Wiki - KEONHACAI COPA

Wiki Loves Earth

Wiki Loves Earth
Biểu trưng chính thức của Wiki Loves Earth
Thể loạiNhiếp ảnh
Ngày bắt đầu1 tháng 5
Ngày kết thúc31 tháng 7
Tần suấtde
Địa điểmTrên toàn thế giới
Số năm hoạt động8
Lần đầu tiên2013
Lần gần nhất2020 (đang hoạt động)
Người tham giaNhiếp ảnh gia
Tổ chức bởiThành viên cộng đồng Wikipedia
Trang chủhttp://wikilovesearth.org
Đồ họa thông tin về cách tham gia Wiki Loves Earth

Wiki Loves Earth (WLE) là một cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế thường niên được tổ chức trong suốt tháng 5 và tháng 6, do các thành viên cộng đồng Wikipedia tổ chức trên toàn thế giới với sự trợ giúp của các chi bộ Wikimedia địa phương trên toàn cầu. Những người tham gia chụp ảnh di sản thiên nhiên địa phương và phong cảnh tươi đẹp ở quốc gia của họ, và tải chúng lên Wikimedia Commons.

Mục đích của sự kiện là làm nổi bật các khu vực bảo tồn của các quốc gia tham dự với mục tiêu khuyến khích mọi người chụp ảnh những điểm tham quan này và đặt theo giấy phép miễn phí, sau đó có thể được sử dụng lại không chỉ trong Wikipedia mà còn ở mọi nơi bởi bất kỳ người nào cũng được.[1][2]

Cuộc thi Wiki Loves Earth đầu tiên được tổ chức vào năm 2013 tại Ukraina, và dần dần mang tính quốc tế vào năm 2014. Năm 2019, có 37 nước tham gia cuộc thi. Năm 2020, cuộc thi quốc tế đã được kéo dài sang tháng 7 như một phản ứng đối với đại dịch COVID-19 toàn cầu.[3] Tính đến cuối tháng 5, có tới 32 quốc gia đã tuyên bố tham gia vào phiên bản cuộc thi năm 2020, với hơn 31.000 bức ảnh được tải lên cho đến nay.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi Wiki Loves Earth đầu tiên được tổ chức vào năm 2013 tại Ukraina. Trưởng ban tổ chức là nhà dân tộc học Yevhen Buket.[4][5] Trong những năm tiếp theo, cuộc thi dần mang tính quốc tế hơn và lan rộng ra các quốc gia khác.[6] Năm 2014, cuộc thi được mở rộng ra ngoài châu Âu, với tổng số 16 quốc gia tham dự.[7] Ấn bản năm 2015 của Wiki Loves Earth đã chứng kiến hơn 8.500 thí sinh đến từ 26 quốc gia tham tham dự, với hơn 100.000 tác phẩm dự thi.[8] Pakistan đã giành được giải thưởng lớn trong ấn bản năm 2015 của Wiki Loves Earth với bức ảnh về Khu nghỉ dưỡng Shangrila, tọa lạc tại Skardu, Gilgit-Baltistan, Pakistan.[9]

Wiki Loves Earth 2016 có hơn 7.000 người tham gia đến từ 26 nước, với hơn 75.000 bức ảnh được gửi.[10] Năm 2017, cuộc thi đã mở rộng phạm vi địa lý hơn bao giờ hết, với 36 quốc gia tham dự vào năm đó và cuộc thi đạt con số kỷ lục hơn 131.000 bức ảnh được tải lên. Số lượng các quốc gia tham dự giảm nhẹ trong năm 2018, nhưng năm 2019 lại chứng kiến 37 quốc gia tham dự cuộc thi. Suốt nhiều năm qua, Wiki Loves Earth đã hợp tác với UNESCO, tổ chức những lần đề cử đặc biệt cho các khu dự trữ sinh quyển UNESCO và Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.[11]

