Wiki - KEONHACAI COPA

Vụ tai nạn tàu E1 tại Lăng Cô 2005

Vụ tai nạn tàu E1 tại Lăng Cô 2005
Hiện trường vụ tai nạn từ phía Đầm Lập An. Tàu E1 bị gãy làm đôi và nằm dưới mỏm núi Đá Bàn
Map
Chi tiết
Ngày12 tháng 3 năm 2005
Thời gian11 giờ 49 phút
Vị tríLăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Quốc giaViệt Nam
Tuyến rayĐường sắt Bắc Nam
Đơn vị vận hànhTổng công ty Đường sắt Việt Nam
Loại tai nạnLật tàu
Nguyên nhânChạy quá tốc độ
Thống kê
Số tàu1
Tử vong11
Thiệt hại6,2 tỉ VNĐ

Vụ tai nạn tàu E1 tại Lăng Cô 2005 là một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra vào 11 giờ 49 phút (UTC+07:00) ngày 12 tháng 3 năm 2005 tại địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chuyến tàu E1 mang số hiệu D19E-909 khởi hành từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, khi qua đoạn cong Đá Bàn thì bị đứt móc nối làm các toa văng ra khỏi đường sắt. Vụ tai nạn khiến 11 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ngành đường sắt Việt Nam chịu thiệt hại 6,2 tỉ đồng.

Dưới sự giúp đỡ của lực lượng công an, quân đội cùng người dân địa phương, công tác cứu hộ được tiến hành ngay sau vụ tai nạn. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình đã gửi thư thăm hỏi đến những người bị thương và thân nhân những người tử vong. Nhiều tổ chức trong nước cũng đã quyên tiền cứu trợ người bị nạn. Hai công ty bảo hiểm Bảo ViệtPJICO đảm nhận thủ tục bồi thường cho các nạn nhân.

Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là chạy quá tốc độ quy định, bất chấp còn nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc, chất lượng của chiếc móc nối hai toa tàu số 7, số 8 cũng như việc rút ngắn hành trình tàu xuống còn 29 giờ của ngành đường sắt. Cuộc điều tra kết thúc với hai cá nhân bị xử lý hình sự, hai cá nhân chịu trách nhiệm hành chính, nhiều người chịu trách nhiệm liên đới bị kỷ luật và cách chức. Vụ việc này, cộng hưởng với những sai phạm từ vụ PMU 18 đã buộc Bộ trưởng Đào Đình Bình phải từ chức. Sau vụ tai nạn, ngành đường sắt Việt Nam có một số sáng kiến, giải pháp mới hòng ngăn ngừa những sự việc tương tự xảy ra.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đường sắt Việt Nam đoạn qua Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Từ năm 2000, ngành đường sắt Việt Nam đặt mục tiêu giảm thời gian chạy tàu trên tuyến đường sắt Bắc Nam xuống còn 24 giờ vào năm 2008. Theo đó, họ đề xuất cứ mỗi hai năm sẽ rút ngắn một lần, mỗi lần giảm 120 phút.[1] Năm 2002, ngành đường sắt Việt Nam đưa vào vận hành đôi tàu E1 và E2 trên tuyến Đường sắt Bắc Nam với thời gian 30 giờ,[2][3] dự kiến giảm xuống còn 28 giờ vào tháng 9 năm 2004.[4] Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó bị trì hoãn vì nhiều nguyên nhân.[5][6] Đến ngày 1 tháng 12 năm 2004, ngành đường sắt đưa vào hoạt động chính thức đôi tàu SE1 và SE2, với thời gian 29 giờ.[7] Như vậy, tính từ năm 1976, đoàn tàu Thống Nhất đã rút ngắn 9 lần, và giảm thời gian đi gần một nửa so với thời gian ban đầu là 58 giờ.[1] Ngày 18 tháng 2 năm 2005, Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội ban hành công văn số 156, trong đó quy định các biện pháp "gỡ giờ" cho các tàu chạy tuyến Bắc Nam. Theo đó, công văn ban hành chế tài giảm 30% lương trong trường hợp lái tàu vào ga chậm 10 phút.[8][9]

Tính đến năm 2004, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài hơn 3.000 km, với đường sắt khổ 1.000 mm chiếm hơn 84% chiều dài và không có km nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, mạng lưới đường sắt nước này tuy được phân bố hợp lý theo chiều dài nhưng nhỏ bé về quy mô và lạc hậu, bán kính nhỏ, độ dốc lớn.[10] Mạng lưới đường sắt này được đánh giá là có 187.675 m chiều dài đặc biệt nguy hiểm, tỉ lệ xảy ra tai nạn rất cao. Trong đó riêng tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh có 98.638 m chiều dài.[11] Theo thống kê của ngành đường sắt Việt Nam, năm 2001, Việt Nam có 457 vụ tai nạn giao thông đường sắt khiến 172 người chết 344 người bị thương. Con số này vào năm 2002 là hơn 500 vụ, tương ứng với 200 người chết và khoảng 400 người bị tàn phế.[12] Năm 2004, theo số liệu của Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ – Đường sắt trực thuộc Bộ Công an, Việt Nam có 386 vụ tai nạn đường sắt, với 175 người chết, 230 người bị thương.[13]

Lái tàu Bùi Thái Sơn sinh năm 1962 tại Hưng Yên. Giai đoạn 1983–1985, Sơn theo học tại Trường Công nhân Đường sắt, sau đó về đảm nhận công tác lái máy diezel tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội. Từ năm 2002, ông chuyển sang công tác lái đầu máy diezel Đổi mới 909. Cùng năm, ông bị khiển trách vì "thiếu chú ý gây tai nạn đứt móc đoàn tàu tại ga Việt Trì – Bạch Hạc".[14] Là một lái tàu bậc ba, bậc cao nhất của thợ lái tàu hỏa, Sơn từng lái tàu tuyến đường Hà Nội – Yên Bái trước khi chuyển sang lái tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.[15]

Vụ tai nạn[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 23 giờ ngày 11 tháng 3 năm 2005, tàu E1 mang đầu máy mang số D19 E909 của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội do tài xế Bùi Thái Sơn điều khiển xuất phát từ Hà Nội, kéo đoàn tàu E1 gồm 13 toa, chở 503 hành khách cùng 29 nhân viên dự kiến đến Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 5 giờ ngày 13 tháng 3 năm 2005.[16][17] Toàn bộ hành khách đều được mua bảo hiểm nhưng các thiết bị trên tàu vẫn chưa được mua bảo hiểm vì giá cao.[18]

Đến 11 giờ 40 phút ngày 12 tháng 3, tàu đến ga Thừa Lưu, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi rời ga một đoạn, tàu gặp phải một chiếc xe tải băng qua đường sắt. Khi đến km số 751 + 950, đoạn giữa hai ga Thừa Lưu và Lăng Cô, qua đoạn cong Đá Bàn thì mối nối toa số 7 và số 8 bị đứt khiến hai toa này văng ra khỏi đường ray và lăn nhiều vòng. Trong khi đó các toa tàu từ số 3 đến số 10 đập vào bờ đá thấp phía Đầm Lập An. Đầu máy của tàu tiếp tục kéo toa ăn uống cùng hai toa số 1 và số 2 thêm 200 m thì dừng lại.[19]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ tai nạn khiến 11 người tử vong.[20][21] Theo Khuất Hữu Tứ, Trưởng Văn phòng đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng, có ít nhất 9 người chết tại chỗ, 2 người chết trên đường đi cấp cứu và hàng trăm người bị thương. Tính đến 18 giờ cùng ngày (giờ địa phương), có 70 nạn nhân được điều trị tại các bệnh viện. Trong đó, có 31 người cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, 27 người nằm ở Bệnh viện Đa khoa Huế, 8 người ở Bệnh viện Giao thông vận tải 5 và 4 người ở Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc.[22]

Các đoàn tàu mang số hiệu S3 và S5 chở 1.200 hành khách hướng Bắc – Nam, S8 và S4 chở 920 hành khách theo hướng ngược lại đã bị kẹt tại hai ga Thừa LưuLăng Cô.[23] Có ba trụ thông tin cùng với 500 m đường dây tín hiệu bị ngã đổ.[24] Ngành đường sắt thiệt hại hơn 6,2 tỉ đồng.[25][26]

Danh sách nạn nhân tử vong
Số thứ tựHọ tênTuổiĐịa chỉ / nơi cư trúNguồn
1Phạm Văn Lùng71phường Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam[20][21]
2Nguyễn Thị Thu Hà21Hàng Thùng, Hà Nội[20][21]
3Nguyễn Thị Hồng284 Hoà Trung, Hà Nội[20][21]
4Nguyễn Đức Quân3110C Yên Thái, Hà Nội[20][21]
5Vũ Thị Bé77Minh Lãng, Vũ Thư, Thái Bình[20][21]
6Hoàng Thị Thanh Tuyền6Bà Rịa - Vũng Tàu[20][21]
7Nguyễn Văn Cứ58phòng 10B, nhà 19 khu Tập thể Đại Học Bách Khoa Hà Nội.[20][21]
8Thái Hoàng Nguyên50Đà Nẵng[20][21]
9Mai Hải51Đà Nẵng[20][21]
10Nguyễn Thị Ngân Thảo24Đà Nẵng[20][21]
11Tôn Nữ Lan Anhchưa rõ15/4, Nguyễn Gia Thiều, Huế[20][21]

Cứu hộ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau vụ tai nạn, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã điều 20 xe cứu thương từ các cơ sở y tế, cùng hơn hai trăm cán bộ, lập ra 20 đội cứu thương tiếp cận hiện trường.[23] Theo lời kể của Thiếu tá Lê Văn Phương, Đồn trưởng 236 Bộ đội Biên phòng, 10 phút sau khi xảy ra tai nạn, do xe cứu hộ không thể đi vào tận nơi nên bộ đội trong đơn vị của anh cùng cư dân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô đã dùng canô, thuyền, ghe để đưa những người thiệt mạng, người bị thương vào bờ và đưa đi cấp cứu. Lực lượng cứu hộ từ các bệnh viện và trung tâm cấp cứu của hai tỉnh Thừa Thiên HuếĐà Nẵng cũng có mặt sau 50 phút để hỗ trợ chuyển người bị thương đi cấp cứu. Lực lượng quân đội, biên phòng, công an cũng có mặt để bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn.[16] Khối Doanh nghiệp Đà Nẵng gồm hơn 50 thanh niên hiến cho bệnh viện 36 đơn vị máu. Ngành Quân y Quân khu 5 điều động máy thở ACOMA 1000 cho bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu nạn nhân.[27] Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Thanh niên Đà Nẵng cùng sinh viên trường Đại học Duy Tân cũng tổ chức hiến máu.[28] Một số chuyên gia từ Bệnh viện Việt Đức được cử vào Đà Nẵng để hỗ trợ công tác cứu thương. Trong khi đó, các thành viên trong Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế cũng lên đường vào Thừa Thiên Huế ứng cứu. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm khẳng định các nạn nhân sẽ được chữa miễn phí.[29]

Theo Bùi Tấn Phương – Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hàng hóa Hà Nội, người được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng cứu hộ, việc giải phóng đường sắt được tiến hành một giờ sau vụ tai nạn. Lực lượng giải phóng đường gồm 150 công nhân, với sự giúp sức của hai cẩu chuyên dụng từ Đồng Hới và Đà Nẵng.[24] Xí nghiệp thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng cử 10 công nhân dựng lều dã chiến tại hiện trường phục vụ công tác thông tin cứu hộ.[24] Tối cùng ngày, Xí nghiệp đầu máy toa xe Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành di dời những toa tàu bị nạn chuyển vào ga Lăng Cô nhằm giải phóng hiện trường.[30] Đến 13 giờ ngày 13 tháng 3 năm 2005, hai toa tàu cuối cùng được đưa ra khỏi đường ray. Hơn một giờ sau, chuyến tàu E2 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội được phép đi qua khu vực với vận tốc 15 km/h.[31]

Trong hai ngày 12 tháng 3 và 13 tháng 3 năm 2005, Ga Hà Nội miễn phí vé tàu cho 20 thân nhân người gặp nạn trên chuyến tàu E1 vào Thừa Thiên Huế.[32] Chiều ngày 13 tháng 3 năm 2005, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã đến thăm và trao tiền cho các bệnh nhân bị thương ở Bệnh viện Đà Nẵng và thân nhân các thầy cô giáo gặp nạn, cùng ngày là đoàn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng Hoàng Tuấn Anh và lãnh đạo hai sở Y tế và Giáo dục.[33] Tập đoàn bảo hiểm PJICOBảo Việt nhận mức trách nhiệm bảo hiểm tối đa cho mỗi hành khách bị thương và tử vong là 30 triệu đồng/người.[34][35][36] Trong đó, Bảo Việt chịu trách nhiệm với hành khách từ ga Hà Nội đến ga Đồng Hới và từ ga Diêu Trì đến ga Sài Gòn; quãng giữa từ ga Đồng Hới tới ga Diêu Trì sẽ do phía PJICO đảm trách.[35]

Danh sách tổ chức ủng hộ nạn nhân vụ nổ (triệu đồng)[a]
Tố chứcNạn nhânGhi chúNguồn
Tử vongBị thương
Bộ Giao thông Vận tải10,5Trao cho từng bệnh nhân ở Huế và Đà Nẵng[23][31][33]
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam31Trao cho từng bệnh nhân ở Đà Nẵng[33]
Bộ Giáo dục và Đào tạo51[31][33]
Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng21[23][33]
Công ty Xe khách Hà Nội31,5Trao cho từng bệnh nhân ở Huế và Đà Nẵng[37]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và chất lượng của các móc nối[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn tàu E1 là "chạy quá tốc độ quy định".[38][39] Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên báo VnExpress từ hiện trường vụ tai nạn, hai móc nối số 3 và số 4 đã bị vỡ, làm lộ ra một khoảng khuyết và một dấu vết của mối hàn.[37] Theo ông Lại Anh Vũ, Phó Giám đốc Công ty Xe lửa Gia Lâm, toa xe xuất xưởng vào năm 2002 và từng được đưa sang Xí nghiệp Sửa chữa toa xe Hà Nội, thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội để sửa chữa. Cũng theo ông, việc hàn như vậy trong quá trình sửa chữa là "bình thường".[40] Trưởng Phòng Đường sắt Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Xuân Sinh cho rằng khoảng khuyết trên hai móc nối là do thiết kế ban đầu mang cấu trúc rỗng.[41]

Theo ông Nguyễn Văn Cờ, quá trình bàn giao sau khi sửa chữa đã có chứng nhận và văn bản kiểm định bằng điện từ cho kết quả đạt yêu cầu chất lượng. Ông cho rằng nguyên nhân xảy ra đứt mối hàn là chạy quá tốc độ khi vào đường cong, tạo ra lực ly tâm lớn làm vỡ những vị trí chịu tác động mạnh.[42] Tuy nhiên, Kỹ sư Nguyễn Lập An cho rằng trong quá trình vận hành, tàu chịu tác dụng của 2 loại lực là lực kéo của đoàn tàu và lực cản trọng lượng, nhưng khi vào đường cong, tàu chịu thêm 2 lực tác động ngược chiều nhau gồm lực ly tâm (đẩy các toa ra ngoài đường cong) và một lực khác giữ đoàn tàu nằm trong đường cong. Khi tàu tăng tốc, lực giữ các toa nằm trong đường cong có xu hướng mạnh hơn. Do đó, nếu đầu móc không gãy thì tàu sẽ đổ vào triền núi thay vì xuống phía vịnh biển.[43]

Trong phiên tòa sơ thẩm vụ án "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện vận tải giao thông đường sắt" diễn ra cuối tháng 4 năm 2006, hai luật sư Tôn Nữ Thu Hà và Vĩnh Thái đã đặt nghi vấn về chất lượng của đầu đấm móc nối toa số 3 và số 4 của tàu E1, cũng như quá trình giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. Giám định viên Hà Văn San thừa nhận Viện chỉ giám định một phần lưỡi móc thay vì toàn bộ đầu đấm móc, và việc giám định như vậy là do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu. Phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiết lộ nguồn gốc của chiếc đầm móc nối là từ Trung Quốc, nhưng theo hồ sơ lấy từ chính đơn vị này thì nó được nhập từ Ấn Độ.[44][45]

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đại diện Công ty Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên, vài tháng trước khi xảy ra vụ tai nạn, công ty đã có 4 lần sửa chữa đoạn đường sắt từ ga Thừa Lưu đến Lăng Cô, trong đó có 1 km đường ray đang được sửa chữa. Ngoài ra, tại thời điểm xảy ra tai nạn vẫn còn 8 điểm sửa chữa.[46] Ngoài ra, hạ tầng đường sắt cơ bản vẫn từ thời Pháp thuộc, với nhiều điểm yếu, hiểm trở và chưa được nâng cấp.[47]

Việc rút ngắn hành trình tàu Bắc – Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Xuân Hồng, việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rút ngắn hành trình chạy tàu Bắc – Nam xuống 29 giờ là hoàn toàn "chưa được phê duyệt". Cũng theo ông này, tính đến thời điểm xảy ra tai nạn, chưa có đề án chính thức nào được gửi.[48][49] Một số cán bộ của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội tỏ ra "bức xúc" trước công văn 156, cho rằng đó là nguyên nhân ép buộc các lái tàu phải tăng tốc để kịp giờ. Còn ông Vũ Văn Đóa, Giám đốc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội thì khẳng định khoảng thời gian chạy tàu đã được xí nghiệp "tính toán kĩ và đủ", do đó các lái tàu không cần thiết phải tăng tốc để đủ thời gian quy định.[50]

Điều tra[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay trong đêm xảy ra vụ tai nạn, lái tàu Bùi Thái Sơn đã khóa cửa buồng máy tàu E1 rồi bỏ trốn.[51] Chiếc hộp đen của tàu E1 được niêm phong ngay tại hiện trường vụ tai nạn.[52][53][54] Theo các nhân chứng tại hiện trường, tàu E1 "chạy quá tốc độ cho phép".[54] Một nguồn tin từ phía công an cho rằng tài xế đã uống rượu.[55] Phó Văn phòng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Tấn Hiệp cho rằng tàu E1 có thể va chạm với đá trên đường ray.[56] Chiều ngày 13 tháng 3 năm 2005, đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Bộ Công an, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng Cục đường sắt Việt Nam thực hiện quy trình mở niêm phong đầu máy tàu E1 để lấy hộp đen kiểm tra.[37] Sau khi chiếc hộp đen số hiệu 098192173 được lấy ra khỏi đầu máy, đại diện thanh tra ngành đường sắt và đại diện cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành họp.[57] Ngày 14 tháng 3 năm 2005, kết quả giải mã băng ghi dữ liệu hộp đen cho thấy vận tốc của tàu E1 lúc xảy ra tai nạn là 68–69 km/h, nhanh hơn 72% tốc độ cho phép ở đoạn đường này là 40 km/h.[58][59]

Sau khi có kết quả từ băng ghi hộp đen, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện vận tải giao thông đường sắt".[52][53] Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Cơ quan điều tra Công an Thừa Thiên Huế ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam lái tàu Bùi Thái Sơn.[15][60][61] Theo lời khai của Sơn, ông "đã cho tàu chạy quá tốc độ quy định", không kịp phanh dẫn đến tai nạn, nhưng cho rằng mình không uống rượu bia.[62] Tiếp đó vào ngày 25 tháng 3, Công an Thừa Thiên Huế mở rộng điều tra sang những đối tượng như lái phụ, trưởng tàu và kiểm tu.[63] Đến ngày 20 tháng 6, Công an Thừa Thiên Huế quyết định khởi tố, bắt tạm giam phụ lái Hà Minh Tâm.[64] Quá trình điều tra chính thức khép lại ngày 27 tháng 9 cùng năm, khi cơ quan này đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế truy tố Bùi Thái Sơn và Hà Minh Tâm theo điều 208 Bộ luật Hình sự Việt Nam.[65][66] Trong khi đó, trưởng tàu Nguyễn Đình Chiểu và phó tàu Nguyễn Xuân Quân bị đề nghị xử lý hành chính.[67]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau vụ tai nạn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình đã viết thư chia buồn đến người thân, gia đình có người gặp nạn trong vụ lật tàu, đồng thời thăm hỏi những người bị thương.[68] Sau đó ông trực tiếp đến thăm và trao quà, bằng khen các bác sĩ ở hai bệnh viện Huế, Đà Nẵng cùng các nạn nhân nằm viện, đồng thời đến hiện trường vụ tai nạn để trao quà cho những người nổi bật trong công tác cứu người.[69] Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ thì sau khi vụ tai nạn xảy ra, ông Bình đã "bay vào Nha Trang và tắm bùn phòng VIP ở đó". Cụ thể, đoàn phóng viên của tờ báo này khi đến tham quan địa điểm tắm bùn ở Nha Trang đã phát hiện vụ việc trên. Tờ báo cũng cho biết, một ngày sau vụ đổ tàu, ông mới bay ra Hà Nội dự họp về việc khắc phục hậu quả vụ tai nạn.[70] Mặc dù vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã phủ nhận thông tin trên.[71] Thứ trưởng dưới quyền ông Bình là Ngô Thịnh Đức ngay sau vụ tai nạn đã lên đường đến hiện trường giải quyết vụ việc.[72] Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt cũng gửi điện thăm hỏi, đồng thời bày tỏ sự cảm thông tới lãnh đạo các địa phương có người gặp nạn.[73]

Ngày 18 tháng 3 năm 2005, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải "kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra tai nạn tàu E1, có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng", đồng thời khen thưởng đối với cá nhân, tập thể tham gia cứu hộ người gặp nạn.[74] Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình thành lập đoàn công tác do Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức chủ trì, tiến hành kiểm tra, xác định trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong vụ tai nạn.[75][76][77] Đến ngày 5 tháng 4 năm 2005, dẫn lời Thủ tướng Phan Văn Khải, người phát ngôn Nguyễn Kinh Quốc yêu cầu ông Đào Đình Bình có hình thức xử lý với những cá nhân, tập thể dưới quyền, sau đó báo cáo lại.[78][79][80]

Chính quyền địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Xuân Lý có mặt tại hiện trường vụ tai nạn để chỉ đạo việc cứu hộ.[81] Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tặng bằng khen cho tập thể Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh và 20 cán bộ cảnh sát tham gia cứu hộ, bảo vệ hiện trường, tài sản cho người gặp nạn. Mỗi cá nhân được thưởng 200 nghìn đồng, trong khi đơn vị tập thể được tặng 400 nghìn đồng cho mỗi bằng khen.[82] Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bình sau vụ tai nạn, ông Nguyễn Xuân Lý đã đề nghị Bộ giao thông Vận tải và ngành đường sắt sớm có biện pháp khắc phục những "điểm đen" như ở Lăng Cô.[83]

Truyền thông Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Viết cho báo Nhân Dân, Nhân Thân cho rằng việc tàu bị lật "trước hết là trách nhiệm của người lái tàu", tuy nhiên cần truy nguyên trách nhiệm của phụ lái, các nhân viên trên tàu trong việc kiểm soát tốc độ cũng như của cơ quan đăng kiểm, nhà máy chế tạo với các móc nối bị đứt. Ngoài ra, nhà báo này còn thắc mắc về mối tương quan giữa việc ngành đường sắt Việt Nam rút ngắn hành trình tàu Thống Nhất xuống còn 29 giờ khi chưa trình đề án và sự nôn nóng trong "hoạt động chỉ đạo chạy tàu hằng ngày".[84] Trong bài phân tích trên báo Tuổi Trẻ, Đà Trang đặt vấn đề về trách nhiệm của những người đứng đầu trong hai ngành đường sắt và giao thông.[85] Cũng trên tờ báo này, Đình Thăng cho rằng thời điểm tai nạn là lúc ngành đường sắt nên thực hiện cải tổ.[86] Minh Lê của báo Người lao động yêu cầu xem xét trách nhiệm của những người lãnh đạo ngành đường sắt, cũng như xem xét "một cách toàn diện từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến cơ chế quản lý và nhất là con người".[87] Diệp Vân Sơn của báo Sài Gòn Giải Phóng so sánh mức đầu tư giữa ngành đường sắt và hàng không, từ đó cho rằng việc đầu tư phân bổ vốn cho ngành đường sắt là "chưa hợp lý".[88] Đồng quan điểm, tác giả Võ Thị Hảo của báo VietNamNet chỉ trích việc thiếu đầu tư, quan tâm của chính quyền đối với hệ thống đường sắt được xây dựng từ hơn một thế kỉ, từ lúc "quy mô dân số chưa tới 20 triệu dân, [...] bị đè nghiến dưới sức nặng của quy mô dân số hơn 80 triệu người", trong khi lại lãng phí vào các nhà máy mía đường, nhà máy xi măng, cảng biển.[89]

Chính phủ nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Pháp Jacques Chirac sau vụ tai nạn đã gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, bày tỏ "lời chia buồn chân thành cùng sự cảm thông sâu sắc" đến gia đình những người gặp nạn.[90][91]

Hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên tòa[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 28 tháng 3 năm 2006. Tuy nhiên sau đó Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có văn bản kiến nghị tạm hoãn vì "phải tập trung vào đợt cao điểm chạy tàu". Do đó phiên xét xử sơ thẩm được dời đến ngày 26 tháng 4.[92] Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã triệu tập 177 người có liên quan, bao gồm người đại diện của 11 nạn nhân tử vong và 86 ngư­ời bị thư­ơng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng bốn cơ quan trực thuộc ngành, hai công ty bảo hiểm, 6 giám định viên và 43 ng­ười làm chứng. Do đó, đây là phiên tòa có số lượng người được triệu tập nhiều nhất tại Thừa Thiên Huế tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên chỉ có 69 người có mặt.[93][94] Trả lời thẩm vấn, lái chính Bùi Thái Sơn và lái phụ Hà Minh Tâm thừa nhận "chưa thực hiện đúng chế độ hô đáp trong quy trình chạy tàu đầu máy diezen", nhưng "không rõ có vi phạm tốc độ hay không". Gia đình các nạn nhân cũng yêu cầu Tòa án làm rõ cá nhân ra lệnh cho các lái tàu chạy quá tốc độ, đồng thời bày tỏ sự không đồng tình với cách ngành đường sắt xử lý bồi thường.[25][95] Phiên tòa sơ thẩm kết thúc với bản án 13 năm tù dành cho Bùi Thái Sơn và 7 năm tù dành cho Hà Minh Tâm.[96][97] Phiên tòa phúc thẩm diễn ra cuối tháng 9 có tăng mức bồi thường dân sự cho các nạn nhân, nhưng y án sơ thẩm với các bị cáo.[98][99]

Các cá nhân liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 3, Giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội Trần Đức Giao yêu cầu Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội tạm đình chỉ công tác các cán bộ có liên quan đến vụ tai nạn.[100] Đến ngày 24 tháng 3, Giám đốc Xí nghiệp đầu máy Hà Nội ra quyết định đình chỉ công tác 4 cán bộ để tiến hành "làm kiểm điểm về trách nhiệm liên quan".[101][102] Đến ngày 14 tháng 4, Bộ Giao thông Vận tải có công văn gửi Thủ tướng báo cáo về vụ tai nạn. Trong công văn, bộ này quy trách nhiệm trực tiếp cho lái tàu Bùi Thái Sơn, trách nhiệm gián tiếp cho Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, trách nhiệm trong công tác điều hành cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, riêng lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sẽ chịu trách nhiệm về "quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông".[103][104] Sau đó, lãnh đạo Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội và Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội ra quyết định cách chức 4 cán bộ có liên quan đến vụ tai nạn.[105][106] Tại cuộc họp nội bộ ngày 24 tháng 4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã xử lý 6 lãnh đạo. Trong đó Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Bằng nhận hình thức "nghiêm khắc phê bình", những người còn lại lần lượt chịu "nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm" và "nghiêm khắc phê bình".[107][108] Ngày 25 tháng 9 cùng năm, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định thi hành kỷ luật "khiển trách" đối với ông Nguyễn Hữu Bằng.[109][110]

Ngày 21 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định kỷ luật cảnh cáo Bộ trưởng Đào Đình Bình vì các vi phạm liên quan đến vụ PMU 18 và vụ tai nạn tàu E1.[111] Trước đó hai tháng, ông đã nộp đơn xin từ chức.[112] Trong lá đơn, ông thừa nhận trách nhiệm của mình trong vụ tai nạn.[113] Ngày 27 tháng 6 cùng năm, Thủ tướng mới nhậm chức Nguyễn Tấn Dũng đề nghị miễn nhiệm Đào Đình Bình.[114]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, vụ tai nạn tàu E1 tại Lăng Cô là vụ tai nạn thảm khốc nhất của ngành đường sắt Việt Nam kể từ năm 1978.[37][115] Ngoài ra, vụ tai nạn còn tác động đến tâm lý hành khách đi tàu. Theo đó, sau vụ tai nạn, tại hai điểm bán vé tàu Thống NhấtThành phố Hồ Chí MinhHà Nội đã xảy ra tình trạng trả vé, hủy vé.[116] Nhiều chuyến tàu mã hiệu E và SE sau vụ tai nạn đều chậm giờ, trung bình từ 40–50 phút, muộn nhất lên đến 70–80 phút.[117] Ngày 1 tháng 4 năm 2005, năm xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký "giao ước thi đua đảm bảo an toàn chạy tàu, nâng cao chất lượng sửa chữa đầu máy", trong đó cam kết đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn nghiêm trọng do vấn đề chủ quan.[118]

Ngày 15 tháng 9 năm 2005, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành lắp đặt thử nghiệm "Thiết bị hỗ trợ giám sát và khống chế vượt tốc đoàn tàu" trên các nhóm tàu 29 và 30 giờ từ Hà Nội đến Đà Nẵng dựa trên nghiên cứu của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội và Trường Đại học Giao thông Vận tải. Theo đó, thiết bị sẽ phát tín hiệu cho lái tàu nếu phát hiện tàu chạy quá tốc độ quy định, đồng thời sẽ tự động hãm phanh nếu sau 5 giây cảnh báo, tàu không giảm tốc độ.[119] Năm 2007, ngành đường sắt triển khai kế hoạch sử dụng súng bắn tốc độ tàu hỏa.[120] Thiết bị kiểm soát tốc độ tàu và thông tin liên lạc giữa trưởng tàu với lái tàu cũng được lắp đặt trong thời gian này.[121] Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành dự án nâng cấp đường sắt bằng việc cắt ngắn loại tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực dùng trong đường sắt khổ 1.067 m ở Nhật Bản, nhằm thay thế cho loại tà vẹt K2 sử dụng đại trà ở Việt Nam, với kỳ vọng gia tăng tốc độ tàu chạy lên 120km/h mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên dự án này gặp phải một số ý kiến khác nhau từ phía truyền thông quốc nội, với ý kiến cho rằng loại tà vẹt này chỉ phù hợp với đường sắt khổ rộng, không phù hợp với đường sắt khổ hẹp như ở Việt Nam.[122][123]

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Tại đoạn cong Đá Bàn nơi xảy ra tai nạn, cư dân địa phương đã dựng lên hai ngôi miếu thờ tưởng nhớ những nạn nhân của vụ lật tàu.[124][125]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đây là số tiền trao tặng cho từng trường hợp nạn nhân tử vong, hoặc từng trường hợp nạn nhân bị thương.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Tô, Hà (2 tháng 11 năm 2004). “Tàu Thống Nhất: 28 năm, 9 lần rút ngắn thời gian”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Như, Trang (8 tháng 5 năm 2002). “31/5, tàu Bắc - Nam 30 giờ mới hoạt động”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Như, Trang (31 tháng 5 năm 2002). “31/5, tàu 30 giờ khởi hành”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Như, Trang (28 tháng 12 năm 2003). “Hành trình tàu Thống Nhất sẽ chỉ còn 28 giờ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ Phạm, Trường (19 tháng 7 năm 2004). “Tàu Thống Nhất càng tăng tốc, càng… chậm”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Như, Trang (18 tháng 6 năm 2004). “Chưa thể chạy tàu Thống Nhất 28 giờ vào tháng 9”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ Anh, Thư (1 tháng 12 năm 2004). “Hôm nay 1/12, tàu Thống Nhất 29 giờ hoạt động”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ Hoàng, Hà (19 tháng 3 năm 2005). “Thảm họa E1... không thể tránh?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ T, Hà (15 tháng 3 năm 2005). “Lỗ hổng chết người trong quản lý vận tải đường sắt”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ “Không có km đường sắt nào đạt tiêu chuẩn”. Người lao động. 3 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ Tô, Hà (3 tháng 6 năm 2004). “Đường sắt VN: Câu hỏi lớn hướng tới 2020”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ Quảng, Hạnh (14 tháng 3 năm 2005). “Sự cố tai nạn tàu E1: Bài học cho ai?”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ B, Văn; H, Thuần (14 tháng 3 năm 2005). “Báo Người Lao Động đã từng cảnh báo...”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Tô, Hà (14 tháng 3 năm 2005). “Cuộc đua tốc độ được đổ cho "ma ám". Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  15. ^ a b M, T (15 tháng 3 năm 2005). “Bắt tạm giam lái tàu Bùi Thái Sơn”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ a b Tr, Hân; V, Tiến (12 tháng 3 năm 2005). “Tàu E1 hành trình Hà Nội - TPHCM bị tai nạn: 13 người chết hơn 100 người bị thương”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  17. ^ Bùi, Ngọc Long (28 tháng 4 năm 2006). “Diễn biến phiên tòa xét xử vụ án tai nạn tàu E1: Ngành đường sắt đúng hết, chỉ có... lái tàu sai!?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  18. ^ TN (13 tháng 3 năm 2005). “Tai nạn đường sắt thảm khốc ở khu vực Lăng Cô”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  19. ^ Nhóm phóng viên (28 tháng 9 năm 2006). “Xử phúc thẩm vụ đổ tàu E1”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ a b c d e f g h i j k l “Vụ đổ tàu E1: Danh sách nạn nhân bị tử nạn (đã được xác định)”. Tiền Phong. 14 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ a b c d e f g h i j k l Nhóm phóng viên miền Trung (14 tháng 3 năm 2005). “Lái tàu đã bỏ trốn”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  22. ^ Trà, Bang; Như, Trang (12 tháng 3 năm 2005). “Đổ tàu Thống Nhất làm 11 người chết”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  23. ^ a b c d Đinh, Như Hoan; Thanh, Lộc; Tâm, Hành (13 tháng 3 năm 2005). “Nỗ lực cứu trợ nạn nhân trong vụ tai nạn tàu E1 tại Thừa Thiên - Huế”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  24. ^ a b c Đăng, Nam; Việt, Hùng (13 tháng 3 năm 2005). “Hệ thống đường sắt Bắc Nam đã khôi phục sau 26 giờ ách tắc”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  25. ^ a b Phan, Thanh Bình (28 tháng 4 năm 2006). “Xét xử vụ lật tàu E1: Lái tàu Bùi Thái Sơn phản cung”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  26. ^ Đình, Toàn (26 tháng 4 năm 2006). “Hôm nay xét xử vụ tai nạn tàu E1”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  27. ^ “Ân tình trong hoạn nạn”. Nhân Dân. 16 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  28. ^ Hữu, Trà (21 tháng 3 năm 2005). “Hội LHTN TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn trường ĐHDL Duy Tân tổ chức hiến máu nhân đạo đột xuất giúp nạn nhân vụ tai nạn đường sắt trên tàu E1”. Thanh Niên (80). tr. 2.
  29. ^ Trang, Đào (13 tháng 3 năm 2005). “Tất cả nạn nhân tàu E1 được chữa miễn phí”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ “Lại... quá tốc độ!”. Lao Động. 14 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  31. ^ a b c Nhóm phóng viên (14 tháng 3 năm 2005). “Khắc phục hậu quả tàu E1 bị nạn”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ D, Nguyễn (14 tháng 3 năm 2005). “Miễn phí cho thân nhân người bị nạn vào Huế”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  33. ^ a b c d e H, Dũng; T, Hân (14 tháng 3 năm 2005). “Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thăm hỏi và trao tiền cho các nạn nhân”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  34. ^ “Bồi thường nạn nhân vụ tai nạn tàu khách E1”. Nhân Dân. 15 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  35. ^ a b Song, Linh (14 tháng 3 năm 2005). “Chi 700 triệu đồng bảo hiểm cho vụ tàu E1”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  36. ^ Tr, Hân (13 tháng 3 năm 2005). “Tin thêm về vụ tai nạn của tàu E1 (ngày 12-3-2005)”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  37. ^ a b c d Trà, Bang; Như, Trang (13 tháng 3 năm 2005). “Nguyên nhân vụ đổ tàu Thống Nhất sắp hé mở”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  38. ^ Việt, Chiến; Bùi, Ngọc Long; M, Vọng; M, Q (15 tháng 3 năm 2005). “Thảm hoạ đường sắt tại TT Huế: Tàu E1 đã chạy vượt 72% tốc độ cho phép theo kết quả từ hộp đen”. Thanh Niên (74). tr. 3.
  39. ^ P, Hiếu (15 tháng 3 năm 2005). “Nguyên nhân đổ tàu: Chạy quá 72% tốc độ quy định”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  40. ^ Ngọc, Ẩn (15 tháng 3 năm 2005). “Lỗi do thao tác lái tàu?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  41. ^ T, Hà (19 tháng 3 năm 2005). “Tàu 29 giờ đã được Đăng kiểm VN kiểm định”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  42. ^ Káp, Thành Long (16 tháng 3 năm 2005). “Lần theo hồ sơ các toa xe trong đoàn tàu E1 bị nạn”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  43. ^ Anh, Thư (1 tháng 5 năm 2006). “Bản án từ vụ đổ tàu E1 chưa thỏa mãn dư luận”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  44. ^ Đình, Toàn (28 tháng 4 năm 2006). “Tàu lật do phụ tùng kém chất lượng?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  45. ^ Trà, Bang (28 tháng 4 năm 2006). “Làm rõ nghi vấn chất lượng mấu nối toa tàu E1”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  46. ^ Phan, Thanh Bình (29 tháng 4 năm 2006). “Xét xử vụ tàu E1: Ai "ép" tàu chạy nhanh?”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  47. ^ Anh, Thư (2005). “Nếu không xảy ra tai nạn thảm khốc...”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ Hà, Vy (16 tháng 3 năm 2005). “Trách nhiệm?”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  49. ^ Đà, Trang (16 tháng 3 năm 2005). “Chưa được phê duyệt, tàu 29 giờ đã chạy”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ Phùng, Sưởng; Tùng, Duy (15 tháng 3 năm 2005). “Hàng trăm lái tàu bị ép phải chạy "gỡ giờ"?”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  51. ^ Long, Vân; Hà, Cường (14 tháng 3 năm 2005). “Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng: Tàu chạy quá tốc độ?”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  52. ^ a b L, Q (14 tháng 3 năm 2005). “Khởi tố vụ án tai nạn tàu E1”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  53. ^ a b B, T. A (14 tháng 3 năm 2005). “Khởi tố vụ án tai nạn tàu E1 tại Lăng Cô”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  54. ^ a b “Tàu E1: Tai nạn do chạy quá tốc độ?”. VietNamNet. 14 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021 – qua Tuổi Trẻ.
  55. ^ Tùng, Duy (14 tháng 3 năm 2015). “Tai nạn do tài xế uống rượu, chạy tàu quá tốc độ cho phép?”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  56. ^ Xuân, Mai (14 tháng 3 năm 2005). “Tai nạn tàu E1: Quá tốc độ hay sự cố đường ray?”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  57. ^ Nhóm phóng viên (14 tháng 3 năm 2005). “Khắc phục hậu quả tàu E1 bị nạn”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  58. ^ Đại, Dương (15 tháng 3 năm 2005). “Tốc độ cho phép 40km/giờ, nhưng tàu chạy 68-69km/giờ”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  59. ^ “Tàu E1 chạy vượt quá 72% tốc độ cho phép”. Tiền Phong. 15 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  60. ^ “Bắt tạm giam lái tàu E1 Bùi Thái Sơn”. Nhân Dân. 16 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  61. ^ “Tai nạn đường sắt: Bắt giữ lái tàu”. Đài Á Châu Tự Do. 16 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  62. ^ Anh, Thư (15 tháng 3 năm 2005). “Khởi tố bị can lái tàu E1 Bùi Thái Sơn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ B, N. L (28 tháng 3 năm 2005). “Vụ tàu E1: Mở rộng điều tra đến lái phụ, trưởng tàu và kiểm tu”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ X, Hồng (23 tháng 6 năm 2005). “Khởi tố, tạm giam nguyên phụ lái tàu E1”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  65. ^ P, L (29 tháng 9 năm 2005). “Đề nghị truy tố tài xế Bùi Thái Sơn và lái phụ Hà Minh Tâm”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  66. ^ Anh, Thư (29 tháng 9 năm 2005). “Tài xế và phụ lái vụ lật tàu E1 bị đề nghị truy tố”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  67. ^ L, An (29 tháng 9 năm 2005). “Đề nghị truy tố lái tàu Bùi Thái Sơn, lái phụ Hà Minh Tâm”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  68. ^ Đào, Đình Bình (13 tháng 3 năm 2015). “Thư chia buồn của Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  69. ^ Đình, Toàn (24 tháng 3 năm 2005). “Bộ trưởng Bộ GTVT cảm ơn các đơn vị, cá nhân cứu người”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  70. ^ N. V, Hải; M, Quang (1 tháng 4 năm 2006). “Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Đào Đình Bình kiểm điểm lại”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  71. ^ An, Nhi (11 tháng 6 năm 2018). “Câu chuyện đường sắt và cơn đau đầu của các đời Bộ trưởng”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  72. ^ Tuyết, Minh (12 tháng 3 năm 2005). “Tai nạn tàu E1 ở chân đèo Hải Vân: 11 người chết và khoảng 100 người bị thương”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  73. ^ Hồng, Hải (tháng 3 năm 2005). “Điện thăm hỏi các nạn nhân của Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  74. ^ Phùng, Sưởng (18 tháng 3 năm 2015). “Bộ GTVT đề nghị xử lý tập thể, cá nhân để xảy ra tai nạn tàu E1”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  75. ^ “Thành lập Đoàn công tác làm rõ nguyên nhân trách nhiệm vụ tai nạn tàu E1”. Nhân Dân. 22 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  76. ^ Phùng, Sưởng (22 tháng 3 năm 2005). “Bộ GTVT kiểm tra làm rõ nguyên nhân lật tàu E1”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  77. ^ Mai, Phong (22 tháng 3 năm 2005). “Làm rõ vụ tai nạn tàu E1 trước ngày 15-4”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  78. ^ “Bộ trưởng Giao thông vận tải có hình thức kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan”. Nhân Dân. 6 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  79. ^ “Vụ tàu E1: Chưa cán bộ đứng đầu nào bị kỷ luật”. BBC Tiếng Việt. 6 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  80. ^ H, K (6 tháng 4 năm 2005). “Xử lý tập thể, cá nhân liên quan từ cấp bộ trở xuống”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  81. ^ “11 người chết, hơn 100 người bị thương”. Sài Gòn Giải Phóng. 