Wiki - KEONHACAI COPA

Trịnh Xuân Bảng

Trịnh Xuân Bảng
Sinh1945 (78–79 tuổi)
Quảng Hưng, Quảng Trạch, Quảng Bình
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1965 – 1987
Quân hàmTrung tá
Đơn vịQuân chủng Hải quân
Khen thưởngHuân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Vợ/chồngPhạm Thị Đạo

Trịnh Xuân Bảng (sinh năm 1945) là một sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tá, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Xuân Bảng sinh năm 1945 tại xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.[2] Ông nhập ngũ từ tháng 5 năm 1965 và tham gia việc vận chuyển lương thực vào đất liền ở địa phương. Nhờ khả năng bơi lội tốt, ông được chọn cử đi huấn luyện đặc công nước tại Hải Phòng. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, ông được phân vào Đại đội đặc công Hải quân và lên đường vào chiến trường miền Nam.[3][4]

Tháng 8 năm 1967, đơn vị của ông bắt đầu đóng quân tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và thành lập nên Trung đoàn 10, hay thường biết đến với tên gọi "Trung đoàn Đặc công rừng Sác".[5] Rừng Sác được xem là một trong những căn cứ quan trọng của cách mạng Việt Nam ở miền Nam.[6] Tại đây, Trịnh Xuân Bảng đã tham gia hơn 100 trận đánh lớn nhỏ với quân nhân quân đội Hoa Kỳ.[7][8] Đặc biệt là trong hai trận đánh vào ngày 23 tháng 2 và ngày 10 tháng 10 năm 1968 sau sự kiện Tết Mậu Thân, Trịnh Xuân Bảng đã chỉ huy một tổ bơi lần lượt thành công đánh chìm 2 con tàu trọng tải lên đến 10 ngàn tấn của quân đội Hoa Kỳ.[9][10] Từ khi bắt đầu hoạt động tại Rừng Sác đến khi rời rừng Sác để ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới ở quân chủng Hải quân, ông đã đánh chìm được 3 con tàu hơn 10 ngàn tấn.[11][12]

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, ông được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.[13] Lúc bấy giờ, ông đang là Trung đội trưởng của Đội 5 thuộc Trung đoàn 10. Ông là đặc công rừng Sác đầu tiên được phong danh hiệu anh hùng.[14][15] Năm 1987, ông về hưu với quân hàm Trung tá.[16][17]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lê Huy Hòa (2003), tr. 1085.
  2. ^ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình (1994), tr. 385.
  3. ^ Hương Giang (12 tháng 5 năm 2010). “Người Anh hùng đặc công Rừng Sác”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Hồi ức của người Anh hùng rừng Sác năm xưa”. VietnamPlus. 11 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Minh Toản (1 tháng 5 năm 2008). “Người Anh hùng đặc công Rừng Sác và cuộc gặp mặt với Chủ tịch nước”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Phạm Bá Nhiễu (15 tháng 8 năm 2011). “Đoàn 10 đặc công rừng Sác Anh hùng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Lương Văn Nho (1982). “Chiến khu Rừng Sác” (PDF). Nhà xuất bản Đồng Nai. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Minh Phong (30 tháng 4 năm 2008). “Người về sau 100 trận đánh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2000), tr. 43.
  10. ^ Hồ Sĩ Thành & Trần Phương Lan (1999), tr. 58.
  11. ^ Trần Văn Giàu (1978), tr. 367.
  12. ^ Mạnh Thắng; Trung Thành (22 tháng 6 năm 2016). “Huyền thoại Đặc công rừng Sác: Đốt 20 triệu USD của Mỹ-Ngụy”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Phú Bình (28 tháng 4 năm 2017). "Yết Kiêu" rừng Sác”. Báo Văn hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Dương Sông Lam (5 tháng 4 năm 2010). “Người được phong Anh hùng đầu tiên ở rừng Sác”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Hải Sâm (1 tháng 5 năm 2015). “Vị anh hùng đầu tiên của 'đặc công Rừng Sác'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Hồ Ngọc Diệp (15 tháng 12 năm 2008). “Gặp người anh hùng rừng Sác năm xưa giữa đời thường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Phú Thép (3 tháng 1 năm 2009). “Chuyện đó… dễ thôi”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995), tr. 565.
  19. ^ Quân đội nhân dân Việt Nam (1994), tr. 293.
  20. ^ Nguyễn Quốc Hoàn (19 tháng 11 năm 2017). “Những chàng thủy binh kiêu hùng”. Báo Quân khu 7. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Xu%C3%A2n_B%E1%BA%A3ng