Wiki - KEONHACAI COPA

Web caching

Web caching là việc lưu trữ bản sao của những tài liệu web sao cho gần với người dùng, cả về mặt chức năng trong web client hoặc những web caching servers riêng biệt.

Web caching là ứng dụng ở cấp độ routing, và phần lớn băng thông dùng cho web toàn bộ đường truyền có thể ảnh hưởng đến băng thông của hệ thống mạng (theo tín toán của UNINETT thì 50% băng thông dùng trong hệ thống mạng là dùng cho web)

ISPs – Những nhà cung cấp dịch vụ - thường thiết lập sẵn hệ thống kết nối ngang hàng với các ISPs khác trong cùng quốc gia (cấp độ quốc nội) hoặc ở các nước khác (cấp độ quốc tế). Web caching ảnh hưởng mạnh đến băng thông trên mạng. Các ISPs có thể tiết kiệm chi phí từ việc đưa ra những thỏa thuận với các ISP khác trên web caching, từ đó có thể theo sự thỏa thuận được thiết lập trên hệ thống ngang hàng và thay đổi đường truyền. Những chính sách trong quá trình hỗ trợ điều khiển web caching phải được phổ biến.

Mạng lưới Web Cache[sửa | sửa mã nguồn]

Những mạng lưới web cache (còn gọI là Web Cache Meshes) là việc kết hợp các servers với nhau thành một tổ chức mạng lưới Web caching đa cấp độ. Một mạng lưới có thể mở rộng một trường đại học, hoặc một mạng hay vài mạng máy tính. Cấp độ web cache đầu tiên trong mạng lưới có một hoặc nhiều neighbors và parents, việc không tìm thấy thông tin sẽ được giải quyết thông qua parents. Một yêu cầu cho một tài liệu không có trong cache sẽ được đưa đến các máy neighbors hoặc parents, sử dụng giao thức Internet Cache Protocol (ICP).

liên kết=Special:FilePath/M ng lu i Web Cache.jpg

Ưu điểm của web caching[sửa | sửa mã nguồn]

Có ba lợi ích quan trọng của web caching là:

  • Giảm tải băng thông: bởi vì một số yêu cầu và đáp ứng cần phải thông qua mạng máy tính. Mỗi đối tượng chỉ nhận được từ server khi có yêu cầu, web caching làm giảm một lương băng thông chiếm dụng bởi client. Việc này giúp tiết kiệm tiền nếu client phải trả tiền cho băng thông, và giữ cho các như cầu về băng thông hạ xuống và dễ dàng quản lý.
  • Giảm gánh nặng cho server: một số yếu cầu do server xử lý.
  • Giảm sự tiềm ẩn: bởi vì những đáp ứng có sẵn trực tiếp cho các yêu cầu đã được lưu trữ, và gần với client được phục vụ hơn. Bởi vì ỵêu cầu được thỏa mãn tại cache (gần với client hơn) thay vì từ server chính, nó giảm được thời gian cho client để lấy và hiển thị đối tượng. Nó làm cho các web sites dường như đáp ứng nhanh hơn.

Đồng thời, web caching làm cho web rẻ tiền hơn và tối ưu hơn.

liên kết=Special:FilePath/UuDiemCuaWebCaching.jpg

Web cache đặt ở đâu?[sửa | sửa mã nguồn]

Web cache được đặt giữa các Web Servers (hoặc các servers chính) và client (hoặc nhiều clients). Web cache theo dõi các yêu cầu của các trang HTML, các hình ảnh và các tập tin (có thể hiểu là các object – đối tượng) đưa ra bằng cách sao lưu lại một bản sao cho chính những đối tượng đó. Sau đó, nếu các một yêu cầu khác cho cùng một đối tượng, nó sẽ sử dụng bản sao đang có, thay vì phải hỏi lại server chính cho yêu cầu đó.

Phân loại Web Cache[sửa | sửa mã nguồn]

có ba loại web cache chính"

Browser Cache[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu chúng ta khảo sát những chọn lựa ưa thích trong bất kỳ một Web browser hiện đại (như I.E, Safari hay Mozilla), nhiều khả năng bạn sẽ chọn thiết lập "cache". Nó cho phép bạn đặt riêng một phần ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn để lưu trữ những gì mà bạn đã xem. Browser cache làm việc theo một quy luật đơn giản. nó sẽ kiểm tra những gì bạn đã xem được cập nhật hay chưa, thường là một phiên thông tin.

