Wiki - KEONHACAI COPA

Vincent du Vigneaud

Vincent du Vigneaud
Du Vigneaud năm 1955
Sinh18.5.1901
Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Mất11 tháng 12, 1978(1978-12-11) (77 tuổi)
Ithaca, New York, Hoa Kỳ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpĐại học Rochester
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1955)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJohn R. Murlin

Vincent du Vigneaud (18.5.1901 – 11.12.1978) là một nhà hóa sinh người Mỹ, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1955 cho công trình cách ly, việc nhận biết cấu trúc và tổng hợp toàn bộ của peptide tuần hoàn oxytocin.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vigneaud tốt nghiệp trường Schurz High School năm 1918, và bắt đầu học ngành hóa họcĐại học Illinois tại Urbana-Champaign. Ông bị ảnh hưởng bởi các bài giảng của Carl Shipp Marvel. Sau khi đậu bằng thạc sĩ khoa học năm 1924 ông làm việc cho Công ty hóa chất DuPont, nhưng quay lại bắt đầu sự nghiệp học thuật của mình bằng cách gia nhập nhóm của John R. MurlinĐại học Rochester để làm luận án tiến sĩ năm 1925. Năm 1927 ông đậu bằng tiến sĩ với luận án The Sulfur in Insulin. Sau nhiều chức vụ hậu tiến sĩ làm với John Jacob Abel ở Trường Y học Đại học Johns Hopkins, với Max Bergmann tại Viện nghiên cứu của Kaiser-Wilhelm-Gesellschaft[2]Dresden và các người khác. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư ở Đại học Illinois.

Ông tới làm việc ở Trường Y học Đại học George Washington tại Washington, D.C. năm 1932 và Cornell Medical College (trường Y học của Đại học Cornell) ở thành phố New York năm 1938, nơi ông làm việc tới khi nghỉ hưu với hàm giáo sư danh dự năm 1967. Từ năm 1967 ông làm việc ở Đại học CornellIthaca, New York.

Ông đã gia nhập Alpha Chi Sigma[3] khi ở Đại học Illinois năm 1930.

Ông kết hôn với Zella Zon Ford ngày 12.6.1924. Năm 1974 ông bị đột quỵ, khiến ông phải chấm dứt sự nghiệp đại học của mình. Ông từ trần ngày 11.12.1978, một năm sau khi bà vợ qua đời.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp của ông nằm trong các lãnh vực sulfur, protein – và đặc biệt là peptide. Ngay trước khi công trình nổi tiếng về việc làm sáng tỏ cùng tổng hợp oxytocinvasopressin, ông đã nổi danh về công trình nghiên cứu insulin, biotin, transmethylationpenicillin.[4] Ông cũng bắt đầu nghiên cứu một loạt hoạt động cơ cấu liên quan tới oxytocin và vasopressin, có lẽ là các nghiên cứu đầu tiên về peptide.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Du Vigneaud V, Ressler C, Swan JM, RobertsCWand Katsoyannis PG (1954). “Oxytocin: synthesis”. Journal of the American Chemical Society. 76: 3115–3118. doi:10.1021/ja01641a004.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ tên đầy đủ là ‘’Kaiser-Wilhelm-Gesellschaft zur Förderung der Wissenschaften’’ (Hội hoàng đế Wilhelm nhằm thúc đẩy tiến bộ Khoa học) có nhiều viện và trung tâm nghiên cứu ở Đức
  3. ^ Hội ái hữu sinh viên và các nhà hóa học thành lập ngày 11.12.1902 ở Đại học Wisconsin-Madison, hiện có 59.300 hội viên nam nữ trên khắp nước Mỹ
  4. ^ Ragnarsson, Ulf (2007), “The Nobel trail of Vincent du Vigneaud”, Journal of Peptide Science (xuất bản 1 tháng 7 năm 2007), 13 (7): 431–3, doi:10.1002/psc.864, PMID 17554806 Đã định rõ hơn một tham số trong |periodical=|journal= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vincent_du_Vigneaud