Wiki - KEONHACAI COPA

Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)

Tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên
L1
Đoạn đi trên cao của tuyến metro song song với đường Võ Nguyên Giáp thuộc thành phố Thủ Đức
Thông tin chung
KiểuTàu điện ngầm
Hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạngđang xây dựng
Ga đầuBến Thành
Ga cuốiBến Xe Suối Tiên
Nhà ga14
Hoạt động
Hoạt động1 tháng 7 năm 2024 (dự kiến)
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Trạm bảo trìLong Bình
Thế hệ tàuN/A
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến19,7 km (12,2 mi)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóaĐường dây trên cao 1500 V
Tốc độ110 km/h (trên cao)
80 km/h (ngầm)
Bản đồ hành trình

Up arrow Tân KiênL3A
Left arrow Bến tàu Hiệp PhướcL4
Củ Chi UpperRight arrowL2
L1-01Bến Thành
LowerLeft arrow Thủ ThiêmL2
Thạnh Xuân Right arrowL4
L1-02Nhà hát Thành Phố
Cầu Ba Son
L1-03Ba Son
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Rạch Văn Thánh
Đường Nguyễn Hữu Cảnh
L1-04Công Viên Văn Thánh
Đường Điện Biên Phủ
Bến Xe Cần Giuộc mới UpperRight arrowL5
L1-05Tân Cảng
Sông Sài Gòn
L1-06Thảo Điền
L1-07An Phú
L1-08Rạch Chiếc
Rạch Chiếc
L1-09Phước Long
L1-10Bình Thái
Đường Vành đai 2
L1-11Thủ Đức
Đường Võ Văn Ngân
Suối Cái
L1-12Khu Công Nghệ Cao
Quốc lộ 1
L1-13Đại Học Quốc Gia
Ranh giới TPHCMBình Dương
Quốc lộ 1, Xa lộ Hà Nội
L1-14Bến Xe Suối Tiên
LowerRight arrow Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Down arrow Biên Hòa (Đồng Nai)
Ranh giới Bình DươngTPHCM
Depot Long Bình

Tuyến Metro số 1 hay còn gọi là tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đang được xây dựng và hiện tại dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại vào quý IV năm 2024.[1] Tuyến đường sắt này có đoạn đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đoạn đi trên cao 17,1 km qua 11 ga, tổng chiều dài là 19,7 km. Màu biểu trưng của tuyến là màu đỏ thẫm.

Dự án được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007, khởi công vào năm 2008[2] với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Theo kế hoạch ban đầu dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018, tuy nhiên vì những vấn đề về chậm giải phóng mặt bằng và bê bối xây dựng được phát hiện sau khi thanh kiểm tra dự án vào năm 2020, đến hiện tại dự án xin lùi thời gian nghiệm thu và vận hành thương mại đến năm 2024.

Đường sắt Bến Thành – Suối Tiên còn kết nối với tuyến đường sắt Suối Tiên – Thành phố mới Bình Dương của tỉnh Bình Dương.

Sau khi xảy ra và phát hiện những sai phạm kỹ thuật và lỗi thiết kế nghiệm trọng, dự án xuất hiện tình trạng chối bỏ trách nhiệm của tổng thầu Nhật Bản là Liên danh Tư vấn chung (NJPT) và Liên danh Sumitomo-Cienco 6 (SCC).[3]

Vốn[sửa | sửa mã nguồn]

Việc bố trí kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 chưa đáp ứng nhu cầu. Năm 2017 vốn ODA được giao chỉ là 2.119 tỷ đồng trong khi nhu cầu là 5.422 tỷ đồng (đáp ứng được 39%), giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn là 20.930 tỷ đồng thì tuyến metro 1 mới được giao 7.500 tỷ đồng (đáp ứng được 36%).[4]

Hiện dự án dự án đã giải ngân vốn ODA là 69,427 tỉ Yên (tương đương 13.969 tỉ đồng, bao gồm giải ngân từ khoản tạm ứng ngân sách TP là 1.900 tỉ đồng), đạt 33% tổng vốn ODA; vốn đối ứng giải ngân được 1.465 tỉ đồng, đạt 27%.[5]

Đội vốn và trì hoãn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kế hoạch, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011. Nhưng lúc này chính sách đã thay đổi, dự án thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện, tổng mức đầu tư dự án vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.[6]

Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Nhưng đến nay, dự án mới thi công được 70% khối lượng nên thời gian đi vào hoạt động dự kiến từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.[7] Hiện nay công trình phải đội vốn, nên dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021.

Thiếu tiền[sửa | sửa mã nguồn]

Để vận hành đúng kế hoạch năm 2020, trong giai đoạn 2016-2020 dự án cần khoảng 28.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hồi tháng 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chỉ bố trí kế hoạch vốn ODA nguồn ngân sách trung ương cho dự án là 7.500 tỷ đồng - dự án thiếu đến 20.500 tỷ. UBND TP HCM đã 4 lần tạm ứng tiền (tổng cộng 3.300 tỷ) để BQL thanh toán cho các nhà thầu, chi trả cho nhân viên.

