Wiki - KEONHACAI COPA

Vương quốc Kush

Vương quốc Kush
785 TCN[1]–350 CN
Thủ đôKerma; Napata; sau này là Meroe
Ngôn ngữ thông dụngMeroe, Nubia
Tôn giáo chính
Tôn giáo Ai Cập cổ đại
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Vua 
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
785 TCN[1]
• Kinh đô chuyển tới Napata
780 TCN
• Kinh đô chuyển tới Meroe
591 TCN
• Giải thể
350 CN
Dân số 
• Thời kì Ai Cập[2]
100000
• Thời kỳ Meroe[2]
1,150,000
Tiền thân
Kế tục
Tân Vương quốc Ai Cập
Nobatia
Makuria
Đế quốc Aksumite
Hiện nay là một phần của Ai Cập
 Sudan

Vương quốc Kush hoặc Kush (/kʊʃ, kʌʃ/) là một vương quốc cổ đại ở châu Phi nằm trên khu vực hợp lưu của sông Nile Xanh, Nile Trắngsông Atbara, ngày nay là cộng hòa Sudan.

Được thành lập vào giai đoạn cuối thời kỳ đồ đồng cùng với thời điểm Tân Vương Quốc suy tàn ở Ai Cập, kinh đô của nó đặt tại Napata trong giai đoạn đầu. Sau khi vua Kashta ("người Kush") xâm chiếm Ai Cập vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, các vị vua người Kush đã cai trị như là pharaoh của triều đại thứ 25 của Ai Cập suốt một thế kỷ, cho đến khi họ bị Psamtik I đánh đuổi vào năm 656 TCN.

Trong thời đại cổ điển, kinh đô của Kush nằm tại Meroe. Trong những tác phẩm địa lý Hy Lạp thời kỳ đầu, vương quốc Meroe được biết đến với tên gọi Ethiopia. Vương quốc Kush với kinh đô là Meroe đã tồn tại cho đến tận thế kỷ thứ 4 CN, khi mà nó bị suy yếu và tan rã do các cuộc nội chiến. Sau cùng, kinh đô của người Kush đã bị vương quốc Axum đánh chiếm và thiêu trụi hoàn toàn.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gốc ban đầu của vương quốc này được ghi nhận tại Ai Cập như là k3š, có khả năng phát âm là / kuɫuʃ / hoặc / kuʔuʃ / theo ngôn ngữ miền Trung Ai Cập khi thuật ngữ này được sử dụng lần đầu để chỉ Nubia, dựa trên sự chuyển ngữ tiếng Akkad thời Tân Vương Quốc như là sở hữu cách kūsi.[3][4][5] Nó cũng là một thuật ngữ dân tộc dùng để chỉ những cư dân bản địa đã xây dựng nên vương quốc Kush. Thuật ngữ này cũng được hiển thị trong tên người của người Kush,[6] như vua Kashta (một phiên âm của k3š-t3 "(người từ) đất Kush"). Về mặt địa lý, Kush là tên gọi chung cho khu vực phía nam của thác nước thứ nhất. Kush cũng là quê hương của những vị vua thuộc triều đại thứ 25.[7]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mentuhotep II (vị vua sáng lập nên thời kỳ Trung Vương Quốc) được ghi lại là đã tiến hành các chiến dịch chống lại người Kush vào các năm 29 và 31 dưới triều đại của ông. Đây là lần đầu tiên, tên gọi Kush được người Ai Cập nhắc tới; khu vực Nubia trước đó có tên gọi khác vào thời Cổ Vương Quốc.[8]

Dưới thời Tân Vương quốc của Ai Cập, Nubia (Kush) là một thuộc địa của Ai Cập, bắt đầu từ thế kỷ 16 TCN, nó nằm dưới sự cai quản của một Phó vương Ai Cập của Kush. Cùng với sự sụp đổ của Tân Vương Quốc vào khoảng năm 1070 TCN, Kush đã trở thành một vương quốc độc lập với kinh đô tại Napata ở miền trung Sudan.[9]

