Wiki - KEONHACAI COPA

Trận Torino

Cuộc vây hãm Turin
Một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha

Cuộc tấn công của Vương công Leopold xứ Anhalt-Dessau.
Thời gian14 tháng 5 - 7 tháng 9 năm 1706
Địa điểm
Torino (nước Ý ngày nay)
Kết quả Thắng lợi quyết định của Đại Liên minh[1][2]
Tham chiến
 Đế quốc Áo
Công quốc Savoy Công quốc Savoia
 Phổ
 Pháp
Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Chỉ huy và lãnh đạo
Quân chủ Habsburg Vương công Eugène de Savoie-Carignan
Công quốc Savoy Victor Amadeus, Công tước xứ Savoia
Vương quốc Phổ Leopold I, Vương công xứ Anhalt-Dessau
Vương quốc Pháp Philippe II, Công tước Orléans
Vương quốc Pháp Louis d'Aubusson de la Feuillade
Vương quốc Pháp Ferdinand de Marsin  
Lực lượng
14.700 đồn binh,
30.000 viện binh[3]
41.000 quân[3]
Thương vong và tổn thất
3.800 quân tử trận và bị thương,
6.000 bị bắt[3]

Cuộc vây hãm Torino do Công tước OrléansThống chế De la Feuillade phát động từ tháng 5 cho tháng 9 năm 1706 nhằm vào thành phố Torino của Công quốc Savoia trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Trước tình hình đó, Tổng tư lệnh Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh là Vương công Eugène de Savoie-Carignan đã tổ chức một cuộc hành binh hiển hách về cứu nguy Turin, và hợp binh với Quận công xứ Savoia[2]. Không thể chọc thủng hệ thống phòng ngựu của Turin hoặc là buộc thành phố này phải đầu hàng, quân đội Pháp bị quân cứu viện của hai ông tấn công vào ngày 7 tháng 9 và đánh tan tác trong Trận Stura. Bất chấp ưu thế vượt trội về quân số của Pháp, quân đội Đồng minh đã gây cho cho quân Pháp thiệt hại rất lớn trong một chiến dịch có thể được xem là huy hoàng nhất trong cuộc chiến (ngay cả Thống chế Ferdinand de Marsin của Pháp cũng bị bắt làm tù binh ở Stura).[2] Quân Pháp buộc phải bỏ vây Turin và bắt đầu rút chạy khỏi miền Bắc Ý. Cùng với thảm họa đương thời của quân Pháp tại Flanders—khi mà một lực lượng của Pháp bị Quận công Marlborough của Anh tiêu diệt hoàn toàn trong trận Ramillies—trận Turin đã đánh dấu năm 1706 là "năm thảm họa" (annus horribilis) của Pháp dưới thời vua Louis XIV.[1]

Thắng lợi quyết định của Eugène tại Torino tại đã góp phần mang lại tiếng tăm cho ông như một chỉ huy quân sự tài năng.[4] Trận đánh đã khẳng định quyền làm chủ của quân Đồng minh trên toàn vùng MilanoLombardia, dứt điểm được mặt trận Ý của cuộc chiến.[2][5][6] Ngoài ra, do đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến thắng Torino, thanh thế của quân đội Phổ cũng như người chỉ huy của họ là Leopold I xứ Anhalt-Dessau gia tăng đáng kể.[7][8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lynn (1999), p. 310, notes: "Turin proved to be an even more influential victory than Ramillies, for for the Convention of Milan signed ngày 13 tháng 9 năm 1706 essentially handed over all of the Po Valley to the Allies."
  2. ^ a b c d Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East, các trang 702-703.
  3. ^ a b c Lynn (1999), p. 310
  4. ^ Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, Encyclopedia Of The Enlightenment,t rang 190
  5. ^ Henry Kamen, Who's who in Europe, 1450-1750, trang 106
  6. ^ The New American encyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge, Tập 7, trang 321
  7. ^ Edward Sylvester Ellis, Augustus R. Keller, Charles Francis Horne, History of the German people from the first authentic annals to the present time, Tập 9, trang 180
  8. ^ Frederick II (King of Prussia), Memoirs of the house of Brandenburg: From the earliest accounts, to the death of Frederick I. King of Prussia, trang 181

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Torino