Wiki - KEONHACAI COPA

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Biểu trưng của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Thành lập9 tháng 7 năm 2007; 16 năm trước (2007-07-09)
LoạiTổ chức phi chính phủ
Vị thế pháp lýĐang hoạt động
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Lãnh đạoLương Thế Huy
Nhân viên
< 20 (danh sách)
Trang webhttps://www.isee.org.vn/

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (tiếng Anh: Institute for Social, Economic and Environmental Research - iSEE) là một tổ chức thành lập năm 2007,[1] có nội dung hoạt động là nghiên cứu cơ bản[2] và hoạt động xã hội ở Việt Nam, bao gồm hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Theo giấy phép hoạt động, iSEE là một tổ chức khoa học và công nghệ, do cá nhân thành lập với tổng số vốn 200 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 100 triệu đồng.[1] Thành lập vào ngày 9 tháng 7, 2007 bởi Lê Quang Bình, iSEE ban đầu chọn trọng tâm nghiên cứu là các dân tộc thiểu số và người đồng tính,[3] sau đó là các nhóm thiểu số nói chung.[4] Về mặt nhân sự, iSEE gồm Hội đồng viện và các thành viên khác. Viện trưởng đầu tiên là Lê Quang Bình, hiện nay là Lương Thế Huy.[5]

iSEE giới thiệu rằng tổ chức này là một think tank và là tổ chức nỗ lực thúc đẩy xã hội bình đẳng và phổ quát.[6] iSEE được các nguồn khác nhau miêu tả là một tổ chức phi chính phủ,[7] phi lợi nhuận,[8] xã hội dân sự[9] hay viện nghiên cứu xã hội độc lập.[10] iSEE được cho là đã góp phần trong việc vận động bỏ cấm hôn nhân cùng giới (Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) và công nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam (Bộ luật Dân sự 2015).[8] Tạp chí khoa học Tia Sáng nhận định iSEE đã thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng về các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng LGBT, góp phần giúp xã hội trở nên thấu hiểu, khoan dung hơn, giảm sự kỳ thị.[10]

Lĩnh vực hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

iSEE đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực: tâm lý học, phương pháp nghiên cứu xã hội học, xã hội học chuyên đề, nhân khẩu học, nhân chủng học, địa lý kinh tế và văn hóa, khoa học môi trường, quy hoạch phát triển đô thịnông thôn, văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, lý luận văn hóa, nghiên cứu văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam và các khu vực khác, các vấn đề nghiên cứu nghệ thuật khác, y tế công cộng.[1]

iSEE giới thiệu rằng tổ chức này chuyên khảo sát về các nhóm thiểu số ở Việt Nam qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu sơ cấp để sản xuất các báo cáo, nghiên cứu và khuyến nghị chính sách. Hoạt động của iSEE tập trung vào các nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giớiliên giới tính (LGBTI), dân tộc thiểu số, công lý giới và kết nối xã hội.[6]

Một số chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Dân tộc thiểu số[sửa | sửa mã nguồn]

Với cộng đồng dân tộc thiểu số, triển lãm đầu tiên do iSEE tổ chức diễn ra vào năm 2012 với tên "Văn hóa của mình", năm 2013–2014 là một dự án tương tự với tên "Tớ kể bạn nghe".[3][11] iSEE cùng CARE International tại Việt Nam triển khai dự án Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2016–2018) và chương trình Tăng cường sự tham gia của các Tổ chức xã hội trong Xóa đói giảm nghèo và Phát triển bền vững cho Cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc.[12]

Chương trình Quyền LGBTI[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập nhóm ICS[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu trưng của Trung tâm Kết nối và Chia sẻ Thông tin
Một chương trình biểu diễn trong một sự kiện LGBT của iSEE

