vậy phải đặt tên khác để cho những người biết là những quản lý ở đây khác với những ở forum. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 02:19, 18 tháng 3 2005 (UTC)

Theo mình thì chữ người quản lý chính nghe thuận tai hơn. Mình thấy nên tránh dùng chữ nào nghe có vẻ cấp bậc quyền hành nhiều quá, người mới làm quen khó thấy được tính mở và dân chủ của wikipedia. Thân, Phan

Nhân việc thảo luận về cách dịch từ bureaucrat, tôi đề nghị chúng ta hãy cùng xem xét một cách toàn diện cấu trúc của Wikipedia để thống nhất về các cấp bậc (status) dành cho các thành viên tham gia Wikipedia tiếng Việt. Trước mắt chúng ta có thể dựa trên cấu trúc admin của Wikipedia tiếng Anh (hoặc các thứ tiếng khác). Thực ra để dịch từ tiếng Anh thì không nên dịch theo từ điển thông thường mà phải theo tính chất của cấp bậc đó:
  • GodKing/Benevolent dictator: thường để chỉ Jimbo Wales là người khởi xướng dự án Wikipedia, có lẽ trong cấu trúc Wikipedia tiếng Việt, chúng ta không có cấp bậc này nên không cần dịch
  • bureaucrat: là người có khả năng kỹ thuật để cấp quyền quản lý cho thành viên bình thường (hoặc quyền bureaucrat cho một thành viên quản lý thông qua quá trình quyết định của tập thể). Tôi đề nghị gọi là quản lý cấp cao
  • arbitrator: một số Wikipedia không có cấp bậc này (ví dụ Wikipedia tiếng Pháp), do Jimbo Wales đề cử, nếu có tôi đề nghị gọi là thành viên trọng tài
  • administrator (trước đây gọi là sysop): là người có quyền xóa/hủy xóa trang, bảo vệ/hủy bảo vệ trang, khóa/mở khóa thành viên, đặt các câu truy vấn sql. Tôi đề nghị gọi là thành viên quản lý
  • mediator: một số Wikipedia không có cấp bậc này, do Jimbo Wales đề cử, hình như Lã Việt đã xin quyền này. Tôi đề nghị gọi là thành viên hòa giải
  • ambassador: là người xử lý những vấn đề giữa các ngôn ngữ, các chính sách chung và phần mềm, Minh Nguyễn có quyền này. Tôi đề nghị gọi là đại sứ
  • developer: là người tham gia phát triển mediaWiki, có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu Wikipedia, cấp bậc này cho phép bảo trì cơ sở dữ liệu mà không cần thông qua giao diện Wikipedia. Tôi đề nghị gọi là thành viên phát triển wiki
  • steward: là người có quyền đặt, sửa, hoặc cấp bậc các thành viên (sysop, bureaucrat, developer, bot) trên các wiki khác nhau hoặc khóa các cơ sở dữ liệu các wiki không hoạt động. Tôi đề nghị gọi là tổng quản lý
  • registered user: là người có thể đổ tên bài, tải hình lên, có danh sách theo dõi của mình, có trang cá nhân và trang thảo luận. Tôi đề nghị gọi là thành viên đăng ký
  • anonymous user: là người có thể xem, tạo và soạn các bài, tham gia tranh luận. Tôi đề nghị gọi là người chưa đăng ký
  • banned user: thành viên bị cấm
  • bot: phần mềm tự động (chẳng hạn như interwiki)

Nguyễn Thanh Quang 00:23, 25 tháng 3 2005 (UTC) chủ nhiệm, quản lý

Theo tôi tham khảo và suy nghĩ thì chúng ta nên dùng thế này

người đứng đầu 1 dự án gọi là chủ nhiệm. Trong dự án wikiviệt, ai là chủ nhiệm vậy
sysop = quản lý thì quá đúng