Người Kush chôn cất quốc vương của họ cùng với tất cả các triều thần trong những ngôi mộ tập thể. Các nhà khảo cổ gọi việc tiến hành điều này là "văn hóa mộ chảo".[10] Tên gọi này được đặt theo cách thức mà các hài cốt được chôn cất. Họ sẽ đào một cái hố và đặt đá xung quanh thành một vòng tròn.[11] Người Kush cũng được xây dựng những gò chôn cất và các kim tự tháp, họ còn thờ phụng một số các vị thần cũng được thờ cúng ở Ai Cập, đặc biệt là AmmonIsis. Với việc thờ những vị thần này, các vị vua người Kush bắt đầu sử dụng một số tên tuổi của các vị thần làm vương hiệu của họ.[7]

Các vị vua người Kush đã được coi là người giám hộ cho tôn giáo của vương quốc và chịu trách nhiệm cho việc duy trì những ngôi nhà của các vị thần.[12]

Chinh phục Ai Cập (Vương triều thứ 25)[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ cực đại của Kush vào năm 700 TCN
Các kim tự tháp Meroe ở Su dan – Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.[13]

Năm 945 TCN, Sheshonq I và các hoàng tử Libya nắm quyền kiểm soát vùng đồng bằng châu thổ Ai Cập cổ đại và thành lập cái gọi là triều đại Libya hay triều đại Bubastite, mà sẽ cai trị trong khoảng 200 năm. Sheshonq cũng giành được quyền kiểm soát miền nam Ai Cập bằng cách đặt các thành viên trong hoàn gia vào các vị trí tư tế quan trọng. Tuy nhiên, sự cai trị của người Libya bắt đầu suy yếu từ lúc nổi lên một triều đại đối thủ ở vùng đồng bằng châu thổ tại Leontopolis và mối đe dọa từ người Kush ở phía nam.

Khoảng năm 727 TCN, vị vua người Kush, Piye đã xâm chiếm Ai Cập, nắm lấy quyền kiểm soát của Thebes và cuối cùng là khu vực châu thổ.[14] Triều đại của ông, triều đại thứ 25 của Ai Cập, tiếp tục cai trị cho đến khoảng năm 671 TCN khi mà họ bị đế quốc Tân Assyria đánh đuổi.

Piye đã cố gắng để giành lại một chỗ đứng cho Ai Cập ở khu vực Cận Đông vốn bị mất trước đó năm thế kỷ, trong thời kỳ Trung đế quốc Assyriađế quốc Hittite. Tuy nhiên, ông đã bị vua Assyria Shalmaneser V đánh bại và sau đó là vị vua kế vị ông ta, Sargon II trong năm 720 TCN. Triều đại thứ 25 đặt kinh đô tại Napata, thuộc Nubia, mà bây giờ là Sudan. Alara thường được coi là vị vua sáng lập triều đại thứ 25 bởi những vị vua kế vị ông.

Triều đại thứ 25 đạt đến giai đoạn đỉnh cao của nó là dưới triều đại các vị pharaoh PiyeTaharqa. Triều đại thứ 25 còn mở ra một thời kỳ phục hưng cho Ai Cập cổ đại.[15] Tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và đã được khôi phục lại vẻ huy hoàng như thời Cổ, Trung, Tân Vương Quốc trước đó. Các vị Pharaoh, chẳng hạn như Taharqa, đã cho xây dựng hoặc phục hồi lại các đền thờ và tượng đài dọc theo suốt thung lũng sông Nile, bao gồm cả ở Memphis, Karnak, Kawa, Jebel Barkal, v.v...[16] Trong suốt triều đại thứ 25, việc xây dựng các kim tự tháp trở nên phổ biến ở khu vực thung lũng sông Nile (phần lớn ở Sudan ngày nay).[17][18][19]

