Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Độ nổi bật (con số)

Những hướng dẫn tại độ nổi bật về con số nêu ra độ nổi bật của mỗi con số, loại số và danh sách các con số.

Đối với trường hợp về cách phân loại con số theo toán học, tiêu chí thích hợp sẽ là các nhà toán học chuyên nghiệp có nghiên cứu về cách phân loại đó hay không và các nhà toán học nghiệp dư có quan tâm đến nó hay không. Do đó, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là:

  1. Các nhà toán học chuyện nghiệp đã đăng bài báo khoa học về chủ đề này, hay đã có chương trong một cuốn sách đề cập đến chủ đề này chưa?

Đây là câu hỏi sẽ áp dụng cho mỗi loại bài viết về các con số mà chúng ta sẽ xem xét sau đây, chỉ cần sửa cách diễn đạt đôi chút mà thôi. Sẽ có các câu hỏi cụ thể hơn cho từng loại bài viết cụ thể, mặc dù tất nhiên sẽ có sự trùng lắp nào đó.

Cũng chú ý là tra cứu một điều gì đó trong một cuốn sách hoặc một cơ sở dữ liệu do người khác viết không phải là nghiên cứu chưa công bố.

Độ nổi bật về các loại số[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ Số phức. Các số siêu việt chỉ chứa 3 và 7 trong biểu diễn thập lục phân.

Câu hỏi đặt ra là:

  1. Các nhà toán học chuyên nghiệp đã xuất bản bài báo nào về loại số này chưa, hay đã có chương nào trong một cuốn sách đề cập đến nó, hay có cả một cuốn sách viết về loại số này hay chưa?
  2. MathWorld hay PlanetMath có bài viết về loại số này không?
  3. Có ít nhất một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho loại số này chưa?

Một câu trả lời có cho ba câu hỏi này có nghĩa là loại số này đủ nổi bật để có bài viết về nó tại Wikipedia.

Trong một số trường hợp, hướng dẫn độ nổi bật về dãy số có thể sẽ phù hợp hơn, đặc biệt là khi dễ dàng đặt các con số theo một thứ tự nào đó, tăng dần chẳng hạn.

Diễn giải ví dụ Đã tồn tại ít nhất một cuốn sách có tựa đề Số phức, một cuốn của Walter Ledermann, và một vài cuốn khác với tựa đề có dạng Số phức và một cái gì đó, như cuốn Số phức và Hàm số của Estermann. Cả PlanetMath và MathWorld đều có bài viết về số phức. Tên gọi "số phức" hầu như được cả thế giới chấp nhận từ khi Gauss đặt ra nó. Do đó, số phức là đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.
Ngược lại, số siêu việt chỉ chứa 3 và 7 trong cách biểu diễn thập lục phân của nó thiếu một cái tên được chấp nhận rộng rãi, một phần vì cách mô tả chúng là quá dài, nhưng chủ yếu vì hiếm ai, kể cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, quan tâm nghiên cứu đến những loại số này, viết bài báo còn hiếm hơn nữa.

Độ nổi bật về dãy số[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ Dãy Mian-Chowla. Dãy gồm các số n sao cho 5n5 + 1 là số nguyên tố.
  1. Các nhà toán học chuyên nghiệp đã xuất bản bài báo nào về dãy số này chưa, hay đã có chương nào trong một cuốn sách đề cập đến nó, hay có cả một cuốn sách viết về dãy số này hay chưa?
  2. MathWorld hay PlanetMath có bài viết về dãy số này không?
  3. Dãy số này có được liệt kê trong Bách khoa toàn thư trực tuyến về Dãy số nguyên (Online Encyclopedia of Integer Sequences - OEIS) không?
  4. Có ít nhất một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho dãy số này chưa?

Một câu trả lời có cho bốn câu hỏi này có nghĩa là dãy số này đủ nổi bật để có bài viết về nó tại Wikipedia. Mặc dù OEIS chỉ giới hạn lại trong các giá trị nguyên, vẫn có một số cách vượt qua hạn chế này. Đối với dãy số thập phân, OEIS có thể tách một dãy số thập phân thành hai dãy, một dãy là tử số và dãy còn lại là mẫu số. Nếu câu hỏi thứ ba có một câu trả lời không, người tranh cãi về độ nổi bật của dãy số cần chứng minh rằng OEIS sẽ không bao giờ đưa dãy số này vào do quy luật của nó.

Diễn giải ví dụ Hai nhà toán học Mian và Chowla đã xuất bản bài báo trong Proc. Nat. Acad. Sci. India A14 về dãy 1, 2, 4, 8, 13, 21, 31, 45,... Cả Mathworld và PlanetMath đều có bài viết về dãy số này. Dãy số được liệt kê trong OEIS tại A005282. Bỏ qua sự khiêm tốn của hai nhà toán học, dãy này được cả thế giới biết đến với tên "dãy Mian-Chowla". Do đó, dãy Mian-Chowla đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.
Dãy các số n sao cho 5n5 + 1 là số nguyên tố có nằm trong OEIS (A117132), nhưng nó có "ít" từ khóa. Cả PlanetMath lẫn MathWorld đều không có bài viết về dãy này.

