Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Biểu quyết/Chống rối trong "thời đại mới"

BIỂU QUYẾT: Chống rối trong "thời đại mới"
Thực trạng về các "Đàn rối" trên Wikipedia tiếng Việt

Những tháng gần đây, mà cao điểm là trong tháng 9 và tháng 10 năm 2019, tôi đã tiến hành các đợt truy quét rối lớn, rối chính trị, rối diễn đàn và rối phá hoại biểu quyết, tổng cộng 50 tài khoản rối bị cấm vô hạn. Mỗi loại rối đều có những hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chất lượng của dự án chúng ta:

  • Rối chính trị tuyên truyền bịa đặt hoặc tuyên truyền một phía, diễn đàn, mạo nguồn nghiêm trọng;
  • Rối diễn đàn chuyên biến Wikipedia thành blog cá nhân của họ, viết bổ sung toàn là ý kiến riêng của cá nhân, chép sách vi phạm bản quyền tràn lan, cũng không thiếu việc mạo nguồn;
  • Rối phá hoại biểu quyết, thời gian qua đã phát hiện không ít, trong đó phải kể đến vụ việc phát hiện trong năm nay: đàn rối đã phá nát, làm ảnh hưởng đến 10 cuộc biểu quyết trên dự án. Đáng buồn là các con rối nhóm 1 và 2 có thâm niên thậm chí còn lâu năm hơn rất nhiều các thành viên đang năng nổ của dự án hiện nay.

Vì vậy, sau cao điểm diệt rối vào tháng 9 và tháng 10, đàn rối đã dần nắm quy luật bắt rối của tôi nên đã dùng các công cụ kỹ thuật dễ tìm thấy và sử dụng, là fake IP (giả mạo địa chỉ IP của thiết bị truy cập mạng đang sử dụng), điều này vô hiệu hóa gần như hoàn toàn công cụ Kiểm định của chúng ta, nếu rối hành động thận trọng.

Chính vì những lý do nghiêm trọng làm tổn hại đến sự vẹn toàn của dự án, nay tôi khai mở biểu quyết này, với mục đích lắng nghe ý kiến từ các bạn, để dự án mà cách riêng là những thành viên được các bạn tin tưởng trao phó các công cụ có bộ khung quy định để diệt trừ các đàn rối này.

Chào mừng bạn đến với khu vực biểu quyết Wikipedia tiếng Việt

THỜI HẠN BIỂU QUYẾT: 21 giờ 00 NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2019 ĐẾN 20 giờ 59 NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2019. (14 NGÀY)

Điều kiện bỏ phiếu: Các thành viên đã tạo tài khoản trên 01 tháng và có hơn 300 sửa đổi (không tính sửa đổi dạng bot) trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu. Các thành viên chưa đạt điều kiện trên hoàn toàn có thể tham gia thảo luận tại các đề mục, trong mục ý kiến khác đã được thiết lập thêm.

I. NỘI DUNG THỨ NHẤT[sửa | sửa mã nguồn]

PHẦN I. Những "dấu hiệu" để cấm nhanh đàn rối

Công việc "đánh bắt rối" thường dựa vào các dấu hiệu sau đây. Cộng đồng tiếng Anh còn thông thoáng cho phép các thành viên bảo trì cấm các con rối dựa trên hành vi (trích dẫn). Nay trình cộng đồng thông qua cấm liền tay các đàn rối ở Wikipedia tiếng Việt, vì hiện chúng đã dùng biện pháp fake IP nên rất khó dùng cách cũ để bắt rối. Bảy vụ bắt rối trước đó với 50 tài khoản rối bị cấm vô hạn đã làm các đàn rối của dự án "tiến hóa" dần lên, vì vậy chúng ta cũng cần "cập nhật hóa" các quy định để nhanh chóng "thích ứng với thời đại".

  • Câu hỏi Biểu quyết: Bạn có đồng ý áp dụng các quy định thuộc các điều sau đây đối với các tài khoản rối hay không?
  • Cấm ngay nếu thuộc một trong các điều sau:
  1. Lùi sửa, bổ sung lại những đoạn, câu từ diễn đàn,... trong các phiên bản rối đã bị các Bảo trì viên (Điều phối viên, Bảo quản viên, Hành chính viên,...) lùi sửa.
  2. Tự nhận mình chính là tài khoản rối bị cấm.
  • Cấm nếu tài khoản có hai điều trong nhóm sau:
  1. Trong 50 sửa đổi đầu tiên ngay vào bút chiến, thêm thắt Wikipedia tiếng Việt trong chủ đề có liên quan của từng loại rối với những sửa đổi lớn và thành thạo Wikipedia hơn người mới đến. (biết lùi sửa, biết thêm các đoạn lớn, biết đánh chú thích,...).
  2. Có cách dẫn nguồn, chú thích quen thuộc của rối.
  3. Tuyên truyền "lén" bằng cách dùng chính trị một phía hàng loạt các đoạn lớn.
  4. Thảo luận diễn đàn nội dung chính trị, tuyên truyền chính trị.
  5. Tài khoản nằm vùng có chủ đề chính là chính trị (hoặc các chủ đề rối quan tâm khác, tùy loại rối), thoát khỏi các đợt check User gần nhất đột ngột trở lại hoạt động sau khi đàn rối cũ bị cấm.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Là người quan sát và liên tiếp đưa ra nhiều vụ thẩm định gần đây, tiêu diệt được 50 tài khoản rối, với tình hình diễn biến phức tạp của các con rối như hiện nay, tôi cho rằng đây là các biện pháp mạnh và phù hợp.-- ✠ Tân-Vương  13:19, ngày 21 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Mình cũng nghĩ những biện pháp này là mạnh và hợp lý để tiêu diệt những tài khoản rối làm giảm độ uy tín của wiki. Thảo luận thành viên:Akiratoshimete 3:13, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)
    Akiratoshimete chưa đủ 300 sửa đổi. Hoshimata (thảo luận) 12:54, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Đúng thật.  M  13:52, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý đồng ý biện pháp mạnh, tôi nghĩ tất cả mọi người nên tạo thuận lợi cho chiến dịch này.  M  22:40, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý đúng vậy, cần dọn dẹp không khoan nhượng, chớ để kiểu này thông tin sai lệch thành thử nhiều người đọc wiki mà đúng lúc bài đăng đó bị phá rối thì họ sẽ nghĩ khác về bách khoa toàn thư mở, còn những trường hợp những người mới chưa biết thì sau vài sửa đổi chưa hợp lý họ dần dà sẽ biết rồi sẽ vào trật tự quy củ Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 09:34, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Em không đồng ý quy định có phần mạnh tay và hơi quá mà anh ThiênĐế98 đưa ra vì Điểm đầu tiên trong quy định không rõ ràng nếu thông qua sẽ có rất nhiều trường hợp không phải là rối (trùng Ip rối chẳng hạn) sẽ bị cấm một cách vô lý oan sai không rõ lý do, tốt nhất nên lập danh sách các thành viên và đặc điểm của rối và nhắc nhở thành viên vài lần trước khi cấm. Thiện Hậu (thảo luận) 05:04, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Thienhau2003 IP bị ảnh hưởng chỉ thời gian ngắn nên không cần quá lo lắng, IP bị cấm gắn liền tài khoản bị cấm trong ngắn hạn là cần thiết.  M  22:48, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tôi chưa hề thấy có dấu hiệu rối nào giả mạo IP cả và tuyên bố công cụ CheckUser là vô hiệu là vô căn cứ. Việc IP spoofing thường được sử dụng trong trường hợp tấn công từ chối dịch vụ, cho nên khó áp dụng cho trường hợp khi phía yêu cầu cần phải nhận câu trả lời từ máy chủ. Tôi nghĩ việc bỏ qua công cụ chính thức của Wikipedia mà lại dùng ý kiến chủ quan của hành chính viên để phán xét ai là rối sẽ tạo ra một tiền lệ không nên có tại Wikipedia. Tôi e rằng các quy định này sẽ làm lu mờ ý nghĩa "mở" của bách khoa này, và đưa lại nhiều sự ngờ vực cho người mới đến - càng làm giảm thêm sự tham gia cho một dự án vốn đang thiếu nhân lực. NHD (thảo luận) 08:13, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Chào KĐV DHN, quả thực đây chỉ là các biện pháp trước mắt, chưa thiên về tính kỹ thuật (tìm hiểu sâu về công cụ để "săn rối"), đáng ngạc nhiên, tuyên bố gần như vô hiệu hóa công cụ kiểm định thúc đẩy biểu quyết này lại đến từ anh: nếu quả thật là do một người điều khiển thì chiến dịch của ThiênĐế98 đã thành công vì họ cũng phải bỏ rất nhiều công sức để duy trì nhiều tài khoản khác nhau dưới nhiều IP riêng biệt nhau. Chẳng những thế họ phải nhớ IP nào cho địa chỉ nào vì nếu sơ hở một tí là bị lộ ngay. Chính tuyên bố này là cơ sở cho thấy công cụ check user có thể bị qua mặt, chứ không phải bất khả qua mặt. Với việc đánh bắt rối quá "rát" thời gian vừa qua, cộng với thời gian kèm sửa đổi thưa đi, thì việc "khó" lại vô tình giải thích lý do tần suất giảm của bầy rối. Trên thực tế, từ vài năm nay, việc cấm không qua kiểm định xảy ra rất nhiều thời bảo quản viên, nên không thể nói là không có tiền lệ. Việc trưng dẫn ra đây chỉ nhằm cụ thể, luật hóa các tiền lệ từ lâu đã áp dụng tại dự án này. Các điều khoản trên đây cũng nhằm hướng dẫn cho các thế hệ bảo trì viên tương lai có "cơ sở" để hành động, tránh việc "đứt gãy thế hệ" mà chính tôi đã gặp phải, đó là chẳng có thế hệ đi trước hướng dẫn, chỉ dạy về việc bắt rối, và cũng chính thời kỳ sau này, vài năm gần đây, các đàn rối nhởn nhơ, tung tăng như chốn không người, như nhà hoang nơi hoang địa. Xin hỏi, ngay tại biểu quyết này mà rối còn tung tăng "múa-hát" trước mặt các bảo trì viên, thì các bảo trì viên có còn mặt mũi nào đi tạm khóa, đi dùng các quy định nhắc nhở các thành viên khác không, khi các con rối chình ình ra đây, trong nhà trước ngõ, trẻ nít đến cụ già đều tỏ tường, thật chua xót cho dự án! Tuy lá phiếu của KĐV đã quyết định, nhưng đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể thảo luận tại đây (tôi hy vọng tương lai sẽ có dịp gặp trực tiếp anh), với tình yêu dành cho Wikipedia tiếng Việt mà nhìn nhận các vấn đề và tìm hướng đi ổn thỏa nhất. Xin kết luận: Wikipedia tiếng Việt là bách khoa mở, nên mở rộng hết cửa với người mới đến với tấm lòng thiện chí và nên chốt chặn thật kỹ trước những kẻ phá hoại chai đá, ngày đêm biến dự án này thành một diễn đàn rẻ tiền không hơn, không kém.-- ✠ Tân-Vương  11:19, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Góp ý: hoặc là ThiênĐế98 có thể ứng cử làm Kiểm định viên để chủ động hơn trong việc đối phó với rối (việc mà tôi rất hiểu và vô cùng cảm thông). Tôi chắc chắn ủng hộ bạn nếu bạn ứng cử và hy vọng cộng đồng cũng thế. Vốn dĩ không có sự ràng buộc việc thực hiện tác vụ kiểm định phải được cộng đồng yêu cầu công khai, tự thân kiểm định viên có thể âm thầm thực hiện cuộc kiểm định nếu đã theo dõi sát quá trình rối hoạt động và có niềm tin vững chắc rằng bài viết đang bị tài khoản rối phá hoại/thao túng. Còn với việc các IP có cùng một cách thức sửa đổi quá rõ ràng, tôi nghĩ không ai phàn nàn nếu bạn xem đó là cùng một người. Trường hợp sửa đổi là chưa rõ ràng, bạn có thể trao đổi thêm với các bảo quản viên khác nhằm đưa ra phương án hiệu quả nhất thay vì phụ thuộc vào CheckUser. --minhhuy (thảo luận) 07:00, ngày 4 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Ý KIẾN KHÁC[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Mình nghĩ nên bổ sung thêm vài điều như "có thiết kế trang cá nhân, trang thảo luận giống như rối", "có lập luận hoặc luận điểm giống rối trong các cuộc biểu quyết",... KhaiDo (thảo luận) 04:25, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Ý đầu tiên của bạn Q.Khải thuộc về vấn đề mạo danh, còn ý thứ hai thì mơ hồ quá (Ví dụ 1 rối cho rằng bài viết tốt, đủ chuẩn BVT, thì các thành viên khác không biết đó là rối, cũng có nội dung phiếu gần giống sẽ bị cấm theo mất), do đó dễ bị lợi dụng trái với quy tắc ban đầu. Mong bạn xem xét lại thêm về các vấn đề này.