ttienngoc 15:57, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nhưng mà thực sự ông Jimbo Wales là chủ nhiệm vì ông là người thành lập dự án Wikipedia nói chung (ông Brion Vibber chắc là người thành lập Wikipedia tiếng Việt), và ông là chủ tịch trong Ban Quản Trị của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia. Cho nên, chúng ta gọi những admin là "quản lý", và những bureaucrat (super-admin) là "tổng quản lý". Những tổng quản lý có thể đưa quyền quản lý cho người khác. Những developer là người phát triển phần mềm MediaWiki, họ có quyền thay đổi mã nguồn phần mềm trong CVS. Chúng ta chưa dịch được từ "steward", họ được đưa quyền quản lý, tổng quản lý, và robot cho người nào. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 04:45, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Lý do không nên dùng chữ "Tổng quản lý" ("Quản lý trưởng"...)
  • "Tổng quản lý" (hay "quản lý trưởng"...) tạo hiểu lầm là có quyền trên "người quản lý". Bureaucrat chỉ có quyền make sysop/bureaucrat, và không có bất cứ quyền hành nào trên sysop khác. (Thực tế đã có bureaucrat với ý khoá bài của sysop ;). )
  • Các chữ "tổng", "trưởng" mang tính chức tước hơn là công việc, có thể dẫn đến tình trạng "yêu chức tước".
  • Số lượng bureaucrat sẽ tăng theo thời gian, do đó tên gọi "tổng", "trưởng" sẽ không thích hợp.

Từ có nghĩa khá sát với bureaucrat là "người hành chính" (hoặc "nhân viên hành chính": hơi dài, "hành chính viên": có vẻ "Tàu"). Tôi nghĩ là nên dùng từ đó.

Hy vọng có thêm ý kiến của các bạn. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:36, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Quản lý phong cấp - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:26, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
How about quản lý nâng cao ;-). Tôi ủng hộ hành chính viên như đã nêu trên. Nguyễn Hữu Dng 07:52, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Hành chính viên nghe hay hơn. Trong tiếng Việt đầy rẫy chữ Hán-Việt, nhiều chữ viết tiếng Việt không thì nghe không hay. --Nguyễn Dương Khang 08:25, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Hành chính viên hay hành chính lại rất hợp nghĩa Anh ngữ của chữ bureaucrat. Còn chữ sysop - (từ chữ system opeartor ?) thì có lẽ dịch đúng là điều hành (hay vận hành) hệ thống viên chữ này thì dài nên nếu gọi ngắn có lẽ là điều hợp viên (hay hệ thống viên hay người điều hành hệ thống ). Thực ra, tui thấy sysop cũng chỉ làm các công việc điều hợp tức là chỉnh các sai sót, thêm bớt cho hợp lệ, theo dõi dữ liệu đăng lên hay hạ xuống tất cả thuộc về công tác "điều hợp" hệ thống Wiki LĐ
Điều hợp viên nghe nhẹ nhàng hơn và có vẻ phản ánh sát hơn công việc một sysop làm so với "quản lý viên". Như vậy có thể cần biểu quyết thêm về từ này? (Theo bên Meta thì m:Sysop được redirect về m:Administrator.) --Á Lý Sa (thảo luận) 07:13, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
  • GodKing/Benevolent dictator: chúng ta có thể gọi Jimbo Wales một cách chính thức là chủ nhiệm, còn GodKing dịch là Vua-Chúa :-D
  • administrator (trước đây gọi là sysop): quản lý (không cần từ "thành viên")
  • bureaucrat: hành chính viên
  • steward: tổng quản lý -> tiếp viên
  • arbitrator: trọng tài hoặc "trọng tài viên" (không cần từ "thành viên")
  • mediator: hòa giải viên
  • ambassador: đại sứ
  • developer: thành viên phát triển
  • registered user: thành viên (không cần từ "đăng ký" vì thành viên nghĩa là đăng ký rồi)
  • anonymous user: "người chưa đăng ký" hoặc người dùng vô danh
  • banned user: thành viên bị cấm
  • bot: phần mềm tự động

Avia (thảo luận) 02:28, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Steward không có các quyền của sysop, mà có quyền set (give and remove) arbitrary user access (sysop, bureaucrat, steward, and bot) levels (m:Stewards), nên nếu dịch là "tổng quản lý" có thể gây hiểu lầm. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:25, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Nếu bureaucrat là "hành chính viên", mediator: "hòa giải viên",... thì sysop nên gọi là "quản lý viên" cho tương ứng. Khi đó từ "người quản lý" sẽ được hiểu tổng quát hơn, là "người có chức năng quản lý" - tức "quản lý viên" và "hành chính viên". --Á Lý Sa (thảo luận) 14:25, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

So sánh 2 câu:

  1. "Quản lý phong cấp" như người quản lý bình thường ở dự án này, nhưng họ được quyền phong cấp thành viên Wiki khác thành người quản lý.
  2. "Hành chính viên" như người quản lý bình thường ở dự án này, nhưng họ được quyền phong cấp thành viên Wiki khác thành người quản lý.

Thì thấy câu trên có vẻ ăn nhập hơn. Tuy nhiên với xu hướng "viên" đang thịnh hành trong biểu quyết này tôi đề nghị các tên giống Avia đã đề nghị ngoại trừ:

  • steward: tiếp viên hay chiêu đãi viên :)
  • anonymous user: thành viên vô danh
  • developer: lập trình viên

- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:50, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với giải thích của Á Lý Sa, không dùng "tổng quản lý" nữa. Nếu chúng ta không tìm được từ nào mô tả sát chức năng của steward thì dịch theo mặt chữ thành tiếp viên vậy. Avia (thảo luận) 02:24, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Vậy kết quả của cuộc thăm dò ý kiến này là hành chính viên phải không? Nguyễn Hữu Dng 10:03, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Lâu quá rồi :). Bây giờ sẽ dùng hành chính viênquản lý viên? (Còn "người quản lý" sẽ dùng chung cho hành chính viên lẫn quản lý viên.) Trong Special:Listadmins, Bureaucrat là một tag bên cạnh sysop. --Á Lý Sa (thảo luận) 10:47, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chắc vậy. Không biết có nên lôi con bot của tôi ra để grep và đổi. Nguyễn Hữu Dng 15:36, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Gần đây không thấy các thành viên mới vào có ý kiến, chắc là sửa được rồi. Bác thêm cái script vào con bot nhé :). Thanks. --Á Lý Sa (thảo luận) 02:25, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Sao tôi tưởng trang này chỉ ai làm quản lý mới được góp ý kiến ? Casablanca1911 02:36, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đâu có chỗ nào ghi như vậy đâu ;). --Á Lý Sa (thảo luận) 02:44, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ý kiến cá nhân của tôi : Sử dụng 2 từ người quản lýquyền bổ nhiệm. Không có từ hạn chế từ "quản lý viên" đâu. Chỉ có chức danh tổng quản lý hoặc người quản lý thôi. Nếu tổng quản lý (tên gọi hiện tại) chỉ hơn các người quản lý khác ở việc bổ nhiệm thành viên, thì sẽ cộng thêm cho người đó chức danh "quyền bổ nhiệm nữa". "Quyền bổ nhiệm" cũng là một chức danh giống "quyền giám đốc" hay "quyền viện trưởng"...(ở đây chỉ nói về chức danh, không nói đến nghĩa từ "quyền").Casablanca1911 02:36, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Không hiểu ý bạn lắm. Bạn có đọc các post bên trên chưa, nhất là post về tại sao tên gọi "tổng quản lý" không đúng và không phản ánh đúng công việc. Ở đây nói về chức danh thôi. --Á Lý Sa (thảo luận) 02:57, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu nhất định cứ phải có chức danh nữa khác cho người làm quản lý có quyền bổ nhiệm (diễn giải) thì theo tôi, ở viwiki sử dụng hai từ : Người quản lýThành viên thường trực. Người quản lý sẽ có quyền bổ nhiệm thành viên thường trực. Theo Wikipedia:Người quản lý thì thành viên thường trực cũng sẽ làm nhiệm vụ chính là "...theo dõi các trang mới và thay đổi mới để nhanh chóng xoá những phá hoại rõ ràng, và đáp ứng các yêu cầu giúp đỡ của người dùng khi những lời yêu cầu đó cần chức năng quản lý để thực hiện...". Thành viên thường trựcngười quản lý sẽ thuộc Thể loại:Quản lý Wikipedia.
