Wiki - KEONHACAI COPA

Uốn ván

Tetanus
Tranh vẽ nạn nhân uốn ván (do họa sĩ Charles Bell vẽ năm 1809)
ICD-10A33-A35
ICD-9-CM037, 771.3
DiseasesDB2829
MedlinePlus000615
eMedicineemerg/574

Phong đòn gánh hay chứng uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể thường làm chết người. Nguyên nhân là do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da.

Triệu chứng là tê cứng lưỡi và hàm, sau đó giật cứng cả người (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh) và khi hệ cơ của lồng ngực bị cứng sẽ khó thở, và gây tử vong.

Bệnh có thể ngừa bằng tiêm chủng vắc-xin.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ Shibasaburo Kitasato, người đã tìm ra vi trùng trong máu nạn nhân uốn ván.
Clostridium

Từ thời thượng cổ (thể kỷ 5 TCN) đã có ghi lại chứng bệnh có lẽ là uốn ván.

Năm 1884 hai nhà nghiên cứu Antonio Carle và Giorgio Rattone lấy mủ từ một bệnh nhân bị uốn ván tiêm vào người họ. Cùng năm, Nicolaier chích đất vào thân thể của gia súc cho thấy làm thế có thể gây chứng uốn ván. Năm 1889, Shibasaburo Kitasato tìm ra vi trùng trong máu nạn nhân uốn ván. Ông lấy chích vào động vật và kết luận rằng chất độc làm ra bệnh có thể bị trừ khử bằng kháng thể. Năm 1897, Nocard chứng minh cho thấy khả năng phòng ngừa bằng cách chích kháng thể tạo từ động vật khác. Phương pháp miễn dịch thụ động cho phong đòn gánh được sử dụng trong thế chiến thứ nhất. Năm 1924, Descombey tìm ra biến độc tố cho phong đòn gánh và được sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai.[1]

Chủng ngừa[sửa | sửa mã nguồn]

Cách ngăn ngừa bệnh uốn ván là chủng ngừa bằng vắc-xin [2]. Theo hướng dẫn của trung tâm phòng bệnh y tế Hoa Kỳ thì cứ 10 năm phải chủng bồi thêm. Nếu có vết thương bẩn mà không biết lần cuối tiêm chủng vào lúc nào, hoặc trong đời có chủng ngừa ít hơn 3 lần, thì nên tiêm bồi một mũi. Vắc-xin cần hơn 2 tuần mới có hiệu nghiệm. Một khi bệnh đã phát, vắc-xin sẽ không có tác dụng chữa trị.[3]

Tại Úc, trẻ em từ 2 tháng cho đến 6 tuổi được chủng ngừa uốn ván 4 lần.

Lịch trình chủng ngừa tại Úc sửa

TuổiHBVTetDiphPertPolioHIBPnm*ROTMMRMenVarFluGhi chú
Mới sinhX'HBV: Viêm gan siêu vi B;
Tet: Bệnh uốn ván ;
Diph: Bệnh bạch hầu;
Pert: Bệnh ho gà;
Polio: Bệnh viêm tủy xám;
HIB: Viêm màng não do Hemophilus influenzae B;
Pnm* (loại 7vPCV) : Viêm màng não do Pneumococcus (trẻ em);
Pnm* (loại 23vPPV): Viêm phổi do Pneumococcus (người lớn tuổi);
ROT: Tiêu chảy do Rotavirus
MMR: Bệnh sởi, Quai bịSởi Đức;
Men: Viêm màng não do Meningococcus
Var
Bệnh thủy đậu;
Flu: Bệnh cúm
2 thángXXXXXXXXx
4 thángXXXXXXXXx
6 thángXXXXXXXx
12 thángXXx|x
18 thángX
4 tuổiXXXXX
10-13 tuổiXX
15-17 tuổiXXX
Trên 64 tuổiXX

Nguồn: Trung tâm chủng ngừa Úc

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phong đòn gánh Tài liệu Trung tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Bệnh Hoa Kỳ
  2. ^ Hopkins, A. (1991). “Diphtheria, tetanus, and pertussis: recommendations for vaccine use and other preventive measures. Recommendations of the Immunization Practices Advisory committee (ACIP)”. MMWR Recomm Rep. 40 (RR-10): 1–28. doi:10.1542/peds.2006-0692. PMID 1865873.
  3. ^ Porter JD, Perkin MA, Corbel MJ, Farrington CP, Watkins JT, Begg NT (1992). “Lack of early antitoxin response to tetanus booster”. Vaccine. 10 (5): 334–6. PMID 1574917.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/U%E1%BB%91n_v%C3%A1n