-- ✠ Tân-Vương  04:54, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Mình sẽ nói cụ thể hơn. Một (nhóm) tài khoản rối chuyên đi phá hoại các cuộc biểu quyết vừa bị cấm (ví dụ như đàn rối "đồng thuận ảo" bị xử lý gần đây) thì sau đó, một tài khoản khác cũng tham gia các biểu quyết về chủ đề tương tự với những lá phiếu không nội dung hoặc có lập luận như trên trang này thì có thể suy đoán đó là một rối. KhaiDo (thảo luận) 05:29, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Xin thứ lỗi nhưng tôi nghĩ ví dụ của bạn Q.Khải không có liên quan gì đến nhau. Đàn rối đồng thuận ảo bị bắt vì sử dụng nhiều tài khoản để biểu quyết chung một biểu quyết và việc này bị cấm tại Wikipedia tiếng Việt. Nếu nhóm nhiều tài khoản do một người điều khiển nhưng không vi phạm quy định gì, thì nhóm đó được phép hoạt động tại dự án, vì Wikipedia không cấm. Còn nếu một tài khoản lập luận BQXB thuộc trang bạn đã trích dẫn, cũng không có gì liên hệ chứng minh được là họ bỏ phiếu với nội dung trên thì chính là rối, vì rối bị bắt do dùng nhiều tài khoản biểu quyết chứ không phải nội dung lá phiếu của rối. Trang bạn trích dẫn cũng chỉ là một bài luận khuyến khích các lập luận cần tránh, vài năm trước, các thành viên bảo trì và vài thành viên lên án rất kịch liệt hành vi gạch bỏ phiếu vì áp dụng bài luận này.-- ✠ Tân-Vương  05:38, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Ấy vậy mà bài luận trên sắp trở thành một trang gợi ý quan trọng cho những kiểu phiếu “không hợp lệ” quy định tại Quy chế biểu quyết. Công nhận việc áp dụng bài luận để “gạch phiếu” đúng là rất gây tranh cãi. Nhưng tinh vi như nhóm rối Con Trâu Mộng To 2013 thì bài luận này cũng chỉ là thứ bỏ đi mà thôi. — MessiM10 13:40, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến mình nghĩ tiêu đề là "Đóng góp ý tưởng chống rối" sẽ hấp dẫn hơn, có tính thu hút hơn. Chúng ta cần phương pháp, chứ trình tự công việc thì cũng không quan trọng lắm, trước thế nào thì giờ cứ giữ y vậy.  M  05:33, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Phương pháp về kỹ thuật tôi sẽ hỏi kỹ các thông số tra cứu ra được từ KĐV DHN, từ đó mới xây dựng và phát triển các phương thức điều tra rối mới được. Biểu quyết hiện nay chỉ giải quyết phần ngọn vấn đề, đó là cấm rối nếu nhận ra hành vi, mà không tra ra tất cả tài khoản rối.-- ✠ Tân-Vương  05:38, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Vậy thì qua mail sẽ tốt hơn.  M  06:06, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Đúng rồi bạn, chỉ mong KĐV DHN đồng thuận.-- ✠ Tân-Vương  08:21, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Do không tìm được nơi nào khác để nêu ý kiến nên tôi dùng tạm mục này để ý kiến chung về cuộc biểu quyết: người đề xuất biểu quyết đã tính đến viễn cảnh chính tài khoản rối chưa bị cấm tham gia bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết này chưa? --minhhuy (thảo luận) 07:52, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Chào BQV Trần Nguyễn Minh Huy, trên thực tế đã bắt được 50 tài khoản rối, chúng gồm các tài khoản vừa tạo và cả các tài khoản nằm vùng rất lâu. Tôi hy vọng với các vụ thẩm định ráo riết trong các tháng vừa qua đã diệt được phần lớn và gần như tất cả các rối đủ điều kiện bỏ phiếu. Vì các tài khoản nằm vùng gần đây thường ít sửa đổi cộng với yêu cầu 100 300 sửa đổi và 3 1 tháng tuổi "Trước" biểu quyết bắt đầu thì ngoài các tài khoản rối vừa "thoát" lưới, sẽ không có nhiều tài khoản rối tham gia (tôi ước lượng và note lại thì khoảng 4-5 tài khoản rối đủ chuẩn đang hoạt động nhưng không thể kiểm soát rối đang nằm im), đồng thời cộng đồng sẽ sáng suốt phân định được đâu là rối. Các bạn cũng sẽ nhận thông báo từ tôi nếu có nghi vấn rối tham gia biểu quyết, đồng thời tôi sẽ chú dẫn thêm về đặc điểm các rối để mọi người tự đánh giá chúng. Về vấn đề săn bắt rối với kỹ thuật sau này, ngoài tham vấn ý kiến DHN và Alphama, tôi cũng rất mong lắng nghe được ý kiến từ anh.-- ✠ Tân-Vương  08:21, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Sao lại là 100 sửa đổi và 3 tháng tuổi ? bạn ThiênĐế98 xem lại coi.  M  03:54, ngày 23 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Đúng là nhầm thật, cảm ơn bạn Đông Minh đã báo tin.-- ✠ Tân-Vương  05:21, ngày 23 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Có thể tham khảo bài Signs of sock puppetry trên Wikipedia tiếng Anh để viết bài hướng dẫn cách phát hiện tài khoản rối trên Wikipedia tiếng Việt. Kepise (thảo luận) 04:21, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Tôi đề nghị lập trang Danh sách người phá hoại trường kỳ vẫn đang hoạt động theo kiểu trang Long-term abuse trên Wikipedia tiếng Anh để dễ phát hiện, theo dõi, nắm được mức độ phá hoại của những người phá hoại nghiêm trọng nhất. Những người được liệt kê trong sẽ là những người trong 3 năm hoặc hơn đã lập ít nhất 4 tài khoản rối. Trong 2 năm trở lại đây có ít nhất 1 tài khoản rối hoạt động thì tính là "vẫn đang hoạt động". Tôi không chắc lắm về mấy con số đã nêu, cũng có thể là cần phải tăng thêm. Mỗi người được nêu trong danh sách sẽ được một trang riêng nêu ra các đặc điểm có thể giúp phát ra tài khoản rối của người đó giống như trang Wikipedia:Long-term abuse/David Beals trên Wikipedia tiếng Anh. Kepise (thảo luận) 06:44, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Kepise Tài khoản bạn chỉ có hơn 50 sửa đổi và chưa tới 1 tháng hoạt động, thành viên người mới đến gì mà quan tâm mấy trang như này. La lối "rối... rối..." ko tự thấy buồn cười à 2001:EE0:56B4:E970:ED6C:F62F:44A9:9DD (thảo luận) 07:33, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể cho biết lý do tài khoản "chỉ có hơn 50 sửa đổi và chưa tới 1 tháng hoạt động" không được phép "quan tâm mấy trang như này" được không? Bạn hỏi tôi "ko tự thấy buồn cười" thì tôi cho biết là tôi chẳng thấy "buồn cười" gì cả khi đóng góp ý kiến giúp Wikipedia tiếng Việt tốt hơn lên. Nếu bạn muốn nói tôi là tài khoản rối của ai đó đã bị cấm trước thì tôi cho bạn biết là tài khoản tôi đang sử dụng không phải là tài khoản rối của thành viên bị cấm nào cả, bạn xem lịch sử sửa đổi của tôi xem tôi làm gì ở đây là khắc biết có phải hay không, tôi chẳng giải thích nhiều làm gì. Có lẽ chính bạn là một người đang bị cấm thấy người khác bạn nghi là tài khoản rối đang thảo luận về việc cấm tài khoản rối nên bạn muốn vào chế giễu chăng? Kepise (thảo luận) 08:38, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tại dự án tiếng Việt này, các bạn rối rất thông minh, việc nêu ra đặc điểm cũng như yêu cầu thẩm định và còn chi tiết hơn thế về đặc điểm của từng bạn xét ra chỉ có lợi cho các bạn rối "sửa mình" chạy tội.-- ✠ Tân-Vương  07:04, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Việc này bạn ThiênĐế98 cứ ủy thác cho bạn Kepise làm, mình nghĩ bạn ấy có thể làm được.  M  00:43, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tôi cho rằng bạn Kepise là một thành viên kỳ cựu và có kinh nghiệm, nhưng có thể do sợ bị rối quấy phá nên đành dùng nick phụ hỗ trợ cho biểu quyết này, vậy có gì bạn xem xét hỗ trợ giúp khoản này nhé!-- ✠ Tân-Vương  00:49, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tôi có đóng góp mấy ý về việc ngăn chặn, phát hiện sử dụng tài khoản rối, việc tham gia lập một danh sách như thế, phương pháp làm việc cụ thể thế nào thì tôi chưa từng nghĩ tới. Kepise (thảo luận) 02:33, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Bạn Kepise nói cụ thể được không, chi tiết, để mọi người hiểu. Thêm nữa là có cách nào dứt điểm loại bỏ rối không ?  M  03:45, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Đề nghị thì tôi đã nêu ra cả ở đây rồi. Không phải tôi độc lập nghĩ ra ý đó mà là tôi thấy trên Wikipedia tiếng Anh họ đã làm việc đó. Tôi nghĩ việc đó hữu ích cho việc ngăn chặn sử dụng tài khoản rối và giảm thiêu mức độ phá hoại của tài khoản rồi, có thể đem ra áp dụng trên Wikipedia tiếng Việt. Wikipedia tiếng Việt không phải và cũng không nên bắt chước theo mọi thứ của Wikipedia tiếng Anh, chính Wikipedia tiếng Anh cũng có nhiều vấn đề, chưa trở thành một bách khoa toàn thư trực tuyến xuất sắc, có độ đáng tin cậy cây cao, nhưng những điều hay trên đó thì theo tôi Wikipedia tiếng Việt có thể làm phỏng theo hoặc dựa trên đó cải tiến hơn lên, tạo ra thứ gí đó khác tốt hơn, thích hợp hơn với Wikipedia tiếng Việt. Kepise (thảo luận) 04:47, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Theo bạn thì rối có thể loại bỏ không, hay không có cách nào khác ngoài việc phải sống chung. Sống chung theo cách hoặc là chống - triệt mỗi ngày, hoặc là thay đổi cách nhìn nhận về rối một cách cởi mở.  M  14:42, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Chừng nào Wikipedia không bắt buộc tất cả hoặc một bộ phận người dùng dựa trên quy tắc nhất định nào đó phải xác thực thân phận của họ thì chừng đó vẫn không thể ngăn chặn triệt để việc người bị cấm vĩnh viễn rồi lại vẫn có thể tiếp tục sửa đổi bằng cách tạo tài khoản mới, chỉ có thể hạn chế, làm cho việc sử dụng tài khoản rối trở nên khó khăn hơn thôi.