Tháng 11 năm 2008, iSEE thành lập nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin (tiếng Anh: Information Connecting and Sharing - ICS). Nhóm ICS gồm điều hành viên từ bốn diễn đàn lớn về LGBT ở Việt Nam, và ra đời từ dự án "Vì một hình ảnh tích cực của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam".[13] Đến năm 2011, nhóm ICS trở thành Trung tâm ICS[14] với mục tiêu liên kết và xây dựng cộng đồng LGBT sống tích cực, vận động và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT.[15] Trung tâm đã đại diện nhận giải thưởng WeChoice Awards 2015 cho hạng mục "Sự kiện có ảnh hưởng tới giới trẻ" cho việc hợp pháp hoá quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Trung tâm ICS được đề cử tại hạng mục Tổ chức/nhóm cộng đồng truyền cảm hứng nhất trong năm ở WeChoice Awards 2016. Giám đốc hiện tại của Trung tâm ICS là Ngô Lê Phương Linh.[16]

Ngày hội tự hào và Tháng tự hào[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày hội tự hào (Pride) diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3-5 tháng 8 năm 2012, khởi xướng bởi Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cùng iSEE.[17] Tháng tự hào diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 8 năm 2013.[18][19]

Chiến dịch Tôi đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch Tôi Đồng Ý là chiến dịch truyền thông xã hội khởi xướng bởi iSEE, Trung tâm ICS nhằm làm kêu gọi sự ủng hộ của người Việt Nam với hôn nhân đồng giới. Chiến dịch đã được thực hiện vào năm 2013 và 2022.[20]

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt nhân sự, iSEE được xây dựng tinh gọn với dưới 20 người.[10][5]

#Nhân sựVị trí
1Nguyễn Bích TâmThành viên Hội đồng
2Koos Neefjes
3Lê Quang Bình
4Lương Thế HuyViện trưởng
5Trần Thanh DungQuản lý tài chính
6Lương Thu TrangCán bộ tài chính
7Nguyễn Bảo NgọcQuản lý Chương trình Dân tộc thiểu số
8Đào Ngọc Xuân QuỳnhTrợ lý Chương trình Dân tộc thiểu số
9Tống Khánh Linh
10Hà Thị Thanh Thảo
11Lê NhungCán bộ hành chính
12Vương Khả PhongPhó Giám đốc Chương trình
13Trần Nhật QuangCán bộ Chương trình Quyền LGBTI
14Đặng Thùy DươngQuyền quản lý Chương trình Quyền LGBTI
15Hoàng Thùy LinhCán bộ Chương trình Kết nối Xã hội
16Nguyễn Lưu Ngọc QuỳnhCán bộ Truyền thông & Phát triển Đối tác
17Phạm Mỹ HạnhTrợ lý Chương trình Quyền LGBTI
18Lê Đình PhongThực tập sinh Chương trình Quyền LGBTI
19Vũ Hoàng AnhThực tập sinh Chương trình Kết nối Xã hội

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Bộ Khoa học và Công nghệ (2019).
  2. ^ Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
  3. ^ a b Thu Cúc (2015).
  4. ^ iSEE.
  5. ^ a b iSEE 2.
  6. ^ a b iSEE 3.
  7. ^ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2016).
  8. ^ a b Trâm Anh (2022).
  9. ^ vnmission (2015).
  10. ^ a b c Thu Quỳnh (2018).
  11. ^ Phạm Hải (2014).
  12. ^ CARE International (2019).
  13. ^ ICS & iSEE (2011), tr. 9.
  14. ^ Trung tâm ICS.
  15. ^ Trung tâm ICS 2.
  16. ^ Trung tâm ICS 3.
  17. ^ Nga Linh & P.Long (2012).
  18. ^ Trung tâm ICS (2013).
  19. ^ Quỳnh Trang (2013), "Từ năm nay [2013 - năm xuất bản bài báo], tháng 8 hằng năm cũng sẽ trở thành tháng của cộng đồng LGBT".
  20. ^ Tô Diệu Hiền (2022).

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_X%C3%A3_h%E1%BB%99i,_Kinh_t%E1%BA%BF_v%C3%A0_M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng