Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Nguyễn Đình Phúc

Nguyễn Đình Phúc [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công.1.54.161.23 (thảo luận) 17:16, ngày 10 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Bài đạt chất lượng BVT.  Jimmy Blues  11:30, ngày 6 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài đạt yêu cầu. Lcsnes (thảo luận) 15:26, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đã giải quyết các yêu cầu mà mọi người góp ý. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:21, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bố cục 3 đoạn ở phần mở đầu đang không ổn, trích lại ý kiến góp ý của Danh cho Đặng Nhật Minh: Theo en:MOS:LEAD và một vài bài viết tốt khác, tôi nghĩ đoạn mở cần chia ra 3 đoạn nhỏ, mỗi đoạn 3 đến 4 câu, đại ý về tên tuổi, nghề nghiệp, danh tiếng (đoạn 1), tóm lược tiểu sử, bước chân vào nghề, đặc trưng (đoạn 2), đỉnh cao sự nghiệp, giải thưởng, ảnh hưởng... (đoạn 3). Thường đoạn 3 còn gồm cả "di sản"....
『』Sẽ sửa kĩ hơn. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Hà Tây trong infobox đang trỏ đến trang định hướng
『』Đã sửa. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Không rõ tại sao tân nhạc và cổ nhạc lại phải dùng dấu ngoặc kép?
『』Trong sách có ngoặc kép nên tôi nghĩ phải có ý gì đặc biệt thì mới ngoặc kép. Nhưng tôi chưa biết nên tạm bỏ. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Nếu tôi nhớ không nhầm thì các bài hát thường sẽ được in nghiêng (hay là ngược lại?). Tương tự với các bộ phim.
『』Sẽ suy nghĩ và sửa kĩ. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Tôi không chắc việc in nghiêng 1 triển lãm tranh nhưng không in nghiêng tác phẩm tranh là hợp lý, tôi kiến nghị điều ngược lại.
『』Vậy là không in nghiêng tên triển lãm tranh nhưng sẽ in nghiêng tên tranh?
  • Vế trước là "viết nhạc cho phim truyện đầu tiên" kết nối bằng "và sau đó là" nhưng lại liệt kê cả phim tài liệu và phim hoạt hình
『』Đã sửa. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • "môn đăng họ đối"? Tôi nghĩ nó là "môn đăng hộ đối" (dù thực ra cái này cũng không chuẩn 100%)
『』Nếu không chắc thì tôi đã tạm sửa lại. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cái này thì đúng là "môn đương hộ đối" chăng? Dù vậy cách nói "môn đăng họ đối" có lẽ đã phổ biến tại một khu vực nào đó. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:06, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
『』Trong sách và báo chí có vẻ không nhắc tới, có lẽ thành viên sáng lập ở đây không có vai trò quan trọng. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Ông được trao Giải thưởng Nhà nước nhưng không thấy nói gì các tác phẩm được trao thưởng cũng như thành tích các tác phẩm khác
『』Không thấy sách vở báo chí nhắc tới. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Không có một bài danh sách độc lập nhưng trong bài cũng không có 1 danh sách các tác phẩm tiêu biểu của ông
『』Mai sẽ làm, mọi khi tôi có làm nhưng chắc bài này bị quên. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Vài câu không rõ nghĩa:
  • Nguyễn Đình Phúc là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên hoạt động nghệ thuật theo cách mạng Việt Nam
『』Đã sửa lại. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Ông là người nhạc sĩ ..., cũng là người đầu tiên cuộc điền dã sớm nhất nghiên cứu quan họ
『』Đã sửa lại. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • Những năm cuối đời, Nguyễn Đình Phúc và bà: câu đầu đoạn, chủ ngữ của câu cuối của đoạn trước cũng không phải "bà", nên dùng dùng Nguyễn Đình Phúc và vợ
