Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Thế Dân

Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Thế Dân
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ2000 – 2005
Tổng thư kýTrần Luân Kim
Tiền nhiệm
Phó Tổng thư ký
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
15 tháng 11, 1940 (83 tuổi)
Nơi sinh
Hải Dương, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2001)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1965 – 2007
Đào tạoHọc viện Điện ảnh Bắc Kinh
Thể loại
Chủ đềChiến tranh
Tác phẩm
  • Những người săn thú trên đỉnh Đắk Sao
    Trở về buôn rẫy
    Bóng mát rừng dừa
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật

Trần Thế Dânnhà quay phim, đạo diễn, nhà biên kịch điện ảnh người Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân năm 2001.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thế Dân sinh ngày 15 tháng 11 năm 1940 trong một gia đình trí thức ở Hải Dương, nhưng nguyên quán của ông ở xã Tuyên Dương, huyện Thanh Oai, Hà Tây, cha ông công tác ở Ban Tuyên giáo Trung ương. Thuở nhỏ, ông học trường Tân Trào (Tuyên Quang), đến lớp 3 được gửi đi học ở khu học xá Trung Quốc. Lớp 7, ông về nước và học tại trường Chu Văn An. Năm 1960, ông được nhà nước cử đi du học, Trần Thế Dân theo học lớp quay phim tại Học viện Điện ảnh tại Bắc Kinh đến năm 1964.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, ông tham gia bộ phim đầu tiên với vai trò phó quay phim cho đạo diễn Nguyễn Khánh Dư trong phim tài liệu Biển lửa.[1]

Năm 1966, Trần Thế Dân được gọi đi B làm phóng viên chiến trường – thuộc biên chế dân chính Khu ủy khu 5. Đến năm 1968, khi biết tình trạng thính lực của ông kém, không thể ra trận, khu ủy khu 5 quyết định điều động Trần Thế Dân trở ra Bắc. Nhưng ông nhất quyết xin lên Tây Nguyên công tác, tại đây ông cùng phóng viên Kpă Y Van quay bộ phim tài liệu Những người săn thú trên núi Đăk Sao.[1] Bộ phim đã được Bộ Văn hóa, Ban Thống nhất Trung ương khi ấy chọn đi dự thi Liên hoan phim quốc tế Matxcova 1971 và giành được huy chương Vàng, sau đó bộ phim tiếp tục đạt giải Bông Sen Vàng năm 1973.[2] Trong khoảng thời gian này ông sáng tác kịch bản phim Cà Đắng, kể về cuộc tình của ông với một người phụ nữ trên Tây Nguyên, trong thời gian ông sang Pháp học thì một số đồng nghiệp ở nhà đã tự ý dựng thành phim mà không xin phép ông. Sau này ông không còn giao kịch bản của mình cho người khác nữa.[3]

Năm 1972, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một phóng viên chiến trường, Trần Thế Dân ra Hà Nội, ông làm công tác giảng dạy tại trường Điện ảnh Việt Nam -nay là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội- đến 1992. Năm 1974, ông được đạo diễn Hải Ninh mời quay phim chính cho bộ phim Em bé Hà Nội.[1]

Trần Thế Dân cũng chính là người biên soạn Chương trình đại học để đưa lớp Quay phim khóa đầu tiên lên đại học, làm tiền để cho sự ra đời của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh sau này. Ông từng giữ chức phó Tổng thư ký thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam từ năm 2000 đến 2007.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm phát hànhTựa đềVai tròThể loạiGiải thưởngGhi chú
1971Những người săn thú trên núi Đăk SaoĐạo diễn – Biên kịch – Quay phimPhim tài liệuHuy chương Vàng LHP quốc tế Matxcova, 1971
Bông sen Vàng LHPVN lần II, 1973
Trở về buôn rẫyBông sen Bạc LHPVN lần II, 1973
Và mưa đã xóa nhòa dấu vếtĐạo diễn
Bóng mát rừng dừaGiải Đặc biệt của Hội Điện ảnh VN tại LHP VN lần thứ IV, 1977
1975Em bé Hà NộiQuay phimĐiện ảnh
1977Tự thú trước bình minh
1986Y' HNuaKịch bản gốc
1988Ám ảnhQuay phimGiải kỹ thuật tại LHPVN lần VIII, 1988
1989Đời mưa gió[4]
1990Canh bạc
1992Hãy tha thứ cho em
1993Nơi tình yêu đã chếtPhim video
Chuyện tình của biển

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Phương Hà (2 tháng 12 năm 2016). “NSND Trần Thế Dân: "Cuộc đời đã cho tôi nhiều ưu ái". Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Phú Yên Online - Người quay phim trên núi Đăk Sao”. Phú Yên Online. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ “NSND Trần Thế Dân: 'Điện ảnh Việt Nam ít chất văn học'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Đời mưa gió (DVD)”. WorldCat.
  5. ^ cand.com.vn. “Trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ "Thương nhớ ở ai" thắng lớn, "Cô Ba Sài Gòn" giành giải Cánh diều vàng 2017”. Báo Nhân Dân điện tử. 15 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Th%E1%BA%BF_D%C3%A2n