Taharqa là con trai của vua Piye và mười bảy năm đầu tiên dưới triều đại của ông, Kush đã trở nên vô cùng thịnh vượng.[20] Trong thời gian này, chữ viết đã bắt đầu được giới thiệu ở Kush (Nubia), với sự xuất hiện của bảng chữ cái Meroe chịu ảnh hưởng Ai Cập vào khoảng năm 700-600 trước Công nguyên, mặc dù nó dường như hoàn toàn giới hạn trong triều đình và những ngôi đền lớn.[21]

Tầm ảnh hưởng của Ai Cập đã giảm đáng kể về vào giai đoạn cuối của thời kỳ hỗn loạn thứ ba. Những đồng minh Canaan người Semit lịch sử của nó ở miền Nam Levant đã rơi vào tay đế quốc Trung Assyria (1365-1020 TCN), và sau đó là đế quốc Tân Assyria (935-605 TCN). Từ thế kỷ 10 TCN trở đi, người Assyria đã một lần nữa bành trướng từ quê hương của họ ở miền bắc Mesopotamia, và chinh phục một đế quốc rộng lớn, bao gồm toàn bộ vùng Cận Đông, và nhiều vùng Tiểu Á, phía đông Địa Trung Hải, vùng Caucasus và Iran/Ba Tư cổ đại.

Tới năm 700 TCN, chiến tranh giữa hai đế quốc dường như đã trở thành điều không thể tránh khỏi. Taharqa đã có được một số thành công nhỏ ban đầu trong nỗ lực của ông nhằm giành lại ảnh hưởng ở vùng Cận Đông. Ông đã hỗ trợ vua Hezekiah đẩy lui cuộc tấn công của Sennacherib và người Assyria (2 Các Vua 19: 9; Isaiah 37: 9), tuy nhiên bệnh dịch bùng phát trong quân đội Assyria dường như đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong việc đánh chiếm Jerusalem chứ không phải bất kỳ trở ngại quân sự nào, và những ghi chép Assyrian đã chỉ ra rằng Hezekiah đã buộc phải triều cống. Vua Sennacherib của người Assyria sau đó đánh bại Taharqa và đánh đuổi người Nubia và Ai Cập ra khỏi khu vực này.

Giữa năm 674 và 671TCN, mệt mỏi vì sự can thiệp của Ai Cập trong đế quốc của mình, vua Esarhaddon đã bắt đầu xâm lược Ai Cập. Assyria, vốn là đội quân tinh nhuệ nhất thế giới từ thế kỷ 14 TCN, đã chinh phục lãnh thổ rộng lớn này với tốc độ đáng ngạc nhiên. Taharqa đã bị Esarhaddon đánh bại, và rút chạy về quê hương Nubia của ông. Esarhaddon thuật lại là đã "thiết lập nên các lãnh chúa địa phương và những viên thống đốc" và "Tất cả người Ethiopia đã bị ta trục xuất khỏi Ai Cập, khiến cho không một ai không thuần phục ta".

Tuy nhiên, các chư hầu Ai Cập vốn được Esarhaddon lập nên chỉ là bù nhìn và không thể hoàn toàn nắm giữ quyền lực lâu dài mà không có sự trợ giúp từ người Assyria. Hai năm sau, Taharqa trở lại từ Nubia và nắm quyền kiểm soát một phần miền nam Ai Cập xa về phía bắc tới tận Memphis từ tay đám chư hầu địa phương của Esarhaddon. Esarhaddon đã chuẩn bị để quay trở lại Ai Cập và một lần nữa đẩy lùi Taharqa, tuy nhiên ông ta đã ngã bệnh và qua đời tại kinh đô Nineveh, trước khi có thể rời Assyria. Vị vua kế vị, Ashurbanipal, đã phái một Turtanu (tướng quân) với một đội quân nhỏ nhưng được huấn luyện tốt và một lần nữa đánh bại Taharqa và trục xuất ông ra khỏi Ai Cập, và ông buộc phải rút chạy trở lại quê hương ở Nubia rồi qua đời hai năm sau đó.

