Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Biểu quyết/logo

Tự do, miễn phí hay mở?[sửa | sửa mã nguồn]

Một số thành viên có nhiều ý kiến khác nhau về cách dịch từ free trong the free encyclopedia ra tiếng Việt:

  • tự do: các người thành lập Wikipedia tiếng Anh đã nói rõ rằng free không có nghĩa là miễn phí "free as in free speech, not in free beer". Tự do trong nghĩa này ám chỉ việc mọi người có thể tự tiện sửa đổi các bài.
  • mở: từ tự do quá nhạy cảm và có thể làm nhiều người khó chịu. (xem đây).
  • Từ điển bách khoa Wikipedia (User:Mekong Bluesman đề xuất): không nhắc đến tự do hay mở, dùng Wikipedia để ám chỉ

Xin mọi người đóng góp ý kiến. DHN 05:22, 7 tháng 3 2005 (UTC)

Biểu quyết này sẽ kết thúc một tuần sau khi không còn ai lên tiếng. Kết quả sẽ được tính, và lựa chọn được nhiều người bầu nhất sẽ được sử dụng. DHN 08:03, 10 tháng 3 2005 (UTC)

Tin mới: hiện giờ số đông muốn dùng "Bách khoa toàn thư mở". Vậy có ai có khả năng làm một biểu trưng mới không? Như thế này nè:

DHN 11:22, 17 tháng 3 2005 (UTC)

mở chứ không phải mỡ --Nienl 11:48, 17 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi đã sửa "Từ Wikipedia, bách khoa tự do" thành "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia". Bây giờ chỉ còn việc sửa đổi biểu trưng. Xin ai có khả năng làm một biểu trưng với câu này. DHN 21:49, 17 tháng 3 2005 (UTC)


free softwareopen source software có hai nghĩa khác nhau trong tiếng Anh. Có thể lầm lẫn giữa hai điều này nếu chúng ta dùng mở chăng? DHN 05:38, 7 tháng 3 2005 (UTC)
Tôi nghĩ không nên câu nệ quá khi dịch và không nhất thiết phải dịch thật sát. Free có thể là miễn phí, còn mở không hẳn là miễn phí. Phần mềm nguồn mở cho phép sửa đổi được. Tóm lại tôi thấy từ "mở" chuyển tải tốt nhất ý nghĩa của Wikipedia. --Nguyễn Thanh Quang 05:46, 7 tháng 3 2005 (UTC)

Tự do bao gồm cả nghiã mở trong đó -- một xã hội kín rất khó trở thành một xã hội tự do. Do đó, trong trường hợp free encyclopedia cả hai từ tự domở, theo ý của tôi, đều dùng được. Hai sự khác biệt chính, dĩ nhiên là có các khác biệt khác nữa, là:

  1. Tự do có gốc Hán-Việt trong khi mở hoàn toàn Việt,
  2. Tự do có nghiã rộng hơn mở, thí dụ như ngoài nghiã mở còn mang thêm nghiã ít qui luật. Tôi dùng qui luật (rule, Anh hay règle, Pháp) thay vì luật (laws hay lois).

Điểm quan trọng trong cuộc thảo luận này là tuy free bao gồm nghiã miễn phí, trong trường hợp này nghiã đó không áp dụng. Hơn nữa nghiã đó được dùng nhiều trong tiếng Anh Bắc-Mỹ (American English), nhất là trong trường hợp for free; trong khi tiếng Anh Anh quốc (British English) họ thường dùng cả một phrase (dịch sang là cụm từ được không?) free of charges. Bây giờ thì nghiã miễn phí cũng được dùng trong tiếng Anh Anh quốc rồi vì ảnh hưởng văn hóa Bắc-Mỹ. (Xin xem The Oxford Universal Dictionary.)

Mekong Bluesman

Tôi đồng ý dịch là Bách khoa toàn thư mở . Vấn đề ở đây không phải là dịch đúng hay sai, chính xác hay không chính xác mà là nhạy cảm. Ngoài ra mở cũng được hiểu là ai đóng góp cũng được. Tôi thấy như vậy thì tốt hơn.