PS:Dòng trên cùng "..là quyền phong cấp quản lý..." chưa chính xác, nên sửa thành "là quyền phong cấp cho thành viên..." nghĩa là quyền cho các thành viên lên một cấp cao hơn, hay "là quyền trao cấp quản lý" hay "là quyền bổ nhiệm quản lý...". Hiếm thấy dùng "là quyền phong cấp quản lý" với nghĩa như trong câu. (chỉ là thảo luận về ngữ nghĩa của từ trong tiếng Việt). Nếu là GodKing (chẳng hạn) thì sẽ lại có "quyền phong cấp cho quản lý", cho các người quản lý lên một cấp cao hơn. (phân tích ra là quyền+phong cấp+quản lý chứ không phải là quyền+phong+cấp quảnlý). Xem thêm [2] Casablanca1911 04:18, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đang thảo luận mà sao đã sửa nhanh thế vậy, người làm công tác hành chính có làm công tác quản lý đâu. Còn "người quản lý" và "quản lý viên" giống nhau 100%, chỉ là tên gọi khác.Casablanca1911 04:20, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cứ tiếp tục thảo luận. Khi có kết quả khác thì con bot của tôi đổi lại. Nguyễn Hữu Dng 04:26, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Về cơ chế vận hành một chút: trong Special:Listadmins, Bureaucrat là một tag bên cạnh sysop (câu này có ghi bên trên rồi). Về mặt quyền hành, phải có sysop mới có quyền quản lý, phải có bureaucrat mới có quyền phong cấp, và đó là 2 tag riêng biệt nhau; và về thực hành, phải có tag sysop mới có thể xin tag bureaucrat. Bạn không nghĩ là bên wiki tiếng Anh họ ý thức được ý nghĩa của chữ "bureaucrat"? --Á Lý Sa (thảo luận) 04:30, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hành chính viên làm người làm công việc hành chính, họ có thể là người quản lý hoặc không. Tôi nhớ ngày trước đọc truyện chưởng thấy có "Tổng quản" và "Đại tổng quản". Hay ta lấy các tên này cho nó Tàu một chút. Nói đùa vậy thôi. Tên gọi Tổng quản lý là đủ nghĩa và chính xác. Không nhất thiết phải dịch chuẩn từ tiếng Anh. Mà Tổng quản lý có 3 người, đổi tên hay không có ảnh hưởng nhiều đến Wiki đâu--An Apple of Newton 04:36, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ, nếu chỉ là tab bên cạnh thôi, thì sao tôi thấy trong trang thành viên MXN, DHN và Vietbio chỉ đề 1 thể loại:hành cchính viên, phải thêm thể loại:Người quản lý nữa chứ. Casablanca1911 04:40, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tất cả các bureaucrat đều phải là sysop, cho nên bureaucrat là thể loại con của sysop. Nguyễn Hữu Dng 04:46, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn An Apple of Newton thử ví dụ xem ai làm công việc hành chính của 1 cơ quan, 1 đơn vị mà lại làm quản lý cả đơn vị, cơ quan đó nữa.

