Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Thiện Đạo

Trần Thiện Đạo (1933-2017) là một dịch giả, nhà vănnhà phê bình văn học người Việt.[1][2][3] Ông thường lấy bút danh là Trần Mai Lan,[1][4][5] Mõ Văn Làng,[2][4] Trần Kim Lân.[2][4] Ông là một trong những người đóng góp cho ngành kinh tế bảo hiểm tại Việt Nam thuở sơ kỳ.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, ông sang Pháp định cư với nghề dạy học.[1][5] Tuy định cư tại Pháp, ông vẫn cộng tác bằng nhiều tác phẩm dịch thuật và viết phê bình được xuất bản tại Việt Nam trong giai đoạn 1964-1975.[1] Ông là một trong những người viết chính của "Tạp chí Văn" và đặc san "Văn - Nghiên cứu và phê bình" thời Việt Nam Cộng hòa,[1][2] đồng thời cộng tác với "tuần báo Nghệ thuật" và "tạp chí Bách Khoa".[2]

Trước năm 1975, ông bị Việt Nam Cộng hòa nghi ngờ có cảm tình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[2] Sau năm 1975, ông hoạt động phê bình văn học tại hải ngoại.[2] Sau chính sách Đổi mới của Việt Nam, ông trở về Việt Nam với vai trò chuyên gia đóng góp cho ngành bảo hiểm tại Việt Nam thuở sơ kỳ.[2] Năm 2007, ông được Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội mời góp ý tuyển chọn các tác phẩm tiếng Pháp để dịch sang tiếng Việt.[3] Ngày 8 tháng 5 năm 2013, ông tham gia tọa đàm "Dịch thuật trong đời sống xuất bản hiện nay" tại Trung tâm Văn hóa Pháp.[6]

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa gốcNhà vănTựa ViệtNguồn
Le petit princeSaint ExupéryCậu hoàng con[1][2][4][5]
NocesAlbert CamusGiao cảm
L'envers et l'endroitAlbert CamusBề trái và bề mặt
La chuteAlbert CamusSa đọa
Huis ClosJean Paul SartreKín cửa
Pour un nouveau romanAlain Robbe GrilletPhấn đấu cho một nền tiểu thuyết mới
Le silence de la merJean Bruller VercorsIm lặng của biển cả
ZadigVoltaireZadig
La mare au diableGeorge SandAo qủy

Phê bình, nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa sáchNgôn ngữNguồn
Luật bảo hiểmtiếng Pháp[1][2][4]
The stream of consciousness in Virginia Woolf's novels [Độc Thoại Nội Tâm Trong Tiểu Thuyết Của Virginia Woolf]tiếng Anh
Văn nghệ - Những nụ cười giòntiếng Việt
Văn học phương Tây - lý luận, phê bình và dịch thuật
Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc
Cửa sổ văn chương thế giới

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g Lucy, Nguyễn (30 tháng 11 năm 2017). “Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo về cõi vĩnh hằng”. Thanh Niên. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i j k Nguyễn, Đình Thành (30 tháng 11 năm 2017). “Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b Nguyễn, Quỳnh Trang (9 tháng 1 năm 2007). “Dịch giả Trần Thiện Đạo: Phải tôn trọng văn phong của tác giả”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2007.
  4. ^ a b c d e Phi, Hà (17 tháng 3 năm 2012). “Dịch giả Trần Thiện Đạo - Người đồng hành với sự hoàn mỹ của việc dịch thuật”. Đài Tiếng nói Việt Nam. VOV 5. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  5. ^ a b c Bảo, Bình (28 tháng 11 năm 2017). “Dịch giả kì cựu Trần Thiện Đạo qua đời”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ Thu, Hà (9 tháng 5 năm 2013). “Nóng chuyện dịch và phê bình dịch thuật”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Thi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1o