    Giả sử trong tương lai xa Wikipedia yêu cầu người dùng phải xác thực thân phận thì người dùng sẽ phải cung cấp tên tuổi thật, cũng có thể là cả địa chỉ nhà, nơi làm việc nữa kèm theo bằng chứng chứng minh thông tin cá nhân mình cung cấp là đúng. Có nhiều cách để xác thực thân phận của người dùng, chẳng như người dùng ở Việt Nam có thể gửi cho Wikipedia ảnh chụp chứng minh thư nhân dân / thẻ căn cước công dân, bằng lái xe, thẻ học sinh, thẻ bảo hiểm y tế... của mình, nhờ nơi mình đang làm việc gửi văn bản in hoặc điện tử cho Wikipedia chứng thực thông tin, vân vân, có thể linh hoạt sử dụng tuỳ điều kiện cụ thể.
    Dù là bắt buộc với tất cả hay chỉ một bộ phận người dùng thì cũng cần phải bảo mật thông tin người dùng chặt chẽ, tránh thông tin bị lộ, bị dùng vào việc khác với mục đích xấu. Nếu việc xác minh thân phận chỉ giới hạn trong một bộ phận người dùng nhất định thì sẽ có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn. Thí dụ: chỉ có tài khoản vi phạm quy định nghiêm trọng hoặc bị nghi ngờ là tài khoản rối mới phải xác minh thân phận để ngăn ngừa người sử dụng tài khoản đó sử dụng tài khoản rối (thế nào là "nghiêm trọng", thế nào thì có thể "bị nghi ngờ" phải được quy định cụ thể). Kepise (thảo luận) 12:02, ngày 26 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Kepise Đề xuất này đòi hỏi lộ danh tính, cộng đồng sẽ phản đối kịch liệt bạn ạ.-- ✠ Tân-Vương  15:05, ngày 26 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tôi không rõ bạn có xem hết ý kiến của bạn Đông Minh không nhưng ý kiến tôi nêu ở trên không phải là đề xuất gì mà là phản hồi của tôi là để đáp lại đề nghị của bạn Đông Minh muốn tôi cho biết quan điểm xung quanh chuyện dùng tài khoản rối. Tôi nêu quan điểm của tôi là hoàn toàn không thể ngăn chặn triệt để được việc sử dụng tài khoản rối. Không thể là vì Wikipedia không yêu cầu người dùng xác thực thân phận. Tôi cũng nêu ra giả định về tình huống diễn ra trong tương lai khi Wikipedia yêu cầu người dùng phải xác thực thân phận. Tôi không biêt chắc chắn được về tương lai của Wikipedia, giả định của tôi có thể sẽ diễn ra hoặc không bao giờ diễn ra.
    Nếu bạn và những người khác thấy khó hình dung một trang bách khoa toàn thư mở yêu cầu xác thực thân phận người dùng nó hoạt động ra làm sao thì các bạn có thể xem trang; http://en.citizendium.org/ Đó chính là một bách khoa toàn thư kiểu như thế.
    Bạn gọi là "lộ danh tính" thì chưa được chính xác. Bạn không muốn nhưng người ta lại tìm cách moi móc ra, nói cho người bạn không muốn cho biết biết được thông tin của bạn thì mới là bị "lộ". Còn khi việc có cung cấp hay không cung cấp thông tin là tuỳ thuộc vào quyết định của bạn thì không phải là lộ, bạn được quyền chọn làm hay không làm theo.
    Việc để cho rất nhiều người không rõ thân phận tham gia sửa đổi tạo ra nhiều vấn đề cho Wikipedia, sử dụng tài khoản rối né tránh lệnh cấm chỉ là một phần trong số đó. Không có người cụ thể chịu trách nhiệm cho từng sửa đổi cụ thể Wikipedia không bao giờ là trang bách khoa toàn thư đáng tin cậy. Nói sang những chuyện này thì không còn là bàn về cách ngăn chặn và phát hiện tài khoản rối nữa rồi nên tôi sẽ dừng ở đây, không bàn sâu về chúng. Kepise (thảo luận) 08:56, ngày 27 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Xem ra trình bày nhiều nhưng không có ích gì, nói lòng vòng mà không giải quyết được vấn đề cấp thiết, thảo luận hơi đầy trang biểu quyết một cách vô ích.  M  15:02, ngày 27 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Kepise Tôi nghĩ ngay cả facebook người ta còn không thích lộ danh tính thật, ở wiki này hầu hết mọi người cũng vậy, đã ít người tham gia và ít hơn trong đó số người tích cực thì việc khai báo danh tính chỉ khiến wiki càng không có người tham gia, điều này sẽ rất tệ. Đây là dự án mở và miễn phí, tại sao người ta phải khai danh tính thật của mình để làm công việc không mang đến đồng bạc nào. Ở wiki này chỉ viết văn bản toàn chữ với chữ, free, thích thì viết không thì thôi, thích vào là vào ra là ra, nhiều người nghỉ hẳn mà chẳng lưu luyến gì. Cái giả định có thể xảy ra của bạn chỉ khi làm việc cho wiki mà có lợi nhuận, nhưng điều này sẽ phản bội lại ý tưởng ban đầu mà wiki được dựng lên. Thế nên, điều này vô lý. Không biết bác có cao kiến nào khác chặn rối kayani không?  M  15:38, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Sau khi suy nghĩ lại, tôi đã quyết định rời bỏ Wiki nên tôi không còn thảo luận thêm gì về vấn đề chống tài khoản rối nữa cũng như các thảo luận khác liên quan tới quy định trên Wiki, bạn có thể thảo luận thêm với các thành viên khác quan tâm tới cùng vấn đề. Kepise (thảo luận) 08:10, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    bạn Kepise nói nhảm nhí quá[ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 15:39, ngày 26 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Bạn Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia, có thể bạn không biết người nói người khác "nói nhảm nhí" thường không thấy mình nói nhảm nhí. Nếu muốn thì tôi có thể trả lời câu lăng mạ trên đây của bạn chỉ bằng một câu duy nhất thôi. Câu đó là:
    • bạn Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia nói nhảm nhí quá, hoặc nói theo cách khác là:
    • bạn Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) nói nhảm nhí quá
    Bạn có thấy câu này quen không? Câu đó gần như chính xác câu lăng mạ của bạn, tôi chỉ thay tên tài khoản của tôi bằng tên bạn dùng cho tài khoản của bạn trên trang Wikipedia này thôi. Bạn giống với người dùng nặc danh ở bên trên, cái người đã cho tôi biết là tôi đang "La lối "rối... rối..." ko tự thấy buồn cười", cả hai bạn sau khi viết ra những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm người khác xong đều không quên bắn tên tài khoản đề đảm bảo người bị lăng mạ, xúc phạm biết được mình đang bị xúc phạm, lăng mạ, phải đảm bảo người bị lăng mạ, xúc phạm phải đọc được những lời lẽ độc hại do hai người phát ra.
    Việc nêu ra các đặc điểm thường thấy ở tài khoản rối, lập danh sách thành viên thường xuyên dùng tài khoản rối đế phá hoại mà tôi đã đề nghị thực hiện ở trên có thể là mới nếu chỉ xét riêng trên Wikipedia tiếng Việt, nhưng xét rộng ra trên toàn bộ Wikipedia thì nó không có gì là mới mẻ cả. Wikipedia tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác đã làm từ trước rồi.
    Bạn nghĩ thế nào nếu ý kiến của bạn nêu ở nơi khác tự dưng lại có một người chẳng biết là ai nhảy vào nói với bạn rằng "Bạn nói nhảm nhí quá" và chỉ có đúng một câu đó thôi, không có gì khác. Tất cả những ý kiến tôi nêu ra ở đây có thể là được viết kém, câu cú rời rạc, thiếu liền mạch, khó hiểu hoặc viết không khéo, diễn đạt không chuẩn khiến người khác đọc thấy khó chiu, đề nghị của tôi có thể là dở, là khó thực thi, là không thích hợp với Wikipedia tiếng Việt nhưng khi nêu ra đều nghị tôi hoàn toàn nghiêm túc. Tôi muốn đóng góp chút ít gì đó hầu có thể giúp cho Wikipedia tiếng Việt cải thiện chất lượng của nó. Ý kiến của tôi có thể là kém cỏi nhưng ít ra là tôi cũng đã cố gắng làm trong phạm vi cho phép của mình. Tôi không hề nêu ra chỉ có ý đùa cợt, cũng không là để có cớ tán chuyện phiếm với ai. Khi nêu ra đề nghị tôi không cố ý xúc phạm, lăng mạ bất cứ thành viên nào cả.