Bị nợ tiền kéo dài, hồi tháng 11, ông Umeda Kunio (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) đã gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công, tư vấn đã lên hơn 100 triệu USD, cảnh báo nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.[7]

Tình trạng người điều hành[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), Bí thư Đảng ủy Hoàng Như Cương đi Mỹ từ nửa đầu tháng 12 năm 2018 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép theo quy định. Trước khi đi nước ngoài, ông Cương đã viết tay đơn xin nghỉ việc đột xuất không hưởng lương, gửi trưởng MAUR. Thời gian xin nghỉ phép bắt đầu từ ngày 10 đến hết ngày 31-12-2018.[8] Ông Cương sau đó bị cảnh cáo về Đảng và chính quyền và tự thôi việc sau khi Ban Thường vụ Thành ủy không cho kéo dài giữ chức vụ Phó trưởng MAUR.[9]

Sau đó, ông Lê Nguyễn Minh Quang, nguyên trưởng ban MAUR, đã nộp đơn xin thôi việc vì lý do cá nhân.[10] Tính đến thời điểm tháng 12/2018 đã có tới 42 người nghỉ việc, trong số này có 5 lãnh đạo phòng/ban, 37 chuyên viên. Đó là chưa kể 3 người nghỉ do tinh giản biên chế. Hàng loạt lãnh đạo chủ chốt và nhiều cán bộ, chuyên viên, nhân viên Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc và được chấp thuận.[11] Mọi việc chỉ ổn định lại khi đồng chí Bùi Xuân Cường, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định về làm Trưởng MAUR thay ông Quang bị miễn nhiệm.[12]

Mẫu tàu điện[sửa | sửa mã nguồn]

Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vào đầu tháng 3/2015 người dân sẽ được vào tham gia, góp ý về kiểu dáng, màu sắc... của tàu metro. Thời gian tham quan kéo dài trong ba tháng. Sau đó, Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề xuất với nhà chế tạo theo yêu cầu của người dân.

Nhận xét về mô hình đầu máy toa xe metro, Ban quản lý đường sắt đô thị cho rằng thiết kế ngoại thất thể hiện hình ảnh hiện đại của đoàn tàu metro này. Màu xanh da trời được lựa chọn cho tàu để thể hiện một vẻ ngoài tươi trẻ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam.[13]

Tàu có thể chở tới 930 hành khách với mật độ hành khách đứng là 8 người/m². Tay vịn, móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách. Trên toa tàu còn bố trí thêm vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn).

Về toa xe, bao gồm:

  • 3 toa xe giai đoạn đầu (đã về đến depot Long Bình ngày 10/10)[14]
  • 6 toa xe giai đoạn cuối

Hướng tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ lộ trình tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên

Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến thành đến qua ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River sau đó đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga cuối Suối Tiên, ngay phía trước Bến xe Miền Đông mới.

Nhà ga[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 14 nhà ga trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phốBa Son. Còn 11 ga còn lại là các nhà ga trên cao: Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công Nghệ Cao, Đại Học Quốc Gia, Bến Xe Suối Tiên.

SốTên gaHình ảnhKhoảng cách (km)Tuyến trung chuyểnVị trí
Giữa các
nhà ga
Từ ga
Bến Thành
Tỉnh thànhQuận/ThànhPhường
L101Bến Thành-0,0TP. Hồ Chí MinhQuận 1Bến Thành
L102Nhà hát Thành Phố0.60,6Bến Nghé
L103Ba Son1.72,3T Tramway 1
L104Công viên Văn Thánh1.23,5Bình ThạnhPhường 22
L105Tân Cảng0.94,4L5 Tuyến số 5Phường 25
L106Thảo Điền1.15,5M2 Monorail 2TP. Thủ ĐứcThảo Điền
L107An Phú1.06,5
L108Rạch Chiếc1.78,2Buýt nhanh BRT01An Phú
L109Phước Long1.59,7Trường Thọ
L110Bình Thái1.311,0
L111Thủ Đức1.812,8Bình Thọ
L112Khu Công Nghệ Cao2.415,2Linh Trung
L113Đại Học Quốc Gia1.516,7
L114Bến Xe Suối Tiên3.019,7L1 Tuyến số 1 kéo dàiBình DươngTP. Dĩ AnBình Thắng

Khu vực Depot[sửa | sửa mã nguồn]

Depot[a] của tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức với diện tích khoảng 27,4 ha. là khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng tàu tuyến số 1 đến năm 2040.[cần dẫn nguồn] Bao gồm các tòa nhà vận hành và bảo dưỡng; xưởng chính bảo dưỡng tàu; các cơ sở hạ tầng bảo dưỡng các thiết bị khác của đường ray, hệ thống điện, tín hiệu, thông tin liên lạc; bãi đỗ tàu; trạm vệ sinh tàu; mạng lưới đường nội bộ bên trong và bên ngoài khu vực; và khu văn phòng.