Wiki Loves Earth là cuộc thi chị em của Wiki Loves Monuments, đây cũng là cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế thường niên được tổ chức vào tháng 9, do các thành viên cộng đồng Wikipedia tổ chức trên toàn thế giới và tập trung vào các di tích lịch sử và di sản địa phương. WLM theo Sách Kỷ lục Guinness, là cuộc thi nhiếp ảnh lớn nhất thế giới.[12][13]

Đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách những người đoạt giải nhất quốc tế của Wiki Loves Earth:

Ảnh chụpNămNhiếp ảnh giaQuốc giaMô tả
2013Krasnickaja KatyaUkraina UkrainaBình minh ở khu bảo tồn thiên nhiên Ai-Petri Yaila (zakaznik).
2014BalkhovitinUkraina UkrainaQuang cảnh Công viên Quốc gia Carpathian từ Hoverla, Ivano-Frankivsk Oblast.
2015Zaeem SiddiqPakistan PakistanKhu nghỉ dưỡng Shangrila, Skardu. Hồ này còn được gọi là hồ Hạ Kachura. Vườn quốc gia Trung tâm Karakoram, Gilgit–Baltistan.
2016Cedomir ZarkovicSerbia SerbiaHang Stopića là một hang động đá vôi gần Sirogojno, trên sườn núi Zlatibor nằm trong dãy núi Dinaric.
2017Sergey PesterevNga NgaĐảo Ogoy vào mùa đông, Hồ Baikal, Vườn quốc gia Pribaikalsky.
2018Ekaterina VasyaginaNga NgaMũi Stolbchaty tại đảo Kunashir sau khi mặt trời lặn. Khu bảo tồn Thiên nhiên Kurils, Nga
2019Sven DamerowĐức ĐứcChuồn chuồn Calopteryx splendens lơ lửng gần đầu hạt của cây bồ công anh tại hồ Gülper SeeBrandenburg, Đức
2020Touhid biplobBangladesh BangladeshSáo đá đuôi hung (Sturnia malabarica) ở Vườn quốc gia Satchari, Bangladesh

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

NămQuốc giaTải lênTham gia
201319,695346
20141462,5412,889
201525104,2018,837
201624109,93613,187
201736130,48215,074
20183289,6837,645
20193794,6999,699
202034106,2409,095

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Wiki Loves Earth Competition to Showcase Natural Scenes of Morocco”. Morocco World News. ngày 25 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Wiki Loves Earth 2015, concours international de photographie, de retour pour une deuxième édition en Algérie”. Huff Post Maghreb. ngày 22 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Wiki Loves Earth 2020 starts!”. Wiki Loves Earth official website. ngày 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ “Стартував фотоконкурс «Вікі любить Землю»”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Семенюк Віктор. В авангарді Європи // Культура і життя. – 2015. – 1-9 січня. - №1-2 (4624-4625). – С. 4.
  6. ^ Guinness World Records, Largest photography competition, 2012.
  7. ^ “Wikipedia's second international photo contest "Wiki Loves Earth" to start on May 1”. Kyiv Post. ngày 28 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  8. ^ SAQIB, QAYYUM (ngày 4 tháng 6 năm 2015). “Wiki Loves Earth: Top 10 pictures from Pakistan”. Dawn. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  9. ^ “Pakistani photo wins first place in Wiki Loves Earth contest 2015”. Dawn. ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ “Wiki Loves Earth shortlists top 10 photos in Pakistan round”. DAWN.COM (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ “WLose yourself in our planet's beauty with the winners of Wiki Loves Earth”. Wikimedia Foundation (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ Saqib Qayyum (ngày 25 tháng 10 năm 2014). “Wiki Loves Monuments: Top 10 pictures from Pakistan”. Dawn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ Sheharyar, Rizwan (ngày 21 tháng 9 năm 2014). “Awaiting images worth a thousand words!”. Dawn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wiki_Loves_Earth