Vị vua kế vị ông, Tanutamun, cố gắng để giành lại Ai Cập. Ông đã đánh thắng Necho, vị vua chư hầu được Ashurbanipal dựng nên, và chiếm Thebes trong quá trình này. Người Assyria, vốn đang đóng quân phía bắc, sau đó đã phái một đội quân lớn tiến về phía nam. Tantamani bị đánh tan và quân đội Assyria cướp phá Thebes đến mức nó không bao giờ thực sự hồi phục lại được nữa. Tantamani bị truy đuổi về tận Nubia, không bao giờ đe dọa đế quốc Assyria một lần nữa. Một vị vua Ai Cập bản địa, Psammetichus I, được đặt lên ngôi vua và là một chư hầu của Ashurbanipal.[20][22]

Triều đại thứ 25

Dời đô về Moroe[sửa | sửa mã nguồn]

Aspelta đã dời đô đến Meroe, xa hơn về phía nam so với Napata, có thể vào năm 591 TCN.[23] Cũng có thể Meroe đã luôn luôn là kinh đô của người Kush.

Các nhà sử học tin rằng những vị vua Kush có thể đã lựa chọn Meroe bởi vì không giống như Napata, các khu vực xung quanh Meroe có đủ rừng để cung cấp nhiên liệu cho việc rèn sắt. Ngoài ra, Kush đã không còn phụ thuộc vào sông Nile để giao thương với thế giới bên ngoài; thay vào đó họ có thể vận chuyển hàng hóa từ Meroe tới bờ Biển Đỏ, và có thể dễ dàng giao thương với các thương nhân Hy Lạp.

Người Kush cũng đã sử dụng bánh xe nước do động vật kéo để tăng năng suất và tạo ra sản lượng dư thừa, đặc biệt là trong thời kỳ vương quốc Napata-Meroe.[24]

Vào khoảng năm 300 TCN, quá trình dời đô về Meroe đã được hoàn tất khi các vị vua bắt đầu được chôn cất ở đó, thay vì ở Napata. Một giả thuyết cho rằng điều này là do các vị vua muốn phá vỡ quyền lực của các giáo sĩ tại Napata. Theo Diodorus Siculus, một vị vua Kush, "Ergamenes", đã thách thức và tàn sát các giáo sĩ. Câu chuyện này có thể được cho là ám chỉ đến vị vua đầu tiên được chôn cất tại Meroe có tên tương tự là Arqamani,[25] ông đã cai trị trong nhiều năm sau khi nghĩa địa hoàng gia được mở tại Meroe. Trong cùng thời gian này, quyền lực của người Kush đã trải dài hơn 1.500 km dọc theo thung lũng sông Nile từ biên giới Ai Cập ở phía bắc tới khu vực phía nam của Khartoum ngày nay và có lẽ cũng mở rộng lãnh thổ đáng kể về phía đông và phía tây.[26]

Nền văn minh Kush đã tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ. Trong thời kỳ Napata, chữ tượng hình Ai Cập đã được sử dụng: vào thời điểm này các ghi chép dường như chỉ hạn chế trong cung đình và đền thờ.[27] Vào thế kỷ thứ 2 TCN, một hệ thống chữ viết Meroe riêng biệt đã xuất hiện.[27] Đây là một bảng chữ cái với 23 ký tự được sử dụng theo dạng chữ tượng hình (chủ yếu trên nghệ thuật tượng đài) và trong các văn bản ghi chép [27] Cho đến nay đã có 1278 ghi chép sử dụng ngôn ngữ này được biết đến (Leclant 2000). Các ký tự này đã được Griffith giải mã, nhưng ngôn ngữ đằng sau nó vẫn còn là một vấn đề, với chỉ một vài từ trong số đó được các học giả hiện đại hiểu.[27] Và vẫn chưa có thể kết nối tiếng Meroe với các ngôn ngữ khác.[27]