Vận tốc tàu[sửa | sửa mã nguồn]

  • 110 km/h ở phần trên cao
  • 80 km/h ở phần ngầm
  • 35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
  • 25 km/h ở nhà ga

Thời gian hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạnKhoảng cách thời gianThời gianSố tàu hoạt động
Giờ cao điểm2 phút 10 giây05:30 ~ 09:30111
16:00 ~ 20:00
Giờ bình thường5 phút09:30 ~ 16:00 - 20:00 ~ 23:30126

Bê bối xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 10 tháng 11 năm 2020, tại trụ P14-10, phát hiện gối dầm cầu cạn bị rơi khỏi vị trí lắp đặt làm hỏng đường ray phía trên, nguy cơ ảnh hưởng tuổi thọ công trình cũng như an toàn chạy tàu. Theo chủ đầu tư là Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR), gối cao su (gối trái theo hướng từ Bến Thành đi Suối Tiên) sử dụng cho dầm cầu cạn tại vị trí trụ P14-10 (dầm đã lắp 4 năm trước) bị rơi khỏi vị trí đá kê gối "không rõ nguyên nhân". Việc này khiến đường ray đã lắp phía trên hư hỏng, bung khỏi các bu-lông liên kết với hệ thống đỡ ở dưới; bê tông đệm đường ray ở vị trí này bị nứt. MAUR đánh giá sự cố có nguy cơ gây nứt vỡ cục bộ gối dầm khi chịu tác động. Đặc biệt cả đoạn dầm hoàn thiện sẽ chịu sự uốn xoắn bởi lực phân bổ không đều khi gối cao su rơi ra ngoài, dẫn đến phần đáy, thành dầm chữ U, nhiều khả năng cũng bị nứt. Việc này bị cho làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng tuổi thọ công trình và nguy cơ mất an toàn khi đoàn tàu chạy.[15] Qua rà soát, MAUR phát hiện 2 gối lắp trên công trình nhẹ hơn 9 kg so với hồ sơ thiết kế, và vật liệu thép dùng cho gối cầu không đúng quy định hợp đồng.[16] MAUR cho rằng tổng thầu (Liên danh Tư vấn chung (NJPT) và Liên danh Sumitomo-Cienco 6 (SCC)) có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm, kéo dài sự việc.[3]
  • Ngày 2 tháng 4 năm 2021, phát hiện thêm bốn gối cầu bị sự cố. Bốn gối cầu nằm ở vị trí trụ P9-05 đoạn cầu cạn VD19 và trụ P11-06 đoạn cầu VD11, thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) tuyến Metro Số 1. Các gối bị xê dịch khỏi đá kê 7–11 mm. Trong số này, hai gối sản xuất từ nhà máy Megaba (Hàn Quốc), còn lại từ nhà máy Kawakin (Nhật Bản). Chưa rõ nguyên nhân bốn gối dịch chuyển. Việc tiếp tục xảy ra sự cố, cùng hai gối bị phát hiện trước đó khiến MAUR nhận định sự dịch chuyển gối lệch khỏi đá kê "có tính chất hệ thống". MAUR yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhằm giảm tối đa ảnh hưởng, thiệt hại công trình. Do công trình chưa bàn giao nên liên danh Sumitomo - Cienco6 (SCC - đơn vị phụ trách gói thầu) phải chịu trách nhiệm về các vấn đề trên.[17]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ phát âm tiếng Anh: /'depəʊ/, phiên âm như "đề-pâu", nghĩa là "ga điều hành"

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Metro số 1 lại lùi tiến độ”. thanhnien.vn. 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ “21-2-2008: khởi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b “Vụ trượt gối dầm metro số 1: Nhà thầu có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm?”. ZingNews.vn. 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “Khát vốn ODA, TPHCM "gồng gánh" tiền làm metro”.
  5. ^ “Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bây giờ ra sao?”.
  6. ^ “Bốn rắc rối tại tuyến metro đầu tiên của Sài Gòn”.
  7. ^ a b “Vì sao dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn hơn 30.000 tỷ đồng so với dự kiến?”.
  8. ^ https://nld.com.vn/chinh-tri/ky-luat-ong-hoang-nhu-cuong-pho-ban-quan-ly-duong-sat-do-thi-tp-hcm-20190326104525226.htm
  9. ^ “Thành ủy TP.HCM không đồng ý kéo dài chức phó ban metro với ông Hoàng Như Cương”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 10 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ “Chuyện gì đang xảy ra tại BQL Đường sắt đô thị?”.
  11. ^ “Đằng sau cuộc 'tháo chạy' bất thường tại ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM”.
  12. ^ “Chân dung ông Bùi Xuân Cường vừa quay lại làm Trưởng BQL đường sắt đô thị TP.HCM”. VietNamNet. Truy cập 10 tháng 12 năm 2023.
  13. ^ “Hé lộ tàu metro hiện đại, người dân được góp ý kiến”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ “Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cập cảng Khánh Hội”. 8 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ “Dầm cầu cạn Metro Số 1 bị sự cố”. VnExpress. 10 tháng 11 năm 2020.
  16. ^ “Sự cố Metro Số 1 chủ yếu 'do quá trình lắp ray'. VnExpress. 15 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ “Thêm bốn gối cầu Metro Số 1 bị sự cố”. VnExpress. 2 tháng 4 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_s%E1%BB%91_1_(%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_%C4%91%C3%B4_th%E1%BB%8B_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)