    Nếu ý kiến của tôi có gì đó không ổn thì tốt hơn bạn nên chỉ rõ ra nó không ổn ở chỗ nào chứ không phải đi lăng mạ, xúc phạm người khác. Kepise (thảo luận) 09:31, ngày 27 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Nói vậy thôi chứ có gì nghiêm trọng mà bạn Kepise mà gọi là lăng mạ, xúc phạm đó hả. Bạn nổi tiếng ở wiki này là trơ như cục đá rồi, còn giả bộ bị tổn thương như khối pha lê trong suốt. THÂN MẾN ! [ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 05:01, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Theo như tôi hiểu thì bạn nghĩ rằng tôi đang dùng tài khoản rối. Có lẽ thành viên vô danh ở trên cũng là bạn? Trong phản hồi của đối với ý kiến của bạn thành viên vô danh tôi đã nói rằng tôi không sử dụng tài khoản rối. Bạn có thể tin hoặc không, tôi không có ý định chứng mình điều mình nói là đúng vì điều đó không còn cần thiết nữa. Dù sao bình luận của bạn đã khiến tôi phải suy nghĩ lại mình có nên tiếp tục sửa đổi ở đây, Wiki có lợi hay có hại cho công chúng, tôi đã quyết định từ bỏ trang này. Kepise (thảo luận) 08:17, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Không cần nêu ra họ cũng tự "tiến hóa" để che đậy mà, nhưng nguy hiểm ở chỗ liệt kê điểm nổi bật liên quan đặc điểm từng người, thì người rối này sẽ "đội lốp" người rối kia, để gây nhầm lẫn, thế thôi 2001:EE0:56B4:E970:ED6C:F62F:44A9:9DD (thảo luận) 07:33, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    "Giấu đầu hở đuôi", càng cố ché giấu chứng tỏ mình là "bình thường" lại càng khiến bản thân trở nên bất thường. Người có hứng thú, quan tâm tới các bài thuộc chủ đề, lĩnh vực gì thì có dùng bao nhiều tài khoản đi nữa thì rồi cũng đều chỉ tập trung chỉnh sửa ở các bài thuộc chủ đề, lĩnh vực đó, không thể nhảy sang tập trung chỉnh sửa ở các bài thuộc chủ đề, lĩnh vực mình không có hứng thú, không quan tâm, không biết gì được. Do bị trình độ học vấn, năng lực tư duy, tâm sinh lý chi phối, cách thức thực hiện sửa đổi, diễn đạt, trình bày thông tin chỉ rơi vào trong một số mẫu nhất định nào đó. Ngay cả khi người ta có biết được những điều đó rồi thì cũng sẽ phải tiếp tục thực hiện điều đó, rất khó làm khác đi được. Kepise (thảo luận) 08:53, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Danh sách mấy điểm được đưa ra xem xét để cấm tài khoản tài khoản rối nêu ở trên chính là danh sách một số đặc điểm của tài khoản rối. Công khai mấy điểm đó ra ở đây liệu có thể xem là đang "vẽ đường cho hươu chạy" hay không? Phải phòng tránh chuyện trộm cắp, cướp giật như thế nào nếu hoàn toàn không có bất cứ ý niệm gì về cách bọn tội phạm thực hiện hành vi phạm tội? Khó mà phát hiện, ngăn chặn tài khoản rối của người phá hoại nếu không biết được cách thức hoạt động, các bài, chủ đề, lĩnh vực cụ thể mà người đó quan tâm, những nội dung gì thường bị người đó thêm vào hay xoá đi. Người phá hoại lâu năm nếu mà biết được khuynh hướng sửa đổi của mình trên Wikipedia thì việc sửa đổi bài sẽ trở nên ít thoải mái, căng thẳng hơn trước, làm gì cũng phải đắn đo, lo ngại không biết mình đang làm thế này liệu có gây nghi ngờ cho người khác không. Không thể xem nhẹ khả năng của người phá hoại nhưng cũng không thể phóng đại, cường điệu quá mức làm cho họ dường như là lực lượng cực kỳ ghê gớm, bí hiểm, có năng lực siêu việt. Những người này cũng chỉ là con người như những người khác trên Wikipedia này, họ không phải thần thánh, cũng có những giới hạn họ không thể vượt qua được. Kepise (thảo luận) 02:27, ngày 23 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  6.  Ý kiến Tôi nghĩ các biện pháp 'cấm ngay' theo diễn giải trên quá cứng rắn và có phần mạnh tay. Nếu có dấu hiệu thì nên nhẹ nhàng đưa vào danh sách theo dõi, đầu tiên nên nhắc nhở thành viên về các sửa đổi căn bản và trung lập cũng như các quy định của wiki tiếng Việt. Nếu vấn đề leo thang thì có thể nhắc nhở họ (thành viên đang bị theo dõi) xem xét danh sách các trường hợp trước (wiki tiếng Việt nên lập một danh sách những trường hợp rối bị phát hiện trước đây như các thành viên đã nêu để thành viên đó xem xét), và trong tương lai gần có thể dịch 'bài nhận diện rối từ wiki tiếng Anh' rất bổ ích cho người bị theo dõi tránh lặp lại sai lầm cùng việc BQV/ĐPV nhẹ nhàng đã tác động phần nào (giúp hai bên giảm nhẹ tác động nếu leo thang hơn).
    Còn 5 điều cầm phía dưới thì tôi nghĩ nên lập một mục thảo luận với 'thành viên thuộc diện nghi ngờ' và các BQV/ĐPV, có thể mở rộng thêm các thành viên khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đó chỉ là ý kiến của tôi, có thể khá nhẹ nhưng không nên quá cứng rắn làm các thành viên 'chớm nở nhiệt huyết' bị phản ứng ngược (quay lại tấn công) thì không hay lắm. Tôi nghĩ tôn chỉ là nên hướng họ đến những đóng góp tốt đẹp và hướng dần đến đa góc nhìn hơn (dù có thể không), nhưng nên phản ứng thiện chí ban đầu trước khi cứng rắn.Nacdanh (thảo luận) 16:14, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Chào bạn Nacdanh, tôi xin được phép nói thẳng, theo dõi để làm gì khi bầy rối đã fake IP và vô hiệu hóa công cụ kiểm định tài khoản? Danh sách theo dõi của tôi luôn hiện hữu hơn 10 tài khoản và nhiều bầy rối khác nhau, nhưng trên tình hình thực tế bầy rối đã phát triển rất nhanh, rất mạnh, với các biện pháp thiện chí cũ, chúng đã nhởn nhơ không còn sợ hãi và công khai lách cấm. Việc theo dõi kéo dài quá lâu, lâu chừng nào thì các thông tin sai sự thật, tin mạo nguồn và các bản tin tuyên truyền sẽ nhan nhản trên dự án. Lúc đó chúng ta phải tự xem lại xem đây là dự án bách khoa hay là trang tin tuyên truyền dạng rao vặt, hay là các tờ bướm tuyên truyền? Bạn không thể mong binh lính, tướng lãnh của các bạn đánh trận mà không cung cấp cho họ vũ khí được, trừ khi họ là lính kiểng.-- ✠ Tân-Vương  09:16, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  7.  Ý kiến ThiênĐế98 Mỗi loại rối thì thường có cách làm việc và đặc điểm khác nhau, quy định trên quá chung nên có thể cấm đối với các trường hợp mới đến nhưng không liên quan đến rối, ví dụ người đó (không phải người điều hành rối) cho rằng đoạn đó là đúng không nên xóa thì sao? Còn về chuyện sửa đổi thành thạo em không cho rằng đó là đặc điểm rối vì có khi họ học xem hướng dẫn sửa đổi rồi mới sửa đúng quy định là điều bình thường. Em nghĩ chúng ta nên tạo danh sách rối và đặc điểm của từng loại rối (nếu đồng ý anh gửi đặc điểm qua em để em tạo danh sách) để sau này biết đường mà cấm, tránh việc cấm kiểu cảm quan sai lầm, chỉ nên cấm đối với các trường hợp rõ ràng, nếu không rõ ràng tốt nhất nên yêu cầu thảo luận vấn đề để xác minh và đạt đồng thuận, cảnh cáo vài lần nếu lùi nhiều lần không lí do đồng thuận, nếu người đó sau cảnh cáo có những hành động tiếp tục vi phạm có thể là rối nhưng thiếu sự rõ ràng thì nên kiểm tra checkuser. Riêng về tuyên truyền lén thì nên xác minh rõ ràng theo danh sách đặc điểm rối và kiểm tra thông tin nguồn gốc rõ ràng mới nên thực hiện cấm. Thảo luận nội dung chính trị nên cấm thảo luận vấn đề kiểu như "Sao Mỹ nó lại ....?" và cho phép thảo luận nguồn gốc xâc thực độ tin cậy của nguồn đưa vào. Tài khoản nằm vùng thì trong số các trường hợp kiểm tra có thể có các trường hợp không liên quan nên tốt nhất vẫn nên xác minh rõ ràng theo danh sách đặc điểm rối và sửa đổi trước khi cấm. Vì thế em đề nghị anh thay đổi điều khoản này. Thiện Hậu (thảo luận) 05:36, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tôi có một người bạn hỏi tôi về cách sửa dự án này, phải mất rất lâu và từng thao tác, kể cả cái nút sửa mã, nút sửa, nút tạo trang tại đâu, với nhiều câu hỏi mà chính bản thân tôi còn phải loay hoay. Cách tốt nhất để chứng minh là bạn Thienhau2003 thử hướng dẫn 1 người về chỉnh sửa cơ bản Wikipedia tiếng Việt và trả lời các thắc mắc của họ, tôi tin chắc, giống như tôi, bạn sẽ tìm ra những điểm khó khăn, rất khó khăn mà người mới phải đối diện. Điểm mới vào và sửa đổi lớn cần phải xem xét rất kỹ, vì sửa và thành thạo khác nhau rất xa. Kỹ năng chèn chú thích, dù tôi đã hướng dẫn rất nhiều tại Page Wikipedia tại dự án, nhưng thú thật với bạn, có ai làm được và làm đúng như các bầy rối. Kinh nghiệm tiếp xúc người mới đến giúp tôi phân biệt các trường hợp này cách dễ dàng. Bạn có biết có một tài khoản rối thảo luận dài lâu với chúng ta tại biểu quyết này? Việc soạn chi tiết và công khai danh sách làm cho bầy rối ngày càng khó lường, càng chi tiết chúng càng học cách giả mạo lẫn nhau để ta không thể tìm bắt dễ dàng. Như bạn đã thấy, các bằng chứng và cách bắt rối cũ, qua các lần kiểm định, bầy rối đã dễ lách, lách nhẹ nhàng và đầy tươi thắm. Về ý kiểm định checkuser thì ý fake IP thì có kiểm định ra sao cũng không bắt được. Tài khoản nằm vùng thì cần hoạt động và yếu tố xác minh nằm vùng gồm: tránh được các đợt check user trước, sửa lớn và nhiều các bài là "thánh địa tuyên truyền", tự dưng hoạt động mạnh lại sau khi vừa cấm các loạt rối. Về việc thống kê nguồn thì là vô lý, vì chúng có kia bịa nguồn trắng trợn, chép nguồn từ bên này đưa vào bên kia và đặc biệt ưa bịa nguồn sách, cái này thì dường như không thể thẩm tra hết. Bạn không thể mong binh lính, tướng lãnh của các bạn thắng trận mà không cung cấp cho họ vũ khí được, trừ khi họ là lính kiểng. Từ tiền tuyến, tôi về đây mà yêu cầu "vũ khí diệt rối" từ các bạn. Dự án này nằm trong tay thế hệ trẻ các bảo trì viên như bạn, cũng sẽ đến lúc tôi trở thành "bảo trì viên cảnh/danh dự".-- ✠ Tân-Vương  09:16, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  8.  Ý kiến Nói thật là khi còn là sinh viên, cách đây hơn 10 năm, tôi có một tài khoản ở wiki và tôi hay sửa các trang lịch sử, chính trị liên quan Việt Nam, một thành viên (không nhớ rõ tên) đã đặt bản mẫu Rối kayani vào trang cá nhân, tôi không hiểu nhưng vẫn đoán được đôi phần vấn đề, có lẽ là bút chiến và tôi bị cáo buộc là tài khoản của người tranh chấp nào đó hay kẻ phá hoại nào đó, vì quá bực mình tôi cũng đã gây gỗ, tôi đã rời wiki với ác cảm, một vài thời điểm tôi quay lại tấn công wiki theo kiểu "phá hoại vãng lai" tẩy trống trang, nhưng đều bị lùi sửa và IP bị cấm, biết phá hoại là vô ích tôi đã ngừng hẳn sau vài lần tấn công. Tận 2017 mới quay lại wiki, từ đó, không bén mảng vào các trang lịch sử và chính trị liên quan Việt Nam, chỉ vì một lý do giản đơn, không phải mình thiếu hiểu biết thiếu tài liệu, mà là sẽ rơi vào cái nhìn nhầm lẫn không thể thanh minh. Nên tôi hỏi các bạn câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như một thành viên nào đó ở đây (hoặc thành viên lần đầu tiên) tạo 1 tài khoản mới, vào các trang "nhạy cảm" thêm thắt nội dung. Kayani không phải là thương hiệu đáng sợ gì cả ngoài việc có thể dán tem nhãn đó cho một người khác. Và để an toàn, phải cố viết lách khác đi kayani, nhưng mấy ai hiểu kayani mà viết khác đi cách người đó viết. Còn về các trang lịch sử, chính trị nhạy cảm, việc nhiều người quan tâm có lẽ là điều bình thường, thanh niên bây giờ có thể ngồi quán xá quán nhậu tán gẫu chuyện chính trị này nọ rất phổ biến, thậm chí chửi chính quyền thế này thế nọ, nên không có gì lạ khi họ có mối bận tâm đối với bài viết lịch sử hay chính trị Việt Nam, wiki là phổ biến trong tìm kiếm của học sinh sinh viên, có gì lạ khi họ tạo tài khoản để thêm thắt chính trị trên trang này. Còn về sửa 1 trang wiki thành thạo nghĩa là rối thì hơi vô lý. Một văn bản có gì phức tạp, cũng giống như trang Word trên máy tính, chữ với chữ, chấm câu, viết hoa, dấu phẩy, một sinh viên hay một người khác đánh văn bản thì có gì là khó, quá dễ; tiêu đề to tiều đề nhỏ thì chỉ xem 1 trang mẫu thấy mấy cái gạch = bên trong thì cứ bắt chước theo, chứ văn bản wiki có gì cái gì gọi là cao siêu. Còn sửa mã nguồn thì có gì khó hiểu, ngay cả sửa đổi và sửa mã nguồn nằm cạnh nhau người ta biết sửa bài là vào 2 chỗ đó, miễn sau nội dung nó hiện ra, tùy chọn bên dưới là Đăng và Tóm lược cũng bằng tiếng Việt chứ tiếng nước nào đâu mà không đọc được. Không lẽ người dùng kém thông minh để nhận thức những điều giản đơn này à. Tôi từng hỏi 1 BQV sửa đổi và sửa mã nguồn khác nhau như thế nào, vì chỉ thắc mắc mỗi cái đó thôi, nhưng không có trả lời, có lẽ mình hơi phiền phức. Tài khoản tôi tạo ra vào tháng 9,10 năm 2017 mãi đến tháng 6,7/2018 mới hoạt động, sau chừng 10-15 sử đổi ngần ấy thời gian, nếu nói "nằm vùng" thì rõ Đông Minh cũng là kẻ nằm vùng, thật ra là sửa chính tả chơi chơi mấy trang wiki thôi, chứ chẳng hứng thú wiki, giống như sự thú vị wiki cần có thời gian chớm nở vậy. Hầu hết thời gian trên mạng tôi tiêu pha cho Youtube, nó thú vị hơn wiki nhiều. Một thành viên mới sẽ tạo tài khoản wiki rồi lao đầu vào sửa 1 ngày 20, 30 sửa đổi, đều đặn từ ngày đầu tiên cho đến vài tháng sau đó mà không nghỉ thì sẽ đáng tin à. Chưa chắc. Và ai đặt ra thông lệ, thành viên mới để đảm bảo mình "không phải kẻ nằm vùng" bằng việc bắt buộc một định mức sửa tối thiểu vào ngày đầu tiên bao nhiêu chục lần sửa đổi và giữ ổn định mức đó trong những ngày tiếp theo. Tôi nghĩ những gì tôi nói ra ở đây là kinh nghiệm cá nhân nhưng mong nó có chút nào đó giá trị cho các điều chỉnh chung. Cảm ơn.  M  06:53, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Đông Minh Như đã trả lời với Thiện Hậu về tài khoản nằm vùng hội tụ 3 yếu tố: sửa các bài là thánh địa tuyên truyền, tránh được loạt các kiểm định và xuất hiện mạnh lại sau khi cấm các tài khoản rối cũ. Ba yếu tố này chứng minh cách mạnh mẽ rằng đây là tài khoản rối. Về vấn đề người mới học sửa Wikipedia khó khăn thế nào, tôi cũng phiền bạn tìm và hướng dẫn cho một người nào có thiện chí và bày họ cách thêm nguồn, định dạng đoạn lớn như trong các điểm phía trên. Với kinh nghiệm hướng dẫn người mới qua page, tôi tin là chuyện này chẳng dễ dàng.-- ✠ Tân-Vương  09:16, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Mình nghĩ người mới nhiều người chỉ ham viết chứ không quan tâm chú thích đâu, còn những người đã chú ý các chú thích cũng như thấy tầm quan trọng này thì họ sẽ nghĩ làm thế nào giống 1 trang hoàn chỉnh và thế là họ sẽ tự mở vài trang ngẫu nhiên lên để xem và tự làm theo, cho dù không đúng định dạng hay bê nguyên si từ trang gốc dịch qua thì cái đó người thiếu kinh nghiệm nhưng đã quan trọng chú thích họ ắt tự mài mò được, chả có gì đáng để hỏi. Kẻ hỏi đa phần là vào làm trò với mấy bạn thôi, sau đó bọn họ im lặng và ko còn thấy sửa đổi gì nữa, người đã quan tâm viết bài sẽ không cảm thấy phụ thuộc về việc có hay không câu trả lời, họ sẽ tiếp tục sửa và viết, nhưng nhiều tài khoản quan sát được, họ không sửa thêm gì khác. Cảm ơn câu trả lời bên trên của bạn, Đông Minh tin là bạn có nhiều kinh nghiệm cũng như sự tinh tế trong quan sát, "cứ đánh thì sẽ tìm ra cách".  M  10:32, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Rối đã được trang bị vũ khí mới nhưng bạn lại không ủng hộ cấp thêm khí giới hiện đại cho bảo trì viên của dự án ư? Lại tiếp tục đánh bằng các thứ vũ khí cũ được sao... Tôi lấy làm tiếc về việc này.-- ✠ Tân-Vương  13:17, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  9.  Ý kiến Mình thấy các bạn tranh luận nhiều mà chẳng đi đến đâu. Haizza. Cãi cọ ầm ĩ rồi giận nhau mà không thống nhất được ý kiến. Hóa ra các bạn rối không chỉ phá hoại nội dung mà còn vô tình phá luôn sự đoàn kết của Wiki. Giờ chỉ có một cách duy nhất chống rối hiệu quả là mỗi thành viên phải công khai IP của mình. Cứ nhìn IP là biết ai là rối thôi. Hoshimata (thảo luận) 12:59, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Một trong các giới hạn và các dẫn chứng để cấm nhanh còn nhằm để diệt các trường hợp nhởn nhơ của Kayani ngay tại đây Đông Minh, Thienhau2003. Vì mục này mới có mình tôi đồng thuận nên chúng ta tìm cách sửa lại các điều khoản để có đồng thuận chung. Theo tôi chương này là chương quan trọng và cần thiết nhất, chính là một dạng vũ khí đánh thẳng vào nạn rối nhởn nhơ này. Thứ các bảo trì viên cần là một dạng "khí giới" đủ mạnh để tiêu diệt tình trạng "nhờn" này. Như các bạn thấy tại đây, rối có "ngán" gì đâu... Tôi vẫn đang chờ 1 câu trả lời từ ĐPV Thienhau cho đoạn ý kiến phía trên. Thực tế thì mục này chỉ chỉ nhằm tạo đồng thuận rằng điều gì BQV được làm mà không cần giải trình. Trong thực tế, với Wikipedia:Nhận dạng vịt thì các bảo trì viên thực tế đã có thể cấm lập tức các tài khoản dạng này.-- ✠ Tân-Vương  13:17, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  10.  Ý kiến Tôi có bổ sung ý kiến: Trong công cụ cấm thành viên của Wikipedia có nhiều thiết lập cấm; khi làm quy định bạn nên nêu rõ việc áp dụng cấm theo tuỳ chọn nào (VD: Có cấm người dùng sửa trang thảo luận không, có bật tính năng tự động cấm không, v.v...). Ngoài ra, không biết ý kiến này có chủ quan không nhưng tôi là một BQV vắng mặt 1 thời gian nay mới trở lại hoạt động, không nắm rõ tình hình "rối" của WP tiếng Việt đang phát triển ở mức độ nào, có những điểm nóng nào, bạn có thể bằng một cách nào đó "tóm tắt" lại giúp không? (Xin lỗi nếu đề nghị này hơi "mạo muội" :)) ). —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:57, ngày 13 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

II. NỘI DUNG THỨ HAI[sửa | sửa mã nguồn]

PHẦN II. Khóa bài ngăn chặn rối phá hoại sau khi "tái xuất".
  • Có công cụ này (Ví dụ ở đây là Đàn rối Duongqua56), chúng ta có thể biết được và nắm được các bài viết là mục tiêu chính của đàn rối. Thậm chí suy ra được các mục tiêu do nhiều thế hệ rối cùng phá hoại một bài.
  • Vậy xin cộng đồng biểu quyết
Số lần sửa đổi thấp nhất (Tính theo bài viết) của các tài khoản rối trước khi tiến hành khóa bài và khóa bài trong bao lâu?
Khóa sử dụng dĩ nhiên là Khóa 30/500.

PHẦN GIỚI HẠN RỐI SỬA BÀI[sửa | sửa mã nguồn]

  • Rối sửa bài trên 10 lần
  1.  Đồng ý Từ 10 lần là nên tạm khóa bài rồi, tránh nhiều bài các đàn rối sửa dày đặc đến cả 100 sửa đổi chồng chéo, không thể phục hồi!-- ✠ Tân-Vương  13:18, ngày 21 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Minh (thảo luận) 14:49, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý10 lần đã là quá nhiều để lùi sửa rồi, nhưng để xử lý hiệu quả thì nên là 10 lần trở lên.Thanhdien8421 (thảo luận) 14:10, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Keo010122Talk to me 03:03, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý 10 lần là cũng còn hơi nhiều đó. Thanhdmh (thảo luận) 03:22, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý 10 lần đã đủ rồi. Thiện Hậu (thảo luận) 04:52, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Nhiều như vậy nên khóa sẽ tốt hơn, kèm theo việc cảnh cáo tài khoản rối đó nữa. Thảo luận thành viên: Akiratoshimete 3:17, ngày 1tháng 12 năm 2019(UTC)
    Akiratoshimete chưa đủ 300 sửa đổi.Hoshimata (thảo luận) 12:56, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Giới hạn 10 lần là hợp lý.  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 11:03, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Đúng vậy, đã đến lần thứ 10 mà vẫn vậy thì chứng tỏ là rối thật chứ không phải do nhiệt tình đóng góp nữa rồi, vì nếu nhiệt tình thật thì chỉ cần 3 lần là họ đã phải thay đổi chứ Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 01:11, ngày 3 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  • Rối sửa bài trên 20 lần
  • Ý kiến khác
  1.  Ý kiến Vẫn nên nhắc nhở trực tiếp họ để họ biết 'nếu leo thang sẽ bị gì' hơn là gián tiếp thẩm định số lần sửa bài của 'người bị nghị ngờ'. Việc đánh giá nội dung sửa bài nên gắn họ vào, đồng thời BQV/ĐPV hoặc mở rộng thêm thành viên đánh giá (10 lần trở nên có thể rất nghiêm trọng hoặc không). Tôi không đánh giá nội dung họ thêm vào tốt hay không, nhưng cá nhân khen ngợi sự kiên trì đó của họ.--Nacdanh (thảo luận) 16:35, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Em đồng tình với Nacdanh là chúng ta nên thông báo vài lần trước khi cấm, nên thêm vào quy định thưa anh ThiênĐế98. Thiện Hậu (thảo luận) 05:01, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

THỜI GIAN KHÓA BÀI[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khóa 1 tháng
  1.  Đồng ý Chỉ cần một tháng là được vì rối không có rảnh mà theo phá bài đó hơn 1 tháng đâu. Thiện Hậu (thảo luận) 11:17, ngày 23 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi nghĩ nên tạo điều kiện cho những người lần đầu tìm đến bài viết trên wikipedia tiếng Việt có cơ hội đóng góp bài viết, không nên khóa quá lâu (dù mức khóa đó không khó khăn nhưng gây trở ngại cho những người lần đầu tiên này nảy ra thiện ý đóng góp).--Nacdanh (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Mức khóa như vậy là đủ. Nếu rối tiếp tục phá hoại thì nên khóa tăng dần thời gian. Keo010122Talk to me 03:05, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý 4 tuần là thời gian thích hợp để rối không phá bài được, thời gian càng lâu rối càng nản và bỏ đi. Nếu bài đó cần được sửa đổi hay cập nhật, trễ một tháng là quá đủ. HcDuy12 (thảo luận) 10:30, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  • Khóa 3 tháng
  1.  Đồng ý Khóa 3 tháng không quá ngắn, không quá dài, để các nhân sự bảo trì có thời gian làm các công tác bảo trì khác.-- ✠ Tân-Vương  13:18, ngày 21 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Minh (thảo luận) 14:56, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Hạn khóa này, theo quan điểm cá nhân là phù hợp. Thanhdmh (thảo luận) 03:22, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Khóa như vậy là hợp lý Thảo luận thành viên: Akiratoshimete 3:21, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)
    Akiratoshimete chưa đủ 300 sửa đổi.Hoshimata (thảo luận) 12:56, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Theo mk thì rối cũng đang theo dõi biểu quyết này, nếu 1 tháng thì có lẽ vẫn ngắn và rối sẽ lại phá. Do đó, theo mk thì 3 tháng là vừa đủ rồi.  ๛Ą₣长ℌąเᗪąйǥツ  Nhắn tin 13:33, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Phương án 3 tháng rất phù hợp.  Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 11:06, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Những trường hợp phá rối đa phần là những bài viết có chủ đề liên quan đến chính trị, lại bởi wiki là nơi ai cũng có thể sửa đổi cho nên họ dễ hoạt động tự tung tự tác hơn, do đó có lẽ các phần tử đó sẽ có người chuyên theo dõi để làm việc này với mục đích gì ta không cần bàn ở đây nhưng để ba tháng họ sẽ chán nản vì còn phải có những việc khác chứ hơi đâu mà theo nhiều thế Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 02:02, ngày 4 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  • Khóa 6 tháng
  • Khóa 12 tháng
  • Ý kiến khác
  1.  Ý kiến Khoá bài thì hầu hết mọi người sẽ không thể sửa đổi gì được. Nếu có thể thực hiện được thì tôi đề nghị thay thế hoàn toàn việc khoá bài bằng chế độ thẩm duyệt sửa đổi, khi đặt bài trong chế độ này thì mọi sửa đổi đều phải qua một tổ, nhóm nào nào đấy thẩm duyệt, được tổ, nhóm phụ trách thẩm duyệt bài cho phép thì thông tin mới được hiển thị công khai cho tất cả mọi người đều thấy. Nếu đề nghị tôi nêu trên không hoặc chưa thể thực hiện được thì phương án khác tôi đề nghị là vẫn duy trì việc khoá bài nhưng cần sửa lại thông báo về việc khoá bài, nhấn mạnh với độc giả Wikipedia rằng bài này đã bị tạm dừng việc sửa đổi trực tiếp nhưng vẫn có thể sửa đổi gián tiếp bằng cách ghi ra nội dung mình cần thêm bớt vào trong bài ở trong thảo luận của bài. Nội dung thông báo cần thân thiện, dễ nhận biết, dễ làm theo. Cần có cách nào đó thông báo ngay lập tức cho tất cả những có thể sửa bài trực tiếp biết khi nào có ai đưa ra đề nghị sửa đổi trong trang thảo luận của bài. Có thể lập một tổ chuyên phụ trách giải quyết yêu cầu sửa đổi bài bị khoá tránh tình trạng yêu cầu sửa đổi nhưng chẳng có một ai ra có ý kiến gì cả. Kepise (thảo luận) 10:20, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Kepise Mình nghĩ rằng việc thành lập một tổ chuyên giải quyết các yêu cầu sửa đổi trên trang thảo luận (giống như cách wiki tiếng Anh bảo vệ các bài viết tiểu sử) là không khả thi, vì nhân lực trên wiki tiếng Việt có lẽ không đủ để thực hiện việc này.Minh (thảo luận) 14:56, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Bạn Minh, do hiện nay tôi đã quyết định từ bỏ Wiki rồi nên tôi sẽ không còn tham gia thảo luận gì thêm về các quy định của Wiki nữa, bạn có thể trao đổi thể với các thành viên khác quan tâm tới cùng vấn đề. Kepise (thảo luận) 08:34, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]

III. NỘI DUNG THỨ BA[sửa | sửa mã nguồn]

PHẦN III. Khi nào xóa nội dung phiên bản rối hồi sửa sau tái xuất?

Đây là ví dụ cụ thể: Sau hai lần nội dung của rối bị cấm vô hạn Quachtinh470 bị các tài khoản "lạ" hồi sửa lại hay thêm lại các nội dung y đúc nội dung cũ, tôi tiến hành xóa phiên bản và khóa bài viết ở mức 30/500, tạm thời ở mức 2 tuần do chưa có khung quy định cụ thể.

  • Định nghĩa nội dung: Nội dung trong phần biểu quyết này là bất kỳ đoạn nào, hoặc là một phần hoặc toàn phần nội dung rối thêm vào bài viết trước đó.
  • Nội dung biểu quyết: Đến lần hồi sửa nội dung thứ mấy của các tài khoản "lạ"/rối thì cần xóa phiên bản nhằm ngăn chặn rối sao chép lại nội dung?

Lùi, sau đó xóa ngay các phiên bản rối ngay từ lúc cấm vô hạn[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Không khó gì để các tài khoản rối có thể lục lại các phiên bản cũ rồi sao chép lại nội dung của các phiên bản có nội dung tuyên truyền, diễn đàn, quảng cáo, vi phạm bản quyền,... Cần xử lý thật nhanh thì mới có thể đủ sức răn đe các "đàn rối" đang rình rập để phá hoại dự án. KhaiDo (thảo luận) 04:30, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đánh nhanh thắng nhanh, để dây dưa là rối sửa lại liền (rảnh thật bao nhiêu năm tạo rối).  ๛Ą₣长ℌąเᗪąйǥツ  Nhắn tin 15:29, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Minh (thảo luận) 14:51, ngày 28 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Cần làm nhanh để không ai đọc phải thông tin sai lệch.Thanhdien8421 (thảo luận) 14:15, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đã xác định là nội dung của rối thì xóa hết các bản cũ. Biết nội dung của rối mà cứ để đó làm gây nhiễu cho người đọc. Thanhdmh (thảo luận) 03:16, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý HcDuy12 (thảo luận) 10:36, ngày 1 tháng 12 7năm 2019 (UTC)
  7.  Đồng ý Cần lùi ngay. Thiện Hậu (thảo luận) 11:54, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Đúng thế, khi đã xác định là rối thì cứ thẳng tay xóa khỏi cần cảnh cáo nhắc nhở cho mất công Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 08:10, ngày 4 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Rối lùi sửa 1 lần[sửa | sửa mã nguồn]

Rối lùi sửa 2 lần[sửa | sửa mã nguồn]

Rối lùi sửa 3 lần[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến khác[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Trong quy định hiện hành của Wikipedia tiếng Việt yêu cầu phải xoá bài do tài khoản rối tạo ra nếu người sử dụng tài khoản rối là người duy nhất viết bài hoặc tạo ra hầu hết nội dung của bài. Tôi thấy tài khoản rối thường chỉ bị cấm chứ nội dung do tài khoản rối tạo ra thì lại thường được để nguyên. Nếu đã để nguyên thì việc cấm tài khoản là việc làm không cần thiết, thà cứ để cho người bị cấm dùng tài khoản đang có của họ còn hơn. Nếu đã xác định là phải ngăn chặn bằng được người bị cấm tiếp tục sửa đổi thì cần nghiêm túc thực hiện theo quy định, cần phải xoá bài đi. Người ta muốn người khác đọc được thông tin họ muốn người khác đọc, nếu thông tin được lưu giữ nguyên vẹn thì họ đã đạt được mục đích họ muốn rồi. Tài khoản bị cấm nhưng thông tin họ tạo ra vẫn còn. Muốn đưa thêm thông tin khác vào thì lại lập tài khoản khác. Chuỗi cấm-cấm-cấm-cấm... không đi kèm với xoá bỏ nội dung không có mấy lợi ích. Kepise (thảo luận) 09:56, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Chào bạn Kepise, gần đây trong dịp bắt rối tôi đã thực hiện các việc trên. Cảm ơn bạn đã giải thích rành mạch cho mọi người về vấn đề này.-- ✠ Tân-Vương  10:38, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Xoá ở đây không phân biệt bài có nội dung như thế nào, có thông tin gì đó hay hay trong đó hoặc hữu ích hay không. Nếu lấy lý do bài có nội dung hữu ích mà giữ lại thì sẽ tạo tiền lệ xấu, khuyến khích vi phạm quy định cấm người dùng. Người dùng bị cấm sửa đổi hoàn toàn trên Wikipedia tiếng Việt, không có phân biệt định sửa đổi cái gì, như thế nào, nếu chừa lại dù chỉ là một bài thôi thì chẳng phải là thành ra vẫn được cho phép sửa đổi trên Wikipedia ở mức độ nào đó hay sao. Về mặt chữ nghĩa thì nói là đã bị cấm sửa đổi hoàn toàn nhưng trong hành động thực tế lại vẫn được cho phép các tài khoản khác của cùng một người sau khi bị cấm vẫn được tạo ra, lưu giữ thông tin nhất định đưa vào trong bài viết trên Wikipedia. Được để cho làm những việc đó thì đâu phải là cấm sửa đổi hoàn toàn. Có sự mâu thuẫn lớn ở đây. Kepise (thảo luận) 11:05, ngày 22 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
  2. Bạn Kepise là nạn nhân của rối hay là “một dạng rối khác am hiểu về Wikipedia” thì tôi không biết, nhưng tôi đồng tình với quan điểm trên của bạn. Tất nhiên, xóa thì cũng chỉ cố gắng đến 70-80% ngăn chặn được (khả năng còn lại là chúng cóp ra Word hay bất kỳ trang soạn thảo nào khác để giữ nội dung, sau đó dùng TK khác fake IP lại thêm vào) nhưng đây là biện pháp khả dĩ nhất và đòi hỏi nhân lực (BQV/ĐPV thường trực) để nhận ra sửa đổi lệch lạc của rối. Vì thật sự nhân lực của ta quá mỏng (Trên 700000 tài khoản, mà chỉ độ vài chục đến vài trăm TV tích cực, BQV người bận (khoảng 1/3), người thì quá tải như Tuanminh01; ĐPV thì đếm trên đầu ngón tay) mà tình hình chống phá hoại hay tham gia các biểu quyết/thảo luận cộng đồng lại có phần “thoái trào” so với trước đây (giai đoạn vàng son, bạn Kepise có thể tham khảo tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt). Trong khi, các con rối càng ngày càng tinh vi ở các thủ đoạn, am hiểu ngay cả về nội tình ở đây. Một vòng luẩn quẩn “cấm-lách-cấm-...” cứ thế lặp lại, mà ta đã thấy rõ ở nhóm rối Kayani (thâm niên từ 2008) và Saruman (thâm niên từ 2007), thâm niên hơn rất nhiều thành viên Wikipedia hiện tại, trong đó có tôi. Cho nên, việc lùi sửa trước mắt cố gắng nhờ cậy các thành viên tích cực hiện tại (dù cả ở vai trò Tuần tra viên, Người lùi sửa hay TV thường) trước khi BQV/ĐPV xóa, sau đó đề cử thêm nhân lực mới để san sẻ gánh nặng, lấp vị trí các BQV, ĐPV “vắng mặt”, phân công tuần tra các trang thường xuyên có bút chiến, dễ có luồng quan điểm lùi sửa,... để nhanh chóng xóa đi cho mấy con rối nó khó lấy ngược đoạn thông tin ra, dần dà tiến đến rối “không kịp trở tay” để lấy thông tin ra, cố gắng không để ai đọc được các thông tin lệch lạc đó. — MessiM10 18:11, ngày 27 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã quyết định không tiếp tục sửa đổi ở Wiki nữa, nếu bạn có gì cần thảo luận thêm về việc ngăn chặn tài khoản rối cũng như về các quy định khác của Wiki thì bạn có thể thảo luận với các thành viên khác cũng quan tâm tới cùng vấn đề. Kepise (thảo luận) 08:23, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt/Ch%E1%BB%91ng_r%E1%BB%91i_trong_%22th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_m%E1%BB%9Bi%22