Wiki - KEONHACAI COPA

Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
Nhà Lê trung hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
TrịnhNguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

sửa

Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn lịch sử quan trọng tại Việt Nam kể từ khi Thế Chiến thứ hai bùng nổ cho đến khi cuộc chiến này kết thúc. Các phong trào đòi độc lập đã tăng lên ở Việt Nam, đặc biệt trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng tất cả các cuộc nổi dậy và vận động chính trị đều thất bại để đạt được bất cứ nhượng bộ nào từ chế độ thực dân Pháp. Sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng vào mùa hè năm 1940. Ngày 22-9-1940, một nước thành viên Phe TrụcNhật Bản xâm lược Đông Dương nhằm xây dựng căn cứ quân sự để chống lại phe Đồng MinhĐông Nam Á. Lợi dụng tình thế đặc biệt từ cuộc Cách mạng Quốc gia (Révolution nationale) của Pháp Vichy và ý tưởng Đại Đông Á cộng vinh của Nhật Bản, các nhóm cách mạng Việt Nam thuộc nhiều trường phái nổi lên mạnh mẽ.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, các viên chức cấp cao Pháp bị cầm tù. Nhật Bản trả lại Việt Nam nền độc lập dưới sự bảo hộ của Nhật, theo đó Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3. Ngày 15 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Việt Minh tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Các lực lượng Đồng Minh là Anh QuốcTrung Hoa Dân Quốc tiến vào giải giới quân đội Nhật Bản ở phía Nam và phía Bắc vĩ tuyến 16. Pháp không từ bỏ sự tham lam của mình muốn trở lại tái chiếm Đông Dương. Việt Minh tiến hành thanh trừng các đảng phái khác ở Việt Nam. Cuộc Chiến tranh Đông Dương nổ ra giữa Việt Minh và Pháp kéo dài đến năm 1954.

1939[sửa | sửa mã nguồn]

1-9: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
3-10: Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc.

1940[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9: Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam. Hòa ước giữa NhậtĐông Dương, thuộc quyền bảo hộ của chính quyền Pháp thân Đức quốc xã do Philippe Pétain đứng đầu, được ký để cho phép quân đội Trục (Nhật) đổ bộ vào Việt Nam.
22-9: Quân Nhật tấn công Lạng Sơn trong Chiến dịch Đông Dương (1940).
26-9: Quân Nhật đổ bộ tại Hải Phòng.
27-9: Khởi nghĩa Bắc Sơn.
23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.

1941[sửa | sửa mã nguồn]

13-1: Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương (ở Nghệ An).
28-1: Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
10-5:Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
15-5: Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phongĐội nhi đồng cứu quốc.
19-5: Thành lập Mặt trận Việt Minh.
29-7: PhápNhậtHiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
23-7: Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến.

1942[sửa | sửa mã nguồn]

1942-1943: Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc.
15-11: Đại hội Việt Minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng.

1943[sửa | sửa mã nguồn]

25-2: Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề cương Văn hóa Việt Nam.

1944[sửa | sửa mã nguồn]

7-5: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa.
30-6: Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam.
22-12: Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ( nay là Quân đội nhân dân Việt Nam).

1945[sửa | sửa mã nguồn]

