Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên

Tâm lớn bàn về tư tưởng; tâm trung bàn về sự kiện; tâm nhỏ bàn về người.
Eleanor Roosevelt

Tại Wikipedia, chúng ta không thể tránh được chuyện phải làm việc với một vài người khó khăn. Một số tới đây chỉ để gây rắc rối, hoặc thực hiện các sửa đổi phá rối, hoặc cố áp đặt quan điểm một chiều, hoặc khơi ngòi cho các cuộc tranh cãi bất tận. Số khác lại có niềm tin tưởng mãnh liệt rằng họ không thể soạn thảo, biên tập bài vở với tinh thần cộng tác cùng người khác được. Đôi khi, chúng ta cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn những người này trong nỗ lực xây dựng và bảo vệ Wikipedia. Khi giao tiếp với những người này, chúng ta dễ có xu hướng "chỉ mặt đặt tên". Tuy nhiên, làm như vậy không phải là một cách hành xử hiệu quả với họ, thậm chí có thể là một ý tưởng rất tồi.

Mỗi người trong chúng ta xuất thân từ nhiều hoàn cảnh, văn hóa khác nhau, có những kinh nghiệm sống khác nhau, do đó việc giao tiếp trên Internet không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bổ sung thêm vào rào cản này là một thực tế, rằng mỗi chúng ta chỉ sẵn lòng giữ thiện ý tới một giới hạn nhất định mà thôi. Vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân, chúng ta cảm thấy người kia rõ ràng đang cố áp đặt một quan điểm, hoặc phá hoại, hoặc quấy rối kiểu troll, hoặc không đóng góp bằng thiện ý thế nào đó. Bất cứ làm gì, họ chắc chắn đang vi phạm quy định, và cần bị cấm tài khoản vì điều này hoặc chí ít ra cũng phải bị cảnh cáo!

Đến đây, nhiều người trong chúng ta có xu hướng tuyên bố rằng đối thủ của ta rõ ràng là kẻ "cố áp đặt quan điểm cá nhân" hoặc "phá hoại" hoặc "vụ lợi" hoặc "troll". Lời buộc tội công khai này đôi khi được gọi là "chỉ mặt đặt tên", nhưng khi gọi tên như vậy, bạn có thể đang không giữ thái độ văn minh hoặc thậm chí vượt giới hạn, tiến tới công kích cá nhân.

Có một số lí do tốt để không nên làm điều này. Ngắn gọn, một khi mâu thuẫn đã dâng cao, ít có khả năng các thành viên sẽ tiếp tục nghe bất cứ điều gì bạn nói; và nếu sau này thực tế chứng tỏ bạn đã sai, thì điều bạn đã làm sẽ trở nên rất xấu hổ.

Tập trung vào các sửa đổi, đừng tập trung vào người thực hiện sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Vịt hay không phải vịt, điều đó không quan trọng. Vấn đề là nó liên quan gì đến một bài viết về quy cách ứng xử tại Wikipedia?

Giả sử bạn đang thấy ai đó cố thực hiện một sửa đổi không tốt tại một bài, hoặc một quy định ("sửa đổi không tốt" của họ là "không tốt" vì một lý do nào đó không phải là định danh của người thực hiện sửa đổi), hãy ngừng lại giây lát - liệu một hành động công kích cá nhân có làm cho họ nghe lời bạn hay không? Không. Nhưng nếu bạn giải thích lý do tại sao sửa đổi đó không tốt về mặt chất lượng, họ có thể sẽ nghe.

Vậy trường hợp họ vẫn tiếp tục (những sửa đổi không tốt này), vài ngày hoặc vài tuần, và không điều gì chứng tỏ họ phục thiện hay chịu nghe lí lẽ? Có lẽ họ thực sự đang hành động với ác ý. Người ngoài quan sát tình hình sẽ nhận thức rõ điều này. Một yêu cầu ý kiến của bên thứ ba, hoặc ý kiến cộng đồng sẽ giúp đem vấn đề ra xem xét dưới con mắt khách quan hơn. Trong trường hợp xung đột liên quan đến một quy định hoặc hướng dẫn, một mục ngắn gọn lịch sự tại trang tin nhắn cho bảo quản viên có thể là nơi tốt để tìm kiếm các quan điểm. Đối với nhiều xung đột về nội dung, có một vài Dự án Wiki nơi bạn có thể tìm sự giúp đỡ một cách khách quan.