12 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  82. ^ Phan, Thanh (25 tháng 5 năm 2005). “Khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích cứu hộ”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  83. ^ T, Yên (23 tháng 3 năm 2005). “Đề nghị khắc phục 'điểm đen' trên tuyến đường sắt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  84. ^ Nhân, Thân (16 tháng 3 năm 2005). “Những vấn đề đặt ra từ vụ đổ tàu E1”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  85. ^ Đà, Trang (23 tháng 3 năm 2005). “Đổ tàu, đổ trách nhiệm”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  86. ^ Đình, Thăng (14 tháng 3 năm 2005). “Sao chẳng là lúc cách mạng ngành đường sắt?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  87. ^ Minh, Lê (17 tháng 3 năm 2005). “Xem xét toàn diện”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  88. ^ Diệp, Vân Sơn (31 tháng 3 năm 2005). “Đầu tư không hợp lý giữa đường sắt và đường không”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  89. ^ Võ, Thị Hảo (14 tháng 3 năm 2005). “Thương những đường ray”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  90. ^ “French President condoles victims of VN rail accident”. Việt Nam News. 18 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  91. ^ Hồng, Vân (tháng 3 năm 2005). “Tổng thống Jacques Chirac chia buồn vụ tai nạn đường sắt”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  92. ^ Minh, Luận (31 tháng 3 năm 2006). “Hoãn xử vụ lật tàu ở Lăng Cô”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  93. ^ Ngọc, Văn (27 tháng 4 năm 2006). “Xét xử vụ đổ tàu E1: Triệu tập đông, có mặt ít”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  94. ^ Quang, Tiến (24 tháng 4 năm 2006). “Chuẩn bị xét xử vụ tàu E1”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  95. ^ L, An (26 tháng 4 năm 2006). “Cả 2 lái tàu đều chối tội”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  96. ^ “Lái tàu Bùi Thái Sơn bị phạt 13 năm tù”. Nhân Dân. 29 tháng 4 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  97. ^ Đình, Toàn (5 tháng 5 năm 2006). “Ray rứt "tòa E1". Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  98. ^ Bùi, Ngọc Long (30 tháng 9 năm 2006). “Kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án tàu E1: Chỉ điều chỉnh một phần bồi thường dân sự”. Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  99. ^ Đình, Toàn (29 tháng 9 năm 2006). “Vụ đổ tàu E1: Y án sơ thẩm với hai bị cáo”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  100. ^ M, P (24 tháng 3 năm 2005). “Tạm đình chỉ công tác một số cán bộ”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  101. ^ Đ, Tr (25 tháng 3 năm 2005). “Vụ tai nạn tàu E1: Tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  102. ^ “Tạm đình chỉ công tác một số cán bộ liên quan vụ tai nạn tàu E1”. Nhân Dân. 25 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  103. ^ Phùng, Sưởng (15 tháng 4 năm 2005). “Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về vụ tai nạn tàu E1”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  104. ^ Tuấn, Phùng (16 tháng 4 năm 2005). “Bộ GTVT báo cáo tai nạn tàu E1: Trách nhiệm chung chung”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  105. ^ Như, Trang (23 tháng 4 năm 2005). “Cách chức 4 cán bộ liên quan đến vụ đổ tàu E1”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  106. ^ K, H (25 tháng 4 năm 2005). “Xem xét trách nhiệm lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  107. ^ Khiết, Hưng (26 tháng 4 năm 2005). “Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN nhận hình thức phê bình”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  108. ^ Như, Trang (25 tháng 4 năm 2005). “Vụ tàu E1: Phê bình 6 lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  109. ^ Trần, Đức (28 tháng 9 năm 2005). “Khiển trách Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  110. ^ “Khiển trách Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam”. Nhân Dân. 28 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  111. ^ “Bộ trưởng Đào Đình Bình bị kỷ luật cảnh cáo”. Thông tấn xã Việt Nam. 22 tháng 6 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021 – qua Tuổi Trẻ.
  112. ^ Phạm, Hiếu; Anh, Thư (3 tháng 4 năm 2006). “Bộ trưởng Đào Đình Bình từ chức”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  113. ^ A, Phương (4 tháng 4 năm 2006). “Bộ trưởng Đào Đình Bình chính thức xin từ chức”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  114. ^ Đức, Hòa (27 tháng 6 năm 2006). “Đề nghị miễn nhiệm 8 thành viên Chính phủ”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ “10 sự kiện chính trị - xã hội năm 2005”. VnExpress. 9 tháng 1 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  116. ^ Việt, Anh; Tuấn, Dũng (14 tháng 3 năm 2005). “Phản ứng dây chuyền - nhiều khách hoang mang sợ đi tàu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  117. ^ Phùng, Sưởng; Tùng, Duy (10 tháng 5 năm 2005). “Sau vụ lật tàu E1: Hầu hết các tàu nhanh đều đến chậm giờ”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  118. ^ Như, Trang (2 tháng 4 năm 2005). “Ký giao ước đảm bảo an toàn chạy tàu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  119. ^ Minh, Giang (7 tháng 9 năm 2005). “Lắp thiết bị khống chế vượt tốc chạy tàu”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  120. ^ Phúc, Hưng (23 tháng 5 năm 2007). “Sẽ "bắn" tốc độ tàu hỏa”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  121. ^ B, M (11 tháng 5 năm 2007). “Cuối quý 2-2007: Lắp đặt thiết bị kiểm soát tốc độ trên các đoàn tàu khách”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  122. ^ Trần, Đình Bá. “Ngành đường sắt Việt Nam tiếp tục...tụt hậu!”. VLR. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  123. ^ Quốc, Dũng (8 tháng 6 năm 2010). “Dự án đường sắt cao tốc Việt Nam: Nên có một dự án đối chứng”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  124. ^ Minh, Sơn (2017). “Xóm cứu tàu Lăng Cô”. VietnamPlus. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  125. ^ Phan, Thành (12 tháng 3 năm 2020). “15 năm chuyến tàu định mệnh”. Thừa Thiên Huế. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_tai_n%E1%BA%A1n_t%C3%A0u_E1_t%E1%BA%A1i_L%C4%83ng_C%C3%B4_2005