Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2006/02

2005200620072008200920102011201220132014
2015201620172018201920202021202220232024
Bài viết chọn lọc
tháng 2 năm 2006
Tháng
123456789101112

Chùa Việt Nam

Chùa Quan Âm, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Quan Âm, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Việt Nam là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. Ngoài thờ Phật, chùa Việt Nam còn thờ thần (Chùa ThầyHà TâyChùa LángHà Nội thờ Từ Đạo HạnhLý Thần Tôn), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ v.v.

Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền". Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.

Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thuỷ. Đọc tiếp…

Toàn quyền Đông Dương

Toàn quyền Alexandre Varenne (giữa) và Khâm sứ Pierre Pasquier (phải) tại đám tang vua Khải Định, Huế, 1926
Toàn quyền Alexandre Varenne (giữa) và Khâm sứ Pierre Pasquier (phải) tại đám tang vua Khải Định, Huế, 1926

Toàn quyền Đông Dương còn gọi là Toàn quyền Đông Pháp, là chức vụ đứng đầu trong Chế độ Thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là ông Ernest Constans (18871888), và người cuối cùng là ông Jean Decoux (19401945).

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm đất Nam kỳ, người Pháp tổ chức hệ thống cai trị qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ 1861 đến 1879, người Pháp thành lập Soái phủ Nam kỳ do các đô đốc của Hải quân Pháp đứng đầu, trông coi việc cai trị hành chính và binh bị. Bắt đầu năm 1879, người Pháp đặt chức vụ Thống đốc Nam kỳ để cai trị mảnh đất thuộc địa này. Chức vụ thống đốc này trực thuộc bộ Thuộc địabộ Hải quân Pháp. Sau khi áp đặt chế độ bảo hộ, người Pháp đặt thêm chức vụ Khâm sứ Trung kỳThống sứ Bắc kỳ. Hai người này trực thuộc bộ Ngoại giao Pháp.

Đan Mạch

Quốc kỳ Đan Mạch
Quốc kỳ Đan Mạch

Vương quốc Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Kongeriget Danmark) là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 406 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Do có nhiều đảo và vịnh biển mà vương quốc nhỏ bé này có một đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 173 m so với mực nước biển. Phía nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía tây là Bắc Hải và phía đông giáp với biển Baltic.

Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo GreenlandQuần đảo Faroe.

Xe tăng

Hệ thống bảo vệ dinamit trên xe tăng T72 của Liên Xô
Hệ thống bảo vệ dinamit trên xe tăng T72 của Liên Xô

Xe tăng là loại xe chiến đấu trong binh chủng thiết giáp, có khả năng cơ động cao di chuyển bằng xích là vũ khí tấn công có uy lực của lục quân dùng chủ yếu để chống lại các lực lượng lục quân của địch bằng hoả lực pháo bắn thẳng. Là loại xe chiến đấu không thể thiếu của hầu hết các quân đội trên thế giới.

Điểm khác biệt cơ bản để phân biệt xe tăng với pháo tự hành chống tăng là tuy cả hai loại cùng trang bị pháo lớn, cùng di chuyển bằng xích nhưng xe tăng có khả năng nhanh chóng thay đổi góc bắn và các hướng bắn nhờ cơ cấu tháp pháo có thể nhanh chóng quay tròn và nâng hạ góc nòng pháo. Trong khi đó pháo tự hành không có tháp pháo quay nên để bắn vào các mục tiêu khác nhau phải xoay trở rất chậm chạp. Do vậy xe tăng mang đặc trưng của vũ khí tấn công (cơ động đến tiêu diệt các mục tiêu) còn pháo tự hành diệt tăng là vũ khí phòng thủ (ẩn nấp chờ phục kích để tiêu diệt các mục tiêu xe tăng địch đang tiến công đến).

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:B%C3%A0i_vi%E1%BA%BFt_ch%E1%BB%8Dn_l%E1%BB%8Dc/2006/02