Phan Ba - 07/03/2005

Tại sao lại không dịch từ Free là Tự Do được chỉ vì nó "nhạy cảm" đối với một số người. Cứ theo các lập luận trên của các bạn thì sự nhạy cảm của chữ Tự Do có liên quan đến vấn đề chính trị. Nếu tôi không lầm thì:

  1. Người Việt ở nước ngoài thường tự gọi họ là Người Việt Tự Do
  2. Người Việt trong nước có: Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc trong tất cả các văn bản hành chính

Vậy thì có ai khó chịu khi ta gọi Free là Tự Do? Tôi không có ý muốn đề cập về quan điểm chính trị của riêng mình ở đây. Tôi chỉ muốn nêu ra đây là nếu vì một sự "nhạy cảm" của một từ ngữ nào đó mà ta phải dịch trại đi với ý nghĩa phổ biến và thông thường như chữ "Free" trên đây thì trong tương lai ta còn phải né tránh biết bao nhiêu từ ngữ nữa đây? Chủ trương của Wikipedia là giữ tính khách quan, thì ta cứ khách quan mà làm, sao lại phải e sợ sự khó chịu của ai đó mà phải đi vòng; làm như vậy có khác nào ta đã đi ngược lại tinh thần của Wikipedia? Thân mến. User: Lã Việt

Tôi cũng thấy từ Mở khá hay đấy. Ban đầu, khi vào trang Wikipedia Tiếng Việt này, tôi đã thấy từ "tự do" dùng ở đây hơi ngượng ngạo. Mà từ "Mở" nghe cũng rất thuần Việt và nó phản ánh tính chất "thoáng đạt" trong phương châm biên soạn của Wikipedia. Nếu vậy thì chúng ta phải làm lại logo phía trên bên trái màn hình này rồi. Theo tôi, mình nên sửa lại logo với tên là "Wikipedia - Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Mở" . Hoan hô DHN đã đề xuất ý kiến này. NOB 06:25, 9 tháng 3 2005 (UTC)
Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Mở thì có vẻ thừa và dài quá khó cho vào hết trong logo (Encyclopedia dịch là Bách Khoa Toàn Thư hoặc Bách Khoa Thư hoặc Từ Điển Bách Khoa). Trong thảo luận này tôi đã đề nghị gọi là "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia". Mọi người thấy thế nào? – Nguyễn Thanh Quang 17:23, 9 tháng 3 2005 (UTC)

Tuy không phải là người Việt nhưng tôi hiểu cái gọi là "vấn đề nhậy cảm" của sự dùng từ tự do trong tên Từ Điển Bách Khoa Tự Do. Với tôi Từ Điển Bách Khoa Tự DoTừ Điển Bách Khoa Mở là một (synonyms). Như tôi đã viết ở trên, tự do trong trường hợp này không mang nghiã miễn phí -- vì ai cũng phải đưa tiền cho người cung cấp Internet trước khi có thể đến website này; nó không những bao gồm nghiã mở và còn thêm nhiều nghiã khác nữa -- thí dụ như ít qui luật vì chúng ta không bắt buộc người viết phải là người chuyên môn (expert) trong lãnh vực họ viết. Nhiều khi có người không biết cả viết cũng cứ viết nữa!

Nếu tôi không hiểu sai thì "vấn đề nhậy cảm" xẩy ra vì sau thập niên 1950 thế giới chia ra làm 3 khối (bloc): khối thân Tây phương (pro-West), khối thân Xô-viết (pro-Soviet) và khối trung lập (the non-aligned). Từ đó sinh ra nhiều từ mới trong đó có the free world mà người Việt dịch thành thế giới tự do để ngược lại với thế giới cộng sản. Nhưng chữ free trong the free world là một sự phóng đại về nghiã (expanding the meaning) của chữ free. Cũng giống như free service thấy tại các tiệm bơm dầu cho xe -- free này phải hiểu là free of charges.

Do đó, vấn đề trên là vấn đề tạo ra bởi các tiếng khác, không bởi người Việt và tiếng Việt. Nếu chúng ta bảo nên bỏ từ tự do thì sẽ có bao nhiêu từ khác phải bỏ? Bỏ chúa vì nó ám chỉ đến Giê-su; bỏ bác vì nó dùng cho Hồ Chí Minh; bỏ tôi vì nó là của tôi chứ không phải là của bà ta, cô ta ... bỏ Cửu Long vì nó là tên của Mekong Bluesman (cái này tôi không thích tí nào)!!! Dần dần không còn chữ nào cả!

Dĩ nhiên, gọi là tự do mà, thí dụ, chỉ có sysops mới có quyền sửa thì không phải là tự do, gọi là mở mà, thí dụ, chỉ có người chứng minh mình là người Việt mới có thể cộng tác thì không phải là mở. Tự domở chỉ có nghiã khi cộng đồng này làm việc với tinh thần tự do và mở -- mặc dù có tên là Từ Điển Bách Khoa Hạng Cuối Cùng.

Vậy, tại sao chúng ta không gọi nó là Từ Điển Bách Khoa Wikipedia và khỏi mất thời giờ biểu quyết?

Mekong Bluesman

Vâng dùng đơn giản là Từ Điển Bách Khoa Wikipedia thì xuôi hơn rất nhiều vì có thể coi Wikipedia nói lên ý nghĩa tự do, về chuyện dịch thì "free as in free speech, not in free beer" = "tự do như trong tự do phát biểu, chứ không phải bia miễn phí" cái này tiếng Việt phân biết rất rõ, trong các hoạt động về lĩnh vực "phầm mềm nguồn mở và tự do" thì tôi thấy phân biệt cũng rất rõ,

Bản thân từ ( Tự do, ...) là không nhậy cảm, mà là do cách dùng từ! ví dụ viết: "Quân đội miền bắc (hay còn gọi là quân đội Việt cộng)" - Viết như thế không thể coi là nhậy cảm được, nhậy cảm hay không là do ngữ cảnh!

Một ví dụ nhậy cảm là trong mục Lạng Sơn mà tôi vừa sửa, hy vọng người quản lý nên theo dõi sát sao hơn! User:tuanndh

Để nói thêm, "vấn đề nhậy cảm" có thể xem như một con dao cắt hai chiều: cắt bỏ tế bào ung thư của người bệnh nhưng cũng có thể cắt tay người bác sĩ làm cho họ không giúp được người bệnh. Thí dụ: vào khoảng tháng 12 năm 2004, tôi đã viết lại bài Chiến tranh Đông Dương mà trong đó tôi đã chia nó ra làm 3 phần: Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Nội chiếnChiến tranh Đông Dương lần thứ hai (hay Chiến tranh Việt Nam). Tôi có thêm chú thích là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất thường được các người ở Việt Nam gọi là Chiến tranh chống Thực dân Pháp và phần sau là Chiến tranh chống Đế quốc Mỹ vì ngay cả những người sống ngoài Việt Nam trong các thập niên 1960 và 1970 cũng biết những phrases này, đây không phảipoint-of-view của tôi. Tiếc thay, sau đó một người cộng tác nào đó đã bỏ Chiến tranh chống Đế quốc Mỹ tuy rằng vẫn giữ Chiến tranh chống Thực dân Pháp. Có thể người đó sợ người Mỹ nhậy cảm, có thể người đó sợ người ở Việt Nam nhậy cảm, tôi không biết vì người đó không thảo luận, nhưng khi làm như vậy người đó đã làm một phủ nhận về lịch sử (history denial).

Mekong Bluesman

Xin nói ngoài lề một chút, từ nhậy cảm không có trong từ điển tiếng Việt hiện tại, chỉ có nhạy cảm (nhưng có lẽ lại đọc như nhậy cảm). Tham khảo Từ điển tiếng Việt trực tuyếnNguyễn Thanh Quang 01:15, 10 tháng 3 2005 (UTC)

Phiếu của tôi: "Bách khoa toàn thư mở".

Mở sát nghiã hơn tự do. Xin chú ý cách dùng chính thức trong nước phân biệt "từ điển bách khoa" là sách tra cứu gọn nhẹ (hiện đã có Từ điển bách khoa Việt Nam, 4 tập), "bách khoa toàn thư" mới là "encyclopedia". Theo tôi biết thì sự phân biệt này là mô phỏng theo cách dùng của Liên Xô trước đây. (Từ điển bách khoa xô viết chỉ có 1 quyển khổ lớn, còn Bách khoa toàn thư xô viết có mấy chục quyển). Avia 04:45, 10 tháng 3 năm 2005 (UTC)

Nếu đổi "bách khoa tự do" thành khẩu hiệu khác, thì xin nhớ là phải đổi hình biểu trưng ở đây. Sẽ phải nhờ anh Nohat đổi cho chúng tôi. Thường thường phải chờ lâu lắm để anh đổi biểu trưng. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 05:30, 11 tháng 3 năm 2005 (UTC)

Tôi mới xin người khác sửa đổi biểu trưng ở Meta. Cám ơn. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 04:20, 18 tháng 3 2005 (UTC)

Phiếu của tôi: "Bách khoa toàn thư". Tôi thấy cứ để tên là "Bách khoa toàn thư" là được rồi, bản thân nó cũng như mọi loại sách khác là luôn đổi mới qua tái bản (ở đây do hàng ngày/giờ/phút/giây qua trang điện tử). Còn dùng từ nước ngoài là do cách làm của họ, ta chẳng cần bàn làm gì. Ta chỉ cần ghi câu khiêm tốn lâu nay: "Mời bạn đóng góp ý kiến " như thế là free lắm rồi. Letrachduong200614:28, ngày 19 tháng 12 năm 2006
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt/logo