Wiki - KEONHACAI COPA

WISEPA J041022.71+150248.5


WISEPA J041022.71+150248.5
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên MJD 55.434,04[1]      Xuân phân J2000[1]
Chòm saoKim Ngưu
Xích kinh04h 10m 22,79s[1]
Xích vĩ15° 02′ 47,47″[1]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổY0[1][2]
Cấp sao biểu kiến (J (hệ thống lọc MKO))19,25 ± 0,5[1]
Cấp sao biểu kiến (H (hệ thống lọc MKO))19,05 ± 0,09[1]
Trắc lượng học thiên thể
Chuyển động riêng (μ) RA: 966 ± 13[3] mas/năm
Dec.: -2.218 ± 13[3] mas/năm
Thị sai (π)160 ± 9[3] mas
Khoảng cách20 ± 1 ly
(6,3 ± 0,4 pc)
Chi tiết
Khối lượng3 (3–9)[4] MJup
Bán kính1,22 (1,09–1,22)[4] RJup
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,75 (3,75–4,25)[4] cgs
Nhiệt độ450 (400–500)[4] K
Tên gọi khác
WISEPA J041022.71+150248.5[1]

WISEP J0410+1502[4]
WISE J0410+1502[1]

WISE 0410+1502[1]

WISE 0410+1502 (tên đầy đủ WISEPA J041022.71+150248.5) là một sao lùn nâu[gc 1] thuộc lớp phổ Y0,[1][2] nằm trong chòm sao Kim Ngưu. Cách Trái Đất khoảng 20,4 năm ánh sáng,[3] nó là một trong các láng giềng gần nhất của Mặt Trời, đặc biệt khi lấy theo giả định thị sai của Marsh et al., tương ứng với khoảng cách gần hơn, chỉ khoảng 14 năm ánh sáng.[5]

Lịch sử quan sát[sửa | sửa mã nguồn]

Khám phá[sửa | sửa mã nguồn]

WISE 0410+1502 được phát hiện năm 2011 từ dữ liệu được vệ tinh quỹ đạo Trái Đất tầm thấp WISE (Kính viễn vọng không gian bước sóng hồng ngoại 40 cm (16 in) của NASA) thu thập trong nhiệm vụ kéo dài từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011. WISE 0410+1502 có hai bài báo công bố phát hiện của Kirkpatrick et al. (2011) và của Cushing et al. (2011),[1][4] tuy nhiên, về cơ bản chúng là của cùng một nhóm tác giả và công bố gần như đồng thời.[1][4]

Kirkpatrick et al. trình bày phát hiện 98 hệ thống lùn nâu mới được WISE tìm thấy, với các thành phần của các loại quang phổ M, L, T và Y, trong số đó có WISE 0410+1502.[1][gc 2]

Cushing et al. trình bày phát hiện 7 hệ thống lùn nâu - một thuộc loại T9.5 và sáu thuộc loại Y – các thành viên đầu tiên của lớp phổ Y, được phát hiện và xác nhận bằng quang phổ, bao gồm cả "thành viên nguyên mẫu" của lớp phổ Y WISE 1828+2650, và WISE 0410+1502.[4] Bảy thiên thể này cũng là 7 lùn nâu mờ nhất trong số 98 hệ thống lùn nâu được trình bày trong Kirkpatrick et al. (2011).[1]

Khoảng cách[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại ước tính khoảng cách chính xác nhất của WISE 0410+1502 là thị sai lượng giác được Beichman et al. công bố năm 2014: 0,160 ± 0,009 giây cung, tương ứng với khoảng cách 6,3 +0,4
−0,3
pc hoặc 20,4 +1,2
−1,1
năm ánh sáng.[3]

Chuyển động không gian[sửa | sửa mã nguồn]

WISE 0410+1502 có chuyển động riêng lớn, khoảng 2419 mili giây cung mỗi năm.[3] Lùn nâu WISE 0410+1502 nằm trong khoảng không trống rỗng địa phươg có bề ngang 6,5 parsec, trong đó có tương đối ít sao và sao lùn nâu.[6]