Strabo đã ghi chép lại một cuộc chiến tranh giữa người Kush với người La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN. Sau những chiến thắng ban đầu của Kandake (hoặc "Candace") Amanirenas, người Kush bị đánh bại và Napata đã bị cướp phá.[28] Mặc dù vậy, sự tàn phá kinh đô Napata chưa phải là đòn chí mạng đối với người Kush và không đủ để khiến Candace sợ hãi và ngăn cản bà tiếp tục cuộc chiến với quân đội La Mã. Chỉ ba năm sau, năm 22 TCN, một đạo quân lớn của người Kush tiến về phía Bắc với ý định tấn công Qasr Ibrim. Nhận được cấp báo về điều này, Petronius lại hành quân về phía nam và cấp tốc tiến đến Qasr Ibrim, rồi tăng cường phòng thủ nó trước khi người Kush tới. Mặc dù các ghi chép cổ không miêu tả trận chiến diễn ra, nhưng chúng ta biết rằng người Kush đã phái sứ thần tới đàm phán một hiệp định hòa bình với Petronius. Sau đó, họ đã thành công trong việc đàm phán một hiệp ước hòa bình với các điều khoản thuận lợi[28] và thương mại giữa hai nước đã dần tăng lên[29]:149.Một số sử gia như Theodore Mommsen đã viết rằng dưới thời Augustus, Nubia là một "nhà nước chư hầu" của đế chế La Mã.

