Wiki - KEONHACAI COPA

Uốn sáp tạo hình

Uốn sáp tạo hình
Khoa/NgànhTâm thần học
Triệu chứngBệnh nhân giảm phản ứng với các kích thích và có xu hướng giữ nguyên tư thế bất động
Nguyên nhânRối loạn cảm xúc và hành vi, hành vi căng trương lực
Điều trịLiệu pháp sốc điện

Trong tâm thần học, uốn sáp tạo hình (tiếng Anh: waxy flexibility) là một triệu chứng của rối loạn tâm thần vận động, thuộc vào nhóm triệu chứng của căng trương lực.[1] Uốn sáp tạo hình là tình trạng mà bệnh nhân giảm phản ứng với các kích thích và có xu hướng giữ nguyên tư thế bất động.[2] Khi thay đổi tư thế bệnh nhân sẽ gặp một chút "kháng cự" và sau khi thay đổi tư thế mới thì bệnh nhân lại tiếp tục duy trì tư thế mới đó.[3] Uốn sáp tạo hình hiếm khi xảy ra trong trường hợp mê sảng.[4] Triệu chứng uốn sáp tạo hình đi kèm với ít nhất 2 triệu chứng căng trương lực khác như sững sờ hoặc phủ định là đủ để đảm bảo chẩn đoán căng trương lực.[5]

Một bệnh nhân nữ biểu hiện căng trương lực

Nếu ai đó di chuyển cánh tay của một bệnh nhân đang bị uốn sáp tạo hình, bệnh nhân sẽ giữ nguyên cánh tay ở chính vị trí này, nếu di chuyển sang vị trí khác thì bệnh nhân tiếp tục giữ cách tay ở vị trí đó, như thể đang "nặn sáp". Khi di chuyển các chi của bệnh nhân, ta có cảm giác như chúng được làm bằng sáp, cảm giác như đang bẻ cong sáp nến.[6] Mặc dù theo lịch sử, uốn sáp tạo hình liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt, nhưng cũng có những rối loạn khác như rối loạn cảm xúc và hành vi, biểu hiện bằng hành vi căng trương lực.[7]

Liệu pháp sốc điện thường được sử dụng để điều trị căng trương lực.[8] Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân căng trương lực có triệu chứng uốn sáp tạo hình thì đáp ứng nhanh hơn với liệu pháp sốc điện so với những bệnh nhân có các triệu chứng căng trương lực khác.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ungvari GS, Goggins W, Leung SK, Lee E, Gerevich J (tháng 2 năm 2009). “Schizophrenia with prominent catatonic features ('catatonic schizophrenia') III. Latent class analysis of the catatonic syndrome”. Prog. Neuropsychopharmacol. Biol. Psychiatry. 33 (1): 81–5. doi:10.1016/j.pnpbp.2008.10.010. PMID 18992297.
  2. ^ “Definition – Online Medical Dictionary”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Barlow, D. H., & Durand, V. Mark. (2015). Abnormal Psychology: An Integrative Approach. Stamford, CT: Cengage Learning, p. 485
  4. ^ Regal, P. (2017). Malignant Catatonia Versus Delirium. American Journal of Medicine, 130(1), e33. doi:10.1016/j.amjmed.2016.07.033
  5. ^ Barlow, D. H., & Durand, V. Mark. (2015). Abnormal Psychology: An Integrative Approach. Stamford, CT: Cengage Learning, p. 485
  6. ^ Caroff, Stanley N.; Mann, Stephan C. (2007). Catatonia: From Psychopathology to Neurobiology. American Psychiatric Pub. tr. 51. ISBN 9781585627127.
  7. ^ American Psychiatric Association (2000) Diagnostic and statistical manual of mental disorders (DSM-IV TR) 4th edition. USA: American Psychiatric Association
  8. ^ Raveendranathan, D., Narayanaswamy, J., & Reddi, S. (2012). Response rate of catatonia to electroconvulsive therapy and its clinical correlates. European Archives Of Psychiatry & Clinical Neuroscience, 262(5), 425.
  9. ^ Raveendranathan, D., Narayanaswamy, J., & Reddi, S. (2012). Response rate of catatonia to electroconvulsive therapy and its clinical correlates. European Archives Of Psychiatry & Clinical Neuroscience, 262(5), 429.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/U%E1%BB%91n_s%C3%A1p_t%E1%BA%A1o_h%C3%ACnh