Xin đừng bút chiến. Khi chỉ có hai người, hoặc hai nhóm đối lập cùng cỡ, bút chiến không bao giờ đem lại kết quả gì ngoài việc làm xấu mặt cả hai phe. Hãy kiềm chế một chút; hãy thảo luận tại trang thảo luận, và nếu có thể, bạn hãy thử thỏa hiệp thêm một lần nữa. Nếu tất cả đều thất bại, và sửa đổi kia thực sự tồi nhưng người kia cứ nhất quyết rằng nó tốt, bạn hãy ngừng lại và đợi xem có một thành viên khác tham gia lùi sửa đổi kia hay không. Khi có nhiều thành viên phản đối một sửa đổi mà chỉ một thành viên muốn có, thì đó là một dấu hiệu sáng sủa hơn về sự đồng thuận chống lại sửa đổi đó, và nó tốt hơn chuyện hai thành viên bút chiến để cố giữ phiên bản của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng kéo bè kéo cánh). Trong khi chờ đợi, bạn hãy thảo luận tại trang thảo luận, giải thích phiên bản mà bạn chống sai như thế nào, và trích dẫn các nguồn hoặc quy định thích hợp.

Một khi đã đạt được đồng thuận rõ ràng chống lại một sửa đổi, và có thêm người theo dõi sự việc, thì những thành viên biết điều nhất sẽ chấp nhận thay đổi. Còn nếu không, nếu họ tiếp tục bút chiến vì nó, thì bạn đã có khá nhiều căn cứ để thi hành quy trình giải quyết mâu thuẫn, và thời điểm này mới thích hợp để bạn có thể thực sự chỉ mặt đặt tên.

Còn nếu đồng thuận lại chống lại bạn? Hãy chấp nhận và tiếp tục những công việc khác của mình. Wikipedia là một nỗ lực của tập thể, và các mâu thuẫn về nội dung là không thể tránh khỏi. Bạn sẽ không phải lúc nào cũng có được chính xác phiên bản mà mình muốn.

Khuấy bùn[sửa | sửa mã nguồn]

Bọ que không phải cành củi khô.

Lưu ý rằng công khai gọi đối thủ là troll, kẻ phá hoại, hoặc bút chiến vì quan điểm cá nhân, hoặc theo chủ nghĩa xét lại, hay kiểm duyệt, hoặc "thiếu não", hay ngớ ngẩn... không phải là một ý tưởng hay. Thành viên kia có thể xứng đáng với hai hoặc ba "danh hiệu" trong số đó, nhưng vì lợi ích của bạn, không bao giờ nên xướng nó lên. Một khi bạn đã có khẳng định dưới hình thức chống lại cá nhân (ad hominem), khẳng định đó sẽ mở đường cho một chuỗi vô tận những khẳng định kiểu như vậy, và bạn đã tuột khỏi vị thế cao về mặt đạo đức, và cuộc tranh chấp sẽ leo lên một nấc thang mới. Nếu thành viên kia đã chuyển sang tấn công cá nhân, hãy lịch sự nhắc rằng họ đang bắt đầu nói về cá nhân chứ đừng phản ứng lại theo cách tương tự như họ. Hãy tiếp tục giữ cho trọng tâm của thảo luận ở nội dung của các soạn thảo chứ không ở các chủ đề về các cá nhân.

Tuy nhiên, sự kiềm chế này đòi hỏi ở bạn thái độ kiên nhẫn và ngoan cường chịu đựng. Nếu xung đột vẫn tiếp diễn với chính người dùng đó hoặc nhóm người dùng đó hàng tuần hoặc hàng tháng, bạn có thể cảm thấy nản lòng. Khi đó, hãy nhắn tin cho bảo quản viên và bắt đầu giải quyết mâu thuẫn (nếu như bạn vẫn chưa làm vậy), và đừng ngại giải thích vấn đề một cách lịch sự, ngắn gọn, hỗ trợ cho các khẳng định của bạn bằng bằng chứng từ quá trình tương tác dài của bạn. Lịch sự không có nghĩa là nhượng bộ - bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác mà không phải đi đến chỗ xúc phạm hoặc tấn công cá nhân.

Những lập luận mạnh nhất là những lập luận được xây dựng với các lý do thuần túy liên quan đến dự án Wikipedia, không có bất kì một mục tiêu nào khác, cho dù nó là đạo đức, luân lí, chính trị, hoặc đơn thuần chỉ là cảm xúc cá nhân. Hãy thảo luận về nội dung chứ không phải về người viết; hãy bình luận về sửa đổi chứ không phải về người thực hiện sửa đổi.