Tôi thấy chưa hợp lý về phân loại theo cách này lắm, thảo nào mà trong các trang ở Thể loại:Quản lý Wikipedia không thấy DHN,MXN, Vietbio này đâu. Theo trang đó nên tôi cứ nghĩ là chỉ có 11 thành viên là người quản lý. Casablanca1911 04:56, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Sao không đổi thành kiểm sát viênTổng kiểm sát? --An Apple of Newton 05:57, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ý đã thảo luận ở phần trên là sẽ có rất nhiều bureaucrat, do đó để chữ "tổng" không ổn vì không thể có nhiều Tổng kiểm sát được. Casablanca1911 06:35, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có lẽ mọi người đã đồng nhất việc xếp thể loại với việc vận hành. Như vậy không đúng. Việc làm này tương tự như việc xếp thể loại bộ máy lãnh đạo trong một trường là Trưởng bộ môn-->Giáo viên. Ông X làm Trưởng bộ môn, mà rõ ràng phải là giáo viên nên được xếp vào thể loại Giáo viên là thể loại con và như vậy không có trong thể loại:Trưởng bộ môn. Theo tôi đặt tên lại và xếp như sau cho mạch lạc và dễ hiểu hơn :

Bạn định nghĩa thêm về "thường trực" trong "thành viên thường trực". --Á Lý Sa (thảo luận) 10:40, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"Thường trực" : nghĩa đen là thường xuyên túc trực, còn nghĩa khác thì giống trong các "Thành viên thường trực" của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, diễn nôm ra là có mặt thường xuyên hơn các thành viên khác, tham gia biểu quyết, phủ quyết và giải quyết các vấn đề chính, làm các việc như tôi đã dẫn ra ở trên "...theo dõi các trang mới và thay đổi mới để nhanh chóng xoá những phá hoại rõ ràng, và đáp ứng các yêu cầu giúp đỡ của người dùng khi những lời yêu cầu đó cần chức năng quản lý để thực hiện..." và cùng với Người quản lý tạo thành Hội đồng Bảo an Wikipedia. :) Casablanca1911 10:55, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhưng wikipedia không quy định gì về tính thường trực của bất cứ thành viên nào cả, và người quản lý không có nghĩa vụ phải thường trực - về mặt lý thuyết (họ có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu của cộng đồng khi nào họ có thể). --Á Lý Sa (thảo luận) 11:02, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

THì tôi đã viết là tính thường trực ở đây chỉ là nghĩa đen thôi mà. Như trong HĐBALHQ, có phải lúc nào thành viên này cũng ngồi ở vị trí "ghế thường trực" đâu, chỉ khi nào có vấn đề lớn, cần họp thì mới cần đến. Casablanca1911 11:12, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhưng không ai bắt bất cứ thành viên nào cũng phải bỏ phiếu, và cũng không loại trừ ai khỏi quyền bỏ phiếu (trừ IP, đúp nick...), và giá trị lá phiếu của bất cứ thành viên nào cũng ngang nhau. --Á Lý Sa (thảo luận) 11:15, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thực ra đây chỉ là một chức danh mà theo tôi là gần nhất với "nhiệm vụ của người quản lý" như theo trang Wikipedia:Người quản lý đã viết. Còn trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên thường trực như thế nào, được gì, không được gì, phải làm gì, v.v...không phải ở cái tên, mà ở trong trang quy định cho nó. Còn "hành chính viên" thì luôn được hiểu là không những không phải mà còn có vai trò thấp hơn "người quản lý". Ở VN, trong một cơ quan, đơn vị thường có Phòng Tổ chức hành chính dưới quyền Giám đốc hay tổ chức quản lý nào đó. Casablanca1911 11:31, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"Thường trực" xa nghĩa đúng quá, không "gần nhất". Có rất nhiều thành viên tích cực lúc nào cũng thường trực nhưng không phải là điều hành viên hay quản lý viên. Ví dụ Casablanca1911 có thể là thành viên thường trực được.193.52.24.125 11:54, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn cứ chỉ hiểu theo đúng nghĩa đen của "thường trực" thôi, thì không thể thảo luận với bất kỳ tên gọi nào khác vì với từ nào cũng không thể nói lên hết được công việc của người này. Thành viên thường trực là tên gọi chung cho cả nhóm, có thể thành viên đó đi vắng cũng không sao, miễn là tuân thủ theo các quy định của Wikipedia:Thành viên thường trực. Còn tôi, nếu chỉ hiểu theo 1 nghĩa đen thì chỉ nhận là "quan sát viên" thôi. Việt Nam là quan sát viên của một số tổ chức quốc tế (hiện giờ tôi chưa nhớ ra) nhưng mọi người từ trước đến giờ đâu hiểu theo nghĩa Việt Nam là nước quan sát (nhìn) các nước khác trong tổ chức đó. Casablanca1911 13:19, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy ở các Forum Việt Nam hay dùng từ Quản Trị= Admin, SiêuĐiều Hành = SMod, Điều Hành = Mod, Ngoài ra còn có các Thư ký, Quan sát viên, và cả từ Quản Lý nữa. Xét về cấp bậc thì cao nhất là Quản Trị Tối cao (Người quản lý hosting và domain,...) sau đó là Quản trị (hay quản lý), Thu ký, Siêu điều hành, điều hành rồi quan sát viên. Không có ý kiến gì về các tên gọi khác của các thành viên đề nghị... Chỉ có bổ sung những điều trên -- Nguyễn Kim Kha

Nhưng ở đây đã có cấu trúc khác với các diễn đàn: Quỹ Wikimedia đã có Ban Quản trị (Board of Trustees), Chủ tịch (Jimmy Wales), Thư ký (chắc là Danny Wool), và một số Ủy ban. Sau đó có nhóm phát triển phần mềm (và quản lý máy móc). Sau đó có nhóm quản lý ở Wikipedia tiếng Việt nói riêng, có hai cấp admin/sysopbureaucrat. Ngoài ra có các người và tổ chức host các dự án Wikimedia, còn có những người có quyền "CheckUser" và các steward ở Meta. ("Quan sát viên" nghe không hợp với dự án này.) Có lẽ trong tương lai cũng có những người có Tôi không muốn phải gắn "của Wikipedia tiếng Việt" hay "của Quỹ Wikimedia" sau khi chỉ đến một cấp quản lý ở đây, nhưng chúng ta có quá nhiều cấp thành viên ở đây... – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:19, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bạn phải hiểu là, từ lúc bắt đầu, cộng đồng Wikipedia gọi các người quản lý theo tên sysop để cách biệt mình khỏi diễn đàn và làm cho giống phòng IRC hơn. Chỉ gần đây Wikipedia tiếng Anh mới bắt đầu gọi quản lý là administrator. Wikipedia không sử dụng các từ superadmin (siêu quản trị) hay mod hay supermod vì không hợp với mục đích viết bách khoa toàn thư. Moderator nghe giống editor (chủ bút hay nhà biên soạn) quá: mới đầu thue một editor tên là Larry Sanger, nhưng sau đó dự án này bỏ mô hình có nhóm người chỉ dẫn việc viết nội dung, cho nên ngày nay các admin chỉ là người có "máy hút bụi" để dọn dẹp, và chỉ có hai cấp bureaucratsteward để phong cấp admin. Vai của các thành viên Wikipedia khác hẳn với vai của các thành viên trong một diễn đàn. Do đó các người quản lý Wikipedia có vai khác với quản trị hay điều hanh trong diễn đàn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:33, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nghĩa của các tên và việc làm của các tên đó[sửa | sửa mã nguồn]

Steward không chỉ có nghĩa của "người tiếp viên" như trong stewardess của các airline. Gốc của từ steward là các người quản trị một khu đất (đặc biệt là một vườn lớn của một lâu đài), sau đó chức danh Steward hay High Steward (viết hoa) được phong các công vương của một vùng đất. Ngày nay, một trong các tước hiệu của Thái tử Charles của Anh là (High) Steward of Scotland. Như vậy thì cái nghĩa nguyên thủy của steward chỉ là tương đương với "quản gia" hay "quản điền".

Tôi đề nghị

  • administrator, sysop = lao công, hay công nhân
  • bureaucrat = lao công trưởng, hay công nhân trưởng
  • steward = quản gia, hay quản lý

để phản ảnh đúng nhất các nhiệm vụ làm sạch nhà, quét bỏ rác... của các người này.

Các tên như quản lý, tổng quản lý, quản lý trưởng, hành chính viên... cho đến thời điểm này đã tạo ra nhiều hiểu lầm là các người này có nhiều quyền lực và có chức vụ -- sự thật là họ chỉ là những người thay mặt cộng đồng để làm các việc dọn dẹp.