Cache này đặc biệt có ích khi ngườI dùng nhấn vào nút Back hoặc nhấn vào một liên kết đến 1 trang mà họ vừa mớI xem. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng cùng các hình ảnh liên kết trong suốt một site, gần như ngay lập tức người dùng sẽ được đáp ứng từ caches của browser.

Tập tin:Browser Caches.png

Proxy Cache[sửa | sửa mã nguồn]

Web proxy cache làm việc cùng nguyên tắc với browser cache, nhưng ở phương diện rộng lớn hơn. Proxies đáp ứng hàng trăm hoặc hàng ngàn users cùng một cách thức; những tập đoàn lớn và IPS thường thiết lập chúng trên các firewalls, hoặc như một thiết bị độc lập (thường hiểu như là những phương tiện trung gian).

Bởi vì proxy cache không phải là một phần của client hay server chính, nhưng thay vì ra ngoài hệ thống mạng thì bằng cách này hay cách khác những yêu cầu phải được chuyển cho chúng. Một cách để thực hiện việc đó là sử dụng thiết lập proxy của browser để cho browser biết cần phải sử dụng proxy nào, hoặc sử dụng interception. Các interception proxies có các yêu cầu web chuyển đến cho chúng bởi chính hệ thống mạng, do đó clients không cần thiết phải cấu hình hoặc hiểu về nó.

Những proxy cache là một dạng của shared cache; nó không chỉ được sử dụng bởi một người, mà nó thường có một lượng lớn users, và bởi vì nó rất tốt cho việc giảm những nguy cơ tiềm ẩn và đường truyền mạng. Đó là lý do các thông tin lướt trên web tiết kiệm được nhiều thời gian.

liên kết=Special:FilePath/Proxy Caches1.jpg

Gateway Cache[sửa | sửa mã nguồn]

Thường được biết đến như là "reverse proxy cache" hoặc "surrogate cache", gateway cache thường là đóng vai trò trung gian, nhưng thay vì được triển khai bởi nhà quản trị mạng để tiết kiệm băng thông, nó còn được triển khai bởi các Webmasters (nhà thiết kế, quản trị và bảo trì web site), để cho web site của họ có khả năng mở rộng, đáng tin cậy và tối ưu.

Các yêu cầu có thể chuyển đến gateway caches bởi nhiều phương thức, nhưng điển hình một số tổ chức cân bằng tải được dùng để tạo ra một hay nhiều phương thức cho server đến các clients.

Content delivery networks (CDNs) distribute gateway caches thông qua internet (hoặc một phần của nó) và bán caching cho những web sites được yêu thích. Speedera và Akamai là những ví dụ của CDNs.

Tổ chức cấu trúc cache server[sửa | sửa mã nguồn]

Một hệ thống WebHint bao gồm "hint server" - nó sẽ tự động cập nhật thông tin được liên kết với các cache servers lân cận để giảm số gói tin được trao đổi giữa các cache servers và giảm thời gian đáp ứng cho người dùng cuối.

Ta cấu hình cache server như sau:Chúng ta thực hiện quyết định quản trị trong việc cấu hình cấu trúc cache. Khi có 5 cache servers và 2 hint servers trong hệ thống, việc cấu hình của host "cache2" trên hệ thống cache thông thường như sau


	## hostname	type	HTTP/ICP	port

	#cache_host cache1	sibling	3128	3130

	#cache_host cache3	sibling	8000	8130

	#cache_host cache4	sibling	3128	3130

	#cache_host cache5	sibling	8888	3130

Việc cấu hình cache server trên hệ thống web hint tương tự như sau:

 	## hostname	type	HTTP/ICP	port

	#cache_host hints1	hintserver	0	4649

	#cache_host hints2	hintserver	0	4649

Quản lý như trên sẽ giảm nhiều thời gian cần thiết cho cấu hình ban đầu và quản trị thông thường. Khi một cache server mới được thêm vào, chúng ta thấy được hint server gộp các thông tin của chúng trong hint data và tất cả cache servers làm việc với nhau dưới hint server. Tương tự, khi cache server bị lỗi, hint server sẽ ngưng việc gộp thông tin của chúng sau một khoảng thời gian.

Một hệ thống WebHint bao gồm 4 phần:

  • Những servers www chính.
  • Các WWW clients cùng với trình duyệt (browsers).
  • Các Cache servers.
  • Các hint servers

Cấu hình Cache Clients và Cache Servers để sử dụng dịch vụ Web Caching[sửa | sửa mã nguồn]

Một số lưu y khi cấu hình Cache Servers để giảm tải băng thông[sửa | sửa mã nguồn]

  • Một web cache server có đường truyền chậm chạp cần phải được lưu ý khi cấu hình chúng. Phần mềm server thường có những đặc tính thích hợp, nhưng không hhoàn toàn cần thiết. Một số đặc tính sẽ làm chậm server, và nên tránh.
  • Web cache server có thể ghi lại domain-names của người dùng kết nối vào trong phần mềm web cache server. Nhưng không nên dùng ở busy server (server hoạt động quá tải). Việc ghi lại các domain-names sẽ làm chậm dịch vụ, và nó lại rất dễ dàng bằng DNS lookup trên những tên miền đó khi việc ghi nhận hoàn tất. không ghi nhận các tên kết nối của clients buộc bạn phải cấu hình access-control trên cache server bằng các địa chỉ IP, nhưng việc cấu hình này không khó khăn lắm.
  • Hãy nhớ rằng DNS không được loại ra như một vị trí độc lập khi bị lỗi nếu như không ghi lại các hostnames. DNS rất cần thiết để phân giải hostnames trong địa chỉ URL. Vì thế, một dịch vụ DNS ổn định và tốc độ nhanh là rất quan trọng. Nếu gặp vấn đề về dịch vụ DNS, bạn phải xem xét đến việc khởi động chỉ caching DNS server để những đáp ứng chỉ trên web cache server mà thôi. Chúng ta có thể chạy DNS server trên một máy tính tương tự như một web cache server, nhưng phải chắc chắn có đủ bộ nhớ để làm việc đó mà không có nhiều sự thay đổi.
  • Một web cache server cho chúng ta khả năng ghi lại ngoài sự truy xuất. Việc ghi nhận tác nhân người dùng, và đặc biệt nhận được các thông tin phân tích, nhưng điều đó không quan trọng. Bạn nên tắt những ghi nhận đó trừ khi bạn thật sự cần thông tin này. Thường thì bạn cần những thông tin này cho các dự án đặc biệt, và bạn có thể bật chức năng đó lên trong quá trình thực hiện dự án.
  • Một ý tưởng tốt để ghi nhận lại các thông tin cần thiết. Điều này giúp bạn giảm số lần ghi dữ liệu lên đĩa. Một số phần mềm server thường cho phép tìm các định danh, nhưng không nên dùng trừ khi cần thiết.

Kết Luận[sửa | sửa mã nguồn]

Web caching là việc lưu trữ bản sao của những tài liệu web sao cho gần với người dùng, cả về mặt chức năng trong web client hoặc những web caching servers riêng biệt.

ISPs – Những nhà cung cấp dịch vụ - thường thiết lập sẵn hệ thống kết nối ngang hàng với các ISPs khác trong cùng quốc gia (cấp độ quốc nội) hoặc ở các nước khác (cấp độ quốc tế).

Những mạng lưới web cache (còn gọI là Web Cache Meshes) là việc kết hợp các servers với nhau thành một tổ chức mạng lưới Web caching đa cấp độ.

Có 3 ưu điểm của Web Caching là:

  • Giảm tải băng thông.
  • Giảm gánh nặng cho server.
  • Giảm sự tiềm ẩn.

Web cache được đặt giữa các Web Servers (hoặc các servers chính) và client (hoặc nhiều clients).

Có 3 loạI web caches chính:

  • Browser Caches
  • Proxy Caches
  • Gateway Caches

Với ISA chúng ta có thể thực hiện hai cơ chế caching:

  • Forward caching.
  • Reverse caching.

Việc cấu hình Web Caching bằng ISA cần được thực hiện các động tác sau:

  • Cấu hình các thuộc tính Cache: xác định ổ cứng lưu dữ liệu cache …
  • Cấu hình policy cache web – Cấu hình Cache Rules.
  • Cấu hình Content Download Jobs.

Một số lưu ý khi cấu hình Cache Clients:

  • Cấu hình tất cả các clients sử dụng cấp độ đầu tiên của Web cache

(first level Web Cache)

  • Nếu dùng trình duyệt Netscape hoặc I.E., thiết lập Automatic Proxy Configuration để tránh lỗi truy cập đơn (không truy cập được web cache).
  • Sử dụng thiết lập proxy chuẩn cho web cache.
  • Với Internet Explorer 3.0a (và các phiên bản sau này), ta có thể dùng kịch bản cấu hình (configuration script).
  • Phần lớn các trình duyệt khác không có cơ chế fall-back, nếu cấp độ đầu tiên của web cache bị down thì user phải tự tắt chức năng web cache để có thể truy cập web.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Web_caching