Độ nổi bật về từng con số cụ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Số nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ 42 và 9870123.
  1. Có ít nhất ba tính chất toán học tách biệt về con số nguyên này không?
  2. Con số này có đặc điểm đặc biệt về văn hóa rõ ràng không (như một con số may mắn hoặc xui xẻo chẳng hạn)?
  3. Nó có được liệt kê trong một cuốn sách như cuốn Từ điển các con số tò mò và thú vị (Dictionary of Curious and Interesting Numbers) của David Wells, hay trong trang web "Con số này có gì đặc biệt" (What's Special About This Number) của Erich Friedman không?

Để đánh giá các tính chất của một số nguyên cụ thể có thể thú vị ra sao, bài luận WP:1729 (tiếng Anh) có thể là một công cụ hữu ích. Tuy nhiên, nếu xét đến độ hoàn thiện, có thể chấp nhận rằng bất kỳ con số nguyên nào nằm giữa -1 và 101 đều có bài viết riêng về nó thậm chí nếu nó không thú vị bằng các con số khác. Điều này dùng để tránh, như thiếu sót cho con số 38.

Diễn giải ví dụ 42 bằng tích của ba số hạng đầu trong dãy Sylvester, nó là tổng 11 số totient đầu tiên và nó là con số Catalan, vừa đủ liệt kê đến ba. Như câu trả lời cuối cùng trong bộ ba cuốn Hitchhiker's cổ điển của Douglas Adams, con số 42 có đặc điểm văn hóa lớn. 42 xuất hiện trong cả sách của Wells lẫn trang của Friedman. Do đó, 42 là đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.
9870123, ngược lại, không có trong sách của Wells lẫn trang của Friedman.

Số vô tỷ[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ Căn bậc hai của 2, (sin 1)2.
  1. Có cuốn sách nào về số vô tỷ này không, hay ít nhất là một số lớn bài báo khoa học sử dụng con số này không?
  2. Dạng mở rộng thập phân lẫn dạng phân số liên tục của con số này có được liệt kê trong OEIS không?
  3. Con số này có được liệt kê trong một cuốn sách nào đó như cuốn Các hằng số toán học (Mathematical Constants) của Finch hay không?
  4. Có ít nhất một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho số vô tỷ này không?
Diễn giải ví dụ Căn bậc hai của 2 có cả một cuốn sách của David Flannery viết riêng cho nó. Phân số liên tục của nó là A040000 trong OEIS và dạng mở rộng thập phân của nó là A002193. Con số này được liệt kê trong sách của Finch, và nó đôi khi được gọi là "hằng số Pythagoras", mặc dù "căn bậc hai của hai" đã được xem là đủ hiểu. Do đó, căn bậc hai của 2 là đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.
(sin 1)2 được liệt kê trong OEIS nhưng không có trong sách của Finch, cũng không có một cái tên nào đơn giản hơn cho nó ngoài biểu thức đại số.

Đổi hướng dạng mở rộng thập phân[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có những con số vô tỷ nổi tiếng nhất mới được đổi hướng từ dạng mở rộng thập phân cục bộ. Ví dụ, 3.142.71828. Tất cả các số khác, các máy tìm kiếm chỉ nên bắt đúng những con số được viết trong trang thích hợp và trả nó về làm kết quả. Để thuận lợi cho việc tìm kiếm, chúng tôi khuyến cáo dạng mở rộng thập phân của một số chỉ được viết ở dạng ký tự chứ không viết ở dạng đồ họa trong trang.

Độ nổi bật về danh sách các số và thể loại số[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài danh sách các sốdanh sách số nguyên tố, bất kỳ danh sách nào khác đều được xem là quá hẹp để có thể xem là có ích. Việc tạo ra thể loại không nên xem nhẹ: người nào muốn tạo thể loại cần cho thấy thể loại đó sẽ được lấp đầy bằng một số lượng đáng kể bài viết với các chủ đề nổi bật.

Cơ sở hợp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Số bài viết về con số mà một ai đó có thể tra cứu trên Wikipedia là rất nhỏ. Và nếu chúng ta loại bỏ những con số chỉ có thể tra cứu khi người dùng tò mò là Wikipedia có bài viết về con số đó hay không, chúng ta sẽ chỉ còn một số lượng còn nhỏ hơn nữa. Số lượng đó, được một số ít thành viên viết và tham khảo, chính là con số chính xác mà hướng dẫn này đề nghị. Ví dụ, nhiều người sẽ tra cứu bốn mươi hai vì thực sự muốn tìm hiểu về nó, còn người nào đó sẽ tra "căn bậc hai của 40887" chỉ để xem Wikipedia có bài viết về nó hay không chứ không có mục đích gì khác. Không ai có thể tra cứu một con số cụ thể với một khoảng cách xa cỡ 15 googolplexes và 16 googolplexes.

Một số biểu quyết xóa trước đây tại Wikipedia tiếng Anh:

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:%C4%90%E1%BB%99_n%E1%BB%95i_b%E1%BA%ADt_(con_s%E1%BB%91)