Hoàng đế La Mã Nero được cho là đã lên kế hoạch tiến hành chinh phục Kush trước khi ông qua đời vào năm 68 CN[29]:150–151. Kush bắt đầu suy yếu dần từ thế kỷ 1 hoặc thế kỷ thứ 2, có thể là do suy sụp bởi cuộc chiến tranh với tỉnh Ai Cập của La Mã và sự đi xuống trong các ngành công nghiệp truyền thống của nó.[30]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Fisher, Marjorie M.; Lacovara, Peter; Ikram, Salima; và đồng nghiệp biên tập (2012). Ancient Nubia: African Kingdoms on the Nile. The American University in Cairo Press. ISBN 978-977-416-478-1.
  2. ^ a b Stearns, Peter N. biên tập (2001). “(II.B.4.) East Africa, c. 2000–332 B.C.E.”. The Encyclopedia of World History: Ancient, Medieval, and Modern, Chronologically Arranged (ấn bản 6). Boston: Houghton Mifflin Harcourt. tr. 32. ISBN 978-0-395-65237-4.[liên kết hỏng]
  3. ^ Goldenberg, David M. (2005). The Curse of Ham: Race and Slavery in Early Judaism, Christianity, and Islam . Princeton University Press. tr. 17. ISBN 978-0691123707.
  4. ^ Spalinger, Anthony (1974). “Esarhaddon and Egypt: An Analysis of the First Invasion of Egypt”. Orientalia, NOVA SERIES, Vol. 43 pp. 295-326, XI.
  5. ^ Allen, James P. (ngày 11 tháng 7 năm 2013). The Ancient Egyptian Language: An Historical Study. Cambridge University Press. tr. 53. ISBN 9781107032460. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ Török, László. Der Nahe und Mittlere Osten. BRILL, 1997. Print.
  7. ^ a b Van, de M. M. A History of Ancient Egypt. Chichester, West Sussex: Wiley-Blackwell, 2011. Print.
  8. ^ Historical Dictionary of Ancient and Medieval Nubia, Richard A. Lobban Jr., p. 254.
  9. ^ Morkot, Roger G. "On the Priestly Origin of the Napatan Kings: The Adaptation, Demise and Resurrection of Ideas in Writing Nubian History" in O'Connor, David and Andrew Reid, eds. Ancient Egypt in Africa (Encounters with Ancient Egypt) (University College London Institute of Archaeology Publications) Left Coast Press (1 Aug 2003) ISBN 978-1-59874-205-3 p.151
  10. ^ Pan Grave Culture Lưu trữ 2012-03-19 tại Wayback Machine – By K. Kris Hirst
  11. ^ [1] – By Manfred Bietak
  12. ^ Welsby, Derek A. The Kingdom of Kush: the Napatan and Meroitic Empires. Princeton, NJ: Markus Wiener, 1998. Google Scholar. Web. 20 Oct. 2011
  13. ^ World Convention Heritage UNESCO World Heritage
  14. ^ Shaw (2002) p. 345
  15. ^ Diop, Cheikh Anta (1974). The African Origin of Civilization. Chicago, Illinois: Lawrence Hill Books. tr. 219–221. ISBN 1-55652-072-7.
  16. ^ Bonnet, Charles (2006). The Nubian Pharaohs. New York: The American University in Cairo Press. tr. 142–154. ISBN 978-977-416-010-3.
  17. ^ Mokhtar, G. (1990). General History of Africa. California, USA: University of California Press. tr. 161–163. ISBN 0-520-06697-9.
  18. ^ Emberling, Geoff (2011). Nubia: Ancient Kingdoms of Africa. New York: Institute for the Study of the Ancient World. tr. 9–11.
  19. ^ Silverman, David (1997). Ancient Egypt. New York: Oxford University Press. tr. 36–37. ISBN 0-19-521270-3.
  20. ^ a b Török, László. The Kingdom of Kush: Handbook of the Napatan-Meroitic Civilization. Leiden: Brill, 1997. Google Scholar. Web. 20 Oct. 2011.
  21. ^ “Meroitic script”.
  22. ^ Georges Roux – Ancient Iraq pp. 330–332
  23. ^ Festus Ugboaja Ohaegbulam (ngày 1 tháng 10 năm 1990). Towards an understanding of the African experience from historical and contemporary perspectives. University Press of America. tr. 66. ISBN 978-0-8191-7941-8. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.
  24. ^ William Y. Adams, Nubia: Corridor to Africa (Princeton University Press, 1977) 346-47, and William Y. Adams,
  25. ^ Fage, J. D.: Roland Anthony Oliver (1979) The Cambridge History of Africa, Cambridge University Press. ISBN 0-521-21592-7 p. 228 [2]
  26. ^ Edwards, page 141
  27. ^ a b c d e Meroitic script
  28. ^ a b Arthur E. Robinson, "The Arab Dynasty of Dar For (Darfur): Part II", Journal of the Royal African Society (Lond). XXVIII: 55–67 (October, 1928)
  29. ^ a b Jackson, Robert B. (2002). At Empire's Edge: Exploring Rome's Egyptian Frontier. Yale University Press. ISBN 0300088566.
  30. ^ The Story of Africa| BBC World Service

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Edwards, David N. (2004). The Nubian Past. London: Routledge. tr. 348 Pages. ISBN 0-415-36987-8.
  • Leclant, Jean (2004). The empire of Kush: Napata and Meroe. London: UNESCO. tr. 1912 Pages. ISBN 1-57958-245-1.
  • Oliver, Roland (1978). The Cambridge history of Africa. Vol. 2, From c. 500 BC to AD 1050. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 858 Pages. ISBN 0-521-20981-1.
  • Oliver, Roland (1975). The Cambridge History of Africa Volume 3 1050 – c. 1600. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 816 Pages. ISBN 0-521-20981-1.
  • Shillington, Kevin (2004). Encyclopedia of African History, Vol. 1. London: Routledge. tr. 1912 Pages. ISBN 1-57958-245-1.
  • Török, László (1998). The Kingdom of Kush: Handbook of the Napatan-Meriotic Civilization. Leiden: BRILL. tr. 589 Pages. ISBN 90-04-10448-8.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_qu%E1%BB%91c_Kush