Ứng xử với những "người lịch sự áp đặt quan điểm cá nhân"[sửa | sửa mã nguồn]

Giữ bình tĩnh và đừng phản ứng thái quá

Thuật ngữ "người lịch sự áp đặt quan điểm cá nhân" ("civil POV pusher") thường dùng để chỉ một người liên tục vi phạm các quy định và hướng dẫn về soạn thảo tại Wikipedia nhưng vi phạm một cách lịch sự bề ngoài và không đối đầu.

Thái độ lịch sự không liên quan gì đến việc áp đặt quan điểm cá nhân. Một người áp đặt quan điểm dù lịch sự hay bất lịch sự thì cũng đều vi phạm quy định. Điểm khác biệt duy nhất là người áp đặt quan điểm một cách bất lịch sự dễ bị nhận ra và dễ xử lý hơn.

Do vậy, ứng xử với một người lịch sự áp đặt quan điểm sẽ khác ứng xử với một người áp đặt quan điểm bất kì nào khác: một cách lịch sự, hãy ghi lại những khẳng định không nguồn, không kiểm chứng được, và gợi ý người vi phạm đọc các quy định thích hợp. Nếu người này vẫn tiếp tục, hãy tìm quan điểm của bên thứ ba, hoặc làm theo các hình thức giải quyết mâu thuẫn khác. Khi bạn tập trung vào các nguồn dẫn (hoặc vào việc thiếu nguồn dẫn), bạn sẽ thể hiện được ý kiến của mình mà không tỏ vẻ đang tấn công người áp đặt quan điểm một cách lịch sự kia.

Nếu các nội dung đang xét thật sự không thể kiểm chứng được, vấn đề có thể được giải quyết mà không cần tranh cãi.

Nhưng nếu nội dung đó có các nguồn dẫn tốt, điều khiến chỉ quy định về khả năng kiểm chứng trở nên không đủ để chứng minh luận điểm của bạn? Trong trường hợp này, cần xem xét khả năng đây có thể chỉ là một bất đồng trong soạn thảo chứ không phải hành động áp đặt quan điểm. Khác với các câu hỏi về sự tồn tại của một nguồn, các đánh giá của những người viết đều mang tính chủ quan một cách cố hữu. Do đó, nếu bạn cho rằng người đang phản đối bạn là một người áp đặt quan điểm cá nhân vì họ không đồng ý với bạn về một đánh giá biên soạn, thì để công bằng, bạn cũng nên xem chính mình là một người áp đặt quan điểm cá nhân, vì không đồng ý với người kia.

Trong những trường hợp như vậy, khi không có một tiêu chuẩn khách quan hợp lý, xây dựng đồng thuận chính là chìa khóa then chốt. Điều đó có nghĩa rằng những người tham gia viết bài phải cộng tác với nhau, và không buộc tội lẫn nhau là áp đặt quan điểm. Điều đó cũng có nghĩa rằng, với các quyết định soạn thảo, bạn có thể không đạt được hoàn toàn theo ý mình. Đối với một số người, điều đó có thể đáng phản đối, nhưng các quyết định chủ quan khó khăn đó nên được chia sẻ giữa nhiều thành viên soạn bài từ nhiều nền tảng đào tạo khác nhau, để cực tiểu hóa ưu thế vượt trội trong quan điểm cá nhân của một số ít thành viên.

Nhận dạng vịt[sửa | sửa mã nguồn]

Ảo giác vịt-thỏ

Hành động chỉ mặt đặt tên đôi khi được xem như "duck test" (nhận dạng vịt) theo như câu cách ngôn "If it looks like a duck, swims like a duck and quacks like a duck, it's probably a duck..." (nếu nó trông giống vịt, bơi như vịt, và quàng quạc như vịt, thì nó có thể là một con vịt...).

Tuy nhiên, vịt khôi hài ở chỗ chúng hiếm khi tin rằng mình là vịt. Để giao tiếp một cách nhân văn với một con chim thuộc họ Anatidae mà bạn tin rằng nó là vịt, bạn hãy nói một cách điềm tĩnh với nó về các đặc điểm giống vịt của nó. Nếu bạn hét lên rằng "NÓ LÀ MỘT CON VỊT", khả năng lớn là con vịt sẽ bị kích động và có thể nổi giận quàng quạc lại bạn, và khi bạn thi hét với một con vịt thì sẽ chẳng có bên nào thực sự thắng cuộc.

Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Bài luận[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:%C4%90%E1%BB%ABng_ch%E1%BB%89_m%E1%BA%B7t_%C4%91%E1%BA%B7t_t%C3%AAn