Nhiệt độ[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính nhiệt độ của thiên thể này là 450 (400-500) K.[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Sáu phát hiện khác về sao lùn nâu được xuất bản trong Cushing et al. (2011) là:[4]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vì ước tính khối lượng của nó là 3 (3-9) MJ, thấp hơn giới hạn dưới về khối lượng của sao lùn nâu ~ 13 MJ, nên nó có thể thực sự là lùn nâu phụ hoặc hành tinh lang thang.
  2. ^ 98 hệ thống lùn nâu này chỉ là các hệ thống lùn nâu đầu tiên, không phải tất cả các hệ lùn nâu được phát hiện từ dữ liệu do WISE thu thập: 6 phát hiện đã được công bố trước đó trong Mainzer et al. (2011) và Burgasser et al. (2011), tuy nhiên chúng cũng được liệt kê trong Kirkpatrick et al. (2011), còn các phát hiện khác được công bố muộn hơn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Kirkpatrick, J. Davy; Cushing Michael C.; Gelino Christopher R.; Griffith Roger L.; Skrutskie Michael F.; Marsh Kenneth A.; Wright Edward L.; Mainzer A.; Eisenhardt Peter R.; McLean Ian S.; Thompson Maggie A.; Bauer James M.; Benford Dominic J.; Bridge Carrie R.; Lake Sean E.; Petty Sara M.; Stanford S. A.; Tsai Chao-Wei; Bailey Vanessa; Beichman Charles A.; Bloom Joshua S.; Bochanski John J.; Burgasser Adam J.; Capak Peter L.; Cruz Kelle L.; Hinz Philip M.; Kartaltepe Jeyhan S.; Knox Russell P.; Manohar Swarnima; Masters Daniel; Morales-Calderon Maria; Prato Lisa A.; Rodigas Timothy J.; Salvato Mara; Schurr Steven D.; Scoville Nicholas Z.; Simcoe Robert A.; Stapelfeldt Karl R.; Stern Daniel; Stock Nathan D.; Vacca William D. (2011). “The First Hundred Brown Dwarfs Discovered by the Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE)”. The Astrophysical Journal Supplement. 197 (2): 19. arXiv:1108.4677v1. Bibcode:2011ApJS..197...19K. doi:10.1088/0067-0049/197/2/19.
  2. ^ a b Kirkpatrick, J. D.; Gelino, C. R.; Cushing, M. C.; Mace, G. N.; Griffith, R. L.; Skrutskie, M. F.; Marsh, K. A.; Wright, E. L.; Eisenhardt, P. R.; McLean, I. S.; Mainzer, A. K.; Burgasser, A. J.; Tinney, C. G.; Parker, S.; Salter, G. (2012). “Further Defining Spectral Type "Y" and Exploring the Low-mass End of the Field Brown Dwarf Mass Function”. The Astrophysical Journal. 753 (2): 156. arXiv:1205.2122. Bibcode:2012ApJ...753..156K. doi:10.1088/0004-637X/753/2/156.
  3. ^ a b c d e f Beichman, C.; Gelino, Christopher R.; Kirkpatrick, J. Davy; Cushing, Michael C.; Dodson-Robinson, Sally; Marley, Mark S.; Morley, Caroline V.; Wright, E. L. (2014). “WISE Y Dwarfs As Probes of the Brown Dwarf-Exoplanet Connection”. The Astrophysical Journal. 783 (2): 68. arXiv:1401.1194v2. Bibcode:2014ApJ...783...68B. doi:10.1088/0004-637X/783/2/68.
  4. ^ a b c d e f g h i j Cushing, Michael C.; Kirkpatrick, J. Davy; Gelino, Christopher R.; Griffith, Roger L.; Skrutskie, Michael F.; Mainzer, A.; Marsh, Kenneth A.; Beichman, Charles A.; Burgasser, Adam J.; Prato, Lisa A.; Simcoe, Robert A.; Marley, Mark S.; Saumon, D.; Freedman, Richard S.; Eisenhardt, Peter R.; Wright, Edward L. (2011). “The Discovery of Y Dwarfs using Data from the Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE)”. The Astrophysical Journal. 743 (1): 50. arXiv:1108.4678. Bibcode:2011ApJ...743...50C. doi:10.1088/0004-637X/743/1/50.
  5. ^ Marsh, Kenneth A.; Wright Edward L.; Kirkpatrick J. Davy; Gelino Christopher R.; Cushing Michael C.; Griffith Roger L.; Skrutskie Michael F.; Eisenhardt Peter R. (2013). “Parallaxes and Proper Motions of Ultracool Brown Dwarfs of Spectral Types Y and Late T”. The Astrophysical Journal. 762 (2): 119. arXiv:1211.6977. Bibcode:2013ApJ...762..119M. doi:10.1088/0004-637X/762/2/119.
  6. ^ G. Bihain & R. -D. Scholz (2016), A non-uniform distribution of the nearest brown dwarfs, arXiv:1603.00714, doi:10.1051/0004-6361/201528007

Tọa độ: Sky map 04h 10m 22.79s, +15° 02′ 47.47″

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/WISEPA_J041022.71%2B150248.5