Mekong Bluesman (thảo luận) 21:32, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên biểu quyết lại các tên gọi này. Riêng tôi, tôi đồng ý với các tên gọi phù hợp và rõ nghĩa nhất mà bác MB đã đề nghị ở trên. An Apple of Newton thảo luận 00:42, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với ý kiến của hai anh ở trên. Khi mà chúng ta chưa làm thế nào để mọi thành viên hiểu đúng ý nghĩa thì nên đổi tên (họ chỉ là người được cộng động tín nhiệm vì cho rằng đủ khả năng nhận biết đúng để xoá những gì đã đặt tiêu bản xoá, cấm thành viên đối với những thành viên có phá hoại...). Wikipedia là môi trường mở để mọi người cùng quản lý nội dung chứ không phải chỉ do những "người quản lý" hiện tại quản lý và chịu trách nhiệm về việc đó. Tên này làm các thành viên ỷ lại (cho rằng "đó là việc của người quản lý, tôi không quan tâm") hoặc sợ sệt, không dám góp ý ("nếu viết sai thì những người quản lý trù úm, tốt nhất là không nên viết bài, thảo luận một vấn đề khi có người quản lý tham gia, hoặc nói chung là đừng đụng vào người quản lý nếu họ có sai..."). Đổi tên cũng làm cho một số người quản lý (nếu có) không cho rằng họ là người "to", có quyền, hơn những hành viên còn lại. Truong Manh An (thảo luận) 02:57, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tán thành các cách gọi bằng tiếng Việt của các nhân viên mà Mekong Bluesman đã nêu ở trên.--202.244.105.124 (thảo luận) 04:05, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiếng Việt của tôi không hay đâu (tôi vừa cho thêm 3 từ mới) -- hãy thảo luận kỹ trước khi thay đổi. Hơn nữa, chúng ta không thể cấm các thành viên dùng các từ như sysop vì gõ nó nhanh hơn. Mekong Bluesman (thảo luận) 04:20, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên biến các tên gọi thành một khối thống nhất, trong cùng bối cảnh để dễ hiểu. Theo như trên, tôi nghĩ nên tạm xem wiki là một căn nhà chung, trong đó có "lao công" (sysop), "lao công trưởng" (người có quyền chọn ai làm lao công, nhưng không có quyền sa thải người đó), "quản gia" (có quyền đuổi sạch sẽ), nếu sau này xuất hiện các chức năng khác thì cứ theo bối cảnh mà đặt ra cho đúng. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 04:53, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nhắc lại một ý tôi đã có ghi ở thảo luận cũ bên trên, chữ "trưởng", "tổng" nói đến địa vị (đứng đầu, lãnh đạo bao trùm), không phản ánh được công việc của bureaucrat - vốn không đứng đầu hoặc lãnh đạo ai cả, dù sysop hay thành viên thông thường. Ngoài ra, tổng, trưởng chỉ có 1, không thể có nhiều vị như vậy ở 1 nơi. Nếu dùng "chính" thì những thành viên khác (sysop hay không) không là chính? Các thao tác của bureaucrat không cho thấy họ không là người thực hiện công việc chính hơn sysop. "Chính" cũng phản ánh địa vị khi xét theo ngạch. "Trưởng", "tổng", "chính"... đi kèm với đặc quyền so với những người dưới cấp.

Bureaucrat không có quyền chọn ai làm admin; họ chỉ có nhiệm vụ thực hiện thao tác gắn flag sysop khi có kết quả bầu cử.

Các cơ quan thường có phòng Quản trị - hành chính. Nhân viên của (các) phòng này có vai trò giúp hậu cần cho guồng máy của cơ quan. Tôi thấy dùng quản trị viên - hành chánh viên cũng thích hợp, phản ánh đúng công việc, không tạo cảm giác địa vị (vì cũng chỉ là nhân viên như các nhân viên khác ở một cơ quan) khi nói về administrator và bureaucrat.

Còn nếu dùng lao công cho admin thì bureaucrat là vẫn có thể giữ là hành chính viên. --Á Lý Sa (thảo luận) 05:14, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Từ "lao công" không thích hợp vì "lao công" làm gì có quyền cấm khách vào nhà hay công sở. ("Bảo quản viên" cũng vậy.) Tôi ủng hộ dùng quản trị viênhành chính viên cho sysop và bureaucrat (tương ứng). Avia (thảo luận) 02:47, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khách thường thì sysop cũng đâu được cấm, mà những người trông đáng ngại thì ôsin cũng có thể không cho vào nhà. Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về từ "quản trị viên", vấn đề tôi quan tâm là nó có gợi nghĩa quyền chức hay không. Trong ngữ cảnh quản trị viên mạng máy tính trong một cơ quan thì người này không được hiểu là có quyền chức -> ok. Nhưng trong nhiều diễn đàn, admin/sysop cũng được gọi là "quản trị viên". Tôi không tham gia diễn đàn, xin hỏi những người hay dùng diễn đàn là các admin/sysop này có được xem là người có quyền chức hay không. Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong diễn đàn, mod/admin và cả từ "quản trị viên" đều hàm ý quyền, hạng, chức v.v... điều mà tôi muốn tránh và các bảo quản viên hiện nay nên tránh tuyệt đối. Nguyễn Dương Khang 10:00, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_vi%C3%AAn/Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_t%C3%AAn_g%E1%BB%8Di