Wiki - KEONHACAI COPA

Trung Sơn, Sầm Sơn

Trung Sơn
Phường
Phường Trung Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốSầm Sơn
Trụ sở UBNDĐường Ngô Quyền
Thành lập1995[1]
Địa lý
Diện tích2,33 km² [2]
Dân số (1999
2009)
Tổng cộng11.619 người (1999)[3]
13.295 người (2009)[2]
Mật độ4.987 người/km² (1999)
5.706 người/km² (2009)
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính14830[4]

Trung Sơnphường thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa giới hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất thuộc phường Trung Sơn ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa[5]. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), tổng Giặc Thượng đổi thành tổng Kính Thượng[6], sau đổi thành tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa[5].

Đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), là một phần đất của các làng: làng Giữa (thôn Lương Trung), xã Lương Niệm và làng Triều (thôn Triều Dương Nội), xã Triều Thanh Lộc, thuộc tổng Cung Thượng[7]. Từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 11 năm 1947 là một phần đất của làng Giữa, xã Sầm Sơn và làng Triều, xã Bắc Sơn, huyện Quảng Xương[5].

Từ tháng 11 năm 1947, các xã Sầm Sơn và Bắc Sơn sáp nhập thành xã Quảng Tiến, huyện Quảng Xương. Tháng 6 năm 1954, xã Quảng Tiến được chia thành các xã Quảng Tiến (mới), Quảng Sơn, Quảng Tường và Quảng Cư[8].

Năm 1981, xã Quảng Tường được chuyển từ huyện Quảng Xương về thị xã Sầm Sơn mới thành lập[9]

Năm 1995, phường Trung Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Quảng Tường[1], gồm các thôn: Thân Thiện, Lương Thiện, Hoàn Kính, Dũng Liên, Nam Hải, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Xuân Phú, Vĩnh Thành, Quang Giáp và Khánh Tiến[10].

Thông tin văn hóa-xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đền Triều Dương thờ bà Triều, tổ sư của nghề dệt săm súc, dệt vải[10], cùng với lễ hội Bà Triều, cầu mưa thuận gió hoà, ngư dân ra khơi vào lộng bình yên[2].
  • Đền Đề Lĩnh, thờ tướng Đường Công Quang Lộc, là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia[10].
  • Giáo xứ Sầm Sơn, là trung tâm Công giáo của thành phố Sầm Sơn[2].
  • Phường Trung Sơn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân [2].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Quyết định số 85/CP ngày 06/12/1995 của Chính phủ.
  2. ^ a b c d e Phường Trung Sơn. Lưu trữ 2015-05-12 tại Wayback Machine Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công báo số 159+160 ngày 1 tháng 3 năm 2007. Trang 8719.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Tên làng xã Thanh Hóa (tập II). Thanh Hóa: Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 160.
  6. ^ Hoàng Tuấn Phổ (chủ biên) (2010). Địa chí huyện Quảng Xương. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. tr. 81.
  7. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Sách đã dẫn. tr. 163-164.
  8. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Sách đã dẫn. tr. 161.
  9. ^ Quyết định số 157-HĐBT ngày 18 tháng 12 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hai thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  10. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Sách đã dẫn. tr. 165.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_S%C6%A1n,_S%E1%BA%A7m_S%C6%A1n