Wiki - KEONHACAI COPA

Vin vào lỗi lập luận

Vin vào lỗi lập luận (tiếng Anh: Argument from fallacy) là ngụy biện hình thức, tức là phân tích lập luận nào đó rồi suy ra rằng vì lập luận đó mang lỗi sai, nên kết luận của nó ắt phải sai.[1]

Trong tiếng Anh có các tên gọi cho ngụy biện này là: argument to logic, argumentum ad logicam, fallacy fallacy,[2] fallacist's fallacy,[3]bad reasons fallacy.[4]

Hình thức[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có hình thức tam đoạn luận chung chung là:

Nếu P thì Q.
P là lập luận có lỗi sai.
Cho nên Q sai.[5]

Lập luận cho dù có lỗi sai hay ngụy biện đi nữa thì vẫn có thể có phần hậu kiện tình cờ đúng. Dựa vào việc lập luận có lỗi sai mà kết luận hậu kiện của nó là sai thì chính là ngụy biện.

Lập luận có lỗi sai hay ngụy biện thì chỉ có nghĩa là lập luận đấy không thể chứng minh được hậu kiện của nó mà thôi.[6] Song, chỉ ra việc lập luận mắc lỗi sai không nhất thiết làm vô hiệu phần kết luận của nó nếu phần kết luận đó không phụ thuộc vào lỗi lập luận.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Alice: Tất cả mèo là động vật. Ginger là động vật. Cho nên Ginger là mèo.
Bob: Động vật không nhất thiết cứ phải là mèo. Cậu sai rồi. Cho nên Ginger không phải là mèo.

Alice: Tớ nói tiếng Anh. Thành ra tớ là người Anh.
Bob: Người Mỹ với người Canada và nhiều người nữa cũng nói tiếng Anh đấy. Cậu đánh đồng việc nói tiếng Anh với quốc tịch nước Anh nên cậu sai rồi. Thành ra cậu không phải là người Anh.

Cả hai lời phản biện của Bob đều là ngụy biện vin vào lỗi lập luận. Ginger có thể là hoặc không phải là mèo, và Alice có thể là hoặc không phải là người Anh. Việc lập luận của Alice có lỗi sai hay không thì tự nó không thể chứng tỏ kết luận của Alice là sai được.

Charlie: Lập luận trên của Bob là ngụy biện. Cho nên Ginger chắc chắn phải là mèo.

Lập luận này chỉ ra được lỗi sai của Bob nhưng cũng không thể làm căn cứ để chứng minh lập trường của Charlie được, vì đây cũng chính là ngụy biện vin vào lỗi lập luận.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ K. S. Pope (2003). “Common Logical Fallacies in Psychology: 26 Types & Examples”. Fallacies & Pitfalls in Psychology.
  2. ^ Burkle-Young, F. A.; Maley, S. (1997). The research guide for the digital age. tr. 324. ISBN 978-0-7618-0779-7.
  3. ^ Fischer, D. H. (tháng 6 năm 1970). “Fallacies of substantive distraction”. Historians' fallacies: toward a logic of historical thought. Harper torchbooks . New York: HarperCollins. tr. 305. ISBN 978-0-06-131545-9. OCLC 185446787. The fallacist's fallacy consists in any of the following false propositions... 3. The appearance of a fallacy in an argument is an external sign of its author's depravity.
  4. ^ Warburton, Nigel (2007). Thinking from A to Z. Routledge. tr. 25. ISBN 978-0-4154-3371-6. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ Morge, M. (2008). “The Argument Clinic: A Baloney Detection Kit” (PhD Lunchtime Seminar). Dipartemento di Informatica, Pisa: 20. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

    c since A
    A is fallacious
    ¬c

  6. ^ John Woods, The death of argument: fallacies in agent based reasoning, Springer 2004, pp. XXIII–XXV

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fallacy Fallacy – The Fallacy Files
  • David Hackett Fischer, Historians' Fallacies: Toward a Logic of Historical Thought Harper & Row, 1970, tr. 305–306.
  • Fallacy Fallacy tại Existential Comics.


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vin_v%C3%A0o_l%E1%BB%97i_l%E1%BA%ADp_lu%E1%BA%ADn