9-3: Nhật đảo chính Pháp trên toàn Việt Nam, chấm dứt thời Pháp thuộc
11-3: Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập, đồng thời cộng tác với Đế quốc Nhật Bản
9 đến 12-3: Hội nghị ban thường vụ mở rộng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: ban hành chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
11-3: Khởi nghĩa Ba Tơ.
15-3: Tổng bộ Việt Minh đưa ra Hịch kháng Nhật cứu nước.
15-4: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ.
16-4: Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc tổ chức các Ủy ban dân tộc giải phóng.
17-4: Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam được thành lập.
15-5: Thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành lập Việt Nam giải phóng quân.
4-6: Thành lập Khu giải phóng ở Việt Nam.
Tháng 8: Cách mạng tháng Tám diễn ra.
13 đến 15-8: Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào.
13-8: Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra.
16-8: Đại hội quốc dân (quốc hội lâm thời) họp tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
19-8: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
23-8: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
25-8: Khởi nghĩa dành chính quyền tại Sài Gòn. Chủ tịch Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.
2-9: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 9: Lực lượng 150.000 của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc tiến vào Bắc Việt giải giáp Quân đội Đế quốc Nhật Bản.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Marr, David G. (1995). Vietnam 1945: The Quest for Power. University of California Press. ISBN 9780520078338. (Paperback 1997)
  • Tachikawa, Kyoichi (2001). “Independence Movement in Vietnam and Japan during WWII” (PDF). NIDS Security Reports. 2: 93–115.
  • Jennings, Eric T. (2001). Vichy in the Tropics: Petain's National Revolution in Madagascar, Guadeloupe, and Indochina, 1940–1944. Stanford University Press. ISBN 0804750475.
  • Raffin, Anne (2002). “The integration of difference in French Indochina during World War II: Organizations and ideology concerning youth”. Theory and Society. 31 (3): 365–390. doi:10.1023/A:1016200204704.
  • Nguyễn Thế Anh (2002). “The Formulation of the National Discourse in 1940–45 Vietnam”. Journal of International and Area Studies. 9 (1): 57–75. JSTOR 43107057.
  • Tran My-Van (1996). “Japan and Vietnam's Caodaists: A Wartime Relationship (1939–45)”. Journal of Southeast Asian Studies. 27 (1): 179–193. doi:10.1017/S0022463400010778.
  • Tran My-Van (2003). “Beneath the Japanese Umbrella: Vietnam's Hòa Hảo during and after the Pacific War”. Crossroads: An Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies. 17 (1): 60–107. JSTOR 40860807.
  • Guillemot, François (2003). “Vietnamese Nationalist Revolutionaries and the Japanese Occupation: The Case of the Dai Viet Parties (1936–1946)”. Trong Narangoa, Li; Cribb, Robert (biên tập). Imperial Japan and National Identities in Asia, 1895–1945. RoutledgeCurzon. tr. 221–248. ISBN 9780700714827.
  • Shiraishi, Masaya (2004). The Vietnamese Phuc Quoc League and the 1940 Insurrection. Working Paper. 14. Center of Excellence–Contemporary Asian Studies, Waseda University.
  • Jennings, Eric T. (2004). “Conservative Confluences, "Nativist" Synergy: Reinscribing Vichy's National Revolution in Indochina, 1940–1945”. French Historical Studies. 27 (3): 601–635. doi:10.1215/00161071-27-3-601.
  • Sager, Paul (2008). “Youth and Nationalism in Vichy Indochina”. Journal of Vietnamese Studies. 3 (3): 291–301. doi:10.1525/vs.2008.3.3.291.
  • Namba, Chizuru (2012). Français et Japonais en Indochine, 1940–1945: Colonisation, propagande et rivalité culturelle. Paris: Karthala. ISBN 9782811106744.
  • Verney, Sébastien (2012). L'Indochine sous Vichy: Entre Révolution nationale, collaboration et identités nationales 1940–1945. Paris: Riveneuve. ISBN 9782360130740.
  • Shiraishi, Masaya; Nguyễn Văn Khánh; Lockhart, Bruce M. biên tập (2017). Vietnam–Indochina–Japan Relations during the Second World War: Documents and Interpretations. Waseda University Institute of Asia-Pacific Studies. 'Contents'. International Conference at Vietnam National University, Hanoi (September 2015).
  • Keith, Charles (2017). “Vietnamese Collaborationism in Vichy France”. The Journal of Asian Studies. 76 (4): 987–1008. doi:10.1017/S0021911817000791.
  • Namba, Chizuru (2019). “The French Colonization and Japanese Occupation of Indochina during the Second World War: Encounters of the French, Japanese, and Vietnamese”. Cross-Currents: East Asian History and Culture Review (32): 74–96. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai