Wiki - KEONHACAI COPA

Việt Nam quê hương tôi

"Việt Nam quê hương tôi"
Bài hát của Đỗ Nhuận
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1960
Sáng tácĐỗ Nhuận
Soạn nhạcĐỗ Nhuận

"Việt Nam quê hương tôi" là bản tình ca cách mạng nổi tiếng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được sáng tác vào năm 1960. Không chỉ là một trong những sáng tác tiêu biểu của Đỗ Nhuận, đây còn là một trong những tác phẩm giúp ông nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.[1]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1959 đến năm 1962, Đỗ Nhuận theo học tại Nhạc viện Tchaikovsky của Liên Xô. Theo lời kể của con trai ông là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, giữa thời gian tu nghiệp ông đã có dịp quay về Việt Nam nghỉ hè vào năm 1960. Sau một thời gian ngắn ở Việt Nam, ông lên đường trở lại Liên Xô tiếp tục học tập.[2] Trên chuyến tàu liên vận đi từ Hà Nội qua Trung Quốc rồi Siberia đến Moskva,[3] ông chợt nảy ra ý tưởng sáng tác một ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của Việt Nam, giới thiệu Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.[4] Ông bắt đầu sáng tác ngay trên tàu và bài hát được hoàn thành sau khi ông đến Liên Xô. Đây là một bài hát với nhịp điệu 3/4, tiết tấu khoan thai, tha thiết, với giai điệu mượt mà, du dương. Bài hát không chỉ có lời tiếng Việt mà còn được dịch sang tiếng Nga.[5]

Biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lời được dịch sang tiếng Nga, bài hát đã được Đoàn văn công Cờ Đỏ của Quân đội Liên Xô biểu diễn cùng với bài "Hành quân xa" do Đỗ Nhuận sáng tác từ năm 1953.[5] Là một bài hát được xem là đi cùng năm tháng, đã có rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam trình bày ca khúc này, từ những Nghệ sĩ ưu tú như Kiều Hưng, Việt Hoàn,[6][7] Đăng Dương, đến ca sĩ trẻ như Khánh Ly,[8] Dương Kim Ánh,[9] Hà Anh Tuấn.[10] Nhưng được biết đến nhiều nhất là bản do hai Nghệ sĩ ưu tú Phan HuấnTuyết Thanh cùng tốp ca Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng như những bản đơn ca của Thanh ThúyTrọng Tấn.[11]

Đến nay, trong nhiều chương trình âm nhạc có chủ đề liên quan đến con người, biển đảo, đất nước Việt Nam hay giới thiệu Việt Nam đến khán giả quốc tế, "Việt Nam quê hương tôi" thường được nhiều nghệ sĩ, dàn hợp xướng lựa chọn trình bày,[12][13][14] đặc biệt là vào dịp lễ quan trọng như ngày 2 tháng 9 hằng năm;[15][16] không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác như Pháp,[17] România,[18] Úc,[19] Đức.[20] Ngày 2 tháng 9 năm 2011, buổi hòa nhạc "Điều còn mãi" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Một danh mục những sáng tác khí nhạc, hợp xướng và ca khúc nổi bật trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đã được chọn để trình bày tại buổi hòa nhạc, nhạc phẩm này cũng là một trong số đó.[21] Năm 2012, trong cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng, đội chủ nhà Việt Nam đã chọn chủ đề "Vinh quang con người Việt Nam" và đi kèm là 5 ca khúc trữ tình ca ngợi quê hương, đất nước và con người Việt Nam, trong đó có "Việt Nam quê hương tôi".[22][23]

Năm 2014, nhân kỷ niệm 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt NamHàn Quốc, dàn nhạc Dân tộc Gugak Chungnam, thành phố Cheonan – một trong những dàn nhạc hàng đầu của Hàn Quốc – đã có buổi biểu diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) do Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức. Trong đêm nhạc, ca khúc "Việt Nam quê hương tôi" đã được nữ ca sĩ An So Eun thể hiện với sự hỗ trợ của dàn nhạc.[24] Không chỉ được biểu diễn bởi các ca sĩ, ca khúc này của nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn thường được sử dụng kết hợp với các tiết mục nghệ thuật khác, đặc biệt là múa. Năm 2016, trong lần đầu tiên tham gia Liên hoan Nghệ thuật dân gian quốc tế Pisek, đại diện Việt Nam đã biểu diễn tiết mục múa quạt kết hợp múa nón trên nền nhạc "Việt Nam quê hương tôi".[25]

Cũng trong năm 2016, khi vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Việt NamTrung Quốc một lần nữa trở nên căng thẳng, một số nghệ sĩ Việt Nam đã hợp tác thực hiện MV "Việt Nam quê hương tôi" để bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Trong dự án âm nhạc cộng đồng này, ca khúc của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận được trình bày không chỉ bằng tiếng Việt mà còn có bản tiếng Anh do ca sĩ Kyo York phiên dịch.[26] MV dài gần 10 phút với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam như các Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa, Tự Long, Công Lý, các Nghệ sĩ ưu tú Hồng Liên, Đức Hùng, Chiều Xuân, Xuân Bắc, Khánh Hoà, các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thu Phương, Mỹ Linh, Trọng Tấn, Hồ Ngọc Hà, Minh Quân được ra mắt vào đúng ngày Quốc khánh.[27]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

"Việt Nam quê hương tôi" là một trong những ca khúc tiêu biểu của Đỗ Nhuận viết về chủ đề con người, đất nước Việt Nam,[28] được ví như một bức tranh sơn thủy rất đẹp đầy sức quyến rũ về Việt Nam.[29] Nhiều ý kiến đánh giá rằng, thông qua những ca khúc như "Du kích sông Thao", "Chiến thắng Điện Biên", "Việt Nam quê hương tôi", "nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã tạc được những tượng đài bằng âm thanh về con người Việt Nam, sức sống Việt Nam".[30] Ca khúc này đã được đưa vào sách giáo khoa chương trình âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở. Năm 2022, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cho phát hành một bộ tem bưu chính lấy ý tưởng từ ca khúc "Việt Nam quê hương tôi".[31] Trên mẫu tem được phát hành, lời bài hát này được in cùng chân dung cố nhạc sĩ.[32]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020), tr. 408.
  2. ^ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020), tr. 412.
  3. ^ Tú Ngọc (2000), tr. 382.
  4. ^ Nguyễn Thụy Kha (14 tháng 8 năm 2022). “Ơi biển Việt Nam”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b Trương Quang Lục (10 tháng 12 năm 2012). “90 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận - Người nhạc sĩ cách mạng lỗi lạc”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Hà Anh (16 tháng 7 năm 2016). “Xúc động hình ảnh bệnh nhân say sưa gõ nhịp bài "Việt Nam quê hương tôi". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ "Tâm sự người ca sĩ" - CD đầu tiên của ca sĩ Việt Hoàn”. Báo Nhân Dân điện tử. 14 tháng 1 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Khánh Nguyên (28 tháng 12 năm 2020). “Sao Mai Khánh Ly ra mắt album mang âm hưởng dân gian”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Thùy Linh (25 tháng 4 năm 2017). “Dương Kim Ánh hát mở màn chương trình nghệ thuật 'Biên giới khúc tình ca'. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ Nhóm PV (6 tháng 12 năm 2014). “Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Lê Huy Chung (11 tháng 4 năm 2023). “Bài hát "Việt Nam quê hương tôi" – lời mời bạn bè quốc tế đến với Việt Nam”. Quân Khu 7 Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ PV (3 tháng 7 năm 2014). “Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc tại Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ Trinh Nguyễn (26 tháng 12 năm 2014). “Dàn sao hùng hậu hát về biển”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ Khánh Huyền; Tường Vi (21 tháng 11 năm 2014). "Bữa tiệc" nghệ thuật đặc sắc, thắm tình đoàn kết, hữu nghị”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Ái Vân (2 tháng 9 năm 2020). “Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ Hà Quyên (31 tháng 8 năm 2020). "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ". Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Khải Hoàn; Đình Tuấn (10 tháng 7 năm 2016). “Hợp ca Quê hương thể hiện tình yêu đất nước qua CD đầu tay "Tổ quốc yêu thương". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ Trần Thu Dung (19 tháng 8 năm 2019). “Văn hóa dân gian Việt Nam ở Romania”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ Nguyễn Minh (12 tháng 6 năm 2019). “Quảng bá văn hóa và du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế tại Australia”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Mạnh Hùng; Phương Hoa; Thanh Tùng (11 tháng 10 năm 2021). “Văn nghệ - chiếc cầu nối văn hóa đối ngoại Việt Nam-Đức”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ Hồng Minh (25 tháng 8 năm 2011). “Hoà nhạc "Điều còn mãi": Cơ hội cho nhạc Việt đỉnh cao”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ Nguyễn Hữu Trà (24 tháng 4 năm 2012). “Hội ngộ bên sông Hàn”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ Nguyễn Tú; Vũ Phương Thảo (29 tháng 4 năm 2012). “Pháo hoa trước giờ khai diễn”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ "Việt Nam quê hương tôi" gây xúc động mạnh trong đêm nhạc Hàn Quốc”. Báo điện tử Tổ Quốc. 8 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ D.H (22 tháng 8 năm 2016). “Dấu ấn Việt Nam tại Liên hoan Nghệ thuật dân gian quốc tế Pisek”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ “Minh Quân cùng Kyo York làm MV về chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Báo Lao Động. 18 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ V.V.Tuân (31 tháng 8 năm 2016). “Xem MV Việt Nam quê hương tôi với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Thu Phương (13 tháng 1 năm 2011). “Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận với "Việt Nam quê hương tôi". Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ “Chủ đề Tổ quốc trong ca khúc Cách mạng”. Báo Nhân Dân điện tử. 1 tháng 9 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ Khánh Thảo (9 tháng 11 năm 2007). “Người tạc những tượng đài âm nhạc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  31. ^ Vân Anh (26 tháng 12 năm 2022). “Tác giả "Việt Nam quê hương tôi" lên tem bưu chính”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ Mai An (25 tháng 12 năm 2022). “Ra mắt bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, "cha đẻ" ca khúc "Việt Nam quê hương tôi". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_qu%C3%AA_h%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%B4i