Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Nhượng

Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Nhượng
Trần Nhượng vào năm 2021
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Văn Nhượng
Ngày sinh
6 tháng 2, 1952 (72 tuổi)
Nơi sinh
Kinh Môn, Hải Dương
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Hôn nhân
Hoàng Yến
(cưới 1973⁠–⁠1999)

Bích Vân
(cưới 2009⁠–⁠2019)
Con cái
Trần Bình Trọng
Trần Hoàng Anh Phương
Lĩnh vực
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1980 – nay
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1972 – 2018
Thành viên của
  • Đoàn ca múa kịch Hải Hưng
  • Đoàn kịch Công an nhân dân
Sự nghiệp quân sự
Quân chủngCông an nhân dân Việt Nam
Quân hàm Đại tá
Khen thưởngHuân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
Huy chương Vì an ninh Tổ quốc Huy chương Vì an ninh Tổ quốc

Trần Nhượng (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1952) là một nam diễn viên, đạo diễn kịch nói và truyền hình, Đại tá Công an nhân dân Việt Nam.[1] Ông được khán giả biết đến qua các bộ phim Vệt sáng ngược, Ai giận ai thương, Đêm hội Long Trì, Khát chữ, Chủ tịch tỉnh, Khi đàn chim trở về, Cảnh sát hình sự. Ông từng công tác tại Đoàn ca múa nhạc Hải Hưng và Đoàn kịch Công an Nhân dân. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015.[2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Nhượng tên đầy đủ là Trần Văn Nhượng, sinh năm 1952 trong một gia đình thuần nông tại vùng quê nghèo phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.[3] Học xong cấp 3 ông đăng ký thi vào khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng không đỗ.[4] Lúc ấy Đoàn ca múa kịch Hải Hưng tuyển diễn viên, ông đã đi ứng tuyển. Sau đó, ông chuyển công tác từ Hải Dương lên Hà Nội và hoạt động trong Đoàn kịch Công an nhân dân.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Về đoàn Ca múa nhạc Hải Hưng với vai trò ca sĩ, sau đó Trần Nhượng chuyển sang làm diễn viên và những vai diễn đầu tiên như vai sĩ quan Ngụy trong vở kịch ngắn “Bác sĩ Huỳnh” (1973), tiếp theo là vai chính Phú trong vở “Chị Nhàn” (1974),... Trần Nhượng cũng bén duyên với điện ảnh bằng vai chính Trần Văn Bang trong phim Vệt sáng ngược của điện ảnh Công an Nhân dân (1980), vai Bích trong Ai giận ai thương (1981). Sau đó là một loạt vai phụ trong các phim Đêm hội Long Trì, Những ngôi sao nhỏ, Tình yêu bên bờ vực thẳm,... Ông trưởng thành từ Đoàn ca múa kịch Hải Hưng và từng có nhiều vai diễn "đóng đinh" trong lòng khán giả từ những năm 80 của thế kỷ trước.[5]

Giải thưởng đầu tiên Trần Nhượng nhận được ở sự nghiệp sân khấu là Huy chương Bạc Liên hoan Sân khấu Toàn quốc với vai Robert trong vở “Nữ ký giả” (1985). Tiếp đến là Giải A cho vai Ông già Câm trong vở “Người với người” (năm 1991), Giải A cho tác giả vở “Thằng Mẫn tóc nâu” (1996), Huy chương vàng ở vai trò đạo diễn và vai Thiếu tướng Bảy Thắng vở “Vòng xoáy” (2005), Giải đạo diễn tìm tòi và sáng tạo trong vở “Những quân bài định mệnh” (2008), Huy chương Vàng vai chủ tịch tỉnh trong vở “Biển và bờ” (2012), Huy chương Bạc cho vai trò Đạo diễn và diễn viên trong vở “Đám cưới trong đêm mưa” (1996), vở “Dưới ánh đèn” (năm 2018),... cùng nhiều phần thưởng cao quý khác như Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc, Huy chương vì sự nghiệp sân khấu,... và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Công an, Bộ Văn hóa và các ban ngành.. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2015.[5][6]

Năm 2018, ông nghỉ hưu và thành lập Câu lạc bộ Sân khấu Thử nghiệm (trực thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam).[7]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1973, theo ước muốn của cha mẹ, Trần Nhượng kết hôn với Hoàng Yến nhưng vào năm 1999 hai người ly hôn sau 22 năm sinh sống.[8] Sau cuộc chia tay này, ông có 10 năm sống độc thân, thậm chí không còn có ý định sẽ kết hôn. Nhưng qua sự “mai mối” của Hoàng Yến, năm 2009, ông kết hôn với Bích Vân - một doanh nhân (kém ông 23 tuổi) nhưng vào năm 2019, hai người chia tay.[9][10][11][12][13] Hiện ông đã có 2 người con, trong đó con trai cả là đạo diễn Trần Bình Trọng[14] (sinh năm 1973), cô con gái út là Trần Hoàng Anh Phương[15] (sinh năm 1996), đã tham gia bộ phim Anh có phải đàn ông không được phát sóng trên kênh VTV3,[16] lọt vào Top 10 cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 và Top 53 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 nhưng đã rút lui vì lý do cá nhân.[17]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Với vai trò diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa phimVai diễnĐạo diễnKênhNguồn
1996Nàng Kiều trúng sốLê Đức TiếnH1
Đông ki ra thành phốVTV3
Sống mãi với thủ đôPhái viên trung ươngLê Đức Tiến - Nguyễn Thế VĩnhH1
1997Những ngã đường tình yêuNguyễn Hữu Phần - Hoàng Thanh DuVTV3
Thiên đường ở trên caoBố đẻ TrinhBùi Cường
Giọt nước mắt giữa hai thế kỷHoàngTrần Phương - Nguyễn Thế VĩnhH1
Xin hãy tin emÔng chủ nhàĐỗ Thanh HảiVTV3[18][19][20]
1998Những mảnh đời ngang tráiThếVũ ChâuH1
Cầu vồng đi đón cơn mưaHoánVũ Trường KhoaVTV1
1999Ngã ba thời gianĐiểmTrần PhươngH1
Cảnh sát hình sự: Kẻ giả danhÔng ThânNguyễn Khải HưngVTV3
2000Khát chữĐào Quang ThépVTV1
2001Hoa cỏ mayBố ThủyLưu Trọng NinhVTV3[21]
Mùa lá rụngBố NgànTrần Quốc Trọng
Ngày hè sôi độngTrọng Trinh
Hồi sinhGiám đốc LiêmBùi Huy ThuầnVTV1
2002Bến cuộc đờiCao KhươngH1
2003Hạnh phúc đợi chờNguyễn Anh Dũng
2004Trận cầu đinhĐỗ Chí HướngVTV3
Thế giới không đàn bàThứ trưởngVũ Minh Trí
2007Làng ven đôNamĐỗ Chí Hướng
Cổng trường thời mở cửaTổng Biên TậpTriệu TuấnVTV1
2008Cho em một ngày vuiBùi Huy ThuầnVTV3
Gió từ phố hiếnVũ Minh TríVTV1
Những cánh hoa bayÔng MinhBùi Huy ThuầnVTV3
2009Ngõ lỗ thủngÔng Lê Tiến SĩTrần Quốc Trọng
Tin vào điều không thểHàoVũ Hồng Sơn - Đỗ Chí Hướng
2011Ngôi biệt thự màu tro lạnhÔng TrườngBùi Huy Thuần - Bùi Quốc ViệtVTV1[22][23][24]
Huyền sử thiên đôLê ThoánĐặng Tất Bình - Phạm Thanh PhongVTV3
Chủ tịch tỉnhViệnBùi Huy Thuần - Bùi Quốc ViệtVTV1[25][26][27]
Khúc ca cho tình nhânÔng LốpBùi Quốc ViệtVTV3
2012Chân trời trắngÔng HệPhạm Gia Phương - Nguyễn Đức Hiếu
2013Khi người đàn ông góa vợ bật khócÔng PhúcVũ Trường KhoaVTV6
2015Khi đàn chim trở về (phần 3)Ông TạoNguyễn Danh DũngVTV1
2016Giọt nước mắt muộn màngÔng TrọngVTV3
Điều bí mậtÔng Vũ (bố Thủy)Mai Hồng Phong[28][29][30]
Ngự lâm không kiếmÔng KhangTrần Chí ThànhVTV1
2017Hoa cỏ may (phần 3)Bố ThủyLưu Trọng Ninh[31][32][33]
Người phán xửKính "Trắng"Nguyễn Mai Hiền - Nguyễn Khải Anh - Nguyễn Danh DũngVTV3
Cung đường trắngTrần TamĐỗ Phú Hải - Đặng Minh Quang
2018Những cô gái trong thành phốÔng KhanhVũ Trường Khoa[34][35][36]
2019Người giữ lửaÔng PhụcBùi Huy ThuầnVTV8
Mê cungLê VươngNguyễn Khải Anh - Trần Trọng KhôiVTV3
Về nhà đi conSếp của ThưNguyễn Danh DũngVTV1
Sinh tửYênNguyễn Khải Hưng - Nguyễn Mai Hiền
2020Lựa chọn số phậnÔng HinhMai Hồng Phong - Bùi Quốc Việt
Hướng dương ngược nắngBố HoàngVũ Trường KhoaVTV3[37]
2022Bão ngầmNguyễn Văn HoạchĐinh Thái ThụyVTV1[38][39]
Đấu tríTrần HoàngNSƯT Nguyễn Danh Dũng, Bùi Quốc Việt
Điện ảnh
NămTựa phimVai diễnĐạo diễnNguồn
1980Vệt sáng ngượcTrần Văn BangNSND Trần Phương[40]
1982Ai giận ai thươngBíchNSND Bạch Diệp
1989Đêm hội Long TrìĐào Văn KiênNSND Hải Ninh[41]
1992Tình yêu bên bờ vực thẳmHà Tựu Nghĩa[5]

Với vai trò đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

NămTác phẩmNguồn
2008Những quân bài định mệnh
2018Dưới ánh đèn[42]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mai Phương (26 tháng 4 năm 2021). “NSND Trần Nhượng: 'Tôi và con trai cả Bình Trọng từng có khoảng thời gian không nhìn mặt nhau'. Infonet. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Thúy An (26 tháng 1 năm 2016). “Diễn viên Trần Nhượng vui mừng vì được phong NSND”. Dân Việt. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ KN (9 tháng 9 năm 2015). “Chuyện đời ít biết về những cặp bố con thành danh trên màn ảnh”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Hòa Khánh (15 tháng 3 năm 2015). “NSƯT Trần Nhượng làm diễn viên vì trượt đại học 2 lần”. Báo Pháp luật. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ a b c Thảo Duyên (1 tháng 10 năm 2023). “NSND Trần Nhượng: Nửa thế kỷ dưới ánh đèn”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Thục Nhi (10 tháng 5 năm 2018). “NSND Trần Nhượng: "Cơn mưa" giải thưởng và khoản nợ với ekip”. Viettimes. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Vương Hà (11 tháng 5 năm 2018). “NSND Trần Nhượng làm ông "bầu" sân khấu”. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ “Góc khuất hôn nhân giống hệt nhau của NSND Trần Nhượng và Việt Anh”. Báo Nghệ An. 3 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Lộc Liên (3 tháng 4 năm 2021). “Góc khuất hôn nhân giống hệt nhau của NSND Trần Nhượng và Việt Anh”. Tiền Phong. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ Nguyễn Hằng (25 tháng 3 năm 2019). “Góc khuất hôn nhân giống hệt nhau của NSND Trần Nhượng và Việt Anh”. Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ Như Ý (9 tháng 6 năm 2019). “Cuộc sống "hậu" ly hôn của NSND Trần Nhượng”. Báo An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ L.C (25 tháng 3 năm 2019). “NSND Trần Nhượng ly hôn vợ trẻ kém 32 tuổi”. Báo Lao động. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ Hiểu Đồng (26 tháng 3 năm 2019). “Người vợ kém 23 tuổi vừa ly hôn NSND Trần Nhượng là ai?”. Giao Thông. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Hào Hoa (12 tháng 9 năm 2015). “NSƯT Trần Nhượng kể về con trai "khác biệt". Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Phương Linh (21 tháng 8 năm 2021). “Con gái 25 tuổi xinh đẹp của NSND Trần Nhượng”. VietNamnet. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Hoa Quỳnh (18 tháng 1 năm 2022). “Jenna Anh Phương, Thùy Dương phim 'Anh có phải đàn ông không?', đời thực khác xa màn ảnh”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ Đào Nguyên (30 tháng 4 năm 2022). “NSND Trần Nhượng: Tôi không bao giờ nghĩ con gái đi thi hoa hậu”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ Minh Đức (16 tháng 8 năm 2015). “Những bộ phim Việt từng làm nức lòng khán giả trẻ”. VTV.vn.
  19. ^ “Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ tiết lộ cảm hứng ra đời tác phẩm 'Xin hãy tin em'. Phụ nữ Việt Nam. 6 tháng 6 năm 2019.
  20. ^ Nguyên Anh (23 tháng 1 năm 2018). “Ngày ấy - bây giờ của dàn diễn viên 'Xin hãy tin em'. Ngôi Sao.
  21. ^ Tố Uyên, Nguyễn Dung (9 tháng 1 năm 2018). “Phim "Hoa cỏ may" và những điều đẹp đẽ mấy ai quên trong đời?”. VOV.vn.
  22. ^ Hà Dương (27 tháng 7 năm 2011). "Được mùa" phim về lính hình sự”. Hànộimới. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ Bảo Phương (30 tháng 7 năm 2011). “Khung giờ cho phim: Chuyện cũ và diễn biến mới”. An ninh thủ đô. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ Khánh Bằng (30 tháng 6 năm 2011). "Lối mòn" của... diễn viên phim truyền hình”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  25. ^ “Phim truyền hình Chủ tịch tỉnh: Không phải là sự "ăn theo". Báo điện tử VTV. An ninh thủ đô. 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  26. ^ Việt Văn (25 tháng 6 năm 2011). “Làm "Bí thư tỉnh ủy" khó hơn "Chủ tịch tỉnh". Lao Động. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ Phúc Chương (18 tháng 9 năm 2011). “Đạo diễn Chủ tịch tỉnh: Mẫu hình ông Trí Tuệ là có thật...”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  28. ^ T.Minh (24 tháng 11 năm 2016). "Điều bí mật" – phim tâm lý về gia đình lên sóng Rubic 8”. Hànộimới. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ Phương Lan (24 tháng 11 năm 2016). “Phim "Điều bí mật" – thông điệp về tình yêu và lòng vị tha”. Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ "Điều bí mật" - cổ tích tình yêu thời hiện đại được dựng phim”. Báo Vĩnh Long. Sài Gòn Giải Phóng. 24 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ “Phim truyện: Hoa cỏ may - Phần 3 - Tập cuối”. VTV.vn. 16 tháng 1 năm 2018.
  32. ^ Hồ An (9 tháng 10 năm 2017). “Phim Hoa cỏ may lên sóng phần 3”. Giao thông.
  33. ^ An Vy (8 tháng 10 năm 2017). "Hoa cỏ may" trở lại với "những chuỗi ngày giông bão và cô đơn". Báo Bắc Giang.
  34. ^ “Cơn mưa ngang qua - Phim Việt giờ vàng mới trên VTV1”. Báo điện tử VTV. 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  35. ^ Bảo Chi (18 tháng 4 năm 2019). “Lịch phát sóng phim 'Những cô gái trong thành phố' tập 34”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  36. ^ Thành Long (19 tháng 4 năm 2019). 'Những cô gái trong thành phố' gây tranh cãi vì kết thúc bi thảm”. Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  37. ^ Gia Vũ (7 tháng 4 năm 2021). 'Hướng dương ngược nắng' tập 51: Bố Hoàng xuất hiện, lo sợ phải đi tù”. Báo điện tử VTC. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  38. ^ Hạnh Lê (14 tháng 6 năm 2019). "Bão ngầm": Series phim hình sự chân thực, hứa hẹn đầy hấp dẫn”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ PV (19 tháng 8 năm 2020). “Người chiến sĩ Công an phải là hiệp sĩ bảo vệ nhân dân”. Tạp chí Mặt trận Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập 8 tháng 1 năm 2022.
  40. ^ Ngọc An (10 tháng 10 năm 2015). “Cảnh nóng trong phim Việt xưa: Pha trần trụi táo bạo trong 'Vệt sáng ngược'. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  41. ^ An An (29 tháng 4 năm 2020). 'Vén màn' cảnh nóng phim Việt: Cảnh 'trụy lạc' của Trịnh Sâm chưa từng được tiết lộ”. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  42. ^ Thúy Hiền (23 tháng 9 năm 2020). “Tái diễn vở "Dưới ánh đèn" nhân Ngày Sân khấu Việt Nam”. Báo Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C6%B0%E1%BB%A3ng