『』Đã sửa lại. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Góp ý nội dung:
  • Trong Điện ảnh, chặng đường và kỷ niệm của Trung Sơn có mục Nguyễn Đình Phúc - nhạc sĩ đầu tiên làm nhạc điện ảnh ở trang 55-57, có một đoạn ngắn như sau:
    • Tại Bản Bắc, khu Đồi Cọ thuộc chợ Chu Thái Nguyên, nơi trung tâm của chiến khu Việt Bắc, vào năm 1953 có một chiếc dương cầm không biết khênh từ đâu về, được đặt trong nếp nhà nhỏ, mái lá, tường phên trát đất. Nếp nhà đó nằm trên khu đồi C, NAFES một trong ba quả đồi có cọ mọc thoáng mát. Đó là cơ ngơi đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Khu đồi C là khu kỹ thuật, có các lán chữa máy móc dụng cụ, dây dợ lằng nhằng. Ông Phan Nghiêm phụ trách khu này, đang mày mò tìm cách thu tiếng vào phim. Do vậy , ông giám đốc Phạm Văn Khoa nghĩ ngay tới phần nhạc, đi mời các văn nghệ sĩ về với điện ảnh. Ở khu bên , đồi B là nơi ở của các nghệ sĩ. Giới họa có Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Phan Thông ..; giới nhạc có Văn Cao, Phạm Văn Chừng, Nguyễn Đình Phúc ... Chiếc dương cầm nói trên được "nhốt" trong gian nhà có đề tên Phòng thu thanh do chị Bích Châu phụ trách. Thỉnh thoảng chị mở cánh liếp cho thoáng, bấm mấy nốt nhạc rồi chạy sang lán ông Phan Nghiêm mượn chiếc kìm về lên lại dây đàn... Đàn cũ lại bị ẩm vì sương rừng nên tiếng bị phô nhiều. Chị nghiến răng vặn nhưng không nổi. Lập tức có các anh thanh niên xông vào vặn nghe ken két, chị hét toáng: Vừa thôi chẳng đứt dây. Thế rồi trong sương lam rừng chiều lại vang tiếng đàn nghe sang trọng lạ lẫm lắm. Vào một đêm thu thăm thẳm, núi rừng bỗng vang tiếng phim. Có ánh đuốc hồng bật lên cùng tiếng hét: "Thu được tiếng vào phim rồi". Mọi người chạy sang phòng thu thanh thấy ông Nghiêm ngồi dưới ánh điện vàng khè bên chiếc loa phát ra âm thanh của đoạn phim 16 ly. Phim Đại hội chiến sĩ thi đua là phim thu tiếng nói đầu tiên của ta ra đời trong hoàn cảnh đó . Từ bữa ấy có dư luận ta sắp làm phim truyện . Tôi thấy ông Văn Cao soạn nhạc bên bụi nứa um tùm , tóc để dài trông rất đẹp. Tiếc lúc đó không có máy ảnh bấm những cảnh đó , chắc tới nay quý lắm . Còn Nguyễn Đình Phúc lại hay la cà bên các lán , chuyện trò uống trà. Rất ít anh em biết đó là chàng du tử với các bài Lời du tư, Lệ Thu, Cô lái đò... Khi còn là học sinh ở Hà Nội , trước cách mạng, tôi đã biết tiếng chàng du tử với các bài hát đó. Và rồi vào tháng Chạp năm 1946, khi rút quân khỏi Hà Nội đỏ lửa, trên đường lên chiến khu Việt Bắc, tới bến La Phù, sông Nhuệ, tôi gặp các chàng trai, cô gái Hà Nội, ....
    • Tôi không có thời gian để lấy hết nội dung trong này. Nhưng sách này đã dành hẳng 1 chương khoảng 9 trang nói về cái sự "nhạc sĩ đầu tiên làm nhạc điện ảnh", hy vọng là có gì đó để bạn đưa vào bài.
    • 『』 Cảm ơn bạn đã dẫn ra, tuy nhiên tôi không có sách nên xin phép sẽ chỉ đưa vào bài những thông tin mà bạn để tại đây.
  • Trong Sưu tập Văn nghệ, 1948-1954: 56 số tạp chí Văn nghệ xuất bản trong kháng chiến tại Việt Bắc, Tập 1 có đoạn: Nguyễn Đình Phúc và nhà văn Nguyên Hồng : nhạc sĩ 1 bài hát , văn sĩ 1 truyện ngắn nhưng phải được ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam công nhận là có giá trị
  • Trong Những gương mặt những trang đời: chân dung văn nghệ sĩ có đoạn Khi nghe nghệ sĩ Nguyễn Đình Phúc bộc lộ tâm tư qua bài khai mạc , nhìn ông già gầy guộc hốc hác mà đôi mắt còn tinh anh tôi cảm thấy : dường như nhạc sĩ - hoạ sĩ Nguyễn Đình Phúc đang vắt kiệt những giọt cuối sinh lực và tâm hồn mình cho cuộc sống ở cuộc triển lãm lần này. Không chắc có phải triển lãm Chân dung Văn nghệ sĩ bạn nhắc tới không, hay lại là 1 triển lãm khác?
Khuya rồi, đau lưng mỏi gối tê tay rồi, tạm dừng ở đây, mai lại đi mò tiếp Nhac Ny Talk to me ♥ 16:34, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
『』Mai sẽ thực hiện chi tiết hơn, cảm ơn bạn đã góp ý. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:00, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 tôi không có sách "Điện ảnh, chặng đường và kỷ niệm", còn những thông tin bạn dẫn ra ở trên dường như chỉ cho thấy ông có sở thích la cà bên các lán và chuyện trò uống trà. Cuốn sưu tập văn nghệ thì tôi chưa hiểu rõ lắm, ý là hai người này chỉ cần sáng tác 1 tác phẩm trong thời kháng chiến tại Việt Bắc nhưng phải được công nhận là có giá trị? Còn cuốn những gương mặt thì khả năng cao là triển lãm cuối cùng. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 07:14, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thông tin "giới nhạc có Văn Cao, Phạm Văn Chừng, Nguyễn Đình Phúc" tôi nghĩ là có thể miễn cưỡng bổ sung việc ông là người được Phạm Văn Khoa mời sáng tác cho điện ảnh? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 07:16, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Chương đó dài 9 trang, nội dung tôi trích ra chỉ có 2-3 trang. Tuy nhiên nó có nhắc đến giai đoạn ông hoạt động ở Đồi Cọ, trụ sở đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam cũng như là nơi bắt đầu sự nghiệp "âm nhạc cho điện ảnh" của ông, trong bài hình như chưa nhắc đến? Cái thứ 2 thì tôi không chắc, nhưng nó mang ý "1 tác phẩm nhưng được đánh giá cao", tôi hy vọng thấy 1 tác phẩm đó xuất hiện trong bài với đánh gia của nó. Nhac Ny Talk to me ♥ 07:17, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 tôi đã bổ sung thông tin từ sách 1. Còn tác phẩm được đánh giá cao thì tôi chưa hiểu lắm, tôi đã tìm trong sách Âm nhạc VN tác giả tác phẩm thì có dành ra 22 trang về cuộc đời của ông này, trong đó khoảng thời gian ông hoạt động tại chiến khu Việt Bắc thì có tác phẩm "Bình Ca" là được đánh giá cao, liệu có phải nó không? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 07:41, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Tôi không chắc vì tôi gần như chưa tìm hiểu về nhạc sĩ này. Nhưng rõ ràng ông có 1 tác phẩm nào đó được đánh giá cao đến mức nhất định. Ví dụ tôi đứng ở góc độ người đọc và đã đọc qua tiêu đề này, tôi hy vọng bài viết cung cấp cho tôi kiến thức "trọn vẹn" hơn là 1 câu tiêu đề như vậy Nhac Ny Talk to me ♥ 07:43, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 những đánh giá về các tác phẩm tiêu biểu tôi đều đã đưa vào ở mục đánh giá, ngoài ra ở phần tiêu đề đầu bài tôi đã thêm các tác phẩm tiêu biểu của ông. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 07:52, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 nhìn chung là tôi đã giải quyết khoảng hơn 85% yêu cầu bạn đưa ra, một vài ý kiến bạn chưa chắc chắn nên tôi đã cố gắng tìm phương pháp khác. Hy vọng tiếp tục được bạn kiểm tra bài kĩ càng hơn. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:39, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Có 2 phần tôi chưa thấy thỏa mãn lắm là di sản và danh sách tác phẩm. Nếu tác phẩm tiêu biểu không quá nhiều, bạn thử chuyển nó thành dạng bảng với nhiều nội dung hơn xem? Như năm sáng tác, nhạc và lời (có thể là ông bao trọn, hoặc người này viết nhạc, người kia viết lời, hay dựa trên nguyên mẫu bài thơ nào đó,...). Phần về Võ Nguyên Giáp đưa vào phần "di sản" của nhân vật này tôi thấy không hợp lý lắm, hay đúng hơn mối quan hệ giữa ông và Võ Nguyên Giáp không phải là "di sản" mà ông để lại. Phần 2 thì lại chỉ có "tiếng đàn bầu", làm người đọc sẽ có thiên kiến là liệu rằng thứ ông để lại chỉ có "tiếng đàn bầu"? Nhac Ny Talk to me ♥ 10:26, ngày 22 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi đã lập bảng danh sách tác phẩm tiêu biểu và bổ sung ngắn gọn những gì ông để lại cho đời ở phần di sản, mời bạn tiếp tục góp ý. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 06:42, ngày 23 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Quá dữ - Tiền Túng (Tình Tan) 16:36, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Khả Vân Đại Hãn chắc nay tạm dừng ở đây rồi mai lại có phiếu chống cho mà xem. Tôi đã phải chuẩn bị trước tinh thần rồi. Hy vọng nhận được sự trợ giúp từ Khả Vân dù chỉ là một xíu xiu. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:09, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ứng cử mà, bình thường, có chơi có chịu, sợ thì đâu ai ứng cử làm gì - Tiền Túng (Tình Tan) 19:37, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khả Vân Đại Hãn yêu cầu dễ hoặc vừa vừa thì sẵn sàng đáp ứng chứ yêu cầu khó thì chắc rút lui về nhà. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 03:16, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy NhacNy giúp bài cải thiện chất lượng cũng tốt mà chứ ai cũng dễ dãi hết thì chất lượng khó mà đi lên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:52, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu tất nhiên, tôi đâu có bảo ai dễ dãi. Có điều yêu cầu dễ thì bản thân tôi có thể thực hiện chứ yêu cầu khó thì tôi bó tay (tôi không bảo bài này). – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 03:18, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:GDAE Ủa là sao? Yêu cầu khó thì phấn đấu vẫn sửa được mà? Bác Hồ có câu, "đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:27, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu yêu cầu khó là cỡ như này nè. Đáp ứng xong kiểu nó thay hẳn sang một bài khác luôn. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 03:34, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:GDAE Không trách NXL được. Bạn chọn bài thời xa xưa + khó tìm nguồn thì chịu thôi. Ví dụ, bài Nguyễn Văn Thiệu khó viết gấp 10 lần mấy bài về các nhân vật khác trong Chiến tranh VN. Viết 1 bài Nguyễn Văn Thiệu bằng 10 BVCL khác (tôi nghĩ vậy), ai không tin cứ thử viết bài HCM thành BVCL thì biết liền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:46, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu chịu thôi, mấy bài nhân vật có sức ảnh hưởng tôi tìm một chi tiết nhỏ ngoài đời còn chưa hết chứ đừng nói là bao quát cả cuộc đời. Như vậy là phải chịu chứ sao mà quyết chí được ha? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 03:48, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:GDAE Vẫn có người làm được đó thôi. Đó chính là cây bút suất xắc mang tên Lệ Xuân. LX là nữ hoàng viết bài chất lượng của Wikipedia Vi với số lượng sao nhiều nhất trong lịch sử Wikipedia Vi. Tôi tin rằng câu của bác Hồ là đúng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:53, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Nó phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm thông tin. Giống như cả đoạn dài nhằng hết gần 3 trang nội dung sách kia là tôi dùng GG Books để search chứ chẳng có cuốn sách nào trong tay cả. Hầu hết các bài viết lên sao, hay đơn giản hơn là BCB của tôi đều xài nguồn từ GG là chính. Tất nhiên là 1 người thì khó mà tìm hết thông tin bao quát về cuộc đời 1 người xa lạ hoàn toàn không quen biết được, nhưng tất cả cũng chỉ xét tương đối thôi, chưa kể việc trên cái wiki này có rất nhiều người có thể lấp đầy những lỗ hổng mà bạn thiếu. Nhac Ny Talk to me ♥ 06:47, ngày 21 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:%E1%BB%A8ng_c%E1%BB%AD_vi%C3%AAn_b%C3%A0i_vi%E1%BA%BFt_t%E1%BB%91t/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Ph%C3%BAc